1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học chương II, sinh học 11

87 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Do thực trạng sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học Thực tế của việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học hiện nay ở các trường phổ thông nói

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH – KTNN -

LÙ THỊ VƯƠNG

SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG MẨU TƯ LIỆU

ĐỂ THIẾT KẾ CÂU HỎI DẠY HỌC CHƯƠNG II, SINH HỌC 11 (CTC)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học

Người hướng dẫn khoa học

Th.S ĐỖ THỊ TỐ NHƯ

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, không chỉ bằng nỗ lực của bản thân mà còn nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè Vậy lời đầu tiên:

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Đỗ Thị Tố Như, giảng viên tổ

phương pháp khoa Sinh – KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh – KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong nghiên cứu, học tập và hoàn thiện khóa luận

Xin cảm ơn các thầy cô giáo trường THPT Triệu Quang Phục, Yên Mỹ, Hưng Yên, trường THPT Dương Xá, Hà Nội…; gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lù Thị Vương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận là

kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS Đỗ Thị Tố Như

Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong khóa luận này

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lù Thị Vương

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

CTC : Chương trình cơ bản

GV : Giáo viên

HS : Học sinh PHT : Phiếu học tập Nxb : Nhà xuất bản PTTQ : Phương tiện trực quan SGK : Sách giáo khoa

TV : Thực vật XTK : Xung thần kinh

Trang 5

MỤC LỤC

Phần I MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Giả thuyết khoa học 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

6.2 Phương pháp điều tra 3

6.3 Phương pháp chuyên gia 3

7 Đóng góp mới của đề tài 3

8 Phạm vi giới hạn của đề tài 4

Phần II N I DUNG 5

Chương 1 5

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Trong nước 5

1.2 Cơ sở lí luận của đề tài 6

1.2.1 Mẩu tư liệu 6

1.2.1.1 Khái niệm 6

1.2.1.2 Phân loại 7

1.2.1.3 Vai trò 9

1.2.2 Câu hỏi 10

1.2.2.1 Khái niệm 10

1.2.2.2 Phân loại 11

1.2.2.3 Vai trò 14

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 14

Trang 6

1.3.1 Điều tra, khảo sát 14

1.3.2 Kết quả điều tra 15

Chương 2 18

SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG MẨU TƯ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ CÂU HỎI DẠY HỌC CHƯƠNG II, SINH HỌC 11 (CTC) 18

2.1 Sưu tầm mẩu tư liệu 18

2.1.1 Các bước sưu tầm mẩu tư liệu 18

2.1.2 Kết quả sưu tầm các mẩu tư liệu 20

2.2 Sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học Chương II, Sinh học 11 (CTC) 20

2.2.1 Nguyên tắc sử dụng 20

2.2.2 Các bước sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học 22

2.3 Sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học Chương II, Sinh học 11 (CTC) 29

2.3.1 Sử dụng mẩu tư liệu dạng kênh chữ để thiết kế câu hỏi dạu học Chương II, Sinh học 11 (CTC) 29

2.3.2 Sử dụng mẩu tư liệu dạng gồm cả kênh chữ và kênh hình để thiết kế câu hỏi dạy học ChươngII, Sinh học 11 (CTC) 40

2.3.3 Sử dụng mẩu tư liệu trong thiết kế các hoạt động dạy học Chương II, Sinh học 11 46

Chương 3 66

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 66

3.1 Mục đích 66

3.2 Nội dung 66

3.3 Phương pháp tiến hành đánh giá 66

3.4 Kết quả đánh giá 66

Phần III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC

Trang 7

Phần I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Do yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học

Nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo những con người đáp ứng nhu cầu xã

hội, đó là những người chủ động, linh hoạt, sáng tạo Thời đại nền kinh tế tri thức như hiện nay, muốn đào tạo những con người đáp ứng những tiêu chí như trên đòi hỏi phải đổi mới PPDH trên tất cả các cấp học, các ngành học điều này được cụ thể hóa trong nghị quyết TW 2 khóa VIII Ngoài ra, luật

Giáo dục điều 24.2 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”

Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học, khắc phục kiểu dạy học thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu thập thông tin một cách có hệ thống và biết phân tích tổng hợp, xử lí thông tin Đồng thời phát triển n ng lực và phẩm chất tư duy của mỗi cá nhân, t ng cường tính thuyết phục chủ động của học sinh trong quá trình học tập

1.2 Do thực tiễn dạy học bộ môn

Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm Các kiến thức Sinh học cần được hình thành bằng phương pháp quan sát và thực nghiệm Tuy nhiên ở mức độ THPT các kiến thức đã mang tính khái quát, trừu tượng khá cao, dung lượng kiến thức mỗi tiết thường dài, kiến thức rộng Điều này đòi hỏi GV phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, ở đó tổ chức cho HS tìm kiếm,

Trang 8

thu thập, lựa chọn, xử lý thông tin hướng vào giải quyết những nhiệm vụ học tập trọng tâm, cốt lõi, có tính khái quát

1.3 Do thực trạng sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học

Thực tế của việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi

dạy học hiện nay ở các trường phổ thông nói chung và bộ môn sinh học nói

riêng còn rất hạn chế, phần lớn giáo viên ở các trường phổ thông vẫn dạy học theo kiểu truyền thống, chỉ sử dụng các thông tin và hình ảnh SGK chưa sưu tầm và khai thác kiến thức từ những mẩu tư liệu có liên quan đến nội dung bài dạy, học sinh thụ động trong quá trình học tập

Một trong những phương pháp đổi mới giáo dục có vai trò to lớn và hiệu quả, đó là phương pháp sử dụng dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học

để tổ chức dạy học, kích thích định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khắc phục lối dạy học truyền thụ một chiều kiến thức sự kiện, giúp học sinh tự chiếm lĩnh được tri thức mới thông qua quá

trình tìm hiểu, nghiên cứu những mẩu tư liệu liên quan đến nội dung bài học

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài

“Sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học Chương II, Sinh học 11 (CTC)”

2 Mục đích nghiên cứu

Sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi trong các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chương II, Sinh học 11 (CTC)

3 Giả thuyết khoa học

Nếu sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi một cách hợp lí

sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Chương II, Sinh học 11 (CTC)

4 Đối tượng nghiên cứu

Các mẩu tư liệu liên quan đến nội dung Chương II, Sinh học 11 (CTC) có khả

Trang 9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu các tài liệu liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài

- Xác định thực trạng của việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu trong việc thiết kế câu hỏi dạy học làm cơ sở thực tiễn cho đề tài

- Sưu tầm mẩu tư liệu liên quan đến nội dung Chương II, Sinh học 11 (CTC)

- Sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học Chương II, Sinh học

11 (CTC)

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các v n bản nghị quyết của Nhà nước về giáo dục, các tài liệu, bài viết, luận v n đề cập đến vấn đề đang nghiên cứu

- Nghiên cứu Chương II, Sinh học 11

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan khác về cảm ứng ở sinh vật

6.2 Phương pháp điều tra

Thực hiện chủ yếu bằng cách trao đổi trực tiếp và phiếu điều tra

6.3 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến đánh giá của các thầy cô giáo có kinh nghiệm tâm huyết với nghề về các mẩu tư liệu đã sưu tầm và việc thiết kế bộ câu hỏi từ các mẩu tư liệu đó

7 Đóng góp mới của đề tài

- Góp phần hệ thống hóa lí luận về việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu

để thiết kế câu hỏi dạy học

- Sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu thiết kế được hệ thống CH dạy học Chương II, Sinh học 11

- Thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học một số bài Chương II, Sinh học 11

Trang 10

8 Phạm vi giới hạn của đề tài

Nghiên cứu sưu tầm và sử dụng các mẩu tư liệu sưu tầm được để thiết kế câu hỏi trong dạy học Chương II, Sinh học 11 (CTC)

Trang 11

Phần II NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Trên thế giới

Vấn đề sưu tầm tư liệu để tích cực hóa hoạt động học tập của HS được quan tâm nghiên cứu rất sớm J.A.Comenxki (1952 – 1967) – Nhà giáo dục kiệt xuất người Tiệp Khắc là người đầu tiên coi trọng việc sử dụng tư liệu trong dạy học

