Dân số năm 2003 (230.763 người) tăng 1,2 lần so với năm 1985 (189.048 người). Diện tích tự nhiên năm 2003 là 412,05 km2, mật độ dân số khoảng 560 người/km2.
Như vậy, dân số Lập Thạch quá đông. Diện tích nhà ở còn thiếụ Cơ sở hạ tầng bất cập, không đủ phục vụ. . Cơ sở vật chất và chất lượng lao động chuyên môn của ngành y tế chưa đáp ứng yêu cầụ Số giường bệnh lúc nào cùng trong tình trạng quá tảị Số dân năm 2003 là 230.763 người, số giường bệnh là 100, có 2 phòng chức năng, 2 khoa lâm sàng, 4 phòng khám bệnh. Như vậy, ngành y tế vẫn chưa đáp ứng đủ chất lượng cuộc sống cho người dân.
Số dân trong độ tuổi lao động rất lớn 120.635 người năm 2003. Trình độ người lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Vì vậy, nhu cầu việc làm cho người trong độ tuổi lao động là rất lớn. Dân số đông gây mất cân đối lớn cả về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, sức chứa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã quá tải, tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động cao đã tạo ra một áp lực rất lớn tới vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của huyện.
Bảng thống kê dân số toàn huyện (1995 - 2003)
Trong đó Năm Tổng dân số trung bình/năm Nam Nữ Dân tộc thiểu số Dân số trong độ tuổi lao động Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên (%) 1995 217.374 102.987 114.387 - 104.866 1,76 1996 220.358 104.570 115.788 - 105.990 1,51 1997 222.904 106.994 115.910 - 106.602 1,42 1998 223.716 106.717 117.059 14.669 113.287 1,32 1999 224.232 106.621 117.611 15.579 118.740 1,25 2000 226.074 107.811 118.263 15.829 119.140 1,20 2001 227.746 108.600 119.146 16.047 119.472 1,14 2002 229.279 109.067 120.212 16.726 120.024 1,10 2003 230.763 109.834 120.929 16.998 120.635 1,05
Thu nhập bình quân đầu người của huyện so mặt bằng chung của tỉnh còn thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân tuy đã được cải thiện, song còn nhiều khó khăn. Một bộ phận nhân dân đời sống còn khó khăn nên huy động nội lực, đóng góp hạn chế. Một số tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, trộm cắp vặt, nạn số đề, ma tuý còn xảy rạ
Do sự bùng nổ dân số quá nhanh, xây dựng đời sống văn chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nhu cầu về nhà ở, điện, đường, trường, trạm… cũng góp phần làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lạị
Tình trạng thiếu việc làm, việc làm không thường xuyên của lao động nông nghiệp còn nhiềụ Chất lượng giáo dục đại trà, chưa đáp ứng được yêu cầu, có sự chênh lệch giữa các vùng, miền. Đầu tư cơ sở vật chất cho ngành học mầm non hạn chế; hệ thống trường chuẩn quốc gia phát triển chậm; tỉ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng so với tổng dân số chưa caọ
Như vậy, sự bùng nổ dân số nhanh góp phần làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Chất lượng cuộc sống của người dân không được đảm bảọ