Giáo dục nghệthuật nói chung và giáo dục Âm nhạc nói riêng ở trường phổ thông được xemnhư một vấn đề hết sức cần thiết trong việc đào tạo học sinh trở thành con ngườiphát triển toàn diện
Trang 1MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5 1.1 Cơ sở lí luận 5 1.2 Cơ sở thực tiễn 9 CHƯƠNG 2 - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ
SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC ĐOẠN PHIM TƯ
LIỆU TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC 17 2.1 Ứng dụng CNTT để sưu tầm các đoạn phim tư liệu
trong dạy học Âm nhạc 17 2.2 Ứng dụng CNTT để tích hợp chức năng nghe – nhìn, sử
dụng hiệu quả các đoạn phim tư liệu trong dạy học Âm
nhạc 18 2.2.1 Cách sử dụng hiệu quả các đoạn phim tư liệu trong
dạy học Âm nhạc 18 2.2.2 Vận dụng vào một bài dạy cụ thể _ 20 2.3 Kết quả 25
Âm nhạc trong chương trình THCS nhằm mục đích giáo dục thẩm mỹ, nângcao đời sống tinh thần cho lớp trẻ nên đã thu hút được sự chú ý của nhà trường,
Trang 2của học sinh Chương trình Âm nhạc ở THCS đã được triển khai đồng bộ từ lớp
6 đến hết học kỳ I lớp 9 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhà trường phổthông và của xã hội Mặc dù cũng còn có một vài ý kiến trái ngược nhau, nhưngnhìn chung, nội dung của chương trình SGK Âm nhạc THCS đã thể hiện đượcnhững tiêu chí giáo dục thẩm mỹ hết sức cụ thể, có tính khoa học và liên ngànhcao Có lẽ, chưa có thời điểm nào mà các trường phổ thông lại hăng hái đăng kýtham gia giờ dạy tốt, giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc như giai đoạn hiện nay.Điều đó chứng tỏ sự định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước, sự quan tâmcủa Bộ giáo dục đào tạo cũng như các sở, ngành địa phương đối với môn họcnày Do vậy đã khơi dậy được niềm tự tin, lòng yêu nghề, sự nhiệt tình phấn đấucủa những giáo viên giảng dạy âm nhạc
Giáo dục nghệ thuật là tạo môi trường thẩm mỹ cho xã hội
Mác nói “Muốn thưởng thức về Nghệ thuật thì trước tiên phải được
giáo dục về Nghệ thuật” Trong chiến lược phát triển con người một cách toàn
diện, con người phải được giáo dục về mặt Nghệ thuật thì mới đủ năng lực cảmthụ và sáng tạo Nghệ thuật, có đủ năng lực tinh tế trong cảm thụ, mới có thểphát hiện và khẳng định cái mới; cái đẹp trong cuộc sống Giúp con người có đủnăng lực tham gia vào hoạt động Chính trị, Xã hội và các ngành Khoa học khác.Ngoài yêu cầu học nghệ thuật để giải trí về mặt thẩm mỹ, để nâng cao hiểu biết
về Nghệ thuật, các môn học nghệ thuật nói chung và Âm nhạc nói riêng còn gắnliền với hoạt động thực tiễn trong học tập, sinh hoạt và sáng tạo Học nghệ thuật
để mắt nhìn cảnh vật và tai lắng nghe, biết thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên
và trong cuộc sống, trí quan sát ngày càng mở mang, tai và mắt thêm tinh tường
Đi đôi với việc đó năng khiếu thẩm mỹ không ngừng được nâng cao
Mục tiêu giáo dục phổ thông của chúng ta là “Giúp học sinh phổ thông
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”.
