Ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 44)

- Thời kì (1986 - 1990):

Về chăn nuôi, do có sự đổi mới cơ chế quản lí kinh tế trong nông nghiệp nên đã tác động lớn đến ngành chăn nuôi trong nghững năm (1986 - 1990), hầu hết các trang trại chăn nuôi ở các hợp tác xã đã giải thể, đàn trâu bò tập thể bán cho hộ xã viên. Chăn nuôi gia đình có điều kiện phát triển. Đàn gia súc, gia cầm tăng dần và phát triển theo quy mô hộ là chủ yếu nên đàn trâu bò tăng 3,74%, đàn lợn tăng 2,2% so với cùng kì 1981 - 1985 [10, tr.59 ].

- Thời kì (1991 - 2000):

Chăn nuôi gia súc, gia cầm và cá đều phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Trong 10 năm Huyện uỷ đã chú trọng chỉ đạo đưa các tiến bộ kĩ thuật vào lĩnh vực chăn nuôi, nổi bật và thực hiện chương trình Sind hoá đàn bà và nạc hoá đàn lợn, một số gia cầm lai cũng được đưa vào nhanh làm cho chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng lên rõ rệt. Từ 258 con bê lai Sind năm 1996 đã tăng lên 1.427 con năm 1999; giống bò Cóc được thải loại dần. Đàn lợn lai với tỉ lệ nạc cao đã chiếm 80 - 90% tổng đàn, trọng lượng xuất chuồng bình quân được nâng lên.

Tổng đàn trâu bò tăng từ 31.000 con năm 1991 (trâu 10.900 con, bò 20.100 con) lên 44.000 con năm 1999 (trâu 13.000 con, bò 31.000 con) và năm 2000 đạt 45.000 - 46.000 con.

Đàn lợn tăng mạnh: Năm 1991 là 51.600 con, năm 1995 là 76.175 con, năm 1999 là 90.360 con, năm 2000 là 93.950 con. Có thể nói chăn nuôi lợn là một trong những mũi nhọn chính phát triển kinh tế hộ gia đình.

Về nuôi thả cá: Các mặt nước như: Ao, hồ, đầm được tận dụng, mặt khác thả cá vụ ở những diện tích chiêm đầm cũng phát triển, sản lượng khai thác năm 1999 đạt 1.344 tấn cá, thịt [10, tr.84-85 ].

- Thời kì (2000 - 2005):

Chăn nuôi là thế mạnh của huyện, phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng hoá. Kết quả chăn nuôi toàn huyện đến đầu năm 2002: Đàn trâu bò đạt 44.134 con, đàn lợn đạt 99.972 con, đàn gia cầm đạt 1.173.000 con.

Năm 2005, tổng đàn trâu có 11.081 con tăng 347 con; đàn bò có 40.102 con tăng 13.322 con; tỉ lệ bò lai Sind chiếm 30% tổng đàn; đàn lợn có 117.520 con tăng 31.308 con; tỉ lệ đàn lợn lai chiếm 85% tổng đàn; đàn gia cầm có 1.720.000 con, tăng 521.000 con. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt các dự án cải tạo đàn bò, đàn lợn, tăng cường đầu tư thâm canh phát triển chăn nuôị Chú trọng các khâu chọn giống, thức ăn, kĩ thuật nuôi dưỡng, chuồng trại, phòng dịch, trồng cỏ. Mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kĩ thuật, tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng. Trong năm, không có dịch bệnh lớn xảy ra, nhanh chóng dập tắt dịch cúm gia cầm và các biện pháp tích cực phát triển sau khi hết dịch.

Về thuỷ sản: Thực hiện có hiệu quả chương trình 1 lúa 1 cá ở đồng chiêm trũng. Khai thác tốt diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản với tổng diện tích năm 2005 là 1.350 ha, tăng 350 ha so với năm 2000. Sản lượng năm 2005 đạt 1.450 tấn, tăng 353,3 tấn so với năm 2000 [4,tr.25-26 ].

- Thời kì (2005 - 2009):

Nghị quyết mang lại hiệu quả thiết thực với nhiều hộ gia đình. Chỉ đạo cụ thể, sâu sát việc nâng cao hiệu quả kinh tế các mô hình chăn nuôi công

nghiệp, bán công nghiệp như lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, gà thả vườn, bò thịt. Hình thành vùng chăn nuôi lợn siêu nạc ở Quang Sơn, Ngọc Mĩ, Hợp Lí, cho thu nhập khá. Toàn huyện có 79 trang trại kết hợp trồng trọt và chăn nuôị Trước tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, BTV Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo quyết liệt, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêm phòng, vận động nông dân tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học, nên trong 5 năm qua, không có dịch bện lớn xảy ra, xử lí dứt điểm từng trường hợp bị bệnh, không để lây lan. Tổng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và tổng giá trị sản xuất từ chăn nuôi hàng năm đều tăng, đến năm 2010 đạt 380 tỉ đồng, chiếm 51% giá trị kinh tế nông nghiệp (kế hoạch ĐH là 55 - 60%). Bình quân mỗi hộ có 1,28 con bò, chưa đạt kế hoạch ĐH đề ra đến 2010 là 1,5 - 2 con/hộ.

Về thuỷ sản: Tổng diện tích nuôi trồng toàn huyện hiện có 790,8 ha, trong đó diện tích một lúa một cá 592,2 ha, sản lượng đến năm 2020 ước đạt 1.133,8 tấn, tăng 195,7 tấn so với năm 2006. Xuất hiện một số mô hình nuôi cá giống, cho thu nhập khá [5, tr.12-14 ].

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)