Kết cấu lắp ghép, biểu tượng ẩn dụ

Một phần của tài liệu Dấu ấn cái phi lí của văn học Phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài (Trang 40 - 47)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Kết cấu lắp ghép, biểu tượng ẩn dụ

Trong tác phẩm văn học, kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm văn học” [25 - tr.156]. Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật.

Trong tiểu thuyết truyền thống, việc tổ chức cấu trúc nghệ thuật của những tác giả tài năng hết sức công phu và phức tạp. Tuy nhiên, đến Đôtxtôiepxki tình thế đã thay đổi khi tác phẩm của ông được tổ chức cấu trúc theo kiểu đa thanh. Theo M.Bakhtin: “Đôtxtôiepxki là người sáng tạo ra tiểu thuyết đa thanh (…). Trong tác phẩm của ông xuất hiện loại nhân vật mà

Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 45

tiếng nói của nó được xây dựng giống như tiếng nói của tác giả trong tiểu thuyết thông thường. Lời nói của nhân vật về chính nó và thế giới của nó cũng đầy sức nặng giống như lời của tác giả thông thường” [32 – tr.15]. Rõ ràng, Đôtxtôiepxi đã khai mở một cái nhìn mới về tiểu thuyết. Và trào lưu văn học phi lí của phương Tây cuối thế kỉ XX với những dư âm vang dội cũng đã in dấu ấn vào nghệ thuật tự sự của văn học Việt Nam đương đại trong đó có yếu tố kết cấu.

Cùng với kiểu kết cấu đồng hiện, kết cấu lồng ghép – tiểu thuyết trong tiểu thuyết thì kết cấu lắp ghép cũng là một kiểu kết cấu có nhiều đổi mới, mang đậm dấu ấn của kết cấu trong các tác phẩm của văn học phi lí.

Lắp ghép (montage) vốn là thuật ngữ của điện ảnh nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong tự sự hiện đại. Thủ pháp lắp ghép cùng một lúc hướng đến ba mục đích: Thứ nhất là nhằm tạo nên sự lạ hóa cho đối tượng (vì các hiện tượng xa nhau đặt cạnh nhau tạo nên ý nghĩa mới); thứ hai, hiện thực trong đời sống không hiện lên như một mặt phẳng mà đa tầng, hỗn độn; thứ ba, mở rộng đường biên thể loại, làm cho tiểu thuyết có thể dung nạp nhiều góc độ tiếp cận đời sống và có khả năng ôm chứa trong nó rất nhiều thể loại khác nhau.

Trong tiểu thuyết đương đại, những cây bút giàu ý hướng cách tân bao giờ cũng có ý thức sử dụng lắp ghép như một thủ pháp hữu hiệu để xây dựng cấu trúc tác phẩm. Đọc tiểu thuyết đương đại, ta thấy có hai loại lắp ghép cơ bản: Pha trộn thể loại; pha trộn các biểu tượng và các yếu tố huyền thoại.

Thiên sứ của Phạm Thị Hoài đã sử dụng thành công kiểu kết cấu này.

Đọc Thiên sứ, chúng ta thấy rõ Phạm Thị Hoài đã sử dụng cả hai loại lắp ghép để tổ chức thế giới nghệ thuật tác phẩm.

Đầu tiên là sự pha trộn thể loại. Sự pha trộn thể loại (thơ, truyện, cổ tích, huyền thoại, đồng dao…) vào tiểu thuyết giúp cho cấu trúc tiểu thuyết

Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 46

trở thành cấu trúc phức hợp. Theo đó, tiểu thuyết không phải là tiếng nói của một điểm nhìn mà là tiếng nói của nhiều điểm nhìn. Đây là yếu tố rất quan trọng để biến tiểu thuyết thành một giao hưởng nhiều bè.

Trước hết, để Thiên sứ trở thành một chỉnh thể, Phạm Thị Hoài đẩy chi tiết chiếc cửa sổ đầu tác phẩm và cô bé Hoài một mét hai mươi nhăm sang một trạng thái khác trong phần kết “Hóa thân của homo A hay chuyện có thật về chú vịt con xấu xí”. Nhưng chàng trai đợi cô bé nhỏ vẫn nhìn qua cửa sổ chứ không đợi một cô gái xinh đẹp vì đã dành dụm mười lăm năm trời cho một lần hóa thân. Hai cách nhìn lệch nhau. “Chuyện có thật” hóa ra không thật.

