Ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 39)

Sản xuất lương thực

- Thời kì (1986 - 1990):

Vượt qua khó khăn gian khổ, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc, 5 năm (1986 - 1990) tổng diện tích gieo trồng bình quân của huyện vẫn đạt 24.729 ha (tăng 8,2% so với thời kì (1981- 1985), trong đó diện tích lúa tăng 2,3% so với kế hoạch, năng suất lúa bình quân tăng 11,98%, ngô tăng 31,3% diện tích. Nhờ đó, tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 41.839 tấn, tăng 12,1% so với bình quân 5 năm (1981 - 1985) [10, tr.59 ].

- Thời kì (1991 - 2000):

Vượt lên những khó khăn và thử thách, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân tích cực đổi mới, phát huy những tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới, nhất là về lĩnh vực giống cây con và kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đưa nền nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển.

Tổng diện tích gieo trồng mỗi năm đạt từ 22.500 - 27.700 ha, trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực từ 19.500 - 21.200 ha tăng so với thời kì 1986 - 1990 trên 1000 ha/năm. Diện tích gieo trồng lúa cả năm 12.900 - 13.700 ha/năm.

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh, huyện đã đưa nhanh giống lúa cấp I nguyên chủng và lúa lai vào sản xuất nông nghiệp tuyển chọn bộ giống có năng suất cao, có sức chống chịu sâu bệnh tốt loại bỏ các giống lúa thoái hoá năng suất thấp. Hàng năm thực hiện cấp I hoá giống lúa đạt từ 80 - 85% diện tích.

Công tác tuyên truyền khuyến cáo trình diễn các mô hình giống lúa được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú có kết quả. Công tác dịch vụ giống cũng được cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả. Cùng với đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ được cải tiến theo hướng mở rộng trà xuân muộn và mùa sớm. Công tác thuỷ lợi được Huyện uỷ hết sức quan tâm chỉ đạọ

Do áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật và quản lí làm năng suất cây trồng không ngừng tăng lên. Năng suất lúa ở mức dưới 25 tạ/ha từ năm 1994 về trước đã tăng lên từ 30 tạ trở lên những năm 1995 - 1997, riêng vụ chiêm xuân 2000 đạt 41,7 tạ/hạ

Tổng sản lượng thực quy ra thóc 10 năm (1991 - 2000) tăng nhanh: Năm 1991 là 34.273 tấn; năm 1995 là 52.758 tấn, đến năm 2000 đạt trên 68 ngàn tấn. Bình quân lương thực đầu người năm 1990 là 240 kg/người/năm đến năm 2000 là 303 kg/người/năm [10, tr.83-84 ].

- Thời kì (2000 - 2005):

Là huyện nông nghiệp, phần lớn dân số sống ở nông thôn, nên sản xuất nông nghiệp luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầụ Thường xuyên có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, hiệu quả của cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, kịp thời khắc phục khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, bão lụt, hạn hán. Đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, chỉ đạo thực hiện tốt lịch thời vụ, sử dụng rộng rãi các giống mới có chất lượng, năng suất cao, mở rộng diện tích lúa mùa sớm, lúa xuân muộn, tăng diện tích cây vụ đông. Các ngành dịch vụ cung ứng đủ giống, vật tư phân bón, thuốc trừ sâụ Đặc biệt, công tác thuỷ lợi được coi trọng, đã tập trung đầu tư xây mới, nâng cấp nhiều công trình quan trọng. Khắc phục có hiệu quả về hạn, đảm bảo đủ nước tưới, từng bước giải quyết tiêu úng.

Vì vậy, năng suất lúa bình quân hàng năm tăng, đến năm 2004 đạt 43,46 tạ/ha, tăng 6,92 tạ/ha so với năm 2000; năm 2005 ước đạt 44,67 tạ/hạ Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng từ 6,02 vạn tấn năm 2000 lên 6,8 vạn tấn năm 2004. Bình quân lương thực đầu người từ 270 kg năm 2000 lên 324 kg năm 2004, vượt mục tiêu Đại hội XVII đề ra [4, tr.24-25 ].

- Thời kì (2005 - 2009):

Toàn huyện luôn hoàn thành diện tích gieo trồng theo kế hoạch, đảm bảo an ninh lương thực, đến năm 2009 năng suất lúa bình quân đạt 50,08 tạ/ha (vượt mục tiêu kế hoạch Đại hội đề ra đến năm 2010 đạt 50 tạ/ha), lương thực bình quân đầu người đạt 331,7 kg/người/năm [5, tr.12 ].

Sản xuất hoa màu

- Thời kì (1991 - 2000):

Cây vụ đông, mà chủ lực là ngô tăng mạnh, làm cho diện tích gieo trồng cây ngô cả năm từ 2.100 ha năm 1991tăng liện tục lên 3.600 ha năm 1999.

Diện tích khoai lang giảm từ 3.000 ha năm 1991, còn 2.500 ha năm 1999; diện tích sắn cũng giảm từ hơn 1.700 ha năm 1991còn 1.428 ha năm 1999, một trong những lí do là tăng cường các cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

Diện tích gieo trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, chủ yếu là lạc, đậu tương có chiều hướng phát triển khá [10, tr.83].

