Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
595,93 KB
Nội dung
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 5 MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của đề tài 1.1. Cái phi lí là một thuật ngữ quan trọng của văn học và phê bình văn học đương đại, nhằm chỉ tình trạng con người thoát li niềm tin nguyên thủy và cơ sở tư duy siêu hình, sống cô đơn, vô nghĩa trong cái thế giới xa lạ hiện hữu. Văn học phi lí là loại hình văn học độc đáo, ra đời trong giai đoạn xã hội phương Tây rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng những năm đầu thế kỉ XX. Văn học phi lí tuy phần lớn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa biểu hiện và chủ nghĩa hiện thực nhưng cơ sở triết học của nó là chủ nghĩa hiện sinh, cho rằng con người bắt đầu từ hư vô và kết cục hư vô, cả cuộc đời là một tồn tại khổ đau và phi lí. Văn học phi lí do đó cũng mang hình thức nghệ thuật đầy mới lạ, khác hẳn với truyền thống quen thuộc. Văn học nghệ thuật là địa hạt của sự sáng tạo. Từ sự quan sát đời sống của văn học đương đại có thể thấy chưa bao giờ cá tính sáng tạo của nhà văn và sự độc đáo, mới lạ của tác phẩm lại được đề cao như trong giai đoạn này. Những đợt sóng cách tân, đổi mới diễn ra không có điểm dừng khiến cho những sáng tạo, thể nghiệm của nhà văn luôn bị đặt trước nguy cơ “cũ đi”, bị phủ nhận trong một sớm một chiều. Thậm chí, mỗi nhà văn cũng phải luôn làm mới mình qua từng tác phẩm, như Aragông từng quan niệm: “Tôi viết ra chỉ để nói ngược lại chính tôi”. Văn học phi lí là loại hình văn học phi lí độc đáo, mới lạ. Do đó, việc tiếp thu tinh hoa của văn học phi lí phương Tây đã trở thành một hướng đi của nhiều nhà văn Việt Nam đương đại, góp phần đổi mới văn học theo hướng hiện đại. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 6 1.2. Phạm Thị Hoài là nhà văn sống, học tập và làm việc tại Đức – nơi được coi là một trong những trung tâm của những cách tân nghệ thuật đương đại. Do đó, Phạm Thị Hoài chịu ảnh hưởng khá nhiều của những đợt sóng đổi mới, cách tân, đặc biệt là những ảnh hưởng của loại hình văn học phi lí độc đáo. Với các tập truyện ngắn: Mê lộ (1989), Man Nương (1995), Marie Sến ( 1996), tiểu thuyết Thiên sứ và những tiểu luận độc đáo, Phạm Thị Hoài cùng với các nhà văn cách tân khác như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… đã làm thay đổi một cách sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam đương đại, đem đến cho độc giả những tác phẩm mới mẻ, góp phần làm thay đổi cách đọc và thị hiếu thẩm mĩ của công chúng. Vượt lên trên sự vay mượn, bắt chước các thao tác, thủ pháp kĩ thuật học được từ các nguồn văn học Âu – Mĩ, đặc biệt là văn học phi lí, Phạm Thị Hoài đã sáng tạo cho tác phẩm của mình một hình thức biểu hiện, phản ánh loại hình tư duy nghệ thuật của thời đại mới. Với Thiên sứ, bóng dáng của văn học phi lí in đậm lên từng trang văn. Qua việc nghiên cứu đề tài “Dấu ấn cái phi lí của văn học phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài”, chúng tôi muốn tìm hiểu sự tiếp thu học tập tinh hoa văn học phi lí của Phạm Thị Hoài trong việc xây dựng một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo – tiểu thuyết Thiên sứ. Qua đó, có thể khẳng định, cùng với sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,… Phạm Thị Hoài đã đưa văn học đổi mới tiến tới cao trào, tạo nên một bước ngoặt trong tiến trình văn học dân tộc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phạm Thị Hoài là một nhà văn không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam, dù bà là một gương mặt xuất hiện chưa lâu trên văn đàn. Sáng tác đầu tay của Phạm Thị Hoài là truyện ngắn Năm ngày trình làng năm 1986 trên báo Văn nghệ. Tiếp đó là truyện Hành trình của những con số ra mắt độc giả tháng 10 Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 7 -1987 cũng trên