Ở Bắc kỳ, những vùng nông nghiệp thương phẩm khá lớn xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Cùng với việc thiết lập các đại đồn điền của các điền chủ người pháp và sự du nhập của một phương thức sản xuất mang yếu tố Tư bản chủ nghĩa vào đây. Những vùng nông nghiệp thương phẩm ấy được tạo thành chủ yếu từ những đồn điền chuyên canh mà 2 thứ cây trồng chính là cà phê và lúa. Các đồn điền chuyên canh cà phê tập chung ở các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn Tây. Các đồn điền chuyên canh lúa trải ra trên các tỉnh của vùng đồng bằng: Hải Dương, Vĩnh Yên, Phúc Yên và các tỉnh vùng trung du Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Sang giai đoạn sau này thì các đồn điền chuyên canh diện tích chuyên canh giảm đi, nhường chỗ cho chế độ đa canh của các loại cây trồng khác nhau do một số đồn điền chuyên canh bị tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933). Tuy nhiên phương thức canh tác này vẫn được duy trì ngay cả khi các đồn điền bị thu hồi để trao cho các điền chủ khác.
Về cây trồng, bên cạnh lúa và cà phê hai thứ cây trồng chính thì trẩu, hồi, quế… cũng được trồng trên các đồn điền chuyên canh.
Có 22 đồn điền chuyên canh cà phê và 3.864 ha chiếm 22,9 % các đồn điền chuyên canh, đại đa số các đồn điền này là thuộc về các điền chủ người Pháp. Trong 17 điền chủ của 22 đồn điền này chỉ có một là người Việt.
Trên các đồn điền chuyên canh cà phê, các điền chủ thường kết hợp với chăn nuôi đại gia súc ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào quy mô của các đồn điền và khả năng chăn nuôi của các điền chủ.
Về phân bố các đồn điền chuyên canh cà phê vẫn được thiết lập chủ yếu tại những vùng vốn là trung tâm cà phê của Bắc kỳ: Hà Nam, Hà Đông, Ninh Bình.
Bên cạnh đó thì có 40 đồn điền chuyên canh lúa thuộc 26 điền chủ, chiếm 5.355 ha tức là chiếm 41% số đồn điền.
Về phân bố, 40 đồn điền chuyên canh lúa được thiết lập trên các tỉnh Vĩnh Yên, Hải Dương, Kiến An…
Các đồn điền chuyên canh những cây lấy dầu như: Quế, hồi, trẩu… là những loại dầu được dùng trong y tế và công nghiệp máy móc. Việc trồng các loại cây này trên các đồn điền người Pháp và cả người Việt từ sau năm 1920 trở đi để phục vụ cho nhu cầu thi trường trong nước và xuất khẩu.
Trong các loại cây lấy dầu kể trên, phổ biến nhất được trồng trên nhiều đồn điền là trẩu, quế, hồi… những loại cây đó được trồng xen với nhau.
Do tính chất ưa nước cho nên các loại cây này thường được trồng trên các vùng đất cao của các tỉnh trung du và miền núi.