Ở Liên Xô cũ, viện sỹ I.D.Zverep đã biên soạn cuốn “Các mẫu trích đọc

về giải phẫu, sinh lý, vệ sinh người” nhằm cung cấp cho HS, GV những mẩu

truyện, những hiện tượng, con số về hoạt động sinh lý của con người Tài liệu định hướng phục vụ cho GV và HS hiểu sâu thêm những kiến thức môn học được quy định trong SGK phổ thông

1.1.2 Trong nước

Hiện nay Việt Nam đã xuất bản các cuốn sách tương tự như những truyện Sinh học lý thú (dịch từ tiếng nga của V.V Lunkêvic); Hỏi đáp Sinh lý người của Nguyễn Hữu Lanh, các hỏi đáp về môi trường, về động vật và về thực vật… cũng có mục đích tương tự

N m 1998, công trình luận v n thạc sĩ của Phí Thị Bảo Thanh: “Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu để giảng dạy Sinh thái học lớp 11 PTTH” đã

sưu tầm được một số tài liệu đó là các đoạn v n trích nhưng chỉ dừng lại là đưa ra tư liệu, chưa có các phương pháp sử dụng tư liệu đó

N m 2001, công trình luận v n thạc sĩ của Trương Đúc Kiên: “Sưu tầm

và sử dụng tư liệu về đặc điểm thích nghi của sinh vật để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ở trường phổ thông” đã sưu tầm được một số tài

liệu về b ng hình và các đoạn v n trích đã có những thành công ban đầu về phân loại tư liệu và phương pháp sử dụng tư liệu để thiết kế câu hỏi

Trang 12

N m 2005, công trình luận v n thạc sĩ của Mai Thị Liên: “Sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để xây dựng câu hỏi, bài tập nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học Sinh thái học lớp 11 – THPT” đã sưu tầm và sử

dụng được một số tài liệu để thiết kế câu hỏi dạy học

Tóm lại, do sự hạn chế về tổng quan tài liệu, tổng quan tình hình nghiên cứu lý thuyết trên đây chắc chắn chưa thể đầy đủ, nhưng cũng cho phép chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

- Tài liệu tham khảo, các mẩu tư liệu có vai trò quan trọng trong việc gây hứng thú và tích cực hóa hoạt động của HS trong dạy học Nhờ đó, việc học tập của HS trở thành một hoạt động hấp dẫn HS tự giác, tích cực, tự mình tìm tòi khám phá ra chân lý

- Việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để xây dựng câu hỏi trong dạy học trong THPT còn chưa đầy đủ, vì vậy đề tài chúng tôi tập trung vào việc sưu tầm và sử dụng các mẩu tư liệu sưu tầm được vào việc thiết kế câu hỏi dạy học Chương II, Sinh học 11

1.2 Cơ sở lí luận của đề tài

1.2.1 Mẩu tư liệu

1.2.1.1 Khái niệm

a Khái niệm về tư liệu

- Tư liệu: là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu [13]

- Tư liệu trong dạy học: là các tài liệu chứa đựng nội dung học tập được thể hiện dưới dạng các phương tiện trực quan (tranh ảnh, mẫu vật, phim …) hoặc biểu diễn bằng ngôn ngữ viết Dựa vào đó HS có thể tìm tòi, suy luận để

đi đến kết luận tri thức

b Khái niệm về mẩu tư liệu

Mẩu tư liệu là những đoạn v n trích, những hình ảnh, số liệu được chắt lọc, sưu tầm từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau theo những mục đích sử dụng

cụ thể [10]

Trang 13

Mẩu tư liệu có thể là một mẩu thông tin tự nó đã là những nội dung khoa học súc tích; có thể là những mô tả sự vật, hiện tượng mà khi sử dụng vào dạy học nó có tác dụng như là những minh họa cho một nội dung khoa học đã được trình bày, hoặc cũng có thể biến thành một đối tượng nghiên cứu tìm tòi của HS… nhằm mang lại hiệu quả về thông tin, về rèn luyện khả n ng khai thác, xử lí thông tin cho người học, về kích thích tạo được hứng thú cho người học [10]

Như vậy mẩu tư liệu là những mẩu thông tin dạng kênh chữ hoặc có cả kênh chữ và kênh hình đã được chắt lọc và sưu tầm từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau theo mục đích dạy học

1.2.1.2 Phân loại

- Có thể phân loại mẩu tư liệu theo các tiêu chí sau đây:

Phân chia theo hình thức cố định mẩu tư liệu:

+ Mẩu tư liệu v n tự: là những mẩu thông tin được lưu giữ dưới dạng ký

tự ngôn ngữ, số liệu trong các v n bản, các bảng biểu, sơ đồ

+ Mẩu tư liệu phi v n tự: là những mẩu có thể lấy từ các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh…), chương trình truyền hình, b ng đĩa có hình ảnh, âm thanh…

Phân chia theo tính chất pháp lý của mẩu tư liệu:

+ Mẩu tư liệu chính thức: là những mẩu tư liệu được thừa nhận, xuất bản

và được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội + Mẩu tư liệu không chính thức: là những mẩu tư liệu chưa được thừa nhận, xuất bản và được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội

Phân chia theo tính chất tồn tại của tư liệu:

+ Mẩu tư liệu động: Là những tư liệu sống động từ thực tế

+ Mẩu tư liệu tĩnh: Là tư liệu cố định trong các v n bản, giấy tờ

Trong đề tài này chúng tôi phân loại mẩu tư liệu gồm 2 dạng:

Trang 14

Dạng 1: Mẩu tƣ liệu chỉ chứa kênh chữ

Ví dụ:

Dạng 2: Mẩu tƣ liệu chứa cả kênh chữ và kênh hình (hình động và ình tĩnh)

Ví dụ:

7.7 Khi một con ong thợ đốt để tự

vệ, ngòi đốt của nó thường nằm lại trong thịt của kẻ địch và điều đó gây

ra cái chết của con ong Coi như hành vi bảo vệ này là sự tự sát của con ong này [16]

2 Thí nghiệm: Gieo hạt vào 2 chậu: Ở giữa chậu thứ nhất đặt một bình xốp đựng phân bón (đạm, lân, kali), chậu thứ 2 đặt một bình xốp đựng chất độc như arsenat, fluorua… Sau một thời gian, được kết quả như hình 2:

Hình 2 Thí nghiệm trồng cây với phân bón và hóa chất độc [17]

Trang 15

1.2.1.3 Vai trò

- Là nguồn bổ sung tri thức quan trọng: Ngoài SGK ra, mẩu tư liệu

dùng để tham khảo là nguồn tri thức bổ sung quan trọng cho HS Nguồn tri thức này phục vụ trực tiếp cho việc hoàn thành nhiệm vụ trí dục trong chương trình, vừa có tác dụng nâng cao sự hiểu biết cho HS khi còn ở trường phổ thông cũng như khi vào đời Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, khối lượng tri thức của nhân loại cũng t ng gấp bội đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức cần dạy và cần biết cho mỗi HS là rất lớn mà thời gian giảng dạy ở trường phổ thông thì có hạn cho nên việc bổ sung tri

thức cho HS càng trở nên quan trọng hơn

- Gây hứng thú học tập cho HS : Việc gây hứng thú học tập

cho HS là việc làm quan trọng và cần thiết trong quá trình dạy học Hứng thú là cái gốc của tính tự giác Trên cơ sở hứng thú HS

tự giác học tập tích cực làm cho kết quả học tập được nâng cao

Có nhiều cách gây hứng thú học cho HS: Cung cấp thông tin mới

lạ cho HS, dạy HS bằng phương tiện trực quan… Những mẩu tư liệu mà chúng tôi sưu tầm và phân loại chứa nhiều thông tin mới

lạ, từ những mẩu thông tin đó, chúng tôi xây dựng những CH phù

hợp với Chương II, Sinh học 11 (CTC)