báo Văn nghệ. Đến nay Phạm Thị Hoài đã in hai tập truyện ngắn (Mê lộ - 1989, Man Nương - 1995); hai tiểu thuyết (Thiên sứ - 1988, Marie Sến - 1996). Ngoài ra, bà còn viết một số tiểu luận văn học. Các bài viết về tác phẩm của Phạm Thị Hoài nói chung và Thiên sứ nói riêng chưa nhiều, chủ yếu là những bài được đăng tải trên các báo, tạp chí, các website văn học. Trong cuốn Văn học phi lí, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân có chỉ ra một số ảnh hưởng của văn học phi lí phương Tây đối với sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Việt Hà. Đó là nét tương đồng trong việc phản ánh tình trạng tha hóa của con người. Tác giả viết: “Có một sự giống nhau khá rõ về tình trạng tha hóa của nhân vật giữa Phạm Thị Hoài với Kafka và Camus(…). Meursault, nhân vật chính trong Kẻ xa lạ của Camus là nhân vật văn học hiện đại đầu tiên khước từ lối sống bầy đàn. Ở Phạm Thị Hoài cũng có một thái độ khước từ như vậy.” [8 - tr.111]. Trong bài “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài” [15], nhà nghiên cứu La Khắc Hòa đã chỉ ra những cách tân mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong các sáng tác của Phạm Thị Hoài, trong đó có Thiên sứ. Cụ thể là trên các phương diện: Đề tài, cốt truyện, các thủ pháp nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật, nhan đề, giọng điệu,… Tác giả La Khắc Hòa chỉ ra chủ đề đậm dấu ấn của văn học phi lí trong sáng tác của Phạm Thị Hoài như sau: Môtip chủ đề về một thế giới vô nghĩa, vô hồn với kết cục đầy những thảm bại, ê chề, những sự thật trớ trêu, những cuộc chia li rời bỏ… khiến cho các câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài thấm đẫm tâm trạng hoài nghi, cô đơn. Nguyễn Thị Bình trong cuốn “Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 (khảo sát trên nét lớn)” (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007) lại chú ý đến sự cách tân trên phương diện ngôn ngữ của Thiên sứ - sự Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 8 kết hợp của nhiều phong cách ngôn ngữ cũng như các lớp từ vựng trong tác phẩm. Nguyễn Thị Thu Nguyên trong bài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài” (trích trong cuốn Văn học Việt nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy) đã chỉ ra những nét tiêu biểu của việc xây dựng nhân vật trong Thiên sứ. Đó là sự phá hủy kiểu nhân vật truyền thống, xây dựng nhân vật huyền thoại. Nhân vật rơi vào tình trạng tha hóa, bị bào mòn cá tính và cạn kiệt khả năng yêu thương. Tác giả viết: “Không trực tiếp mô tả những cơ chế đời sống khiến con người bị công thức hóa, sơ đồ hóa, nhưng những mô hình sinh động của Phạm Thị Hoài đã giúp người đọc cảm nhận được hiện thực cuộc sống phức tạp, trong đó để sống, để tồn tại, con người không thể không tìm cho mình một chiếc phao bảo hiểm an toàn, đồng thời triệt tiêu những cá tính, nhất là những góc cạnh có thể đâm thủng chiếc phao sinh mạng ấy.” [19 - tr.257]. Mai Hải Oanh trong chuyên luận “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” (Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2009) đã chỉ ra nhiều sáng tạo của Phạm Thị Hoài thể hiện trong việc xây dựng cốt truyện phân mảnh, kết cấu lắp ghép, giọng điệu giễu nhại và nghệ thuật xây dựng nhân vật với thủ pháp huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Thiên sứ. Tác giả đã có nhiều khám phá tinh tế và sắc sảo. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa có sự so sánh với văn học phi lí, bởi lẽ đó không phải mục đích chính của cuốn chuyên luận. Có thể thấy, các bài viết của các tác giả trên là những bài nghiên cứu đầu tiên về các sáng tác của Phạm Thị Hoài, trong đó có tác phẩm Thiên sứ. Nhìn chung các tác giả này chủ yếu tập trung vào phân tích, đánh giá một số cách tân, đổi mới theo hướng hiện đại và hậu hiện đại trong tác phẩm, mà chưa đi sâu vào việc nghiên cứu bình diện cái phi lí trong tác phẩm này. Vì Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 9 thế, chúng tôi mạnh dạn triển khai nghiên cứu đề tài khóa luận “Dấu ấn cái phi lí của văn học phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài” – một hướng nghiên cứu mới về tác phẩm dưới sự chỉ dẫn của lí thuyết văn học so sánh ứng dụng. