Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1945 (KL03848)

74 584 3
Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1945 (KL03848)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********** NGUYỄN THỊ BÍCH HUỆ KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học Th.S CHU THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2011 Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 2 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp với đề tài " Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1945" được thực hiện tại trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 dưới sự hướng dẫn của giảng viên Chu Thị Thu Thủy. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Cô Chu Thị Thu Thủy - người đã hướng dẫn tận tình, đầy hiệu quả, thường xuyên dành cho tôi sự chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn đến gia đình, các thầy cô giáo trong khoa và toàn thể các bạn trong lớp K33 Cử Nhân Lịch Sử đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như học tập tại trường. Hà Nội ngày ….tháng…năm 2011. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Bích Huệ Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 3 LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp "Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1945" được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Cô Chu Thị Thu Thủy. Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của riêng Tôi, không trùng với bất kỳ kết quả nào của các tác giả khác. Hà Nội ngày…tháng….năm 2011. Tác giả khóa luận. Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bằng việc kí hiệp ước Patơnôte (1884) của nhà Nguyễn đã đưa Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Với mục đích là biến nước ta trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp nguyên vật liệu, tài chính cho chính quốc, nên khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự trên đất nước ta (1896), thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chương trình khai thác thuộc địa với quy mô lớn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương. Do nước ta có những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp nên các nhà tư bản Pháp đựơc sự khuyến khích ủng hộ của chính quyền thuộc địa đã tập trung đầu tư vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế đồn điền, lĩnh vực đem lại lợi nhuận lớn cho chính quốc. Để thực hiện đựợc mục đích đó, thực dân Pháp đã ra sức chiếm đất, giành quyền sở hữu ruộng đất của nhân dân ta, biến nhân dân ta thành những người lao động làm thuê ngay trên chính mảnh đất của mình. Vậy công cuộc chiếm đất, khẩn hoang ấy được tiến hành ra sao? Những đất đai chiếm được đó thì thực dân Pháp khai thác như thế nào? Ảnh hưởng của việc khai thác đó tới nền kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn Bắc kỳ như thế nào thì còn là vấn đề chúng ta cần làm rõ hơn. Việc tìm hiểu vấn đề khai thác đất nông nghiệp của thực dân Pháp đó giúp chúng ta đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện về chính sách cai trị và đô hộ của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa. Đồng thời cung cấp những tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam thời cận đại ở truờng đại học, cao đẳng và phổ thông trung học. Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 5 Chính vì những ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1897 đến năm 1945” làm đối tượng nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay, nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc đặc biệt là nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên phần lớn những đề tài này thường đề cập đến từng khía cạnh khác nhau của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Cụ thể như: “Trồng lúa ở đồng bằng Bắc kỳ” của Rene'dumomt(1935). “Kinh tế nông nghiệp Đông Dương” của Y.Henry(1932). “Vấn đề kinh tế Đông Dương” của P.Bernard (Paris,1935). “Sử dụng ruộng đất ở Đông Dương thuộc Pháp” của P.Grourou (1940). Và giai đoạn gần đây đã có một số công trình khảo cứu đề cập đến một hay vài lĩnh vực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn thuộc Pháp như: “Nền kinh tế làng xã Việt Nam” của Vũ Quốc Thúc (1950). “Những thủ đoạn bóc lột của Đế quốc Pháp ở Việt Nam” của Nguyễn Khắc Đạm (1957). “Đồn điền của người Pháp ở Bắc kỳ 1884-1918” và “Việc nhượng đất khẩn hoang ở Bắc kỳ từ 1919 đến 1945” của Tạ Thị Thúy. Hai tác phẩm của Tạ Thị Thúy có đề cập đến kinh tế đồn điền ở Việt Nam thời Pháp nhưng được lồng ghép với rất nhiều vấn đề khác nữa. Tóm lại, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống về kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ thời thuộc địa từ năm 1897 đến năm 1945. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu và nghiên cứu về “Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1897 đến năm 1945” để hiểu rõ hơn về những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế đồn Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 6 điền, thực trạng kinh tế đồn điền của thực dân Pháp, biết một cách toàn diện về nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Từ đó có những đánh giá khách quan và khoa học về quá trình khai thác đất nông nghiệp ở Việt Nam của thực dân Pháp. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những chủ trương và chính sách phát triển kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ của thực đân pháp. - Nghiên cứu về kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ thời thuộc địa ở 2 giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1918 và từ năm 1919 đến năm 1945. - Đánh giá được những tác động tích cực của sự phát triển kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ đến nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời thuộc địa. 3.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian là nghiên cứu kinh tế đồn điền trong phạm vi Bắc kỳ. Thời gian là nghiên cứu kinh tế đồn điền giai đoạn 1897 – 1945. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Thực hiện đề tài này tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau: - Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin, văn kiện của Đảng, Nhà nước về vấn đề kinh tế nông nghiệp để làm cơ sở lí luận, phương hướng cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế nông nghiệp trong luận văn. - Tư liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Phòng lưu trữ Viện sử học, Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đây là những tư liệu gốc để xây dựng luận văn. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đặt ra, tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 7 Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp khác nhau như phân tích, so sánh, thống kê…để đánh giá các nguồn sử liệu để có những kết luận khoa học. 5. Đóng góp khóa luận Việc nghiên cứu đề tài ''Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1897 đến năm 1945” góp phần làm sáng tỏ hơn về kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ thời thuộc địa cũng như thấy được nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời pháp thuộc. Qua đó có những đánh giá toàn diện hơn về công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở nước ta, thấy được những tác động tích cực cũng như tiêu cực của chính sách phát triển kinh tế đồn điền đối với nền kinh tế nước ta. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm hai chương Chương 1: Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1987 đến năm 1918 Chương 2: Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1919 đến năm 1945 Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 8 NI DUNG Chương 1 KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918 1.1 ĐỒN ĐIỀN DƯỚI THỜI NGUYỄN (1802 - 1858) 1.1.1 Đồn điền dưới thời Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị (1802 - 1847) Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Kể từ khi triều Nguyễn được thiết lập 1802 đến khi thoái vị 1945, triều Nguyễn tồn tại 143 năm, trải qua 13 đời Vua. Thời gian tồn tại triều Nguyễn không phải là dài nhất so với các triều đại phong kiến khác của Việt Nam song triều Nguyễn có một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Năm 1802, Gia Long lên ngôi, thiết lập ra triều Nguyễn, Gia Long phải đối mặt với bao khó khăn của buổi đầu thiết lập vương triều. Nhiệm vụ của Gia Long là phải nhanh chóng ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Để làm được điều đó, việc đưa nông dân trở về với ruộng đất là một nhiệm vụ quan trọng mà Gia Long - vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn cần phải giải quyết. Kế thừa kinh nghiệm khẩn hoang của các vương triều trước đồng thời củng cố việc thực hiện chính sách đồn điền thời kỳ ở Gia Định, Gia Long tiếp tục thực hiện chính sách này với quy mô rộng lớn hơn. Vào thời điểm này đất nước thống nhất trên một dải lãnh thổ rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Để những vùng đất hoang hóa không gây nguy hiểm đối với giai cấp thống trị, những vùng biên giới thường là nơi kẻ thù lợi dụng làm chỗ dựa xâm lược. Với việc lãnh thổ mở rộng, chính sách đồn điền có điều kiện thi hành trên phạm vi cả nước chứ không chỉ dừng lại ở một số tỉnh như thời kỳ Nguyễn Ánh ở Gia Định. Đồng thời đây cũng là biện pháp Nhà nước đảm bảo quyền thống trị của mình trên những vùng đất mới. Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 9 Năm 1802, Gia Long đã giải ngũ một số quân đội, cho họ ruộng đất và lập đồn điền. Khi có chiến tranh hoặc xã hội bất ổn, họ sẽ có nhiệm vụ chiến đấu khi có lệnh triệu tập của Nhà nước. Tháng 4 năm 1804, Gia Long quyết định phát triển đồn điền loại thứ nhất ra toàn tỉnh Quảng Ngãi “Sai Lê Văn Duyệt và Lê Quang Định biên binh và dân Quảng Ngãi làm 10 kiên cơ” [13, tr.601]. Các kiên, cơ binh lính phải đi vỡ hoang, cày cấy 2 vụ 1 năm. Đối với đồn điền loại thứ 2, Gia Long cho giảm thóc sưu bớt đi 2 phần 10, có lúc 5 phần 10. Đối với dân đồn điền mỗi năm chỉ phải nộp 2 hộc thóc, điền chủ người Hoa nộp 5 hộc thóc. Đồn điền loại 1 tiếp tục được mở rộng ở vùng Tiền Giang. Tuy nhiên đồn điền dân sự thì lại không thực sự chú trọng, bởi vì dân đồn điền được trưng tập và bổ sung vào quân số của địa phương nhằm mục đích quốc phòng. Năm 1810 khi tình hình biên giới bất ổn, đồn điền loại 2 ở toàn vùng Gia Định (Nam Kỳ) bị quân sự hóa. Mỗi đồn điền phải trích ra một nửa số dân làm hương binh tại chỗ: “Huống nay Chân Lạp và Xiêm La hiềm khích nhau, thì việc võ bị ở biên cương không thể thiếu được. Nếu lại điều động binh ở nơi khác đến thì không quen phong thổ quyết không bằng dân thổ trước các ngươi biết rõ tình thế biên cương hoãn cấp thế nào mà có thể sai được. Vậy hạ lệnh số dân các phủ, huyện, tổng, xã thôn phường cùng số dân đồn điền, biệt nạp đều lấy một nửa làm hương binh, biên thành đội ngũ, có việc thì làm lính, không việc thì làm ruộng. Đó là thượng sách để cùng nhau giữ gìn yên ổn” [13, tr.198]. Như vậy thời Gia Long, ông tập trung phát triển thêm đồn điền loại 1, đồng thời quân sự hóa đồn điền loại 2. Trong giai đoạn này nhiều quyết định lập đồn điền được đưa ra nhưng số lượng đồn điền lập được lại không lớn. Trên thực tế, có một số đồn điền bị giải tán như trường hợp đồn điền ở Gia Khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Bích Huệ GVHD: Th.S Chu Thị Thu Thủy 10 Định vào năm 1815: “Thả cho lính mới kén ở đồn điền Gia Định về làm ruộng. Chánh phó quản cơ và cai đội đều rút về thành” [13, tr.909]. Tuy nhiên ở đây sự giải tán các đồn điền không thể nảy sinh các làng mới. Nếu tổ chức đồn điền dưới thời Nguyễn Ánh ở Gia Định chỉ là để giải quyết những khó khăn trước mắt thì vào thời điểm này chính sách đồn điền đã được xây dựng thành kế hoạch với mục đích cụ thể hơn, chính sách đồn điền tiếp tục được duy trì và phát triển hơn so với thời Nguyễn Ánh ở Gia Định. Điểm nổi bật dưới thời Nguyễn Ánh là các đồn điền loại 2 được quân sự hóa rõ rệt. Gia Long mất, Minh Mệnh lên kế vị từ 1820 - 1840. Tiếp tục sự nghiệp của vua cha, Minh Mệnh cũng rất chú trọng đến công tác khẩn hoang. Dưới thời Minh Mệnh chính sách đồn điền được thực hiện một cách quy củ hơn với mục đích chủ trương rõ ràng hơn. Trước tiên chính sách đồn điền Minh Mệnh với mục đích là góp phần ổn định tình hình xã hội. Đồn điền phần nào đem lại ruộng đất cho nông dân cày cấy, khắc phục nạn dân phiêu tán, giúp họ ổn định cuộc sống, đồng thời đồn điền cũng là biện pháp tốt nhất để cải tạo các tù nhân, kẻ giang hồ, biến họ thành người có ích cho xã hội. Chính sách đồn điền còn nhằm tăng cường củng cố an ninh quốc gia, đặc biệt là khu vực biên giới, tránh sự dòm ngó, xâm lược từ bên ngoài. Khi thành Trấn Tây mới được thiết lập Minh Mệnh đã ý thức được không chỉ là phải củng cố trật tự bên trong : “Nhân nay vô sự, tìm cách sửa sang, mới là cái kế lâu dài, việc cần thứ nhất đối với dân Man thì vỗ về chiêu tập để cho họ được an cư lạc nghiệp, yên tĩnh lâu dài. Đối với bọn quan phiên thì tùy tái bổ sung, người nào tài giỏi thì tâu xin liệu cho quan chức khiến họ mộ đạo nghĩa, theo phong hóa đều biết cảm kích phấn khởi” [15, tr.701] mà còn chú ý vấn đề an ninh nơi biên thùy. Việc thiết lập đồn điền ở đây sẽ giúp Minh [...]