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học: Thực tế nhà trường phổ

thông hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế, chủ yếu

chỉ mới dừng lại ở những giờ thao giảng chọn GV dạy giỏi

Xu hướng đổi mới PPDH hiện nay là dạy học theo phương pháp tích cực Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS nghĩa là hoạt động học tập của HS luôn được tập chung và chú ý HS vừa là đối tượng vừa

là chủ thể của quá trình dạy học Học bằng hành động của chính mình Bằng hành động mà khám phá ra tri thức, hình thành kĩ n ng, kĩ xảo, hình thành phát triển nhân cách

Trang 16

Những mẩu tư liệu mà tôi sưu tầm để thiết kế CH đã có được ở đây rất giàu thông tin Một vấn đề có nhiều ví dụ ở góc độ khác nhau minh họa Những CH đưa ra phong phú và đa dạng vì thế khi dạy một kiến thức GV chỉ cần đưa ra những CH, HS từ những kiến thức đã biết cộng thêm những câu hỏi phụ gợi ý sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động

- Sử dụng thuận lợi: Tập hợp những mẩu tư liệu mà tôi đã sưu tầm để

thiết kế CH của tôi là các thông tin thu thập từ nhiều các nguồn sách khác nhau nên rất phong phú, được tôi xây dựng thành những CH phù hợp với nội dung kiến thức và trình độ nhận thức của Chương II, Sinh học 11 (CTC) Do

đó rất dễ dàng cho việc sử dụng Hơn nữa những CH tôi xây dựng dựa trên những mẩu tư liệu có thể sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học:

Dạy bài mới, củng cố, ra bài tập về nhà, kiểm tra đánh giá, thi cử

1.2.2 Câu hỏi

1.2.2.1 Khái niệm

Nghiên cứu bản chất của CH từ triết học Hi Lạp đã nghiên cứu CH có tầm quan trọng đặc biệt trong hành động nhận thức của loài người và trong dạy học

Aristotle là người đầu tiên đã phân tích CH góc độ lôgic và lúc đó ông cho rằng đặc trưng quan trọng của CH là buộc người bị hỏi phải lựa chọn các giải pháp có tính trái ngược nhau, do đó con người phải có phản ứng lựa chọn, cách hiểu này hoặc bằng cách hiểu khác Tư tưởng quan trọng bậc nhất của ông còn nguyên giá trị đó là: Câu hỏi là một mệnh đề trong đó CH chứa đựng

cả cái đã biết và cái chưa biết

CH = Cái đã biết + Cái chưa biết

Như vậy, con người sẽ không có tranh cãi, thảo luận thắc mắc khi chưa

có một hiểu biết về vấn đề đang bàn bạc hoặc tất cả về những vấn đề ấy Con người muốn biết một sự vật, hiện tượng nào đó dứt khoát chỉ biết khi người

Trang 17

Đềcac cho rằng không có CH thì không có tư duy các nhân, cũng như tư duy nhân loại Ông cũng nhấn mạnh dấu hiệu bản chất của CH là phải có mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết Phải có tỉ lệ phù hợp giữa hai đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác định được phương hướng mình phải làm gì để trả lời được CH đó Khi chủ thể nhận thức đã xác định được cái mình đã biết thì lúc bấy giờ mới đặt được CH và đến đó thì CH thực sự trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức

Ba yếu tố cần có của một CH đó là:

- Mỗi CH cần chứa đựng đều đã biết

- Điều chưa biết đó phải được người bị hỏi ý thức được để có định hướng nghiên cứu

- Câu hỏi phải chứa đựng nội dung đã biết, trong đó có sự phù hợp giữa cái chưa biết đối với một chủ thể là vô cùng cần thiết Vì vậy trong cả hai trường hợp chưa biết gì hoặc biết quá ít cũng như biết quá nhiều hoặc biết tất cả đều không có phản ứng trả lời, lúc đó ta còn gọi là CH không còn là CH nữa, nghĩa là nó không có giá trị về mặt nhận thức Như vậy, CH là sản phẩm của hoạt động nhận thức Nếu tự mình biết đặt

và trả lời CH đó là trình độ cao nhất (thường đó là các nhà khoa học) Trong quá trình dạy học người ta sử dụng cả hai trình độ ấy, dạy HS biết hỏi và biết trả lời [3]

CH là một yêu cầu một đòi hỏi, một mệnh lệnh được diễn đạt bằng ngôn

từ nhằm yêu cầu đòi hỏi được nhân thức

Trong dạy học CH được sử dụng để hướng dẫn quá trình nhận thức của

HS Đó là yêu cầu được đặt ra mà HS phải quyết bằng lời giải đáp

1.2.2.2 Phân loại

Đã có nhiều nhà nghiên cứu lý luận dạy học đưa ra các quan điểm khác nhau khi phân loại hệ thống CH trong dạy học Có quan điểm phân loại hoặc dựa vào yêu cầu n ng lực nhận thức của HS; hoặc dựa vào mục đích lí luận

Trang 18

dạy học Mỗi quan điểm phân loại đều có những ưu điểm khác nhau tùy thuộc vào mục đích và phương pháp sử dụng nó trong quá trình dạy học Sau đây, tôi xin giới thiệu một số cách phân loại cụ thể:

a Dựa vào yêu cầu năng lực nhận thức

Theo Bejamin Bloom (1956) đã đề xuất một thang 6 mức câu hỏi tương ứng với 6 mức lĩnh hội kiến thức [1]

- Mức 1 Loại CH yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức đã biết, HS chỉ dựa vào trí nhớ để trả lời

- Mức 2 Loại CH yêu cầu HS tổ chức, sắp xếp lại các kiến thức đã học

và diễn đạt bằng ngôn từ của mình chứng tỏ đã thông hiểu chứ không phải chỉ biết và nhớ

- Mức 3 Loại CH yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học như một khái niệm, nội dung một định luật, vào một tình huống mới khác trong bài học

- Mức 4 Loại CH yêu cầu HS phân tích nguyên nhân hay kết quả một hiện tượng, tìm kiếm bằng chứng cho một luận điểm, những điều này trước

đó chưa được cung cấp cho HS

- Mức 5 Loại CH yêu cầu HS vận dụng phối hợp cấc kiền thức đã học

đẻ giải đáp một vấn đề khái quát hơn bằng sự suy nghĩ sáng tạo của bản thân

- Mức 6 Loại CH yêu cầu HS nhận định, phán đoán về ý nghĩa của một kiến thức, giá trị một tư tưởng, vai trò của một học thuyết, giá trị của cách giải quyết một vấn đề mới được đặt ra trong chương trình học tập

Thực tế cho thấy đa số GV đang sử dụng loại CH ở mức 1 và 2 Muốn phát huy tính tích cực học tập của HS, cần phát triển loại CH ở các mức từ 3 đến 6

Theo Trần Bá Hoành [6]:

- Loại CH kích thích sự quan sát, chú ý: Nhận thức lí tính dựa trên nhận thức cảm tính cho nên sự quan sát tinh tế, sự chú ý sâu sắc là điều kiện cần

Trang 19

- Loại CH yêu cầu so sánh phân tích: Loại CH này hướng HS vào việc nghiên cứu chi tiết những vấn đề khá phức tạp, nắm vững những sự vật, hiện tượng gần giống nhau, những khái niệm có nội dung chồng chéo một phần Đây là loại CH hiện nay đang được sử dụng nhiều nhất

- Loại CH yêu cầu tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa: Đây là loại CH đặc trưng cho một chương trình Sinh học mang tính lý thuyết, dẫn tới hình thành những kiến thức đại cương

- Loại CH liên hệ thực tế: HS có nhu cầu áp dụng kiến thức mới học vào thực tế đời sống , sản xuất, giải thích các hiện tượng trong tự nhiên CH đặt

ra càng gần gũi với thực tế sẽ càng kích thích sự chú ý và kích thích sự suy nghĩ của HS