Với chiến lược phát triển con người một cách toàn diện này đã làm thayđổi về nhận thức, sự quan tâm của toàn xã hội nói chung và của ngành Giáo dụcnói riêng trong việc giáo dục Nghệ thuật ở trường phổ thông Giáo dục nghệthuật nói chung và giáo dục Âm nhạc nói riêng ở trường phổ thông được xemnhư một vấn đề hết sức cần thiết trong việc đào tạo học sinh trở thành con ngườiphát triển toàn diện, là một hoạt động giáo dục cốt lõi trong việc hình thành conngười với tính cách chủ thể tích cực sáng tạo Xã hội Công nghiệp hiện đại, cùngvới việc giáo dục tư tưởng chính trị, ý thức công dân, đạo đức xã hội, lao động
và khoa học kỹ thuật Vị thế các môn học nghệ thuật trong trường phổ thôngcũng được xác định theo hướng tích cực Trong các môn học nghệ thuật, Âmnhạc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách củahọc sinh
Trang 3Mục tiêu dạy học các môn nghệ thuật là: Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh,cung cấp cho các em một số kiến thức phổ thông, rèn luyện cách quan sát, khảnăng tìm tòi sáng tạo, giúp các em nhận thức cái đẹp đúng đắn theo tinh thầndân tộc, biết tạo ra cái đẹp, thưởng thức cái đẹp, giúp các em phát triển hài hòacân đối, hỗ trợ cho các em học tốt các môn học khác.
Để dạy tốt các môn học nói chung, môn Âm nhạc nói riêng đòi hỏi phải có sựđổi mới toàn diện trong quan niệm về môn học, đổi mới nội dung, phương pháp,phương tiện dạy học, việc kiểm tra đánh giá… theo hướng phát huy tính tích cực họctập của học sinh
Đổi mới về phương pháp dạy học Âm nhạc (PPDHÂN) càng trở nên cấp thiết hơn để phù hợp với việc đổi mới trong giáo dục nói chung Nghị
quyết Đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, khoá VIII đã chỉ rõ:
“Phương pháp giáo dục đào tạo cần được đổi mới, phát huy tính chủ động, sáng
tạo của người học” Đại hội lần thứ X của Đảng (2006) cũng nhấn mạnh : “Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực, thực hành của học sinh, sinh vên còn yếu Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
hai, NXB CTQG, HN, 2006, tr 170)
Với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc, dạy học Âm nhạc
ở nhà trường, đổi mới PPDHÂN đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
2 Một trong những hướng đổi mới PPDHÂN là ứng dụng hiệu quả cácloại phương tiện dạy học hiện đại và công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy họclịch sử Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, khoá VIII đã
chỉ rõ : “Đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm
bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”
Các loại phương tiện dạy học hiện dại và CNTT là những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới PPDH nói chung và PPDHÂN nói riêng.
Trong dạy học Âm nhạc, CNTT có thể được sử dụng để truy nhập và khaithác các nguồn thông tin (Internet, CD Rom Âm nhạc); lưu giữ các tư liệu Âmnhạc; cắt, ghép nhạc; xây dựng bài giảng điện tử… Trong phạm vi của đề tài,
chúng tôi chủ yếu hướng đến việc ứng dụng CNTT để sưu tầm và sử dụng
hiệu quả các đoạn phim tư liệu trong dạy học Âm nhạc.
3 Trong dạy học Âm nhạc, có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau,cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau, song đều có tác dụng nâng cao chấtlượng dạy học Âm nhạc Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Âmnhạc hiện nay không chỉ giới hạn ở việc sử dụng nhạc cụ mà còn có các loại
phương tiện kĩ thuật hiện đại “Bởi vì do việc thông tin ngày càng tăng, trình độ
khoa học phong phú nên cần cải tiến phương pháp dạy học truyền thống với các
Trang 4phương tiện kĩ thuật hiện đại hơn… Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại không hạ thấp vai trò của thầy giáo mà vẫn tăng hiệu quả bài học ở các
mặt: thu nhận thông tin, tư duy, ghi nhớ và vận dụng kiến thức” (Giáo sư Phan
Ngọc Liên)
Việc ứng dụng các loại phương tiện kĩ thuật hiện đại và CNTT vào quátrình dạy học nói chung và dạy học Âm nhạc nói riêng ngày càng phổ biến.Nhiều tiết học ứng dụng các phương tiện hiện đại và CNTT đã đạt được hiệu
quả to lớn Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng, nhiều giáo viên mới chỉ
dừng lại ở việc khai thác các tư liệu thành văn và tư liệu hình ảnh (chủ yếu
là tranh, ảnh) mà chưa quan tâm đến việc khai thác các đoạn phim tư liệu
để đưa vào bài dạy trong khi đây là một loại tư liệu hết sức quan trọng, nếu
sử dụng hợp lí sẽ đem lại hiệu quả không nhỏ.
Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài : “ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC ĐOẠN PHIM TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC” với hi vọng đề tài này sẽ
đóng góp phần nào vào việc đổi mới PPDHÂN, nâng cao chất lượng giáo dục
Âm nhạc, dạy học Âm nhạc trong nhà trường
B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trang 51.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Quan niệm về hiệu quả bài học Âm nhạc
Chúng ta đều biết rằng bài học âm nhạc ở trường phổ thông (hay còn gọi
là giờ học, tiết học, giờ lên lớp) là một khâu trong quá trình dạy học Nhiệm vụcủa nó là thực hiện một phần chương trình, sách giáo khoa, góp phần từng bướchoàn thành mục tiêu môn học, cấp học và khóa trình Đó là hình thức cơ bản củaviệc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập: giáo viên tiến hànhcác công việc truyền đạt kiến thức, giáo dục, phát triển học sinh; tổ chức, hướngdẫn học sinh tích cực hoạt động nhận thức để lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tưtưởng đạo đức, rèn luyện kĩ năng… Vì thế, tiến hành bài học là điều tất yếu vàbắt buộc trong việc dạy học ở trường phổ thông
Là một khâu của quá trình dạy học nên bài học - chủ yếu là loại bài cungcấp kiến thức mới, giải quyết tất cả các yếu tố của quá trình dạy học Mọi yếu tốcủa quá trình dạy học được thể hiện, phản ánh thông qua bài học, từ mục tiêu,nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức hoạt động… Nói cách khác, mỗibài học đều giải quyết, đề cập đến tất cả các yếu tố của quá trình dạy học Nhưthế, một bài học hiệu quả là bài học đề cập và giải quyết được tất cả các yếu tốcủa quá trình dạy học như trên đã trình bày
Để xác định hiệu quả của một bài học âm nhạc ở trường phổ thông là mộtđiều không hề đơn giản Vấn đề này được những nhà nghiên cứu và giáo viênthảo luận sôi nổi, có một số điều nhất trí, nhưng không phải là không có những ýkiến khác biệt Hiện nay vẫn tồn tại quan niệm phiến diện, xem xét hiệu quả bàihọc chỉ thể hiện ở mức độ hình thành các kiến thức khoa học của học sinh tronggiờ học, học sinh là người đánh giá hiệu quả của giờ học Người khác thì chorằng, hiệu quả của một bài học phụ thuộc vào đánh giá của các chuyên gia giáodục Có quan điểm lại đánh giá ở trình độ của người thầy cả về chuyên môn,nghiệp vụ, tổ chức trong quá trình dạy học
Hiệu quả nói chung, hiệu quả bài học âm nhạc nói riêng là một khái niệmrất phức tạp, không dễ gì có thể thống nhất trong tất cả mọi người Có thể hiệuquả với người dạy này, lớp học này mà không hiệu quả với lớp học khác, ngườidạy học khác Nói như thế không có nghĩa là không có tiêu chí chung đánh giáhiệu quả một giờ học
Một giờ học nói chung, giờ học âm nhạc nói riêng bỏ ra ít công sức nhất,
ít tốn thời gian nhất, nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất Đó chính là hiệu quảcủa bài học Như thế, hiệu quả của một bài học âm nhạc cũng gắn với đối tượnglớp học, trường học cụ thể, gắn với công sức, thời gian của thầy và học sinh Sựtiến bộ của mỗi học sinh sau một giờ học là thước đo căn bản đánh giá hiệu quảcủa một bài học âm nhạc
Đánh giá hiệu quả của bài học âm nhạc ở trường phổ thông, trong nhiềunăm qua, người ta thường gắn với mục tiêu của giờ học, chương trình dạy học
âm nhạc Điều đó đúng, nhưng có phần lạc hậu so với thời đại ngày nay – thời
Trang 6đại của công nghệ thông tin, thời đại chạy đua quyết liệt về khoa học và côngnghệ, về giáo dục giữa các quốc gia Điều này yêu cầu giáo dục phải đào tạo ranguồn nhân lực chất lượng cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trên quan điểm dạy chữ để dạy người, chúng ta nhất trí rằng, hiệu quảcủa bài học được xác định không chỉ bằng việc hình thành các kiến thức, mà còn
là kết quả của việc giáo dục và phát triển tư duy, kỹ năng, kỹ xảo, tính tích cựchọc tập của học sinh trong học tập và cuộc sống Nói một cách cụ thể, hiệu quảbài học thể hiện ở các mặt sau đây:
Trước hết, bài học phải giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản
của bài Kiến thức cơ bản ấy giúp các em trả lời câu hỏi như thế nào? và vận
dụng kiến thức đã học vào cuộc sống ra sao?