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của khóa luận 3.1. Mục tiêu của khóa luận Khóa luận hướng đến mục tiêu tìm ra những dấu ấn, ảnh hưởng của văn học phi lí trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Thiên sứ của nhà văn Phạm Thị Hoài. 3.2. Nhiệm vụ của khóa luận Nắm vững kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của loại hình văn học phi lí phương Tây thế kỉ XX cũng như khái niệm về cái phi lí trong văn học và một số ảnh hưởng của văn học phi lí đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chỉ ra những dấu ấn, những tiếp sáng tạo từ văn học phi lí vào việc xây dựng Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về nội dung Với đề tài đã chọn, tác giả khóa luận sẽ tiến hành tìm hiểu những dấu ấn của cái phi lí trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật của Thiên sứ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng lí thuyết của văn học so sánh để tìm ra những ảnh hưởng của các sáng tác văn học phi lí (sáng tác của Kafka, của Camus, E. Ionesco,…) đối với tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. 4.2. Về tư liệu Tác phẩm mà chúng tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát các văn bản Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 10 tác phẩm của các tác gia văn học phi lí phương Tây như: Franz Kafka, Albert Camus, E. Ionesco… 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê, so sánh 5.2. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống 5.3. Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật 6. Đóng góp của khóa luận 6.1. Khái quát những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của văn học phi lí. Trình bày một số ảnh hưởng cơ bản của văn học phi lí đối với tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. 6.2. Chỉ ra và phân tích những mặt cách tân sáng tạo của Phạm Thị Hoài trong Thiên sứ, trên cơ sở so sánh và đối chiếu với sáng tác của Camus, Kafka, Ionesco, … 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm có hai chương. Cụ thể là: Chương 1: Khái quát về văn học phi lí và một số ảnh hưởng của văn học phi lí đối với tiểu thuyết Việt Nam. Chương 2: Dấu ấn cái phi lí của văn học phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. NỘI DUNG Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 11 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC PHI LÍ VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC PHI LÍ ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Khái quát về văn học phi lí 1.1.1. Về khái niệm cái phi lí 1.1.1.1. Khái niệm cái phi lí trong triết học Khái niệm cái phi lí không phải mới xuất hiện ở thế kỉ XX mà đã có từ thời cổ đại. Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Zenon đã từng đưa ra bài toán nghịch lí nổi tiếng. Bài toán chứng minh Akhin – dũng sĩ thần thoại Hi Lạp có tài chạy nhanh nhất mà không đuổi kịp một con rùa. Hình học Euclide (Thế kỉ III TCN) thường xuyên sử dụng phương pháp ngụy biện để chứng minh các định luật hình học. Thời trung đại, nhà bác học La Mã Tertullianus (155 – 220) có một câu nói nổi tiếng: “Tôi tin vì nó phi lí”. Đến thế kỉ XVI, nhà triết học người Anh là T.Hobbes (1588 – 1679) đã giải thích sự phi lí thông qua sự rối loạn trật tự lôgic ngôn ngữ học. Ông cho rằng những từ trái nghĩa đứng cạnh nhau thì chỉ làm thành một âm thanh đơn thuần chứ không phải là một khái niệm có nghĩa (ví dụ cách nói “một vật thể vô thể”). Như vậy, trên phương diện lôgic học người ta quan niệm rằng những gì tồn