Sản xuất nông nghiệp mang tính chất tự thu, tự tiêu, thị trường

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 57)

trường khó khăn

Trước hết, Lập Thạch hiện vẫn là một huyện nghèo, thuần nông. Quy mô nền kinh tế còn manh mún, nhỏ lẻ. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá, tuy nhiên, sức cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm còn thấp.

Công nghiệp Lập Thạch chưa có điều kiện phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và nhiều bất cập, nhất là về giao thông, thuỷ lợị thu hút vốn đầu tư vào các ngành kinh tế còn ít. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc buôn bán, trao đổi với bên ngoài và các vùng lân cận còn hạn chế

Là huyện miền núi, địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng yếu, sản xuất nông nghiệp tuy là ngành kinh tế chủ đạo của huyện nhưng chưa mang tính chất sản xuất hàng hoá, chủ yếu mang tính chất tự thu, tự tiêụ Sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu để phục vụ tại chỗ trong phạm vi gia đình, địa phương.

So với huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương thì có sự khác biệt lớn. Do vị trí địa lí của hai huyện này thuận lợi, việc giao lưu buôn bán phát triển mạnh hơn. sản phẩm nông nghiệp của hai huyện này làm ra khồn những phục

vụ tại chỗ mà có sự trao đổi giữa vùng này với vùng khác như: Huyện Yên Lạc sản phẩm lúa, đậu tương...; huyện Tam Dương sản phẩm về rau xanh, đặc biệt là dưa chuột, cà chua… đem trao đổi với các vùng lân cận, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong toàn tỉnh.

Như vậy, do tính chất sản xuất nông nghiệp ở Lập Thạch còn manh mún, nhỏ lẻ nên sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ tại chỗ. Thị trường tiêu thụ khó khăn, sản phẩm ít, chưa đủ sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)