- CH kích thích tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS nêu vấn đề, đề xuất giả thuyết Loại CH này gợi ý cho HS xem xét một vấn đề dưới nhiêu góc độ, có thoái quen suy nghĩ sâu sắc, có óc hoài nghi khoa học

b Dựa vào mục đích lí luận dạy học

Dựa vào mục đích lí luận dạy học, có thể chia thành 3 loại sau:

- Loại CH dùng để dạy bài mới: Loại này dùng để tổ chức, hướng dẫn

HS nghiên cứu tài liệu mới Khi HS trả lời được CH thì sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới Do vậy mỗi CH dùng để dạy bài mới phải chứa đựng được nội dung kiến thức

- Loại CH củng cố, hoàn thiện kiến thức: Loại CH này dựa trên kiến thức

đã có của HS, nhưng các kiến thức đó còn rời rạc, tản mạn, chưa thành hệ thống Do đó chúng có tác dụng củng cố kiến thức đã học, đồng thời khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức đó, rèn luyện các thao tác tư duy lôgic phát triển cao hơn

- Loại CH dùng để kiểm tra đánh giá: Loại CH dùng để kiểm tra đánh giá khả n ng lĩnh hội kiến thức của HS có thể sau một bài học, một chương hoặc một phần của chương

Trang 20

- Tác dụng hình thành và phát triển kĩ năng, năng lực của HS

+ Thông qua trả lời CH học sinh được hình thành phát triển n ng lực giải quyết vấn đề, n ng lực nhận thức, n ng lực thích ứng cho HS

+ CH rèn luyện các kĩ n ng cần thiết về các kiến thức cho HS, đặc biệt là các kĩ n ng suy nghĩ độc lập và áp dụng kiến thức vào thực tế

+ CH tạo điều kiện phát triển trí dục cho HS

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1 Điều tra, khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng của việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết

kế CH dạy học hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại một số trường THPT với nhiều GV và HS, đó là các trường THPT Triệu Quang Phục, Yên

Mỹ, Hưng Yên; THPT Dương Xá, Hà Nội Ở mỗi trường chúng tôi chọn các giáo viên dạy Sinh học và chọn ngẫu nhiên một lớp tham gia khảo sát

Trang 21

Cách khảo sát, chúng tôi biên soạn loại phiếu điều tra cho GV và HS (gồm 5 CH, HS gồm 5 CH) Dự giờ các tiết dạy của thầy cô dạy Sinh học 11, ngoài ra còn dùng phương pháp phỏng vấn

1.3.2 Kết quả điều tra

- Kết quả thu được từ phân tích nội dung trả lời phiếu điề tra của GV như sau: Câu 1 Trong các PPDH sau, khi dạy học chương II, Sinh học 11 (CTC)

ở trường THPT, thầy (cô) thường sử dụng PPDH nào?

Hầu hết GV đều sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau

để nâng cao hiệu quả dạy và học của GV và HS Tuy nhiên phương pháp

giảng giải vẫn là chủ yếu

Câu 2 Thầy (cô) có sử dụng việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học trong dạy học Sinh học 11 không?

Có thầy cô có sử dụng việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học nhưng có nhiều thầy cô cũng rất ít sử dụng phương pháp này Câu 3 Để dạy học chương II, Sinh học 11 thầy cô có sử dụng tài liệu nào ngoài SGK không? Cho biết tên sách

Tất cả các thầy cô đều có sử dụng sách tham khảo như: Bài tập sinh học

11, Sách giáo viên Sinh học 11, Chuẩn kiến thức kĩ n ng 11 Câu hỏi này được biên soạn với mục đích là các thầy cô sẽ cung cấp cho mình những tên sách để tôi tham khảo

Câu 4 Những ưu điểm của việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết

kế câu hỏi dạy học Sinh học:

Đa số các thầy cô đều cho rằng việc sử dụng các câu hỏi thiết kế từ những mẩu tư liệu thu thập được vào trong dạy học sẽ làm cho bài học phong phú, đa dạng; kích thích gây hứng thú học cho học sinh; mở rộng kiến thức và nhiều CH vận dụng hay

Câu 5 Những hạn chế của sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học Sinh học:

Trang 22

Hầu hết các thầy cô đều cho rằng việc sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi trong dạy học mất rất nhiều thời gian và nếu không được chọn lọc kĩ lưỡng thì sẽ làm bài học phức tạp và khó hiểu hơn

- Đối với HS, tôi tiến hành điều tra bằng việc phỏng vấn 2 lớp 11 và qua

dự giờ tôi thu được kết quả như sau: Điểm trung bình kì học kì I của cả 2 lớp chưa cao, nhiều em HS không có hứng thú với bộ môn Sinh học nên không chuẩn bị bài mới

Kết luận chung:

Qua điều tra, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định sau:

Về việc học tập của HS: Trong một lớp học HS hiểu sâu kiến thức, có

phương pháp học tập chủ động sáng tạo chiếm tỉ lệ rất thấp, phần lớn vẫn là phương pháp học thụ động như: Đối với việc chẩn bị bài mới, nếu giáo viên giao việc cụ thể thì HS chuẩn bị bài cũng rất ít, nếu không giao vệc cụ thể thì

HS không xem bài mới Một số em đam mê môn Sinh học thì chịu khó tìm tòi

và nêu những thắc mắc đối với giáo viên Tuy nhiên đây chỉ là con số rất ít, phần lớn HS không thích môn sinh học, các em học thuộc lòng, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, máy móc, hời hợt Nhiều HS coi môn học này là môn phụ nên học có tính chất đối phó

Một phần do giáo viên chưa vận dụng tốt các PPDH tích cực để kích thích tính tích cực học tập của HS và khả n ng vận dụng kiến thức

HS chưa xác định được động cơ, thái độ học tập, chưa ham thích bộ môn Sinh học nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức

Về việc dạy của giáo viên: Phần lớn các thầy cô giáo cũng sưu tâm mẩu

tư liệu nhưng chỉ dừng lại ở mức là minh họa cho bài giảng của mình, còn việc xây dựng các CH từ những mẩu tư liệu đó thì rất ít Nhiều giáo viên đã chú ý soạn và giảng bài theo hướng dạy học tích cực nhưng kết quả đánh giá vẫn chưa được cao Trong quá trình giảnh dạy GV thường chỉ sử dụng mỗi

Trang 23

thông tin SGK như phân tích thông tin, yêu cầu HS nghiên cứu, quan sát các hình vẽ trong SGK để nắm vững kiến thức hơn

Khi tham khảo giáo án của một số thầy cô, tôi thấy rằng các bài giảng được soạn một cách rất chi tiết và có sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưng phương pháp sưu tầm các mẩu tư liệu để thiết kế CH dạy học ít thầy cô sử dụng

Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là việc sưu tầm

và sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học mất rất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức Đây là đều khó kh n với đa số GV hiện nay

HS không có hứng thú học cũng là một lí do khiến GV không muốn đầu

tư vào việc thiết kế bài giảng hay và lôi cuốn đối với HS, từ đó bài giảng chỉ cần có đầy đủ nội dung kiến thức có trong SGK mà không cần mở rộng và nâng cao thêm kiến thức

Trang 24

Chương 2 SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG MẨU TƯ LIỆU ĐỂ THIẾT KẾ CÂU

HỎI DẠY HỌC CHƯƠNG II, SINH HỌC 11 (CTC)

2.1 Sưu tầm mẩu tư liệu

2.1.1 Các bước sưu tầm mẩu tư liệu

Bước 1 Tìm hiểu nội dung

Đọc SGK và sách hướng dẫn giảng dạy Chương II, Sinh học 11 (CTC) Khâu này nhằm mục đích nắm chắc nội dung chương trình, từ đó phân tích cấu trúc nội dung Chương II, Sinh học 11 (CTC) để tìm được những tư liệu phù hợp với nội dung từ đó chúng tôi thiết kế những CH dựa trên nguồn tư liệu đó

Ví dụ khi dạy bài 23: “Hướng động”, chúng tôi thấy rằng ở đây nội dung bài học là những kiến thức về khái niệm hướng động và các kiểu hướng động giúp thực vật thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển Vậy mẩu tư liệu cần tìm để xây dựng CH về thực chất là kiến thức về các hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật (rễ, thân, lá) đối với các kích thích từ một hướng xác định (ánh sáng, nước, hóa chất, sự tiếp xúc, )

