1919 đến 1945
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nước Pháp ra khỏi chiến tranh với những tổn thất nặng nề về người và của. Nền kinh tế bị tàn phá, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động thương nghiệp và giao thông vận tải giảm sút nghiêm trọng. Để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và địa vị đã mất trong giới tư bản, đế quốc Pháp đã thực hiện đồng thời một chính sách đối nội cứng rắn, tăng cường bóc lột quần chúng lao động trong nước và một chính sách khai thác thuộc địa trên quy mô lớn.
Trong điều kiện như vậy, tư bản tài chính Pháp đã mở rộng việc khai thác các thuộc địa mà trong đó Đông Dương được xem là một thuộc địa “Quan trọng nhất, phát triển và giàu có nhất” [12, tr.19].
Nếu như trước chiến tranh việc nhượng đất lập đồn điền của người Âu phát triển một cách ồ ạt thì ở giai đoạn này không phát triển như trước nữa. Đổi lại, nhiều bộ phận dân cư người Việt đã tham gia vào công việc này dưới những hình thức khác nhau do chính sách hợp tác mị dân với người “bản xứ ”của Thực dân Pháp.
Trong quy chế nhượng đất theo nghị định Toàn quyền 27 - 12 - 1913
với tư cách là “công dân, thần dân và dân bảo hộ Pháp” người “bản xứ” được
bình đẳng về danh nghĩa với người Pháp trong việc nhượng đất cả dưới hình thức phải trả tiền hay dưới hình thức cho không.
Năm 1923, trong cuốn sách của mình “việc khai thác các thuộc địa của
Pháp” Albert Sarraut tuyên bố “sẽ không còn tình trạng tước đoạt của một
giống người này đối với một giống người khác nữa mà chỉ còn sự hợp tác mà thôi”.
Trước khi nghị định 27 - 12 - 1913 được ban hành, việc nhượng đất ở Đông Dương được dành gần như độc quyền cho các cá nhân, các liên danh và các công ty của người Pháp. Người nước ngoài, kể cả người Hoa không có quyền tham gia vào việc xin cấp đất, thụ đắc bất động sản về đất đai và khai thác nông nghiệp ở Đông Dương, người “bản xứ” chỉ được phép xin các tiểu đồn điền ở trung du và miền núi Bắc kỳ. Từ 1913 với quyết định mới trong nghị định 27 - 12 đối tượng được xin nhượng và khai thác đất đã mở rộng hơn, không phải chỉ có các công dân Pháp mới được hưởng chế độ này mà
các “Thần dân, dân bảo hộ Pháp” cũng được xin đất và khai thác đất.
Những người nước ngoài cũng như người không được hưởng luật dân sự thì không thể thụ đắc đất công dưới bất kỳ hình thức nào, phải trả tiền hay không.
Nghị định 4 - 2 - 1925 được ban hành để loại trừ người nước ngoài ra khỏi việc được hưởng những hợp đồng có tính chất hành chính ở Đông Dương, người nước ngoài vẫn luôn luôn không được tham dự vào việc nhượng đất. Nếu là các công ty, số thành viên và những người trong ban trị sự phải chủ yếu là những người có quốc tịch Pháp.
Còn đối với người “bản xứ” thì không phải người “bản xứ” nào cũng hiểu biết luật pháp, nhất là thư luật pháp chỉ được soạn thảo bằng tiếng Pháp để có thể tiến hành những thủ tục xin nhượng đất và điều quan trọng là không phải người “dân bảo hộ” nào cũng có đủ khả năng về tài chính để xin và khai thác đất. Do vậy số người Việt được nhượng đất, lập đồn điền theo quy chế nhượng đất chung ở đây là không nhiều.
Về các công ty, các điều khoản cũng bắt buộc các công ty xin đất phải có trị sở tại xứ bảo hộ hay trên lãnh thổ Pháp và phải được thành lập một cách hợp thức theo quy định của luật pháp nước Pháp.
Các viên chức và nhà binh, khắc phục tính cực đoan, cứng nhắc thì cấm các viên chức “bản xứ” đương chức được trở thành sở hữu chủ tại nơi đang dưới quyền.
