1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập số, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học (KL03823)

83 3,4K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ********* ĐỖ THỊ THANH TUYỀN HƯỚNG DẪN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ TẬP HỢP SỐ VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO NGOÀI GIỜ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PP dạy học toán Người hướng dẫn khoa học PGS. TS NGUYỄN NĂNG TÂM HÀ NỘI - 2011 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ” Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta đến nay còn nguyên giá trị. Điều này chứng tỏ từ ngày xưa nhân dân ta đã có ý thức nuôi dạy con ngay từ khi trẻ vừa lọt lòng. Chăm sóc – giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người tương lai của đất nước. Nhà giáo dục Xô Viết A-X- Macarencô đã từng nói rằng: Những gì mà trẻ em không có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn. Hoặc công trình nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu Trẻ em trước tuổi học được PTS Phạm Mai Chi khẳng định “ Sự phát triển về trí tuệ nó thường xảy ra trong 4 năm đầu cũng giống như 13 năm tiếp theo. Người ta ước tính khoảng 50% sự phát triển trí tuệ của con người là đạt được ở giai đoạn bào thai đến 4 tuổi, từ 4 – 8 tuổi đạt được 30% và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trưởng thành nhưng tốc độ chậm dần sau tuổi 18” (xem [1]. tr.108). Lịch sử Giáo dục mầm non ghi nhận: “Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, là khâu đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách con người” (xem [1]. tr.114) . Như vậy, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. Tầm quan trọng của Giáo dục mầm non là ở chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Ngày nay, giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc – giáo dục trẻ 3 càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lý của thế giới văn minh. Bậc học mầm non trong những năm gần đây đã được đặt đúng vị trí xứng đáng của nó - đây là bậc học cơ sở giúp trẻ học lên các bậc học cao hơn. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở mẫu giáo. Đối với trẻ ở trường mầm non, trẻ được vui chơi, hoạt động với đồ vật, trong đó hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, không vì thế mà chúng ta sao nhãng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi khám phá thế giớ xung quanh, mối quan hệ tự nhiên, xã hội qua các môn như: Môi trường xung quanh, âm nhạc, thể dục, văn học, tạo hình, toán. Ở trường Mầm non, việc tổ chức cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học có một vai trò to lớn. Đó là cơ hội tốt giúp hình thành những tri thức mới, rèn luyện và củng cố những tri thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ; hình thành và phát triển ở trẻ khả năng chú ý lâu bền có chủ định, rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ và tính tích cực tự giác trong học tập, góp phần hoàn thiện và phát triển năng lực cảm giác, thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ Trong số các biểu tượng toán học mà trẻ mẫu giáo được làm quen, biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm đi theo trẻ suốt quá trình làm quen với toán và học các môn học khác. Khi làm quen với các biểu tượng này, trẻ còn hiểu và diễn đạt được các từ: một, nhiều, ít, rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, chia, nhóm, ghép đôi, kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản Đó là những kỹ năng cơ bản quan trọng để trẻ học tốt môn học toán sau này. Việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mầm non không chỉ dừng lại trong các tiết học làm quen với Toán mà cô giáo cần dạy cho trẻ biết vận dụng những kiến thức kỹ năng đã