... bằng từ năm 1897 đến 1918 chỉ có 20% đồn điền và 11% diện tích đồn điền của Bắc kỳ phân bố ở đây, đồng bằng không có những đồng bằng quá lớn, diện tích trung bình mỗi đồn điền khoảng 488 ha Ở vùng thượng du 90% đồn điền được thành lập từ năm 1897 khi các điền chủ bắt đầu quan tâm đến vùng đất này, do sự vơi cạn dần của đất ở vùng trung du nhất là vùng đồn bằng .Từ năm 1897 đến năm 1918 có 50 đồn điền. .. nhượng đất ở Bắc kỳ chậm hẳn so với sự phát triển nhanh chóng của các nhượng địa nông nghiệp lớn ở Nam kỳ và Nam trung kỳ Đến năm 1918, thì vùng trung du luôn luôn giữ vị trí số một trong việc nhượng đất Trước năm 1896 vùng này chiếm 51,8% số đồn điền và 70% tổng diện tích đồn điền cả Bắc kỳ, phần lớn các đồn điền ở đây là các đồn điền lớn, diện tích trung bình mỗi đồn điền ở đây là 1.051 ha Ở vùng đồng... cuộc hội chợ, triển lãm, những cuộc thi Năm 1903, triển lãm Hà Nội được tổ chức, từ 1905 trở đi, chính quyền thuộc địa tổ chức hàng năm những cuộc thi ở các tỉnh về trồng trọt và chăn nuôi 1.4 KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918 1.4.1 Số lượng và diện tích đồn điền được khai thác Sự ra đời và phát triển những đồn điền nông nghiệp của người Pháp ở Bắc kỳ gần như tương ứng với tiến trình bình... Touchais Đồn điền đa canh lúa và cà phê gồm 43 đồn điền với diện tích 52.475 ha gồm 7 đồn điền nhỏ và 36 đồn điền lớn trong đó 34 đồn điền kết hợp với chăn nuôi, 9 đồn điền dành riêng cho trồng trọt Đồn điền đa canh lúa và cà phê tập trung đại đa số ở vùng trung du tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình Riêng Thái Nguyên là tỉnh chiếm 61% loại đồn điền này của cả Bắc kỳ với các đồn điền của... sản phẩm Các đồn điền chuyên canh Đồn điền chuyên canh gồm 39 đồn điền, diện tích 14.201 ha tức 34,82% đồn điền và 26,6% diện tích đồn điền chuyên canh gồm 12 đồn điền nhỏ và 27 đồn điền lớn Trong số này 30 đồn điền kết hợp với chăn nuôi gia súc, 9 cái còn lại chuyên trồng cà phê Trên 30 đồn điền kết hợp với chăn nuôi, theo công thức trồng trọt là cứ 1 ha cà phê cần ít nhất 5 ha đồng cỏ hay từ 10 - 15... Các đồn điền này tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Đông vùng Trung du: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang… Đồn điền chuyên canh chè gồm 3 đồn điền, diện tích 145.040 ha trong đó 2 đồn điền kết hợp với chăn nuôi Diện tích chè tổng cộng khoảng 42 ha Đồn điền chuyên canh thuốc lá gồm 2 đồn điền của “Công ty thuốc lá Đông Dương” ở Hưng Hóa và Tuyên Quang Đồn điền chuyên canh dâu gồm 3 đồn điền nhỏ ở Hà... những nhà thực dân đã chiếm đất lập đồn điền ở xứ này với sở hữu ruộng đất và hoạt động nghề nghiệp, xã hội của họ được đưa ra Ngày 10 - 7 - 1897, trên cơ sở các báo cáo của chính quyền địa phương về tình hình đồn điền ở Bắc kỳ người ta lập một bảng thống kê về số lượng điền chủ trên các địa hạt dân sự và quân sự Theo đó thì năm 1897 đã có 84 điền chủ ở Bắc kỳ Năm 1900, sở Nông, Lâm và thương mại Đông Dương... gồm 28 điền chủ độc lập, 4 liên danh và 3 công ty trong đó 19 điền chủ mới, lớn nhất là Boison 3.000 ha, Peretti 3.756 ha Như vậy trong 4 năm từ 1897 đến 1900 Bắc kỳ có 150 lượt điền chủ nhận được đất trong số đó có 88 điền chủ mới Trung bình mỗi năm có khoảng 22 điền chủ mới xuất hiện Từ 1901 trở đi, số điền chủ mới xin đất bắt đầu giảm xuống Năm 1901, có 22 điền chủ nhưng chỉ có 5 điền chủ mới Năm 1902,... và chè Đồn điền đa canh trồng cà phê và chè gồm 21 đồn điền diện tích 3.232 ha gồm 11 đồn điền nhỏ và 10 đồn điền lớn Trong đó có 10 đồn điền kết hợp với chăn nuôi, số còn lại dành riêng cho trồng trọt Ba tỉnh có nhiều đồn điền trồng xen cà phê và chè nhất là Ninh Bình với đồn điền của Lafeuille và của công ty chợ Ghềnh, Phú Thọ với các đồn điền của Duchemin và Verdier Bắc Giang với các đồn điền của... sông được xây dựng Từ năm 1897 đến năm 1900, đồn điền và diện tích đồn điền tăng lên nhanh chóng Tổng cộng trong 4 năm đó có 183 đồn điền được thiết lập với 53 đồn điền có diện tích trên 1000 ha Sau năm 1900, số đơn xin đất có chiều hướng giảm dần cho đến năm 1907 Đất có thể cấp nhượng và dễ khai thác ban đầu cạn dần ở một số tỉnh như báo cáo của chính quyền địa phương, một số khác nằm ở xa trung tâm hay . điền ở Bắc kỳ thời thuộc địa ở 2 giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1918 và từ năm 1919 đến năm 1945. - Đánh giá được những tác động tích cực của sự phát triển kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ đến nền kinh. khóa luận bao gồm hai chương Chương 1: Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1987 đến năm 1918 Chương 2: Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1919 đến năm 1945 Khóa luận tốt. cứu đề tài '&apos ;Kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ từ năm 1897 đến năm 1945 góp phần làm sáng tỏ hơn về kinh tế đồn điền ở Bắc kỳ thời thuộc địa cũng như thấy được nền kinh tế nông nghiệp Việt

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan