Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập tại Thủ đô Hà Nội, mở trang sử mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam ở cuối thế kỉ XX; là điểm mốc đánh dấu bước chuyển biến, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Với tư tưởng cầu thị, nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội VI đã nghiêm túc đánh giá những thành tựu và tiến bộ trong các lĩnh vực đời sống xã hội; đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những sai lầm khuyết điểm, nhất là trong chỉ đạo phát triển kinh tế xã hộị
Để khắc phục những sai lầm khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khó khăn thử thách, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Nghị quyết Đại hội VI đã chỉ rõ: Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của chặng đường đầu tiên là: ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những chặng đường tiếp theọ Trước mắt trong 5 năm 1986 - 1990 tập trung sức người, sức của thực hiện bằng những mục tiêu 3 chương trình kinh tế: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩụ Thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế còn tác dụng thúc đẩy sản xuất, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”. Mặt khác, xoá bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, hoạch
toán kinh doanh, phát triển sản xuất; lấy kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm nguyên tắc cao nhất để phân phối sản phẩm cho người lao động [10, tr.57-58].
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhanh vào cuộc sống. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị chỉ rõ: Chủ trương phải chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lí hợp tác xã, thực hiện chế độ tự quản lí, tiếp tục thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động.
Tiếp đến, Đại hội VII (6/1991), VIII (7/1996) của Đảng diễn rạ Đại hội VII đã thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”; cương lĩnh đã nêu lên quan điểm về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mới, xác định ở nước ta bước đầu hình thành nền kinh tế nước ta là: Cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
Đại hội VII đã thông qua “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hộị Phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỉ XX [10, tr.79].
Đại hội VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đại hội có nhiệm vụ quan trọng là kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII; Tổng kết 10 năm đổi mới; đề ra những mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thời kì mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Đại hội cũng thông qua phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 với những chỉ tiêu cụ thể trong các chương trình và lĩnh vực phát triển [10, tr.80].
Như vậy, Đại hội VI của Đảng có những Nghị quyết nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế. Đây là Đại hội đánh dấu bước chuyển biến, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Tiếp đến, Đại hội VII (6/1991), VIII (7/1996) của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, có những chính sách phát triển kinh tế thích hợp.