học vào các hoạt động khác của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Việc đó đã giúp trẻ củng cố các kiến thức, kỹ năng đã 4 có, làm cho trẻ có nhận thức sâu sắc hơn về chúng, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các kiến thức đó với cuộc sống thực tế và chính điều này giúp trẻ biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh nó. Mặt khác qua các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày mà cô giáo hướng dẫn trẻ được làm quen và bước đầu nhận biết về các biểu tượng toán. Tóm lại, dạy ngoài giờ học là một việc làm cần thiết trong quá trình hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo. Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về việc dạy học sau này, chúng tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu: “Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc dạy học các biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo. Trình bày việc hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo. Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ từ 3 - 6 tuổi ngoài giờ học. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Quan sát dự giờ. Nghiên cứu tài liệu. Phân tích, điều tra. Tổng kết kinh nghiệm. Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp khắc phục. 6. Cấu trúc đề tài Phần 1. Mở đầu Phần 2. Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học Chương 3: Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp Phần 3. Kết luận, kiến nghị Tài liệu tham khảo 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo bé về các biểu tượng tập hợp, số lượng và phép đếm Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trẻ đã có những biểu tượng về tập hợp được cấu tạo từ các đối tượng cùng dạng hay không cùng dạng. Thông qua các hoạt động trong thực tế trẻ đã được làm quen với tập hợp: những đồ chơi, nhiều bông hoa, nhiều quả bóng Trong quá trình vui chơi, được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng xung quanh đã tạo điều kiện cho trẻ cảm thu các tập hợp bằng các giác quan khác nhau: Mắt nhìn, tai nghe, tay sờ mò, Biểu tượng về “tập hợp các vật” (số nhiều) và “một” được hình thành. Khi nắm được ngôn ngữ, trẻ hiểu và diễn đạt được từ “một” hay “nhiều”. Ví dụ: trẻ nói được “có một ô tô”, “có nhiều xe máy”, “có một con gà mẹ”, “có nhiều con gà con” Ở độ tuổi mẫu giáo bé, trẻ đã có khả năng nhận biết về tập hợp như một thể thống nhất và trọn vẹn, song trẻ chưa hình dung rõ ràng tất cả các phần tử của tập hợp và cũng chưa biết rõ từng phần tử của tập hợp. Ví dụ: Cô có 5 cái bát xếp thành hàng ngang, khi cô yêu cầu lấy cho cô nhiều cái thìa thì trẻ làm được, nhưng khi cô yêu cầu hãy đặt cho mỗi cái bát 1 cái thìa thì trẻ chỉ đặt cho 1 – 2 chiếc bát đầu và cuối, coi như là đã làm xong, không để ý đến những chiếc ở giữa. Qua đó chứng tỏ rằng trẻ đã thấy giới hạn của tập hợp nhưng chưa nhận rõ từng phần tử của tập hợp. Nhu cầu so sánh số lượng giữa các nhóm vật ở trẻ bắt đầu nảy sinh. Lúc này, việc phân biệt số lượng nhiều - ít giữa các nhóm vật dựa nhiều vào cảm tính, trực quan vì vậy việc nhận biết và so sánh số nhiều ở trẻ còn bị ảnh 7 hưởng bởi sự tác động của một số yếu tố bên ngoài như màu sắc, kích thước, sự phân bố trong không gian. - Khi bắt đầu nhận biết giới hạn của số nhiều thì các cháu lại nảy sinh nhu cầu lựa chọn “số nhiều” theo các dấu hiệu bên ngoài: Màu sắc, kích thước, hình dạng. Ví dụ: Đưa cho trẻ một rổ các hình và yêu cầu trẻ phân loại thì thường trẻ sẽ xếp giêng các hình theo màu sắc: xanh, đỏ, vàng. Trẻ không quan tâm các hình đó là hình gì. - Kích thước các vật và sự bố trí trong không gian cũng ảnh hưởng đến việc so sánh số nhiều ở trẻ. Ví dụ: Có 5 chấm tròn và 3 quả cam thì trẻ vẫn coi 3 quả cam nhiều hơn 5 chấm tròn. Vì vậy cần khuyến