tại trái với các qui tắc lôgic đều bị coi là “phi lí”. Bình diện lí luận nhận thức lại cho rằng tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lí trí không thể giải thích được bằng tư duy thì đều được coi là phi lí. Như vậy, cái phi lí là cái phản lí tính. Cuối thế kỉ XVIII, xuất hiện chủ nghĩa phi lí tính hiện đại với đặc điểm là sự mất lòng tin vào khả năng tư duy, đi đến chỗ dùng ý chí thay cho lí trí (chủ nghĩa duy ý chí), dùng trực giác thay cho tư duy (chủ nghĩa trực giác). Các nhà triết học phi lí tính nhấn mạnh đặc biệt đến cái không thể chứng minh được, đề xuất việc Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 12 nhận thức cái riêng để chống lại việc nhận thức cái chung mà lí trí muốn hướng tới. Họ đặt cái thực tiễn trước mắt, cái khả năng trực giác bột phát đối lập với sự nhận thức thông qua tư duy, thông qua khái niệm và nhiều khi họ đem cái quan điểm bi quan thay thế cho quan điểm lạc quan của chủ nghĩa duy lí đối với một trật tự có hệ thống của thế giới và của sự tồn tại. Sang giai đoạn chủ nghĩa hiện sinh, khái niệm triết học về cái phi lí có một bước phát triển đặc biệt. Chủ nghĩa hiện sinh tạo ra giữa lí tính và thực tại một vực sâu ngăn cách không thể vượt qua. 1.1.1.2. Khái niệm phi lí trong văn học Nếu trong triết học có quan niệm cho rằng cái phi lí là con đẻ của tính bất khả thi của lí tính thì qua thực tiễn sáng tác của mình, các nhà văn vẫn cố gắng nhận thức cái phi lí. Iônexcô – nhà viết kịch nổi tiếng, một đại diện tiêu biểu của văn học phi lí cho rằng: “Cái phi lí là sự tồn tại vô nghĩa của con người, là sự suy giảm giá trị của mọi lí tưởng của con người, thường nhận thấy được trong thế giới hiện đại.” [dẫn theo 8 – tr.22]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Khái niệm phi lí trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học phi lí có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lí tính, trái với năng lực nhận thức của con người.” [8 – tr.23]. Văn học phi lí là văn học phản ánh những hiện tượng và sự việc trái với sự phát triển của tư duy lôgic thông thường, hoặc nói đúng hơn là trái với lôgic nhân văn tiến bộ của loài người. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng mặc dù khái niệm phi lí nói chung đã xuất hiện từ thời xa xưa nhưng khái niệm phi lí hiện đại mới chỉ xuất hiện từ nửa đầu thế kỉ XIX với chủ nghĩa phi lí tính và sau đó là chủ nghĩa hiện sinh và nó chỉ được thể hiện thành một loại hình văn học rõ rệt từ đầu thế kỉ XX với người mở đường là Franz Kafka. Do đó, nói đến văn học Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 13 phi lí thì chúng ta phải hiểu rằng đó là văn học con đẻ của thế kỉ XX hay nói đúng hơn là kết quả của cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỉ XX. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của văn học phi lí 1.1.2.1. Nguồn gốc hình thành Cùng với pháp luật, đạo đức, tôn giáo… văn học chính là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Do đó, sự ra đời và phát triển của văn học phi lí luôn bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng. Văn học phi lí được hình thành từ hai nguồn chính là triết học và văn học. Ngoài ra, nó còn được hình thành dựa trên hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể. Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, xã hội phương Tây xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội, chính trị và tư tưởng. Công xã Pari thất bại khiến mâu thuẫn xã hội thêm trầm trọng và đẩy các trí thức trong xã hội vào tư tưởng bi quan, tiêu cực. Chủ nghĩa tư bản phát triển bên cạnh những mặt tích cực là thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển còn kéo theo nhiều mặt trái, tiêu biểu nhất là làm tha hóa con người, gây ra cuộc khủng hoảng sâu sắc về thân phận con người. Các phương tiện thông tin đại chúng làm cho con người dễ dàng