Bước 2 Tra cứu nguồn tư liệu

Khi đã biết được các tư liệu nào cần tìm, sau đó tìm đọc sách tham khảo, các sách có nội dung liên quan đến phần cảm ứng ở động - thực vật để thu thập tài liệu cần thiết ở dạng thô – nghĩa là sao chụp lại một cách nguyên vẹn một đoạn trích

Ví dụ khi đọc sách “Những kì thú của tạo hóa” – Nxb Dân trí, thu thập được một đoạn tư liệu như sau:

“Có nhiều loài hoa tự đổi màu sắc trong ngày rất đẹp và rất lí thú

Trang 25

Hoa tầm gửi ở Mexco phủ lên mình một bộ áo cánh trắng muốt vào buổi sáng Sau vàng dần và khi mặt trời thật sự lé rạng thì hoa chuyển hẳn sang màu hồng Lúc giữa trưa, hòa với ánh nắng rực rỡ nhất, hoa tầm gửi cũng chuyển màu đỏ thẫm và tỏa hương ngào ngạt Khi màu tím của buổi hoàng hôn ban chiều bắt đầu lan tỏa khắp không gian thì hoa cũng thay đổi màu áo tím rồi sẫm lại theo màn đêm đang tối dần

Cây hoa Phù dung (Hibiscus Mutabilis) ở Việt Nam thuộc họ hoa hồng nên nhiều cánh rất đẹp Phù dung đổi màu ngay trong ngày, buổi sáng hoa

có màu trắng, màu hồng vào buổi trưa và buổi tối hoa chuyển sang màu đỏ

Sở dĩ hoa có khả năng thay màu là do trong cánh hoa có chất antoxyan Chất này dưới tác dụng của áng nắng mật trời và tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ bị oxi hóa dần, làm cho cánh hoa sẽ chuyển màu tùy thuộc vào mức antoxyan có trong tế bào cánh hoa thoát ra ít hay nhiều” [5] Đây là tư liệu thô, sử dụng không thuận tiện cần phải gia công lại cho phù hợp với mục tiêu dạy học để xây dựng câu hỏi phục vụ cho quá trình dạy học

Khâu tra cứu tìm nguồn tư liệu này đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực, gặp nhiều khó kh n

Mẩu tư liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Sách (sách Những kì thú của tạo hóa, Hỏi đáp về thực vật, ), báo, internet, các quảng cáo, sau đó mới gia công lại theo mục đích dạy học

Bước 3 Gia công tư liệu

Đã có tư liệu thô, nghĩa là các tư liệu chứa đựng những thông tin về cảm ứng của cơ thể sinh vật, chúng tôi tiến hành công đoạn cuối cùng của thu thập

tư liệu Đó là tổ chức, viết lại tư liệu để phù hợp với mục tiêu của đề tài là sưu tầm và sử dụng mẩu tư liệu để xây dựng CH Những mẩu tư liệu này đòi hỏi phải súc tích ở mức độ cao nhất, khi đọc thấy nó phù hợp với nội dung Chương II, Sinh học Tư liệu nên ngắn gọn dễ sử dụng trong việc thiết kế câu hỏi phù hợp với các khâu của quá trình dạy học Có thể sử dụng CH trên cơ

Trang 26

sở từ những mẩu tư liệu thu thập ấy để dạy bài mới, củng cố, ra bài tập về nhà, kiểm tra đánh giá và thi cử

Chẳng hạn khi có mẩu tư liệu thô như phần trên đã trình bày, tôi gia công thành mẩu tư liệu số 2.4 thuộc phần 2.3.1, trên cơ sở mẩu tư liệu 2.4 đó, tiến hành xây dựng CH để tổ chức dạy học

2.1.2 Kết quả sưu tầm các mẩu tư liệu

Các mẩu tư liệu sưu tầm được gồm mẩu tư liệu dạng kênh chữ và dạng

mẩu tư liệu gồm cả kênh chữ và kênh hình, cụ thể được trình bày ở mục 2.3 2.2 Sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học Chương II, Sinh học

11 (CTC)

2.2.1 Nguyên tắc sử dụng

2.2.1.1 Quán triệt mục tiêu dạy học

Mục tiêu bài học là mục tiêu rộng hay mục tiêu cụ thể của từng đơn vị bài học tương ứng với các nội dung nhất định được hiểu là đích và yêu cầu cần phải đạt được của quá trình dạy học Các lĩnh vực phẩm chất phải đạt được mục tiêu dạy học là: kiến thức, kĩ n ng và giáo dục Theo đó khi thiết kế mục tiêu dạy học cho từng bài Chương II, Sinh học 11 phải phản ánh các lĩnh

vực đó

Nội dung chính của mục tiêu sau khi đã xác định được thì việc xác định biện pháp, phương pháp, con đường đạt được nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định Phương pháp, biện pháp dạy học là hình thức vận động của nội dung cho môn học cho nên nó phải được xác định phù hợp với đặc điểm của từng nội dung bài học

Mục tiêu của bài đặt ra cho HS thực hiện, nó phải được diễn đạt ngắn gọn, cụ thể bằng những cụm từ hành động cho phép dễ dàng đo được kết quả của các hành động học tập của HS, GV cần cụ thể hóa bằng CH hướng vào mục tiêu dạy học Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải được các CH đó

Trang 27

Do đó, mẩu tư liệu sưu tầm phải bám sát mục tiêu dạy học, nghĩa là các

CH được xây dựng từ những mẩu tư liệu đó cho phép định hướng sự tìm tòi suy nghĩ của HS để lí giải một hiện tượng, hay phát hiện tri thức mới nào đó trong bài học Qua đó, rèn luyện kĩ n ng tư duy và hành động – một yếu tố quan trọng của nhân cách HS

Trong nghiên cứu của chúng tôi, quá trình đạt mục tiêu bài học chính là quá trình HS tự tìm cách trả lời các CH; nó vừa là phương tiện cụ thể hóa mục tiêu dạy học, vừa quy định và định hướng cách thức tìm tòi nội dung học tập, nên nó là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện kĩ n ng, phát triển tư duy, giáo dục nhân cách cho HS

2.2.1.2 Đảm bảo tính chính xác của nội dung

Mẩu tư liệu sưu tầm được để xây dựng CH phải phù hợp với nội dung dạy học Chương II, Sinh học 11, có nghĩa là cần đảm bảo tính chính xác khoa học Nếu CH được xây dựng từ những mẩu tư liệu sưu tầm đó không đảm bảo tính chính xác của nội dung thì việc định hướng tìm tòi của HS sẽ không đạt được mục tiêu dạy học

Do đó muốn thiết kế CH từ những mẩu tư liệu sưu tầm được tốt thì cần phải phân tích để chính xác hóa nội dung theo tiếp cận cấu trúc – hệ thống

CH không được chỉ cho phép dừng lại ở những việc xem xét các dấu hiệu bên ngoài của cảm ứng vì nó không giúp được HS hiểu bản chất của đối tượng

2.2.1.3 Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh

Như phần trước chúng tôi đã trình bày việc sưu tầm những mẩu tư liệu

để xây dựng CH đã góp phần đổi mới PPDH Thì tất yếu việc xây dựng CH trên cơ sở những mẩu tư liệu thu thập được cũng nhằm mục đích đổi mới PPDH cụ thể là phát huy tính tích cực của HS Để đảm bảo yêu cầu đó CH phải đảm bảo tính vừa sức, tính kế thừa và phát triển phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của đa số HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sáng tạo; bên cạnh đó phải xây dựng những CH phân hóa n ng lực của cá nhân HS trong

Trang 28

quá trình dạy học Những phân tích về bản chất nhận thức luận của CH trình bày ở các phần trước cho thấy rằng để đạt được yêu cầu trên các CH phải được xây dựng và sử dụng sao cho có thể tạo ra nguồn động lực tìm tòi cái mới, tức là tạo ra mâu thuẫn chủ quan giữa biết và chưa biết ở HS Ở đây cũng cần hiểu là khi CH trở thành công cụ - biện pháp dạy học thì chúng phải được thiết kế và sử dụng theo một logic hệ thống trong đó có sự phối hợp giữa CH có vấn đề với CH có tính thông báo

