Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
411,8 KB
Nội dung
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC * * * * * ĐINH THỊ THÚY HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TẬP HỢP, SỐ LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán Người hướng dẫn khoa học: Th.S Phạm Đức Hiếu HÀ NÔI - 201 2 MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc khóa luận NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận 1.1 Một số vấn đề liên quan đến hình thành biểu tượng tập hợp cho trẻ mẫu giáo bé 1.2 Một số vấn đề về dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo Chương 2: Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho nhận thức của trẻ 1 1 3 3 3 4 4 5 5 8 16 3 2.1 Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫ u giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ thông qua trò chơi học tập 2.2 Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫ u giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ bằng phương pháp dạy học trực quan 2.3 Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ bằng phương pháp đàm thoại Chương 3: Giáo án hình thành biểu tượng tập hợp số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thứ c của trẻ Giáo án 1: Dạy trẻ ghép đôi tương ứng 1-1 Giáo án 2: Gộp hai đối tượng và đếm Giáo án 3: Đếm đến 3 và tạo nhóm có số lượng là 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 24 27 31 31 35 39 43 46 4 Lời cảm ơn Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, Thạc sĩ Phạm Đức Hiếu giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học- Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Những ý kiến của thầy đã giúp em nhìn sáng tỏ vấn đề và tìm ra cách giải quyết những vấn đề khó. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ giáo viên trường mầm non Mai Đình A- Sóc Sơn- Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian có hạn nên không tránh được những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà nội, tháng 4 năm 2011 Người thực hiện Đinh Thị Thúy 5 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan: 1. Đề tài: “ Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, có tham khảo tài liệu. 2. Khóa luận không sao chép từ những tài liệu có sẵn. 3. Kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, tháng 4 năm 2011 6 Người thực hiện Đinh Thị Thúy MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay xu thế toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội đang tạo ra sự hợp tác toàn diện giữa các quốc gia, khu vực, cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang hướng nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trưng là xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Bối cảnh thế giới đang tạo ra những thời cơ và thách thức mới cho đất nước ta. Nhận thức được điều đó, Đảng và nhà nước đã đề ra những chủ trương, chính sách nhằm phát huy thời cơ, chế ngự nguy cơ vượt qua khó khăn đưa đất nước lớn mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, vì vậy phải thực hiện đổi giáo dục để chấn hưng nền giáo dục nước nhà, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội là một nhiệm vụ cấp bách không chỉ của riêng ngành giáo dục mà của cả dân tộc. Đổi mới phải tiến hành toàn diện về nội dung, phương pháp, cơ cấu tổ chức ở tất cả các cấp học, bậc học. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên 7 trong hệ thống giáo dục quốc dân. Công tác giáo dục mần non có vai trò trọng yếu trong sự nghiệp giáo dục của đất nước, nhà giáo dục người Nga A.S Makarenko đã khẳng định: “Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên 5, những điều dạy cho trẻ trong thời kì đó chiếm 90% tiến trình giáo dục trẻ, về sau việc giáo dục, đào tạo con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, còn những nụ hoa đã được vun trồng trong 5 năm đầu tiên”. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Vì vậy đổi mới giáo dục phải tiến hành ngay ở bậc học này. “Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai”, việc chăm sóc tốt nhất cho trẻ em cũng chính là chuẩn bị cho những chủ nhân tương lai của đất nước có trí tuệ năng động, sáng tạo, phẩm chất tốt đẹp, có khả năng thích ứng với các loại hình lao động mới của thế kỉ XXI. Để làm được điều đó trong sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước nhà, việc phát huy tính tích cực của người học được coi là phương hướng trọng tâm ở tất cả các cấp và các bậc học. Phát huy tính tích cực, độc lập trong hoạt động nhận thức là một trong những yêu cầu cơ bản được đặt ra nhằm nâng cao vai trò chủ động, tích cực của người học trong hoạt động khám phá và lĩnh hội kiến thức. Cho trẻ làm quen với toán có vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ góp phần vào sự nghiệp phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông với những biểu tượng toán học sơ đẳng, những kĩ năng như phân biệt, so sánh, phân loại, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa… Trẻ em nhận biết các dấu hiệu toán học, các mối quan hệ toán học có trong các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh bằng con đường nhận biết cảm tính với sự hoạt động tích cực của các giác quan, khi trẻ thực hiện 8 thao tác trên sự vật hiện tượng, những biểu tượng toán sẽ được hình thành và phát triển cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm của trẻ. Thực chất của việc cho trẻ làm quen với toán chính là hình thành cho trẻ những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu, đó là những biểu tượng về tập hợp, kích thước, hình dạng, định hướng không gian… Trong đó việc hình thành cho trẻ biểu tượng về tập hợp là rất quan trọng đó không chỉ là cơ sở trong suốt quá trình học toán của trẻ mà nó còn là điều kiện để trẻ học những môn học khác. Thực tế hiện nay cho thấy việc cho trẻ làm quen với toán theo hướng đổi mới vẫn còn nhiều hạn chế, đối với giáo viên mầm non việc sử dụng phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ còn rất máy móc, trẻ học toán một cách thụ động và nhàm chán. Là một giáo viên mầm non tương lai với những kiến thức có được trong nhà trường và thực tế khi đi thực tập sư phạm ở trường mầm non tôi thấy rằng cho trẻ làm quen với toán theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ là rất thiết thực. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát huy tích tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo bé qua hoạt động hình thành biểu tượng tập hợp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc hình thành biểu tượng tập hợp cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng. - Tìm hiểu về tính tích cực nhận thức và phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ. 9 - Nghiên cứu và để xuất các biện pháp phát huy tích tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo bé qua hoạt động hình thành biểu tượng tập hợp. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng tập hợp cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ. - Phạm vi nghiên cứu: trẻ mẫu giáo bé trường mầm non Mai Đình A- Sóc Sơn- Hà Nội 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp điều tra Phương pháp quan sát Phương pháp đàm thoại Phương pháp thực nghiệm Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học 6. Cấu trúc khóa luận Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc khóa luận Nội dung 10 Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ Chương 3: Giáo án hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ Phụ lục Kết luận Tài liệu tham khảo NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Một số vấn đề liên quan tới hình thành biểu tượng tập hợp cho trẻ mẫu giáo bé: 1.1.1 Đặc điểm nhận thức biểu tượng tập hợp, số lượng của trẻ mẫu giáo bé Trong giai đoạn này trẻ đã có khả năng nhận biết về tập hợp như một thể thống nhất và trọn vẹn, tuy nhiên trẻ chưa hình dung rõ tất cả các phần tử của tập hợp. Việc so sánh số lượng giữa các nhóm vật ở trẻ bắt đầu nảy sinh. Trẻ phân biệt số lượng nhiều, ít giữa các nhóm vật dựa vào cảm tính, trực quan là chủ yếu. Vì vậy việc nhận biết và so sánh số nhiều ở trẻ còn bị ảnh hưởng bởi sự tác động của một số yếu tố bên ngoài: Kích thước, màu sắc, sự phân bố trong không gian. Đến khi bắt đầu nhận biết giới hạn của số lượng thì trẻ lại nảy sinh nhu cầu lựa chọn tập hợp theo các dấu hiệu bên ngoài: Màu sắc, kích thước, hình dạng. [...]... Với trẻ nhỏ những kinh nghiệm mà trẻ đã có chính là tiền đề, cơ sở cho 20 trẻ khám phá những điều mới lạ Tính tích cực của trẻ còn bị chi phối bởi trạng thái sức khỏe của trẻ, trẻ chỉ có thể hoạt động tích cực khi có thể chất và tinh thần hoàn toàn khỏe mạnh CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TẬP HỢP, SỐ LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ 2.1 Hình. .. hành hình thành biểu tượng tập hợp số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ bằng phương pháp đàm thoại * Hướng dẫn trẻ quan sát đối tượng - Lời hướng dẫn của giáo viên phải tập chung sự chú ý của trẻ vào những chi tiết của đối tượng cần quan sát không để trẻ quan sát tự do theo ý thích - Sau khi quan sát xong, giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ nêu nhận xét Giáo. .. thức 1.2.4.2 Các tiêu chuẩn của phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ Dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ chỉ có ý nghĩa khi người học tự nguyện, tích cực , có ý thức trong khi hoạt động Tiêu chuẩn của phương pháp này là: tính tích cực, tính tự do và tự giáo dục Tính tích cực của con người nói chung đều bộc lộ qua hành động Tính tích cực. .. này theo các cách khác nhau 2.2.2 Ý nghĩa của phương pháp trực quan trong hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ Một trong những nhiệm vụ chính của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non là phát triển trí tuệ và năng lực tư duy ở trẻ, các phương pháp dạy học trực quan có tác dụng giúp trẻ nhận biết các thuộc tính, ... được xây dựng dựa vào cơ sở lí luận về trò chơi học tập và tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo bé 2.2 Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ bằng phương pháp dạy học trực quan 2.2.1 Phương pháp dạy học trực quan Phương pháp dạy học dựa vào việc sử dụng những đối tượng và hiện tượng hiện thực (hay những vật mô tả chúng) gọi là... xét, trả lời câu hỏi phát huy vai trò chủ thể của trẻ trong hoạt động, luyện hco trẻ thói quen quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thói quen diễn đạt 33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIÁO ÁN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TẬP HỢP, SỐ LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ Giáo án1 Chủ đề: Gia đình Đề tài: Dạy trẻ ghép đôi tương ứng 1-1 Đối tượng: mẫu giáo bé Thời gian: 15-20 phút... TRẺ 2.1 Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ thông qua trò chơi học tập 2.1.1 Trò chơi học tập là gì? Trò chơi học tâp là loại trò chơi có luật tiêu biểu Khi tham gia vào trò chơi này trẻ gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ trí dục như: củng cố, chính xác hóa các biểu tượng, phát triển ngôn ngữ và hình thành các biểu tượng mới 2.1.2... nào, với mức độ nào hay ở thời điểm nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm lứa tuổi trẻ, vốn kiến thức, kĩ năng đã có của trẻ, khả năng nhận thức của trẻ trong lớp hay của từng trẻ 2.3 Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ bằng phương pháp đàm thoại 2.3.1 Phương pháp đàm thoại Đàm thoại là phương pháp dạy học được... hỏi, câu trả lời của giáo viên và trẻ Trong quá trình đàm thoại, giáo viên cần chú ý xem trẻ có sử dụng đúng các thuật ngữ toán học, có nói đúng, nói mạch lạc không và giáo viên có thể kết hợp giảng giải lại cho trẻ trong lúc đàm thoại 2.3.2 Ý nghĩa của phương pháp đàm thoại trong hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 31 Phương... của trẻ phát triển tốt hơn, phát triển cảm giác và khả năng tri giác nhanh nhạy, chính xác thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ về các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh đồngthời giúp trẻ chuyển từ tư duy trực quan hình tượng sang tư duy logic 29 2.2.3 Sử dụng phương pháp dạy học trực quan hình thành biểu tượng tập hợp số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của . bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ Chương 3: Giáo án hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ Phụ. 2.1 Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫ u giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ thông qua trò chơi học tập 2.2 Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho. cho trẻ mẫ u giáo bé theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ bằng phương pháp dạy học trực quan 2.3 Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng cho trẻ mẫu giáo bé theo hướng phát huy