giao tiếp với nhau thì các mối quan hệ đạo lí – nhân văn lại bị gián đoạn. Nhà văn Thụy Sĩ Durrematt nhận xét: “Bộ phận không hợp nhất được với tổng thể, cá nhân không hợp nhất được với tập thể, con người không hợp nhất được với nhân loại” [dẫn theo 8 - tr.30]. Tất cả những điều đó đã dẫn đến thái độ phủ nhận xã hội tư bản đương thời của con người và điều này được thể hiện sâu sắc trong văn học. Đầu thế kỉ XX, thế giới phương Tây được chứng kiến một phong trào phủ định rộng khắp đối với trật tự hiện hành của xã hội, trong đó có sự phủ định đối với nghệ thuật truyền thống. Phong trào phản nghệ thuật có gốc gác từ cuối thế kỉ XIX, được nở rộ ở đầu thế kỉ XX và kéo dài tới những năm 50, 60 của thế kỉ XX. Trong phong trào phản nghệ thuật có phản hội họa, phản sân khấu, phản thơ, phản tiểu thuyết,… và Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 14 có cả văn học phi lí. Các nhà văn học phi lí không chỉ mô tả cái phi lí mà quan trọng hơn là họ còn hành động để chống lại cái phi lí đó. 1.1.2.2. Quá trình phát triển và một số đại diện tiểu biểu của văn học phi lí Văn học phi lí có những biểu hiện nghệ thuật khác nhau theo từng thời điểm lịch sử, chủ yếu là trên hai loại thể tự sự và kịch. Trên mỗi chặng đường phát triển lại có những đại diện tiêu biểu. Văn học phi lí là một loại hình văn học được hình thành rõ rệt từ đầu thế kỉ XX với người mở đường là Franz Kafka – nhà văn Tiệp Khắc gốc Do Thái. Tuy nhiên, trước Kafka, Đôtxtôiepxki (1821 – 1881) cũng từng nói đến cái phi lí thông qua nhân vật Ivan Karamazov: “Thế giới được dựa trên những điều phi lí và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có những điều phi lí đó” (Anh em Karamazov) [dẫn theo 8 - tr.27]. Nhưng bản thân Đôtxtôiepxki không khai thác đề tài cái phi lí. Phải đến Kafka thì văn học phi lí mới thực sự ra đời. Franz Kafka (1883 – 1924) sinh tại Praha (thủ đô của Tiệp Khắc) mất tại thủ đô Viên của Áo do mắc bệnh lao phổi. Ông từ trần ở độ tuổi đang chín muồi của tài năng. Ông để lại cho di sản văn học thế giới một số lượng sáng tác không nhiều nhưng đó lại là một tài sản vô giá của văn học nhân loại. Xét về mặt trào lưu, Kafka không hề đại diện cho một trào lưu nào song người ta nhận thấy sự gần gũi của ông với chủ nghĩa biểu hiện đầu thế kỉ XX: đó là những dấu hiệu của sự phủ nhận, sự bất lực trước tình trạng tha hóa của con người, những yếu tố kì ảo… Kafka là một nhà văn có tư tưởng tiến bộ và tư tưởng đó được thể hiện sâu sắc trong văn học. Thông qua ba cuốn tiểu thuyết Lâu đài, Vụ án, Nước Mĩ, một số truyện ngắn Làng gần nhất, Một người thầy thuốc ở nông thôn…, truyện vừa Biến dạng,… Kafka đã làm một cuộc cách tân lớn trong nghệ thuật văn xuôi tự sự, xứng đáng trở thành người mở đường tài ba cho dòng văn học phi lí đầu thế kỉ XX. Kafka đã tập trung [...]... ràng, tiểu thuyết Việt Nam đương đại mang bóng dáng của văn học phi lí ở những mức độ khác nhau trên các bình diện khác nhau Có thể nói văn học Việt Nam trong tiến trình hội nhập đã, đang và sẽ tiếp thu tinh hoa của nền văn học nhân loại trong đó có thành tựu của văn học phi lí Ngô Mai Liên 30 K33A – Ngữ Văn Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Chương 2 DẤU ẤN CÁI PHI LÍ CỦA VĂN HỌC PHƯƠNG... trời văn học mới của các nhà văn đương đại Đến với những dư âm của văn học phi lí, các văn sĩ có thể thả sức mình trong những tìm tòi, cách tân rất mới mẻ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Với những lí do đó, văn học phi lí đã để lại nhiều dấu ấn trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại như một lẽ tự nhiên Đọc Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, chúng ta cũng bắt gặp bóng dáng của văn học phi lí, ... K33A – Ngữ Văn Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Và các nhà văn đã chủ trương sẽ dùng cái phi lí để chống lại cái phi lí của cuộc đời Có thể