2.2.2 Các bước sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học

Việc thu thập và gia công các mẩu tư liệu là bước khởi đầu quan trọng để tạo dựng một một bộ sưu tầm phong phú và đa dạng Nhưng quan trọng hơn

là làm thế nào để sử dụng những mẩu tư liệu này cho thật thuận tiện và hiệu quả cao Việc sử dụng các mẩu tư liệu này như thế nào để đạt hiệu quả dạy học cao , điều đó phụ thuộc rất nhiều vào PPDH của GV Ở đây không phải phương pháp dạy học nói chung mà là PPDH có sử dụng mẩu tư liệu về cảm ứng để thiết kế CH để nâng cao hiệu quả dạy học Muốn làm tốt việc này đòi hỏi GV phải có kỹ n ng khai thác kiến thức, kỹ n ng đó bao gồm: xác định mục đích, yêu cầu tham khảo tài liệu  tìm nguồn tài liệu  ghi chép, lưu trữ tư liệu thu được  gia công, xử lí tư liệu theo mục đích đã định  sử dụng mẩu tư liệu để xây dựng CH

Để đạt các yêu cầu trên, tôi xin nêu và phân tích các bước sử dụng mẩu

tư liệu để xây dựng câu hỏi như sau:

Xác định mục tiêu dạy học Phân tích lôgic nội dung dạy học

Xác định nội dung kiến thức ở SGK cần có mẩu tư

liệu để xây dựng câu hỏi Xây dựng câu hỏi trên cơ sở mẩu tư liệu lựa chọn

Trang 29

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy – học

Khi xây dựng CH từ những mẩu tư liệu sưu tầm được, chúng tôi phải bám sát mục tiêu dạy học, nghĩa là những CH đó cho phép định hướng sự tìm tòi, suy nghĩ của HS để giải thích một hiện tượng hoặc phát hiện một tri thức mới nào đó trong bài học Qua đó rèn luyện kĩ n ng tư duy và hành động – một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách của HS

Trong nghiên cứu của chúng tôi quá trình đạt mục tiêu bài học chính là quá trình HS tự tìm cách trả lời các CH xây dựng từ những mẩu tư liệu sưu tầm được; nó vừa là phương tiện cụ thể hóa mục tiệu dạy học, vừa quy định

và định hướng cách thức tìm tòi nội dung học tập, nên đó là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện kĩ n ng, phát triển tư duy, giáo dục nhân cách cho HS

Ví dụ khi dạy bài 23, Hướng động, tôi tiến hành xác định mục tiêu về kiến thức như sau:

- Trình bày được khái niệm về cảm ứng và hướng động

- Nêu được khái niệm, tác nhân, biểu hiện của các kiểu hướng động

- Trình bày được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây và đối với con người

Từ mục tiêu trên tôi tiến hành sưu tầm những mẩu tư liệu phù hợp

Ví dụ: Trên sa mạc nóng bỏng, có một loài cây cỏ vẫn xanh tốt đến kì lạ bởi chúng có bộ rễ sâu dưới lòng đất tới 30 mét Với sự nỗ lực hết mình vươn sâu và lan rộng nên khối lượng của bộ rễ thường gấp hàng ngàn lần với khối

lượng của tất cả các phần của cây [4]

CH: Từ mẩu tư liệu trên, em hãy cho biết:

- Rễ cây có biểu hiện như thế nào đối với tác nhân kích thích?

- Sự vươn sâu và lan rộng của bộ rễ có tác dụng gì?

Bước 2: Phân tích lôgic nội dung dạy học

Phân tích lôgic nội dung dạy học là cơ sở quan trọng cho việc sưu tầm và

sử dụng mẩu tư liệu để xây dựng CH tổ chức hoạt động nhận thức cho HS

Trang 30

Bởi vì toàn bộ nội dung của môn học, của từng bài học đều có mối liên hệ lôgic với nhau Nếu như mối liên hệ bị vi phạm, thì việc tiếp thu tri thức gặp rất nhiều khó kh n vì vậy muốn nghiên cứu một nội dung mới cần gắn cái chưa biết với cái đã biết

Việc phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học, cần đi đôi với việc cập nhật hóa và chính xác hóa kiến thức; đặc biệt chú ý đến tính kế thừa và phát triển các khái niệm qua các bài học và cả chương Đều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc sưu tầm mẩu tư liệu để diễn đạt khả n ng mã hóa thành CH Trong từng bài học cụ thể, tiến hành phân lập dàn ý theo cấu trúc hợp lí

là thuận tiện nhất trong việc thiết kế CH Mỗi đề mục chứa đựng một nội dung và có giới hạn tương đối với các đề mục khác Lập dàn ý cho bài học cần phải xác định mối quan hệ giữa các đề mục với nhau, giữa các mục lớn với các mục nhỏ; kết hợp giữa việc tách ra ý chính và thiết lập mối quan hệ giữa các ý chính; rồi tiếp tục phân chia nội dung ra từng phần nhỏ, thành các đơn vị kiến thức làm cơ sở cho việc sưu tầm mẩu tư liệu có nội dung kiến thức phù hợp để thiết kế CH Trong những đơn vị kiến thức đó, lại còn xác định nội dung cơ bản là trọng tâm của bài – đây là một khâu quan trọng cho phép xá định tọa độ cần tập trung để sưu tầm mẩu tư liệu cần gia công sư phạm trong đó thành CH

- Cơ sở của việc phân tích bài dạy cảm ứng:

Sinh học 11 tập trung đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng lí thú của Sinh học đó là sinh học cơ thể thực vật và động vật

Về mặt nội dung, Sinh học cơ thể gồm 4 chương chính:

+ Chương I Chuyển hóa vật chất và n ng lượng

+ Chương II Cảm ứng

+ Chương III Sinh trưởng và phát triển

+ Chương IV Sinh sản

Trang 31

Mỗi chương đều được biên soạn theo hướng lồng ghép Sinh học cơ thể thực vật và Sinh học cơ thể động vật Điều này giúp HS nhận thức được các chức n ng sinh lí cơ bản đều có ở thực vật và động vật, đồng thời có thể so sánh cách thức thực hiện các chức n ng sinh lí ở giới Thực vật và giới Động vật Trong đề tài này, chúng tôi quan tâm đến Chương II, Cảm ứng

Mục tiêu của Chương II, Sinh học 11 là:

+ Trình bày được cảm ứng là cơ sở của sự sống giúp thực vật – động vật tồn tại và phát triển

+ So sánh để thấy được thực vật và động vật đều có cảm ứng nhưng sự biểu hiện giữa chúng là khác nhau Sự khác nhau đó thể hiện sự đa dạng trong phản ứng thích nghi của sinh giới

+ Ứng dụng cảm ứng ở sinh vật vào đời sống và sản xuất

Các nội dung chính của Chương II, được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

các nhóm động vật

Dẫn truyền thần kinh trong tổ chức thần kinh

Cảm ứng ở động vật

Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động

Tập tính động vật

Trang 32

- Những nội dung cảm ứng cần phân tích để xây dựng câu hỏi:

GV đưa ra một số gợi ý trong mỗi bài bằng cách phân tích những nội dung như: Thành phần kiến thức, nội dung kiến thức, trình tự sắp xếp, những kiến thức cần làm rõ và chính xác hóa Từ đó chọn mẩu tư liệu phù hợp với nội dung kiến thức đó

Ví dụ:

Trong bài 23 hướng động, có thể sưu tầm những mẩu tư liệu để xây dựng những CH tập trung vào những tri thức cơ bản về phản ứng của thực vật với các tác nhân một hướng và vai trò của chúng đối với thực vật Việc trả lời những CH này giúp HS có được tri thức về các kiểu cảm ứng ở động vật Do