- Thời kì (2000 - 2005):

Diện tích một số cây trồng tăng so cùng kì như: Cây ngô 285 ha (tăng 2,15), lạc 1.538 ha (tăng 3,6%), đỗ tương 189 ha (tăng 19,6%), khoai lang đạt 228 ha, sắn 1.287 ha trong đó giống sắn KM 94 do được trồng thử nghiệm ở vụ trước cho năng suất cao nay đã được nhân rộng trên địa bàn và diện tích trồng cỏ phát triển chăn nuôi đạt 122 ha [23, tr.1-2 ].

Thời kì này, ngoài cây trồng chủ lực, truyền thống, huyện chỉ đạo trồng bí xanh, bí đỏ, rau xanh… và đạt hiệu quả caọ Diện tích các cây màu liên tục tăng.

Cây công nghiệp

- Thời kì (1986 - 1990):

Về lâm nghiệp: Huyện đã tranh thủ được vốn vay bên ngoài cho các dự án trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc; công tác giao đất giao rừng cho hộ trồng rừng thực hiện có hiệu quả và nhanh chóng. Hàng năm trồng mới từ 366 - 458 ha rừng, chất lượng cây rừng tốt hơn, tỉ lệ cây sống khá hơn, nhiều hợp tác xã chủ động mở vườn ươm, chăm sóc cây giống như: Hợp tác xã Thanh Xuân (Xuân Hoà), Tử Du… đảm bảo cung cấp đủ cây giống cho địa phương và các hợp tác xã trong huyện.

Đi đôi với trồng rừng, công tác bảo vệ rừng tại gốc cũng có những chuyển biến rõ rệt, trong chỉ đạo thực hiện, việc phân cấp quản lí rừng được xác định rõ, không để xảy ra các hiện tượng tranh chấp rừng, quản lí rừng chồng chéọ[10, tr.60].

- Thời kì (1991 - 2000):

Sản lượng của cây công nghiệp hàng năm tăng khá mạnh, giá trị sản lượng năm 1995 so với năm 1990 tăng 2,6 lần.

Kinh tế đồi vườn, rừng trang trại là một trong những thế mạnh và là tiềm năng lớn của huyện. 10 năm qua Huyện uỷ đã rất chú trọng coi đây là một nguồn nội lực hết sức quan trọng nên đã tập trung sức chỉ đạo, đặc biệt là những năm gần đâỵ Trồng và chăm sóc rừng, bảo vệ rừng tự nhiên được thực hiện theo các chương trình PAM, 327 sau này là chương trình 5 ha rừng. Rừng và đất rừng được giao lâu dài cho các hộ gia đình quản lí sử dụng. Nhiều mô hình kinh tế vườn, trang trại có hiệu quả cho thu nhập khá; năm 1999 đã hình thành 98 trang trại có diện tích từ 1 ha trở lên, cải tạo 2.160 ha

vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị như: Hồng, vải, nhãn… Tổng diện tích có điều kiện trồng cây ăn quả của toàn huyện là 6.129 ha; trong 5 năm 1996 - 2000 trồng mới được 1.665 ha cây ăn quả. Ngày 28/6/1999 Ban chấp hành Huyện uỷ ra Nghị quyết số 05 về phát triển cây ăn quả năm 1999 và những năm tiếp theo, với mục tiêu: Hàng năm trồng 300 - 400 ha cây ăn quả với các giống cây chủ lực: Vải thiều 50%, nhãn lồng 40%, xoài 10% nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng tại chỗ, từng bước xoá đói giảm nghèo và làm giàu từ trồng cây ăn quả [10, tr.85-86 ]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời kì (2000 - 2005):

Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, từ năm 2001 đến nay đã trồng mới được 2.507,26 hạ Bình quân mỗi năm trồng được 514,5 ha, nâng độ che phủ từ 28,4% năm 2000 lên 32% năm 2005, hoàn thành phủ xanh đất trống đồi trọc, thực hiện giao rừng đến hộ, công tác bảo vệ rừng tốt.

Về trồng dâu nuôi tằm: Lúc đầu đã phát triển thành phong trào với tổng diện tích 525 ha, song do khó khăn về thị trường, giá kén nên diện tích trồng dâu giảm. Để khôi phục huyện thực hiện nhiều biện pháp như quy hoạch vùng sản xuất, khuyến khích đầu tư giống dâu, giống tằm… nên hiện nay đang có xu hướng phát triển trở lạị

Về trồng cây ăn quả: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05 của BCH Huyện uỷ khoá XVI về phát triển kinh tế vườn đồi trồng cây ăn quả, năm 2000 có 1.665 ha đến năm 2005 toàn huyện có 3.339 hạ Bình quân mỗi năm trồng mới 262,4 ha, chủ yếu là vải, xoài, nhãn, hồng… đã hình thành 156 trang trại có quy mô từ 1 ha trở lên với mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôị Nhiều trang trại có thu nhập 10 triệu đồng/năm, có trang trại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm[4, tr.26-27 ].

Kinh tế vườn, đồi, rừng, ổn định, chưa có bước đột phá để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Sau chia tách, huyện Lập Thạch có 422,5 ha rừng phòng hộ, 3.900,94 ha rừng sản xuất, được quản lí, bảo vệ tốt. Cấp phép chăn nuôi động vật hoang dã cho 12 trại nuôi rắn và nhím trên địa bàn. Việc trồng và kinh doanh cây cảnh phát triển nhanh, dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường, cho thu nhập khá [5, tr.14 ].

Một phần của tài liệu Kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2009 (Trang 39)