nói, trong nhiều trường hợp, việc nhấn mạnh đến mặt đạo lí – nhân văn của văn học phi lí đã làm cho tác phẩm văn học phi lí có được tính chất của chủ nghĩa nhân đạo rất sâu sắc Đây là khía cạnh quan trọng nhất giúp cho văn học phi lí có được... LÍ CỦA VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY TRONG TIỂU THUYẾT THIÊN SỨ CỦA PHẠM THỊ HOÀI 2.1 Dấu ấn cái phi lí trên bình diện nội dung 2.1.1 Đề tài: Thân phận con người trong xã hội đương đại Văn học phi lí là loại hình văn độc đáo, là sản phẩm của cuộc khủng hoảng nhiều mặt của thế kỉ XX Vì thế, đề tài phổ biến mà văn học phi lí hướng đến để phản ánh là thân phận con người trong cơn khủng hoảng của xã hội tư bản Đây... Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đáo, văn học phi lí đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các nền văn học khác nhau trên thế giới trong đó có nền văn học Việt Nam 1.2 Một số dấu hiệu ảnh hưởng của văn học phi lí đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại Mặc dù văn học phi lí là những hiện tượng văn học khó có thể lặp lại nhưng nó vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến văn đàn thế giới nói chung và tiểu thuyết Việt... một sự chồng lấn lên nhau chứ không trùng khít với nhau Cái phi lí trong văn học phương Tây dù là của Kafka hay của Camus đều không phải là cái phi lí siêu hình mà nó có nguồn gốc trong thực tế cuộc sống của xã hội phương Tây Đây chính là nguồn gốc và cũng là đối tượng nhận thức của văn học phi lí Tóm lại, cái phi lí thực sự có tồn tại trong đời sống con người Đến giai đoạn khủng hoảng của xã hội thì... phá hủy ngôn ngữ Như vậy, văn học phi lí một loại hình văn học độc đáo của thế kỉ XX với người mở đường tài ba là Kafka Văn học phi lí tiếp tục phát triển lên một đỉnh cao mới gắn với tên tuổi của Camus Đây là hai nhà văn trụ cột của văn xuôi phi lí Khi văn xuôi phi lí phát triển đến đỉnh cao thì loại hình văn học phi lí chuyển sang một địa hạt mới – địa hạt của kịch phi lí và sân khấu Đại diện xuất... chủ đề của kịch phi lí là mô tả sự tha hóa của con người trong cái thế giới phi lí đã bị vật thể hóa Bằng cách tiếp thu di sản văn học phi lí của Kafka và của Camus, kịch phi lí gần như không còn gì phải bổ sung thêm cho tư tưởng về cái phi lí nữa mà nó chỉ đi tìm các thủ pháp nghệ thuật Ngô Mai Liên 20 K33A – Ngữ Văn Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 mới để tiếp cận cái phi lí Đó... Hà Nội 2 Trong Vụ án, Lâu đài, cái phi lí đã hiển hiện thành một nhân vật chính trong văn học hiện đại Kafka thực sự trở thành người đầu tiên mở đường cho văn học phi lí Ở Kafka, cái phi lí là một thực thể tồn tại khách quan mà nhà văn tuyệt vọng tìm hiểu suốt cuộc đời Tiếp sau ông, Camus sẽ đóng góp cho sự phát triển của văn học phi lí trên một bình diện khác: Bình diện chủ quan của cái phi lí Camus... quan, bất khả tri Ở Camus, cái phi lí cũng là kết quả của hiện tượng tha hóa, nhưng ông nhấn mạnh đến tính chủ quan của cái phi lí Camus cho rằng phi lí là sự ngăn cách giữa một bên là ý nguyện muốn tìm hiểu thế giới thực tại với một bên là sự u tối của thế giới đó Cái phi lí nảy sinh ở sự tuyệt giao giữa lí trí với thực tại khách quan Từ cái phi lí của Kafka đến cái phi lí của Camus có một sự tiến triển . mới. Với Thiên sứ, bóng dáng của văn học phi lí in đậm lên từng trang văn. Qua việc nghiên cứu đề tài Dấu ấn cái phi lí của văn học phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài ,. tài khóa luận Dấu ấn cái phi lí của văn học phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài – một hướng nghiên cứu mới về tác phẩm dưới sự chỉ dẫn của lí thuyết văn học so sánh ứng. VĂN HỌC PHI LÍ VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC PHI LÍ ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Khái quát về văn học phi lí 1.1.1. Về khái niệm cái phi lí 1.1.1.1. Khái niệm cái phi lí