huyện Lập Thạch
- Để đưa Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhanh vào cuộc sống, lĩnh
vực sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện được đón nhận Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI (4/1998), Nghị quyết 10 Tỉnh uỷ Vĩnh Phú (5/1998) hướng dẫn tổ chức cơ sở Đảng thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị. Trên tinh thần đó, Đảng bộ huyện Lập Thạch tiến hành Đại hội lần thứ XIII (10/1986), Đại hội lần thứ XIV (12/1988) xác định mục tiêu, kế hoạch cụ thể để thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng.
Tuy nhiên, thời gian này sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến xấu, thiên tai xảy ra liên tục: Vụ lũ lụt năm 1986 Lập Thạch vỡ cả 2 tuyến đê sông Lô và sông Phó Đáy, gây thiệt hại và hậu quả hết sức nặng nề. Cùng với những tác động khách quan: Lạm phát cả nước tăng, giá - lương - tiền bất hợp lí ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân của huyện.
Đặc biệt, với Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng bằng phát triển kinh tế gia đình, thúc đẩy chăn nuôi phát triển toàn diện, quá trình đổi mới kinh tế hợp tác xã là quá trình chống bao cấp qua giá, qua quỹ, tiến hành hoạch toán kinh tế để đem lại hiệu quả thiết thực và nâng cao mức sống nhân dân.
Sau 5 năm (1986 - 1990) các chỉ tiêu kinh tế do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII, XIV đều đạt và vượt kế hoạch. Có được những thành tựu ấy trước hết do các cấp uỷ Đảng đã quán triệt sâu sắc vận dụng triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với tinh thần đổi mới “Đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế”, Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng những sai lầm khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, từ đó rút ra bài học lớn để hành động cho phù hợp với quy luật khách quan đưa sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện phát triển. Đồng thời, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 10 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phú thực sự đã khơi dậy trong quần chúng nhân dân lao động những nhân tố mới, sáng kiến mới trong quản lí. Người lao động thực sự phấn khởi, tích cực sản xuất, quan tâm chú ý đến sản phẩm cuối cùng bằng công sức lao động của mình. Hình thức bao cấp trong hợp tác xã từng bước được xoá bỏ, cơ chế quản lí mới dần được hình thành, bộ máy hành chính tinh giản gọn nhẹ, hiệu quả. Các thành phần kinh tế nhất là kinh tế hộ gia đình, cá thể phát triển, đời sống người lao động được ổn định và từng bước cải thiện.
- Đại hội Đảng bộ Tỉnh:
Quán triệt Nghị quyết Đại hội VII, Đại hội VIII của toàn quốc của Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VII (12/1991), lần thứ VIII (5/1996) và Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (11/1997) đã đề ra quan điểm, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kì. Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII xác định: “… phát triển nền kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường sinh tháị Phát huy tiềm lực của các thành phần kinh tế để khai thác được mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, giải quyết tốt hơn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, xoá hộ đói, giảm hộ nghèo”.
- Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ huyện Lập Thạch nhiệm kì (1991 - 1995):
Vận dụng các Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh vào điều kiện cụ thể của địa phương, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV (10/1991) đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1991 - 1995 là: “… phấn đấu ổn định và phát triển một bước tình hình kinh tế - xã hộị Tạo điều kiện môi trường thúc đẩy kinh tế hộ phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Tăng nhanh tốc độ phát triển nông lâm nghiệp để có khối lượng nông lâm sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bước đầu có tích luỹ trong các hộ nông dân. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa hạ thấp tỉ lệ phát triển dân số tạo điều kiện cho người lao động để giải quyết việc làm…”. Quan điểm xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu ngày càng được thể hiện rõ hơn; vấn đề nông nghiệp, nông thôn được hết sức coi trọng.
- Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ huyện Lập Thạch nhiệm kì (1996 - 2000):
Đại hội xác định: “Lập Thạch là một huyện Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp… phấn đấu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá lớn; phát triển mạnh chăn nuôị Phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ với nhịp độ cao, năng cao năng lực vận tải cả đường bộ và đường thuỷ. Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng, đẩy mạnh tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, tạo nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…”.