Trở lại kết cấu của tác phẩm, ta thấy Phạm Thị Hoài đã kịch hóa tiểu thuyết. Điều đó thể hiện qua nhiều chương. Có các chương tồn tại như những màn kịch, có phân vai lời thoại, tiêu biểu nhất là chương mười sáu “Hành trình Magellan”:

“Thầy Hoàng: Cậu bé tội nghiệp! Hay làm một tợp vodka? Uống rượu một mình quả vô duyên!

Anh Hạc: Xin ông để tôi yên.

Thầy Hoàng: Còn hai mươi mốt ngày nữa cô bé quàng khăn đỏ của cậu mới mang giỏ quà bánh đến. Nó thì câm điếc thật. Cậu thì giả câm điếc. Việc quái gì phải hành hạ mình kiểu đó! Định tuyệt thực à? Cái chết của cậu làm quàcho ai? Không có cậu thế gian này càng rộng chỗ, chí ít bớt được một cái mặt lầm lì. Xà lim này chưa đủ u ám hay sao? Ư… hừm, … trông tôi đây… Anh Hạc: Ông im đi! Không khéo tôi vặn cổ…

Thầy Hoàng: A ha! Đầu gấu! Định thiết lập trật tự nội bộ đấy hẳn? Thế nào, thi sĩ đứng ngoài các vụ ẩu đả chứ?

Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 47

Các xung đột kịch trong Thiên sứ không nhằm tái hiện cuộc đấu tranh giai cấp hay phân tuyến ta – địch, tốt – xấu mà chỉ nhằm nói về tình trạng tha hóa của con người.

Bên cạnh việc kịch hóa tiểu thuyết, Phạm Thị Hoài còn tiểu luận hóa tiểu thuyết. Đây là một phương diện tạo thành chiều sâu cấu trúc của tiểu thuyết. Đọc tác phẩm, ta thấy chương IX “Không đề” có dáng dấp của một tiểu luận độc lập. “Không đề” chỉ gồm bốn đoạn ngắn, xoay quanh việc “có những người sinh ra để thuộc về nhau”. Tiểu luận làm cho Thiên sứ trở thành tác phẩm mang tính vấn đề rõ nét.

Loại lắp ghép thứ hai mà Phạm Thị Hoài sử dụng để tạo nên kết cấu của tác phẩm là lắp ghép ẩn dụ và biểu tượng, thông qua thủ pháp huyền thoại – một đặc trưng tiêu biểu của văn học phi lí.

Huyền thoại là những hình tượng văn học gián tiếp, có tầm khái quát lớn, chứa đựng ẩn ý sâu xa, phản ánh những tư tưởng triết học của tác giả về những vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống. Thủ pháp huyền thoại thường tạo ra sự thay đổi kích cỡ, màu sắc, dáng vẻ của hiện thực đưa vào tác phẩm khiến hiện thực đó trở nên khác thường, tạo nên một thế giới mờ ảo, quái dị. Nhờ thủ pháp huyền thoại mà các sáng tác trở thành tác phẩm mở, đa nghĩa. Huyền thoại có thể hiểu là những hình ảnh rút ra từ các thần thoại, điển hình hoặc là những hình ảnh khác thường, phi lí tính do nhà văn sáng tạo ra. Thông qua đó, nhà văn nói lên một cách ẩn ý những sự thật, những nỗi niềm, ước vọng nào đó của cá nhân và của thời đại mà mình đang sống. Huyền thoại chính là tấm voan mờ ảo khoác lên những hiện thực sinh động mà nhà văn đã chủ động che bớt ánh sáng hoặc phá bỏ chiều kích. Huyền thoại có thể nằm ở nhiều yếu tố khác nhau trong tác phẩm: thời gian, không gian, nhân vật hoặc sự kiện…

Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 48

Trong Thiên sứ, Phạm Thị Hoài đã sử dụng các yếu tố huyền thoại nhằm diễn đạt nhiều nội dung khác nhau. Phạm Thị Hoài đã tìm đến các môtip huyền thoại như một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để giúp người đọc những cách tiếp cận hiện thực sinh động và mới mẻ. Theo đó, người đọc sẽ nhận ra tính chất đa diện, đa chiều của bản chất cuộc sống. Trong Thiên sứ,

Phạm Thị Hoài luôn pha trộn các huyền thoại phương Đông và phương Tây, huyền thoại cũ và hiện thực mới, tạo nên sự trùng phức hình tượng. Có thể xem Thiên sứ - một huyền thoại thực tại trần trụi nhưng đầy nhân bản là câu chuyện cảm xúc của một cá nhân mang trên vai nỗi đau lớn mang tầm vóc nhân loại.