Về hình thức cấp nhượng đất thì trước năm 1913 tất cả các loại đất công – nông nghiệp đều được cấp nhượng dưới hình thức cho không với giá ấn định là 1 france/1 ha và diện tích cho không là vô hạn. Các điền chủ có thể xin nhượng bao nhiêu tùy ý, cốt để khuyến khích việc chiếm lấy đất “công”. Nghị định 27 - 12 - 1913 được ban hành, nhượng theo hình thức cho không trở thành ngoại lệ, nhượng dưới hình thức phải trả tiền qua việc bán đấu giá trở thành nguyên tắc. Theo tinh thần nghị định này việc cho không được áp dụng đối với các đồn điền có diện tích bằng hay dưới 50 ha để khuyến khích các tiểu và trung điền chủ người Pháp cũng như người Việt. Những đồn điền trên 50 ha được nhượng dưới danh nghĩa phải trả tiền theo 2 cách thức trên.
Mục đích là đẩy mạnh công cuộc nhượng đất, khẩn hoang trên quy mô lớn nhằm khai thác nhiều nhất nền nông nghiệp thuộc địa và những sản phẩm nhiệt đới mà công nghiệp và thương mại Pháp đang cần. Tính mục đích cũng còn là bố trí lại lao động trên toàn lãnh thổ để cung cấp nhân công cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của người Pháp để giãn bớt dân ở những vùng đồng bằng quá đông, có thể gây ra sự bất ổn về chính trị và xã hội cho chế độ thuộc địa, quy chế này còn nhằm xoa dịu bớt mâu thuẫn giữa dân “bản xứ ” với chính quyền thực dân thông qua vấn đề ruộng đất.
2.1.2 Hoạt động của phòng canh nông Bắc kỳ
Sau 1918, cơ quan này tiếp tục những hoạt động của mình. Về tổ chức, thành viên của nó vẫn gồm tuyệt đại đa số là người Pháp được lựa chọn trong giới điền chủ.
Ở giai đoạn này các trạm trại thí nghiệm cũ đều đã mở rộng hoạt động. Trong những năm 1920, Albert Sarraut - toàn quyền Đông Dương và Brenier - giám đốc sở kinh tế Đông Dương quyết định lập thêm một số cơ sở khác. Kết quả là đến năm 1930 thêm vào một số trạm trại được thành lập từ giai đoạn trước như Thanh Ba, La Phù, Phú Thụy… 17 trạm thí nghiệm được lập ra ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Sa Pa…
Trạm giống Ngô Tuyên Quang lập năm 1914. Năm 1920, ngoài Ngô trạm này còn tiến sang nghiên cứu cả chè và cà phê, số vốn mà trạm này đầu tư cho hoạt động của mình khá lớn. Trạm này đã xây dựng được cả xưởng cơ khí chế biến Chè đen.
Trạm Phú Hộ (Phú Thọ) lập theo nghị định 21 - 1 - 1918 trên diện tích 180 ha, nghiên cứu các loại cây lấy dầu, chè, cà phê. Năm 1921 trạm bắt đầu hoạt động với 23.000 cây cà phê, 30.000 cây chè. Năm 1930 diện tích các loại cây trồng thí nghiệm tăng lên.
Sau chiến tranh, trạm Côn Trùng Chợ Gành (Ninh Bình) sáp nhập với trạm Phú Hộ để nghiên cứu bệnh bọ rầy ở cà phê. Trạm này đã nhận được những khoản tiền cho hoạt động hàng năm lớn.
Cũng như giai đoạn trước, các trạm trại thí nghiệm mang tính chất hướng dẫn đối với các nhà canh nông. Mặt khác chúng còn cung cấp cho họ giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao hơn là những gì vẫn quen nuôi, trồng.
Bên cạnh phòng canh nông thì một số cơ quan tư vấn, chuyên môn về nông nghiệp được thành lập.
Trước chiến tranh, ở Đông Dương nói chung không có cơ quan chuyên trách vấn đề khai thác thuộc địa về nông nghiệp của người Âu. Lĩnh vực này phụ thuộc vào cơ quan chỉ đạo kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Sau chiến tranh, trước sự phát triển của việc nhượng đất, khấn hoang
trên phạm vi toàn xứ, với rất nhiều vấn đề đặt ra, người Pháp đã phải lập ra một hệ thống các Hội Đồng khai thác thuộc địa để cố vấn cho chính quyền trong việc điều khiển công việc này.
2.2 KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN Ở BẮC KỲ TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945 2.2.1 Số lượng đồn điền và diện tích đồn điền được khai thác 2.2.1 Số lượng đồn điền và diện tích đồn điền được khai thác
Từ năm 1919, ngay sau chiến tranh, phong trào nhượng đất theo quy chế nhượng đất chung đã tỏ dấu hiệu phục hồi và phát triển.