Trong nhiệm kì 1996 - 2000, BCH Huyện uỷ đã ban hành 4 Nghị quyết về kinh tế - xã hội, đó là:
+ Nghị quyết 02 về ANCT và trật tự an toàn xã hộị + Nghị quyết 03 về đổi mới Hợp tác xã nông nghiệp. + Nghị quyết 04 về quản lí, tu bổ các công trình thuỷ lợị
+ Nghị quyết 05 về phát triển trồng cây ăn quả: “… Phát triển cây ăn quả theo hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá. Khai thác hợp lí, sử dụng có hiệu quả 6000 ha đất có khả năng trồng cây ăn quả.
Hàng năm, trồng 300 - 400 ha cây ăn quả, với 4 giống cây ăn quả chủ lực. Cơ cấu toàn huyện là: Vải thiều 50%, nhãn lồng 40%, hồng và xoài 10% nhằm thay đổi về cơ bản cơ cấu cây trồng trên đất đồi, tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế của huyện sau năm 2010.
Áp dụng các biện pháp kĩ thuật thâm canh cao, cải tạo, bảo vệ tài nguyên, giữ gìn môi trường sinh thái, thực hiện phương thức canh tác bền vững vừa cải tạo vừa bồi dưỡng đất.
Tạo ra sản phẩm hàng hoá có khối lượng lớn, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng tại chỗ, đáp ứng nhu cầu cho các vùng lân cận, tiến tới tham gia hàng xuất khẩụ
Từng bước xoá đói giảm nghèo và làm giàu từ cây ăn quả…” [10, tr.113].
Đồng thời, với các Nghị quyết, Ban thường vụ Huyện uỷ thảo luận và có nhiều kết luận về phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực nhằm từng bước đưa Lập Thạch phát triển hoà nhập với sự đổi mới của đất nước.
Về lĩnh vực nông - lâm nghiệp: Thời kì này, nhiều năm thời tiết diễn biến phức tạp rét đậm, hạn hán kéo dài, lũ lụt gây úng ngập, mưa đá, lốc xoáy… làm cho sản xuất gặp nhiều khó khăn [10, tr.81-82].
Cùng với diễn biến phức tạp về thời tiết, những chi phối khác như: Cơ chế chính sách (đầu ra và tỉ giá nông sản là một trong những yếu tố có tác động lớn), khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á dẫn tới khủng hoảng kinh tế nhiều nước trên thế giới… là những khó khăn cho nền kinh tế nói chung và sản xuất lâm nghiệp nói riêng của cả nước, của tỉnh và huyện.
Nhìn chung, kinh tế nông - lâm nghiệp của huyện trong 10 năm tiếp tục đổi mới và có bước phát triển toàn diện. Những vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được Huyện uỷ và toàn Đảng bộ quan tâm hàng đầu; nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn được cụ thể hoá có kết quả tốt, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 1995 là gần 1 triệu đồng, đến năm 2000 đạt 1.785.000 đồng.
- Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ huyện Lập Thạch nhiệm kì (2000 - 2005):
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII trong bối cảnh thế giới có những diễn biến phức tạp: Xung đột vũ trang, khủng bố xảy ra ở nhiều nơị Trong nước, lũ lụt, hạn hán, dịch cúm gia cầm lan rộng, giá cả nhiều mặt hàng tăng caọ
Lập Thạch là huyện miền núi, địa bàn rộng, dân số đông, nhiều đầu mối, điểm xuất phát kinh tế thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên taị Cơ sở hạ tầng thiếu, một bộ phận nhân dân thiếu việc làm đời sống khó khăn. Song, có thuận lợi lớn là được kế thừa những thành tựu của 15 năm đổi mới; Có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII soi sáng; Đảng bộ và nhân dân phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, đoàn kết, vượt mọi khó khăn, đạt được những thành tựu quan
trọng trên tất cả các lĩnh vực và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do Đại hội đề rạ
Về phát triển kinh tế: Xác định là nhiệm vụ trọng tâm nên đã tập trung trí tuệ, sức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, đẩy mạnh phát triển kinh tế các ngành, các vùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, kinh tế phát triển nhanh, tổng giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2000 đạt 169,64%; nhịp độ tăng bình quân 5 năm là 13,92% (vượt 3,92% mục tiêu Đại hội đề ra). Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 ước đạt 4,71 triệu đồng, tăng 2,34 triệu đồng so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông nghiệp giảm, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng. Hiện nay có cơ cấu: Nông - lâm nghiệp 58,71%; Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 22,88%; dịch vụ 18,41%. So với năm 2000, tỉ trọng nông nghiệp giảm 6,7%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 7,16% vượt mục tiêu Đại hội đề ra [4, tr.23-24].