Câu chuyện trong Thiên sứ được xây dựng trên hồi ức của một cô bé, trên dòng suy tưởng chậm chạp và lắng đọng của một tâm hồn kiên định trước những biến động của xã hội và thời gian.

Tư tưởng của Thiên sứ dồn tụ lại ở nhân vật Hoài, “ốc nhỏ bám riết bậu cửa sổ”, vĩnh viễn “mười bốn tuổi”. Thế giới trong Thiên sứ là thế giới của riêng một mình em, thế giới của lứa tuổi trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên và ngập tràn bao ước mơ tuyệt đẹp. Thông qua lăng kính của một cô bé mười bốn tuổi hồn nhiên, Thiên sứ hiện lên thật hấp dẫn và quyến rũ. Cái lứa tuổi mười bốn của Hoài chỉ là lớp vỏ ốc bảo vệ cho một tầng sâu ẩn lấp ở bên trong thế giới nội tâm. Đằng sau lớp vỏ vật chất trẻ thơ của cô bé Hoài là những rung động thầm kín, những khát khao cháy bỏng bị ghìm nén của tâm hồn người phụ nữ hai mươi chín tuổi.

Thế giới trong Thiên sứ là một thế giới đa chiều. Như một hình cầu được tạo bởi vô số những đường tròn đồng tâm, thế giới ảo và thế giới thực, không gian được trải dài ra và không gian bị dồn nén, thời gian một chiều và thời gian nhiều chiều, tất cả đan xen vào nhau tạo thành một sự tương hợp tuyệt vời. Hoài thu mình lại tới mức tối thiểu, thành ốc nhỏ bám riết bậu cửa

Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 49

sổ” để có thể thoát ra khỏi thế giới này, nhập tâm vào thế giới nội tâm của riêng mình. Lạc lõng giữa thế giới thực, thế giới các đồ vật, Hoài im lặng chịu đựng nỗi đau của căn bệnh tổ tông với lời nguyền khắc nghiệt: đau nỗi đau của toàn nhân loại, không có được cả niềm an ủi của một “hành trình khép kín” như bé Hon. Em không thuộc bất cứ thế giới nào trong Thiên sứ. Hoài với “một nét hai mươi nhăm, ba mươi kilogam, đuôi sam” chỉ là lớp vật chất thô kệch giúp cái tôi của em xuyên qua ranh giới của thế giới ảo và vào thế giới của chúng ta.

Đọc Thiên sứ, độc giả bắt gặp những biểu tượng khác nhau với nhiều nội dung ý nghĩa khác nhau.

Chị em Hằng – Hoài là cặp sinh đôi, tượng trưng cho cái đẹp được nhìn từ hai phía: cái đẹp phô diễn bên ngoài và cái đẹp tiềm ẩn bên trong. Chị Hằng là lớp vỏ, cô bé Hằng là bề sâu. Chị Hằng là cái vẻ đẹp bề ngoài đầy mê hoặc còn cô bé Hoài là cái đẹp bên trong phải tiếp nhận bằng chiều sâu của những tâm hồn thuộc homo – A. Điều bất hạnh là cả hai không nhập vào làm một mà lại tách thành hai nửa sống với thế giới riêng của mình, chịu những bi kịch riêng. Hằng là cái đẹp đã bị giành giật, xô đẩy tha hóa, đã được giao bán và đã bị mua. Do đó, dù có “nổi loạn” tới mức nào cuối cùng cô vẫn quay về với “chiếc lồng bằng vàng”. Không phải ngẫu nhiên mà Hằng và nhà thơ Ph. đã đến với nhau trong một mối tình “ngàn năm có một”. Nhà thơ Ph. chính là người ca ngợi cho cái đẹp lí tưởng, siêu thực. Anh làm thơ chỉ vì anh không thể không làm thơ, anh “không làm thơ cho vui”. Anh cũng thuộc về một thế giới riêng, sống với một thế giới riêng của mình. Và khi chị Hằng bị cái thế giới đồ vật chiếm hữu, anh lặng lẽ biến mất. Vì họ thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác, hai thế giới không còn điểm chung.

Bé Hon trong tác phẩm chính là thiên sứ pha lê – là sứ giả của Chúa trời đến cõi nhân gian ban phát tình yêu thương cho con người. Bé Hon là một

Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 50

nhân vật huyền thoại, được xây dựng trên cơ sở dung hợp cả huyền thoại phương Tây và phương Đông. Theo tôn giáo của phương Tây, Thiên sứ là người thay mặt cho Thượng đế gieo lòng nhân ái cho con người trần thế. Đó là màu sắc của huyền thoại phương Tây. Bé Hon lại có nguồn gốc xuất hiện đậm chất cổ tích của phương Đông. Em chính là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp, lòng nhân văn sâu sắc của con người.

