Đồn điền và diện tích đất nhượng dành cho chăn nuôi

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1945 (KL03848) (Trang 57)

Chăn nuôi ra đời trước hết là do nhu cầu của trồng trọt về sức kéo và phân bón. Trồng trọt càng được mở rộng thì chăn nuôi càng phát triển, nhất là khi mà phân hóa học chưa được nhập vào với khối lượng lớn và việc cơ giới hóa chưa được tiến hành trên khu vực đồn điền. Sau đó khi nhu cầu của dân cư đặc biệt là dân Âu, có mặt ngày càng đông ở Bắc kỳ, về thịt và các sản

phẩm chăn nuôi tăng lên thì việc chăn nuôi cũng đáp ứng một phần khiêm tốn cho nhu cầu đó. Sang giai đoạn này chăn nuôi tiếp tục tồn tại và được mở rộng theo sự gia tăng của các đồn điền.Mục đích chính của việc chăn nuôi vẫn

được khẳng định là phục vụ cho nhu cầu trồng trọt: “Đồn điền chăn nuôi phải

đi trước và chuẩn bị cho đồn điền trồng trọt. mục đích mà chính quyền theo đuổi là tăng lên diện tích trồng trọt thì chăn nuôi phải là giai đoạn đầu của việc thực hiện” [12, tr.337].

Lúc này nhu cầu nội địa về các sản phẩm vật nuôi tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng của số dân người Âu và sự thay đổi thói quen ăn uống của một bộ phận dân cư đô thị người Việt giống như đối với cà phê.

5 đồn điền chuyên chăn nuôi gồm:

Đồn điền Leconte Emile 21,89 ha ở Hà Nam được nhượng dưới hình thức cho thuê trong 18 năm với mức địa tô phải trả hàng năm là 2,2 đồng.

2 đồn điền của Marius Borel tổng cộng là 314 ha được nhượng dưới hình thức cho thuê có thời hạn 18 năm.

Đồn điền Reynaud Victor 49,3 ha ở Sơn Tây cũng được nhượng dưới hình thức cho thuê 18 năm

Đồn điền Yagappa Sơn Tây. 93 đồn điền kết hợp với trồng trọt.

Một phần của tài liệu Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1945 (KL03848) (Trang 57)