Huyện luôn chủ động phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phân chậm lũ. Tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp 2 tuyến đê sông Lô, sông Phó Đáy, bê tông 2 mặt đê vừa chống lũ lụt, vừa phục vụ giao thông. Quản lí, khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợị Từ năm 2000 đến nay đã xây được 48,2 km kênh cứng, các hồ lớn, nâng cấp nhiều trạm bơm phục vụ sản xuất.
Công tác quản lí đất đai có tiến bộ, hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001 - 2010 ở 36 xã, thị trấn. Đến nay, 90% số hộ được cấp giấy chững nhận quyền sử dụng đất, nhân dân yên tâm, đầu tư thâm canh, phát triển kinh tế.
- Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ huyện Lập Thạch nhiệm kì (2005 - 2010):
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: Xung đột vũ trang, khủng hoảng tài chính xảy ra ở nhiều nơi…; Trong nước, lạm phát có thời điểm tăng cao, giá cả biến động, dịch bệnh gia súc, gia cầm phức tạp; Thời tiết diễn biến xấu, hạn hán, rét đậm, rét hại kéo dài, bão lốc, lũ lụt, mưa đá ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của huyện.
Thực hiện Nghị định 09 của Chính phủ ngày 23/12/2008 về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch, thành lập huyện Sông Lô, có nhiều thay đổi về tổ chức, cán bộ, về diện tích tự nhiên và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội… Song, có những thuận lợi lớn như: Đảng bộ và nhân dân trong huyện luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực của các cấp, các ngành từ Trung ương đến tỉnh; Phát huy truyền thống đoàn kết của huyện anh hùng, tập trung chỉ đạo, sâu sát cơ sở, tranh thủ lợi thế tìm ra giải pháp phù hợp, nên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, kinh tế - xã hội phát triển, từng bước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVIII đề rạ
+ Sản xuất nông - lâm nghiệp: Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XVIII “Sản xuất nông - lâm nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu và giữ vị trí rất quan trọng đối với kinh tế và đời sống của nhân dân trong huyện” , cấp uỷ,
chính quyền các cấp luôn chỉ đạo sát sao, phù hợp với từng thời điểm cụ thể, kịp thời triển khai Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân”. Đẩy mạnh thâm canh
tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Chỉ đạo các đơn vị dịch vụ nông nghiệp bám sát tình hình, kịp thời cung ứng vật tư, giống, phục vụ sản xuất. Vượt qua nhiều khó khăn như: Thời tiết diễn biến bất thường năm 2006 làm mất mùa trên diện rộng toàn miền Bắc, đầu năm 2008 rét đậm rét hại kéo dài, hạn hán
thiếu nước cho sản xuất, cuối năm 2008 mưa lớn kéo dài làm thiệt hại nặng nề về sản xuất, sản lượng vụ đông… bằng những chỉ đạo hiệu quả như “lấy vụ mùa bù vụ chiêm năm 2006”, “lấy vụ chiêm, vụ mùa năm 2009 bù vụ đông năm 2008”, chỉ đạo hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô 200
ha ở 10/20 xã, thị trấn cho hiệu quả kinh tế caọ
+ Về chăn nuôi: Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVIII “lấy chăn nuôi là mũi nhọn, khâu đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp”, BCH
đã ra Nghị quyết chuyên đề số 05 nhằm đẩy nhanh phát triển chăn nuôị Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung, hỗ trợ vốn, giống, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho nông dân…
Các ngành dịch vụ nông nghiệp có nhiều cố gắng, tăng cường khuyến cáo, mở lớp tập huấn, tổ chức các mô hình trình diễn, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, dự thính, dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
Quản lí chặt chẽ hệ thống các công trình thuỷ lợi, hồ đập trên địa bàn, cải tạo, nâng cấp 85 công trình với giá trị 146,9 tỉ đồng. Hoàn thành bàn giao các công trình thuỷ lợi về 2 công ti thuỷ lợi trên địa bàn. Công tác phòng chống lụt bão được chú trọng, luôn chủ động ứng phó trước mọi tình huống.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001 - 2010. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và 98,7% đất ở, đất lâm nghiệp đang triển khaị Giải quyết đúng trình tự các khiếu nại về đất đai, góp phần ổn định tình hình chung toàn huyện [5, tr.10- 15].
Thực hiện chủ trương đó, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp huyện Lập Thạch đã đạt được nhiều thành tựu, đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt kinh tế nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
2.2. THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẬP THẠCH TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2009)