Trong Thiên sứ có một kiểu huyền thoại lật ngược, thể hiện trong chương IV: “Chủ nhật”. Chủ nhật – ngày của Chúa – ngày thực hiện lễ tẩy rửa, tẩy rửa tôi lỗi. Nhưng lễ tẩy rửa này không hề đem lại cho chúng sinh tín đồ sự lành mạnh, khẻo khoắn về tinh thần. Nó bộc lộ toàn bộ cái thế giới tinh thần ghê bẩn của con người qua việc tẩy rửa thể xác. Tín đồ tẩy rửa bằng cách “xả văng mạnh những ô uế chất chứa trong lòng lên đầu kẻ khác”. Kiểu tẩy rửa dẫn đến một phản ứng của bé Hoài: cô từ chối làm người lớn, thực hiện lễ tẩy rửa kéo dài năm tiếng với một vùng hồ mênh mang màu đỏ ối của mặt trời, đóng khép thế giới tuổi thơ. Truyền thống và nhiều giá trị đã bị biến thái trong đời sống nặng nề vật chất. Tinh thần con người trở nên mòn mỏi với những toan tính tủn mủn, tầm thường và vụn vặt. Cô bé Hoài đã lột trần bộ mặt xã hội, và ngay cả với gia đình cô, ít nhất cũng là một khía cạnh thực tế tàn nhẫn nào đấy. Chẳng phải là một kiểu “bới lông tìm vết” mà là một hiện trạng cần được tỉnh táo chỉ rõ. Đằng sau sự lạnh lùng, châm biếm cay độc ta thấy được cái nồng ấm tình người nơi trái tim của Phạm Thị Hoài.

Không khí tác phẩm ồn ào, xô bồ. Đám đông trong Thiên sứ không hề đem lại sự ấm áp, trái lại là một xã hội thu nhỏ hỗn loạn, thiếu tình người. Lễ cầu hôn, đám cưới đều đông đúc và bao “hỉ, nộ, ái, ố” diễn ra đủ cả. Lễ cầu hôn mang dáng dấp của một lễ tranh tài của Sơn tinh – Thủy tinh. Nhưng vật cầu hôn chiến thắng không phải là vật chất gì, nó là sự thấu hiểu một ước mơ sâu thẳm và cao cả của người phụ nữ: muốn có một đứa con. Đám cưới thì

Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn 51

nghe có vẻ vui vẻ, nhưng “cô dâu câm lặng” và một vụ cãi vã ầm ĩ. Hạnh phúc không thấy, chỉ biết người đàn bà đẹp nhất cuối cùng đã lấy anh chàng làm ở Bộ ngoại giao có quả cầu bằng vàng. Cái đẹp đã được mua, chấp nhận bị mua. Nếu đọc kĩ trong nhật ký của chị Hằng, ta có thể thấy nhân vật này thấy rõ được bi kịch của cuộc đời mình. Cô chấp nhận đi vào vòng xoáy mà xã hội đang đâm vào như là một định mệnh. Còn cô bé Hoài đã phản ứng bằng cách mà chị Hằng nói “suốt mười lăm năm làm một nhân chứng câm lặng, thông tỏ quyết liệt, không bao giờ quay lưng với cuộc đời”. Hai mươi chín năm là cả một quãng thời gian dài nhưng Hoài “chưa bao giờ thôi phẫn nộ trước những ung nhọt mỹ miều mà con người phô ra cùng đồng loại”. Đã có lúc cô mệt mỏi, ngã lòng: “sự phản kháng của tôi đi đến đâu?”. Nhưng dù vậy, cô bé ấy chưa bao giờ từ bỏ lòng tin của mình. Hoài giữ gìn tro tàn từ những tờ giấy “ba trăm lần Ph” như giữ mãi niềm tin vào sự vĩnh hằng của cái đẹp trước sự tấn công của đồng tiền và cái tầm thường của cuộc sống.

Thiên sứ là những phản huyền thoại, phản cổ tích, các yếu tố của huyền thoại và hiện thực của trần trụi đặt song hành với nhau. Với những ẩn dụ giàu tính biểu tượng như thế, Thiên sứ thực sự đã có nhiều tiếp thu về kiểu lắp ghép biểu tượng và thủ pháp huyền thoại hóa của văn học phi lí.

Một phần của tài liệu Dấu ấn cái phi lí của văn học Phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)