khích khi trẻ quan tâm đến số lượng và đếm như trẻ hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng. Trẻ 3-4 tuổi đã biết gắn mỗi động tác, mỗi vật với một từ giống nhau “này, này, này, ” hay “nữa, nữa, nữa, ” khi lập tập hợp. Trẻ có khả năng đếm song chưa biết đếm, thể hiện trẻ đã biết gắn mỗi số tự nhiên (bắt đầu từ số 1) với một vật nhưng lại không nêu được kết quả của phép đếm. Ví dụ: Khi cô hỏi “nhà con có bao nhiêu người” trẻ đã trả lời “Bố là 1, mẹ là 2, chị là 3, cháu là 4”. Cô giáo hỏi “Tất cả là bao nhiêu người” thì trẻ không trả lời được. Điều đó chứng tỏ trẻ chưa biết khái quát để nêu lên kết quả của phép đếm. Khi được dạy học đếm, trẻ biết tách số từ cuối cùng ra khỏi quá trình đếm và hiểu rằng số cuối cùng là số chỉ số lượng phần tử của tập hợp. Đó là kết quả của phép đếm. 8 Vì vậy cần phải dạy cho trẻ 2 – 3 tuổi được làm quen với tập hợp như là “số nhiều” các vật đồng nhất (có chung một dấu hiệu bên ngoài). Nhận biết và phân biệt được 1 vật và nhiều vật. Cần phải dạy trẻ 3-4 tuổi biết thu nhận tập hợp là một thể thống nhất trọn vẹn bao gồm các phần tử có một dấu hiệu chung, phân biệt rõ ràng từng phần tử của tập hợp, biết ghép phần tử thành một tập hợp và ngược lại biết tách tập hợp thành những phần tử riêng rẽ để hiểu được quan hệ “một – nhiều”. Trước khi dạy trẻ về con số, dạy trẻ biết so sánh các tập hợp cụ thể để thấy được sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các tập hợp bằng cách ghép đôi. Dạy trẻ nhận biết tập hợp bằng các giác quan khác nhau: mắt, tai, tay. Luyện cho trẻ phân biệt được tay phải, tay trái và hướng chuyển động của tay từ trái sang phải. Tập cho trẻ làm quen và hiểu ý nghĩa để sử dụng được các từ “nhiều, ít, một, bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn, bao nhiêu, bấy nhiêu” về số lượng. Trên cơ sở biết so sánh 2 tập hợp hơn kém 1 phần tử bằng thiết lập tương ứng 1-1, dạy trẻ biết đếm trong phạm vi 5, biết trả lời câu hỏi “có bao nhiêu”, hiểu và biết diễn đạt các kết quả đã làm bằng lời nói cụ thể. Dạy trẻ hiểu ý nghĩa của số: số dùng để chỉ độ lớn của tập hợp, các tập hợp có số lượng bằng nhau được đặc trưng bởi cùng một số, các tập hợp có số lượng khác nhau được đặc trưng bằng các số khác nhau. Qua đó cho trẻ thấy số lượng không phụ thuộc vào tính chất và cách sắp xếp của vật trong không gian; dạy trẻ biết tạo ra một tập hợp theo mẫu hoặc là theo một số cho trước 1.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ về các biểu tượng tập hợp, số lượng và phép đếm Sang tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ hiểu tập hợp không phải chỉ là một thể thống nhất trọn vẹn có một dấu hiệu mà có thể gồm nhiều phần, mỗi phần có 9 những dấu hiệu riêng khác nhau và số lượng có thể không bằng nhau. Trẻ đã có khả năng phân tích rõ ràng từng phần tử của tập hợp, đánh giá độ lớn các tập hợp theo số lượng các phần tử. Vì vậy, sự ảnh hưởng của các dấu hiệu bên ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước, sự phân bố trong không gian đến việc tiếp thu số nhiều ở trẻ đã giảm. Trẻ có khả năng so sánh số lượng giữa 2 nhóm đồ vật (có độ chênh lệch ít về số lượng) bằng cách thiết lập tương ứng 1-1 giữa các đối tượng của 2 nhóm đó mà không cần đếm. Trên cơ sở đó trẻ hiểu được 2 tập hợp có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau về số lượng. Cần khuyến khích trẻ quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: “bao nhiêu?” “là số mấy?” Khi được dạy học đếm, trẻ biết tách số từ cuối cùng ra khỏi quá trình đếm và hiểu rằng số cuối cùng là số chỉ số lượng phần tử của tập hợp. Đó là kết quả của phép đếm. Trẻ gọi số lượng các phần tử của tập hợp bằng số và hiểu rằng mỗi tập hợp có một số lượng cụ thể, các tập hợp có số lượng bằng nhau bao giờ cũng được đặc