Sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 54)

đồng bộ, hợp lí

Là huyện nông nghiệp, kinh tế phát triển nhưng chưa toàn diện, chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, sử dụng đất đồi và chương trình 1 lúa 1 cá chưa mạnh. Công nghiệp chưa phát triển, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn nhỏ, tiềm năng du lịch chậm được khai thác. Hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp chưa mạnh, thu hút vốn đầu tư vào các dự án để phát triển kinh tế - xã hội còn ít. Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện nhưng còn thiếu nhiều, nhất là giao thông, thuỷ lợị Nợ trong xây dựng còn lớn.

Chú trọng đầu tư cho nông nghiệp về xây dựng kết cấu hạ tầng:

- Thuỷ lợi: Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, phát triển các công trình đầu mối như trạm bơm ven sông, hồ đập nhỏ nội vùng, các công trình tiêu úng của các xã phía nam, tiếp tục chương trình kiên cố hoá kênh mương.

- Công trình điện: Hoàn thành chương trình REII, đảm bảo 100% xã có hệ thống điện đạt tiêu chuẩn, phấn đấu 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc giạ

- Về khoa học công nghệ và môi trường: Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Tăng cường phổ biến các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, hạn chế thiệt hại, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Phối hợp và triển khai một số chương trình nghiên cứu về môi trường sinh thái, du lịch, chế biến nông sản để phát triển công nghiệp chế biến vừa và nhỏ. Xúc tiến chương trình nước sạch nông thôn, phấn đấu đến năm 2010 trên 80% hộ dân được sử dụng nước sạch. Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật luôn gắn liền với ý thức bảo vệ môi trường sinh thái [6, tr.59-61].

Về chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển: Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh, trạm khuyến nông huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật về trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại và hỗ trợ bằng cây giống. Chính sách trợ giá, cước (thóc giống, phân bón…).

Sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 đã được chú trọng đầu tư nhưng còn bất cập, chưa đồng bộ hợp lí. Việc đó thể hiện ở ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp đó là: Giữa sản xuất cây lương thực với cây hoa màu, cây công nghiệp hay giữa ngành nông nghiệp với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…

Nền kinh tế huyện Lập Thạch đang từng bước phá thế độc canh, song tỷ trọng thu nhập chủ yếu vẫn từ kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra, các cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như: Lạc, đậu tương, mía,... vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần được thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Nhãn, vải, hồng, xoài, ...

Do đó, phải có các giải pháp đồng bộ hợp lí để đảm bảo phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững. Tiến hành quy hoạch nông nghiệp theo hướng hiện đại, văn minh, gắn quy hoạch phát triển nông thôn với bảo vệ môi trường và sinh hoạt theo nếp sống văn minh đô thị. Thực hiện tốt quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp trên cơ sở phân vùng sản xuất theo nguyên tắc phát huy lợi thế của địa phương.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)