đó việc sưu tầm những mẩu tư liệu cần tập trung vào những kiến thức sau: + Khái niệm: Cảm ứng, tính cảm ứng, hướng động

+ Khái niệm các loại hướng động: Hướng động dương và hướng động âm + Các kiểu hướng động: Tác nhân, khái niệm và sự biểu hiện của thực vật đối với tác nhân kích thích

+ Vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật và con người

Bước 3 : Xác định nội dung kiến thức ở SGK cần có mẩu tư liệu để xây dựng câu hỏi

Muốn xác định đúng đắn nội dung kiến thức ở SGK cần có mẩu tư liệu

để xây dựng thành CH thì công việc đầu tiên của GV là phải xác định được nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy như đã phân tích ở bước 2 Kĩ n ng cần thiết của GV là phải phân chia được nội dung cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị kiến thức để từ đó tìm và sưu tầm được mẩu tư liệu phù hợp Những đơn vị kiến thức trong SGK được viết một cách cô đọng, kiểu thuyết trình theo lôgic tường minh khoa học nhất định của mô học, bởi vậy có xác định được lôgic vận động của nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học thì mới có thể sưu tầm những mẩu tư liệu phù hợp để thiết kế CH giúp HS lĩnh hội kiến

Trang 33

mẩu tư liệu sưu tầm đươc phải có tác dụng tổ chức, hướng dẫn HS trong quá trình tìm lời giải, làm bộc lộ bản chất bên trong của quá trình nhận thức Khi

đó CH trở thành phương tiện biến SGK trở thành nguồn cung cấp thông tin cho

HS tiến hành các hoạt động trí tuệ một cách tích cực

Bước 4: Xây dựng câu hỏi trên cơ sở mẩu tư liệu lựa chọn

Để đảm bảo việc xây dựng CH tốt từ những mẩu tư liệu sưu tầm được, chúng tôi xin giới thiệu kĩ thuật thiết kế câu hỏi từ những mẩu tư liệu:

Các CH nên diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và mức

độ khác nhau của HS: nhớ, hiểu, vận dụng, kĩ n ng, thái độ Có thể sử dụng các từ nghi vấn phẩm chất, phương thức, nguyên nhân, kết quả, về mối quan

hệ, so sánh, chứng minh, … để tạo ra các CH cụ thể

- Những CH nhằm khai thác vốn tri thức, vốn sống, những hiểu biết đã

có sẵn của HS

Ví dụ:

CH: Từ mẩu tư liệu trên, cho biết:

- Hoạt động nào ở động vật sinh ra đã có và hoạt động nào động vật mới học được?

- “Gà con mới nở đã biết mổ thức ăn”

- “Gà con thấy bóng diều hâu và nghe tiếng gà mẹ kêu vội vàng tìm

mẹ để trốn” [15]

- “Khỉ Chimpaze, con non luôn được con mẹ và bầy đàn chăm sóc, tìm và đưa thức ăn cho Nhưng khi một chú khỉ non nào tự động lấy thức ăn, nếu con đầu đàn chưa được ăn trước, ngay lập tức con non

“mất nết” sẽ bị con đực đầu đàn đánh cho một trận nhớ đời Khỉ con đã

có thêm một tập tính mới, mọi thức ăn tìm được của đàn, trước hết phải

để con đầu đàn ăn đã” [13]

- “Con gà ấp trứng, không có trứng cũng ấp, “ấp bóng, ấp gió”, để trứng vịt thay cũng ấp” [13]

Trang 34

- Từ đó cho biết có mấy loại tập tính? Nêu khái niệm các tập tính đó?

- Trình bày đặc điểm của các tập tính đó?

- Những CH đòi hỏi HS phải giải thích

Ví dụ

CH: Từ mẩu tư liệu trên, cho biết: Nếu màng tế bào thần kinh giảm tính

thấm đối với ion K+

có ảnh hưởng đến điện thế nghỉ hay không? Giải thích

- Những CH đòi hỏi HS phải phân tích so sánh

- “Trời đang nắng khô, chợt mây đen ùn

ùn kéo đến, áp suất không khí thay đổi, bỗng nhiên hàng đàn Giun đất nối đuôi nhau bò lên mặt đất và đi theo một hướng” [12]

- “Trồng cây trong chậu, đặt cạnh cửa sổ sau một thời gian”

Trang 35

Ví dụ:

CH: Từ mẩu tư liệu trên, cho biết:

- Nếu thay axêtincôlin bởi một chất hóa học khác thì điều gì sẽ xảy ra?

- Nếu axêtincôlin không bị phân giải và bị ứ đọng ở màng sau thì điều gì

Lựa chọn và sắp xếp thành hệ thống các CH được xây dựng ấy theo một logic chặt chẽ, phù hợp với mục đích lí luận dạy học Việc sắp xếp các CH thành hệ thống được chỉ đạo bởi các quan điểm hệ thống như đã trình bày ở phần trước

2.3 Sử dụng mẩu tư liệu để thiết kế câu hỏi dạy học Chương II, Sinh học

11 (CTC)

2.3.1 Sử dụng mẩu tư liệu dạng kênh chữ để thiết kế câu hỏi dạy học Chương II, Sinh học 11 (CTC)

“Sau khi điện thế hoạt động hình thành

ở màng sau và lan truyền đi tiếp, thì enzim axêtincôlinesteraza có ở màng sau sẽ phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin Hai chất này quay trở lại màng trước, đi vào chùy xinap và được tái tổ hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xinap” [15]

Trang 36

1 Hướng động

CH: Từ mẩu tư liệu 1.1, cho biết:

- Rễ cây có biểu hiện như thế nào đối với tác nhân kích thích?

- Sự vươn sâu và lan rộng của bộ rễ có tác dụng gì?

CH: Từ mẩu tư liệu 1.2, em hãy:

- Dự đoán về sự sinh trưởng của thân cây non ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau?

- Thế nào là hướng sáng?

- So sánh kích thước tế bào ở phía nhận kích thích với phía không nhận kích thích? Từ đó giải thích tại sao cây non cong về phía ánh sáng?

- Tính hướng sáng của rễ và ngọn khác nhau như thế nào?

1.1 Trên sa mạc nóng bỏng, có một loài cây

cỏ vẫn xanh tốt đến kì lạ bởi chúng có bộ

rễ sâu dưới lòng đất tới 30 mét Với sự nỗ lực hết mình vươn sâu và lan rộng nên khối lượng của bộ rễ thường gấp hàng ngàn lần với khối lượng của tất cả các phần của cây [5]

1.2 Thí nghiệm: Gieo một ít hạt đậu hoặc cải trong 3

chậu trồng trong 3 hộp lồng đã lót giấy ở đáy

Chậu 1: Đặt trong hộp có lỗ hở ở thành bên

Chậu 2: Đặt vào trong hộp kín

Chậu 3: Đặt ở nơi có ánh sáng chiếu đồng đều

(Do người dạy đề xuất)

Trang 37

CH: Qua mẩu tư liệu 1.3, cho biết:

- Tác nhân nào khiến cây phát triển như vậy?

- Biểu hiện của cây đối với tác nhân kích thích?

- Giải thích tại sao cây lại phát triển như vậy?

- So sánh kích thước tế bào ở phía nhận kích thích với phía không nhậnkích thích? Từ đó giải thích tại sao cây cong về phía ánh?

CH: Từ mẩu tư liệu 1.4, hãy cho biết:

- Những cây quấn quanh cây gỗ lớn để vươn lên cao thuộc kiểu hướng động nào?

- Nêu cơ chế của kiểu hướng động đó?