trưng bằng một số như nhau, các tập hợp có số lượng không bằng nhau được đặc trưng bằng các số khác nhau. Trên cơ sở đó trẻ có thể so sánh số lượng của 2 tập hợp bằng kết quả của phép đếm. Vì vậy cô giáo cần dạy trẻ hiểu tập hợp là một thể thống nhất có thể gồm các thành phần với các dấu hiệu khác nhau. Biết so sánh các phần với nhau để xác định xem chúng bằng nhau hay không bằng nhau mà không cần phải đếm. Trẻn cơ sở biết so sánh 2 tập hợp hơn kém nhau 1 phần tử bằng thiết lập tương ứng 1-1, dạy trẻ đếm trong phạm vi 10, nắm vững thứ tự gọi tên các số từ 1 đến 5, thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. biết trả lời câu hỏi “có bao nhiêu”, hiểu và biết diễn đạt các kết quả đã làm bằng lời nói cụ thể. Dạy trẻ hiểu ý nghĩa của số: số dùng để chỉ độ lớn của tập hợp, các tập hợp có số lượng bằng nhau được đặc trưng bởi cùng một số, các tập hợp có số lượng 10 khác nhau được đặc trưng bằng các số khác nhau. Qua đó cho trẻ thấy số lượng không phụ thuộc vào tính chất và cách sắp xếp của vật trong không gian; dạy trẻ biết tạo ra một tập hợp theo mẫu hoặc là theo một số cho trước, dạy trẻ nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. 1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn về các biểu tượng tập hợp, số lượng và phép đếm Trẻ 5-6 tuổi có khả năng phân tích từng phần tử của tập hợp tốt hơn, có thể hình dung được phần tử của tập hợp không phải chỉ là từng vật riêng lẻ mà có thể là từng nhóm gồm một số vật. Xu hướng đánh giá tập hợp về mặt số lượng của trẻ tốt hơn, không còn chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài hay sự sắp xếp trong không gian. Trên cơ sở biết so sánh 2 tập hợp hơn kém 1 phần tử bằng thiết lập tương ứng 1-1, dạy trẻ biết đếm trong phạm vi 10, nắm vững thứ tự gọi tên các số Trẻ hiểu được 2 ý nghĩa của số: chỉ số lượng và chỉ thứ tự. Đồng thời trẻ có khả năng “gọi tên chung” cho các tập hợp có số lượng bằng nhau trong phạm vi 10 bằng các số từ 1 đến 10 và nhận biết được các chữ số đó. Trẻ còn nắm được thứ tự chặt chẽ giữa các số của dãy số tự nhiên từ 1 đến 10, thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Ở lứa tuổi này, trẻ còn có khả năng đếm các tập hợp với các đơn vị khác nhau, hiểu được thành phần của số từ các đơn vị, nghĩa là các cháu hiểu rằng đơn vị của số có thể là một nhóm vật chứ không nhất thiết là từng vật riêng lẻ. Động tác tay của trẻ hoàn thiện hơn, trẻ có khả năng cầm nắm các vật bằng các đầu ngón tay. Ngôn ngữ phát triển, vốn từ tăng giúp trẻ có khả năng hiểu, trả lời được các câu hỏi: “bao nhiêu? thứ mấy? cái gì?” và diễn đạt được kết quả các việc mình đã làm. Trẻ có khả năng giải các bài toán đơn giản trên các tập hợp cụ thể. Vì vậy cô giáo cần: [...]... dược học vào thực tế cuộc sống 14 CHƯƠNG 2 HƯỚNG DẪN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ TẬP HỢP, SỐ LƯỢNG VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO NGOÀI GIỜ HỌC 2.1 Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo bé ngoài giờ học 2.1.1 Nội dung - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng - Nhận biết 1 và nhiều - Gộp hai nhóm đối tượng và đếm - Tách một nhóm đối tượng thành. .. con, giáo viên đến và hỏi trẻ số thành viên trong gia đình,… Đối với trẻ 3 tuổi, giáo viên có thể hướng dẫn đếm số mới bằng cách thêm một đơn vị vào số đã biết Khi giới thiệu một số lượng mới bao giờ cũng phải dựa trên số lượng cũ mà trẻ đã biết ít hơn số lượng mới 1 đơn vị Thông thường, nếu trẻ nhìn vào một nhóm đối tượng có số lượng ít hơn 5 mà nói được kết quả (không phải đếm) thì sẽ dạy số lượng. .. động mà giáo viên cần duy trì với trẻ, cách này sẽ giúp trẻ thuộc tên và trật tự của số đếm Dạy trẻ đếm: đếm đúng trên đồ vật: Đếm không lặp lại (không lặp lại tên một số nào đó, không đếm