Năm 1919 có 27 đồn điền được nhượng với diện tích 2.663 ha tại các tỉnh Vĩnh Yên, Hải Ninh, Cao Bằng… trong đó 10 đồn điền với diện tích 2.023 ha thuộc các điền chủ người Pháp, 17 đồn điền với diện tích 640 ha thuộc các điền chủ người Việt.
Năm 1920, 10 đồn điền trên diện tích 498 ha được lập ở Phú Thọ, Hà Đông, Vĩnh Yên…trong đó có 1 của người Pháp, 9 của người Việt.
Năm 1921, có 14 đồn điền, diện tích 1.096 ha được nhượng tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên… trong đó 7 đồn điền của người Pháp và 7 đồn điền của người Việt.
Năm 1922, có 7 đồn điền với diện tích 1.425 ha được nhượng ở Hà Đông, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Nam với 5 đồn điền của người Pháp và 2 đồn điền của Người Việt.
Năm 1923, có 10 đồn điền diện tích 2.323 ha được nhượng ở Kiến An, Vĩnh Yên, Phú Thọ… với 3 là của người Pháp, 7 là của người Việt.
Năm 1924, có 4 đồn điền diện tích là 895 ha được nhượng ở Hà Nam, Thái Nguyên, Sơn Tây… với 2 là của người Việt và 2 là của người Pháp.
Năm 1925, có 9 đồn điền được nhượng nhưng chỉ có diện tích 821 ha ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Ninh, Tuyên Quang, Sơn Tây với 2 là của người Pháp, 7 là của người Việt.
Năm 1926, có 9 đồn điền diện tích 1.682 ha được nhựơng ở Kiến An, Hòa Bình, Thái Nguyên với 6 là của người Pháp và 3 là của người Việt.
Năm 1927, có 5 đồn điền diện tích 3.526 ha được nhượng ở Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái… với 4 là của người Pháp và 1 là của người Việt.
Bị ảnh hưởng bởi nghị định 26 - 3 - 1927 về việc tạm ngừng cấp đất trong khi chờ một quy chế mới, các điền chủ thôi không làm đơn xin đất nữa do đó vào năm 1928 chỉ còn 2 đồn điền được nhượng với diện tích 17 ha. Việc nhượng đất trở lại vào 2 năm 1930 - 1931 mỗi năm có 1 chục đồn điền được nhượng với diện tích trong khoảng 1.000 - 5.000 ha. Cụ thể là:
Năm 1930, có 12 đồn điền diện tích 1.526 ha được nhượng ở Hải Dương, Phú Thọ, Lào Cai, trong đó 6 đồn điền của người Việt, 6 đồn điền của người Pháp.
Năm 1931, có 10 đồn điền diện tích 3.253 ha được nhượng ở Vĩnh yên, Phú Thọ, Thái Nguyên mà 7 là của người Pháp và 3 là của người Việt.
Trong những năm 1932, 1933, 1934, 1935 số lượng đồn điền giảm đi đáng kể do khủng hoảng kinh tế, giá nông sản hạ nhất là cà phê. Các điền chủ không muốn mở mang thêm đồn điền. Từ 1932 đến 1935 mỗi năm chỉ có bình quân 602 ha được cấp nhượng tạm thời.
Năm 1932, có 10 đồn điền diện tích 780 ha ở Ninh Bình, Sơn tây, Quảng Yên với 2 đồn điền của người pháp và 8 đồn điền của người Việt.
Năm 1933, có 8 đồn điền diện tích 244 ha nhượng ở Quảng Yên, Sơn Tây, Lào Cai mà 3 là của người Pháp, 5 của Người Việt.
Năm 1934, có 11 đồn điền diện tích 1.366 ha được nhượng ở Ninh Bình, Sơn Tây trong đó 5 là của người Pháp và 6 là của người Việt.
Năm 1935, có 4 đồn điền nhỏ với 2 của người pháp và 2 của người Việt.
Năm 1936, đồn điền được nhượng tăng lên với số lượng điền chủ tham gia đông hơn.
Năm 1937, tăng vọt lên đến 30 đồn điền được nhượng ở Vĩnh Yên, Phú Thọ, Bắc Giang… trong đó 10 là của người Pháp và 20 là của người Việt.
Năm 1938, lại giảm xuống còn 10 đồn điền trong đó 5 được nhượng cho người Pháp và 5 được nhượng cho người Việt.
Năm 1939, có 27 đồn điền được nhượng tại 7 tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ… trong đó 14 đồn điền của người Pháp và 13 đồn điền của người Việt.
Năm 1940, có 20 đồn điền được nhượng ở Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Giang… trong đó 11 đồn điền của Người Pháp và 9 đồn điền của Người Việt.
Năm 1941, có 33 đồn điền nhượng tại Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên trong đó 7 đồn điền của người Pháp và 26 là của Người Việt.
Từ năm 1943, công việc nhượng đất ngừng dần. Năm 1944 chỉ còn 300 ha được nhượng và sang năm 1945 thì ngừng hẳn. Trong chiến tranh, giá nông sản hạ, giá nhân công cao các đồn điền bị bỏ hoang, việc cấp nhượng đồn điền ngừng hẳn.
Như vậy trong 27 năm từ 1919 đến 1945 có 335 đồn điền được thiết lập của cả người Pháp và cả người Việt.
Trong sự giảm sút chung của phong trào nhượng đất khẩn hoang ở Bắc kỳ, vùng đồng bằng sự giảm sút rõ rệt hơn, nhất là ở vùng đất trũng vốn là nơi đồn điền được thiết lập sớm và có số lượng đáng kể.
Ở trung du thì sự giảm sút không đáng kể lắm, trong 27 năm từ 1919 đến 1945 vẫn có 250 đồn điền được thiết lập ở đây. Trái với đồng bằng là nơi đại đa số đất nhượng thuộc về các điền chủ người Việt, ở vùng trung du 2/3 diện tích đất nhượng thuộc về các điền chủ người Pháp.
Thượng du luôn xếp ở hàng cuối cùng trong việc nhượng đất, khẩn hoang ngay cả khi chính quyền thuộc địa muốn tập trung khai thác vào vùng đất này. Sự yếu kém của việc nhượng đất vùng thượng du là sự yếu kém chung của công cuộc nhượng đất khẩn hoang ở Bắc kỳ.
* Số lượng các điền chủ.
Trong giai đoạn từ 1919 đến năm 1945 có 274 điền chủ xin đất lập đồn điền theo quy chế nhượng đất chung ở Bắc kỳ . Về quốc tịch của những người được nhượng đất thì trong 274 điền chủ có 100 là người Pháp và 174 là người Việt. Trong các điền chủ, số người Pháp xin đất lập đồn điền ở giai đoạn này giảm đi một cách đáng kể so với ở giai đoạn trước vì rằng sau năm 1919 có nhiều hình thức thiết lập đồn điền được đưa ra để các điền chủ lợi dụng. Sau chiến tranh, các điền chủ cũng tập chung khai thác các đồn điền đã được nhượng vì chúng thuộc những vùng dễ canh tác hơn là xin thêm những đồn điền ở vùng cao, không tiện đường giao thông, khó khăn trong việc mộ nhân công và trong việc khai khẩn đất. Hơn nữa, những vùng đất mới thích hợp với việc thành lập các đại đồn điền trồng cà phê, cao su, hồ tiêu ở Nam kỳ và Nam Trung kỳ đã thu hút sự chú ý của họ.
Đối với các điền chủ người Việt, sự thay đổi trong quy chế nhượng đất, sự mở rộng công cuộc khẩn hoang đã tạo ra cơ hội tốt để một số người việt Lao vào xin nhượng đất và nhiều người trong số họ đã trở thành những đại địa chủ.
*Nguồn gốc xã hội, nghề nghiệp của các điền chủ:
Sau năm 1919, có thêm các điền chủ người Việt tham gia vào việc nhượng đất, khẩn hoang nói chung cho nên thành phần của các điền chủ giờ đây trở nên phức tạp hơn so với trước. Hai bộ phận điền chủ Pháp - việt ấy cùng được hưởng chế độ nhượng đất, lập đồn điền thep quy chế chung.
Nguồn gốc xã hội và hoạt động nghề nghiệp của các điền chủ có ảnh hưởng rất lớn đến việc xin nhượng đất và kết quả của việc khai thác đất.
Cụ thể là:
- Điền chủ chuyên canh nông. - Điền chủ là thương gia. - Điền chủ là chủ thầu. - Điền chủ làm nghề tự do.
- Điền chủ là người làm công và viên chức. - Điền chủ là quan chức chính quyền. - Điền chủ là nhà binh.
- Điền chủ là cha cố đạo Thiên Chúa. * Nhân công của đồn điền.
Vấn đề nhân công của đồn điền ở Bắc kỳ sau 1919 được đặt ra và giải quyết trong khuôn khổ của công cuộc khai thác thuộc địa trên toàn Liên bang