1.3 Những cây mọc lẻ ở ngoài rừng hay những

cây mọc trong rừng, cây phát triển đều, thẳng, tán cân đối Những cây mọc ở bìa rừng hoặc trên đường phố có tường nhà cao nhiều tầng ngọn cây nghiêng và tán cây không đều lệch về phía ánh sáng [13]

1.4 Các bạn cứ ngắm kĩ mà xem trong xã hội cây cỏ sống

chen chúc, có chàng thì sống tự lập, tự lao động mà

sống bằng bộ rễ hiệu lực của mình và bằng những

chiếc lá nhạy cảm Nhưng lại có những cô cậu rất xấu

thói, không mọc thẳng đứng được một mình, lại phải

sống dựa vào người khác, mặc dù cũng có rễ, có lá

như ai Các cô cậu này bám vào các chàng khỏe mạnh

sống tự lập bằng cách quấn quanh những cây thân gỗ

lớn để vươn lên cao [13]

Trang 38

CH: Qua mẩu tƣ liệu 1.5, cho biết kính lọc này có màu gì?

1.5 Cây sồi non nảy mầm trong tối và sau đó

được chiếu sáng bằng bóng đèn halogen từ một phía Cây sồi non này uốn cong về phía ánh sáng Giữa bóng đèn và cây, người ta đặt một kính lọc màu và kính này không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chiếu sáng [17]

1.6 Thí nghiệm: Gieo hạt vào chậu, treo nghiêng chậu để khi tưới, nước đọng

ở một phía của chậu Sau một thời gian thấy rễ vươn tới nguồn nước [17]

Trang 39

2 Ứng động

CH: Từ mẩu tư liệu 2.1, cho biết:

- Có những loại tác nhân nào gây ứng động ở thực vật?

- Dựa vào tác nhân kích thích có những loại ứng động nào?

- Ví dụ nào thuộc ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng?

- Phân tích ứng động nở hoa của hoa quỳnh và hoa tulip? Từ đó rút ra kết luận gì?

2.1 Ví dụ về ứng động:

- Hoa tulip nở vào ban sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối Khi

nhiệt độ giảm xuống 1 0 C là đủ để hoa tulip bắt đầu đóng lại

Tăng nhiệt độ làm ấm lên 3 0 C là đủ để hoa tulip bắt đầu nở ra

- Hiện tượng đi tìm Mặt trời của hoa, lá hướng dương trong

suốt cả ngày

- Lá cây gọng vó màu đỏ hung, có chứa nhiều lông tuyến Khi

côn trùng bị đụng phải mặt lá, nó bị dính vào các lông tuyến

Những lông tuyến này uốn cong bắt giữ con côn trùng và tiêu

hóa chúng Phản ứng uốn cong lông tuyến trả lời đối với kích

thích hóa học còn mạnh hơn kích thích cơ học [8]

2.2 Hoa tầm gửi ở Mêxicô có một bộ áo cánh trắng muốt vào buổi sáng Sau vàng dần và khi mặt trời thật sự lé rạng thì hoa chuyển sang màu hồng Lúc giữa trưa, hòa với ánh nắng rực rỡ nhất, hoa tầm gửi cũng chuyển màu đỏ thẫm và tỏa hương ngào ngạt Đến chiều hoa thay màu áo tím rồi sẫm lại theo màn đêm đang tối dần

Hoa phù dung cũng thay đổi màu sắc ngay trong ngày, buổi sang hoa có màu trắng, màu hồng vào

buổi trưa và buổi trưa hoa chuyển sang màu đỏ [5]

Trang 40

CH: Từ mẩu tư liệu 2.2, cho biết:

- Nguyên nhân làm thay đổi màu sắc của hoa trong ngày là gì?

- Tại sao sự thay đổi mà sắc của hoa gọi là ứng động không sinh trưởng?

- Từ đó nêu khái niệm ứng động không sinh trưởng?

CH: Từ mẩu tư liệu 2.5, hãy cho biết:

- Sự cụp, xòe lá của rau rút thuộc kiểu ứng động nào?

- Nguyên nhân nào làm cho lá cụp lại vào chiều tối đến sáng lại xòe ra?

- Đến chiều tối lá rau rút cụp lại có tác dụng gì đối với cây?

3 Cảm ứng ở động vật

CH: Mẩu tư liệu 3.1 và 3.2 là hiện tượng cảm ứng ở động vật, phân tích

hiện tượng trên và cho biết cảm ứng là gì?

Kết hợp với mẩu tư liệu 1.6, phân biệt cảm ứng ở thực vật và động vật? (Gợi ý: Tốc độ phản ứng, khả n ng nhận thấy, hình thức cảm ứng đơn

2.3 Cây rau rút (thuộc họ trinh nữ) là một loại

cây mọc nổi trên ao, hồ, ngang mặt nước, vì

quanh thân có mô xốp màu trắng Đây là món

ăn thông thường của nhân dân ta Lá của cây

rau rút về chiều tối sẽ cụp lại, đến sáng lá lại

xòe ra [2]

3.1 Trời đang nắng khô, chợt mây đen ùn ùn kéo đến, áp

suất không khí thay đổi, bỗng nhiên hàng đàn giun đất

nối đuôi nhau bò lên mặt đất và đi theo một hướng [12]

3.2 Tay chạm vào vật nóng, rụt tay lại; Khi dùng búa cao su

gõ vào đầu gối thấy chân co lại; Trời rét, môi tím, người

run cầm cập (do người dạy đề xuất)

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bejamin (1995), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục, Nxb Giáo dục (Đoàn V n Điền dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục
Tác giả: Bejamin
Nhà XB: Nxb Giáo dục (Đoàn V n Điền dịch)
Năm: 1995
2. Vũ V n Chuyên (1978), Hỏi đáp về thực vật, tập 5, Nxb Khoa học và Kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về thực vật, tập 5
Tác giả: Vũ V n Chuyên
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kĩ thuật
Năm: 1978
3. Khánh Dương (2002), Câu hỏi và việc phân loại câu hỏi trong dạy học, Tạp chí Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu hỏi và việc phân loại câu hỏi trong dạy học
Tác giả: Khánh Dương
Năm: 2002
4. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) - Lê Đình Tuấn (chủ biên) - Nguyễn Nhƣ Khanh(2009), Sinh học 11, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 11
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) - Lê Đình Tuấn (chủ biên) - Nguyễn Nhƣ Khanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
5. Đào Lệ Hằng (2011), Những kì thú của tạo hóa, Nxb dân trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kì thú của tạo hóa
Tác giả: Đào Lệ Hằng
Nhà XB: Nxb dân trí
Năm: 2011
6. Trần Bá Hoành (1993), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Nxb Viện KHGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Viện KHGD
Năm: 1993
7. Trần Hợp – Vũ V n Chuyên (1977), Tìm hiểu thế giới màu xanh, Nxb Khoa học và kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thế giới màu xanh
Tác giả: Trần Hợp – Vũ V n Chuyên
Nhà XB: Nxb Khoa học và kĩ thuật
Năm: 1977
8. Nguyễn Nhƣ Khanh – Cao Phi Bằng (2009), Sinh lí thực vật, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lí thực vật
Tác giả: Nguyễn Nhƣ Khanh – Cao Phi Bằng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
9. Lê Thúy Lan (2003), Sinh lí học thần kinh- tập 1, Nxb Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lí học thần kinh- tập 1
Tác giả: Lê Thúy Lan
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 2003
11. Nguyễn Quang Mai (2004), Sinh lý học động vật và người, Nxb Khoa học và kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học động vật và người
Tác giả: Nguyễn Quang Mai
Nhà XB: Nxb Khoa học và kĩ thuật
Năm: 2004
12. Vũ Quang Mạnh (2000), Tập tính học động vật, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập tính học động vật
Tác giả: Vũ Quang Mạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
13. Phan Cự Nhân (1998), Cơ sở di truyền tập tính, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di truyền tập tính
Tác giả: Phan Cự Nhân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
15. Trần Khánh Phương (2008), Thiết kế bài giảng sinh học 11, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng sinh học 11
Tác giả: Trần Khánh Phương
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2008
16. Trần Thanh – Trần Kiên (1979), Đời sống các loài thú, Nxb Khoa học và kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống các loài thú
Tác giả: Trần Thanh – Trần Kiên
Nhà XB: Nxb Khoa học và kĩ thuật
Năm: 1979
17. Huỳnh Quốc Thành (2013), Bồi dưỡng Sinh học 11, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng Sinh học 11
Tác giả: Huỳnh Quốc Thành
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w