lại các đối tượng đã đếm) , không bỏ sót (phải lần lượt gọi tên số theo thứ tự và không bỏ sót đối tượng) Giáo viên cần tận dụng mọi cơ hội cho trẻ đếm: đếm các đối tượng được xếp thành dãy, đếm theo các hướng khác... làm quen với biểu tượng toán, mà tiết học chỉ kéo dài trong 15-30 phút (tuỳ từng độ tuổi va hứng thú học của trẻ) Toán học lại là một môn học tương đối khô khan đối với tất cả các bậc học Đặc biệt ở bậc học mẫu giáo, việc hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ không hề đơn giản Vậy nên chỉ tiến hành hình thành biểu tượng toán cho trẻ trong các giờ học có chủ đích trên lớp thì trẻ sẽ không thể... năng đã học vào các hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày Khi đó ý nghĩa giáo dục của việc “dạy toán” cho trẻ sẽ được tăng lên đáng kể vì các kiến thức trẻ tiếp thu trong các giờ học được đưa vào vốn kinh nghiệm sống của nó và ngược lại trẻ sử dụng các kiến thức đã thu được trong giờ học vào các hoạt động trong cuộc sống hiện tại Đặc điểm của hình thức dạy học này: Cô giáo tổ chức hướng dẫn cho trẻ. .. các số đếm trong phạm vi 5 (từ 1, 2, 3, 4 và 5) - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 1; 2; 3; 4; 5 Ở bất kì chủ đề nào, trong bất kì tình huống thích hợp với các đối tượng có thể đếm được, hãy cho trẻ đếm Được học đếm và được rèn luyện kỹ năng này vào các giờ học và các giờ hoạt động khác trẻ sẽ đếm được trên đối tượng trong phạm vi 5 một cách thành thạo, tạo điều kiện tốt để trẻ mở rộng phạm vi đếm. .. và đếm đồ dùng trong gia đình trong sách báo sưu tầm - Tại góc dân gian: chơi những trò chơi dân gian: chi chi chành chành, nu na nu nống, lộn cầu vồng * Hoạt động 1: Nhận xét góc chơi - Cô đến từng góc chơi nhận xét hoạt động, rút kinh nhghiệm - Cô cho trẻ cất đồ chơi - Cho trẻ chuyển sang hoạt động khác 35 2.2 Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo nhỡ ngoài. .. phẩm Việc cho trẻ đếm không những rèn cho trẻ kỹ năng đếm mà còn giúp trẻ nhớ và hiểu nội dung tác phẩm hơn Ví dụ: Giờ kể chuyện Ba cô gái: giáo viên hỏi trẻ: Trong câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? Trẻ trả lời: Có 5 nhân vật: bà mẹ, 3 cô con gái, sóc con - Giờ Âm nhạc cho trẻ đếm khi dạy trẻ hát hoặc hát cho trẻ nghe những bài hát có liên quan đến số đếm, cho trẻ đếm những sự vật,... thì hãy cho trẻ gộp các nhóm, các nhóm này phải giống nhau về tên gọi, chủng loại Hãy cho trẻ thao tác trên các nhóm đối tượng cụ thể Nhóm mới được gộp từ hai nhóm, có số lượng không vượt quá số lượng trẻ đã biết Ví dụ: Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, giáo viên yêu cầu trẻ: lần 1 đi tìm 2 chiếc lá, lần 2 đi tìm 1 chiếc lá, sau đó yêu cầu trẻ gộp số lá 2 lần nhặt được, đếm và hướng dẫn trẻ đưa... Có những trò chơi học tập cho trẻ rẻn luyện kỹ năng gộp và đếm: Ví dụ: Trò chơi khoanh tròn 2 nhóm bất kì và đếm (Hình 2.1) (Hình 2.1) 2.1.2.4 Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn Đối với trẻ 3 tuổi, hãy để trẻ tách một nhóm có số lượng đối tượng đã biết thành hai nhóm theo ý thích của trẻ 22 Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ tham gia góc xây dựng trong chủ điểm thế giới động vật, giáo viên tự nghĩ . sống. 15 CHƯƠNG 2 HƯỚNG DẪN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ TẬP HỢP, SỐ LƯỢNG VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO NGOÀI GIỜ HỌC 2.1. Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm. Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo. Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ từ 3 - 6 tuổi ngoài giờ học. . của việc dạy học các biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo. Trình bày việc hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học. Tìm hiểu

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w