Thứ hai, bài học hiệu quả phải đạt được mục tiêu giáo dục đề ra
Kiến thức
- Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của họcsinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáodục toàn diện cho học sinh
- Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp vớilứa tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âmnhạc thường thức
Kĩ năng
- Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn cảm
- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản
- Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc
- Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động theonhạc…
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong vàngoài trường học
Trong mỗi phân môn, mỗi bài học lại có mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn.Thông qua những mục tiêu cụ thể đó, nhằm đạt được mục tiêu của môn học
Thứ ba, hiệu quả bài học còn thể hiện ở việc phát triển toàn diện học sinhnhư: năng lực nhận thức (tri giác, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy…), các thànhphần nhân cách (cảm xúc, hứng thú học tập, ý chí,…), năng lực thực hành vàcác kỹ năng, kỹ xảo,… Ngoài ra, giáo viên cũng không quên hình thành cho họcsinh lòng mong muốn và khả năng tham gia tích cực, có hiệu quả các hoạt động
xã hội và lao động sản xuất
Trang 7Ba mặt cung cấp kiến thức, giáo dục tư tưởng, đạo đức và phát triển nănglực tư duy và hành động trong bài học âm nhạc có mối quan hệ chặt chẽ, có tácđộng biện chứng với nhau Nhiệm vụ giáo dục và phát triển của bài học chỉ cóthể thực hiện trên cơ sở hình thành kiến thức Mặt khác, việc hoàn thành nhiệm
vụ giáo dục và phát triển trong giờ học sẽ làm cho việc nắm kiến thức của họcsinh vững chắc, sâu sắc hơn
1.1.2 Quan niệm về “Công nghệ thông tin”
1.1.2.1 Khái niệm “Công nghệ thông tin”
Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology) là ngành ứng dụngcông nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và các phầnmềm của nó để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin
Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ ngày 4 tháng 8 năm 1993 thì “công nghệ
thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông- nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” Như vậy,
công nghệ thông tin là tập hợp các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại nhưmáy tính, máy chiếu Projector, mạng Internet… để cung cấp nguồn tài nguyên
vô cùng phong phú, đa dạng cho mọi lĩnh vực trong đời sống con người và xãhội Đặc biệt, ngày nay Internet với các kết nối băng tầng rộng đã đi tới tất cảcác trường học đã giúp cho việc ứng dụng các kiến thức, kĩ năng và hiểu biết vềcông nghệ thông tin vào dạy học đã dần trở thành hiện thực
1.1.2.2 Vai trò của công nghệ thông tin với dạy học
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thôngđang rất được nhà nước và xã hội quan tâm Định hướng đổi mới phương phápdạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII (1.1993),Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12.1996), được thể chế hóa trong Luật giáo
dục (2005) Đặc biệt, theo Luật Giáo dục điều 82.2 đã ghi : “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Như vậy, theo quy định
của Luật giáo dục, giáo viên phải chuyển dần từ phương pháp dạy học truyềnthống (giáo viên giử vai trò trung tâm) sang phương pháp dạy học tích cực – lấyhọc sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong họctập Ngoài ra, giáo viên còn phải bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bảnchất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã họcvào thực tiễn Để đạt mục tiêu trên, giáo viên phải tăng cường việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học vì những lí do sau:
Trang 8Thứ nhất, nó phù hợp với yêu cầu của thời đại vì “thời đại tin học thật sự
đến rồi và thời đại công nghiệp coi như kết thúc Nền giáo dục của thời đại công nghiệp nay không còn thích hợp với xã hội nữa” Trong hệ thống giáo dục
của phương Tây, công nghệ thông tin chính thức được đưa vào chương trình họcphổ thông Người ta nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về công nghệ thông tin
đã có ích cho tất cả các môn học khác nhau Do đó, việc ứng dụng nó vào dạyhọc ở trường phổ thông Việt Nam là phù hợp với quy luật phát triển của thờiđại
Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Chiến lược phát triển giáo dục
đào tạo đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “từng bước phát
triển giáo dục dựa trên công nghệ thông tin…công nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học” Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xác định con đường phát
triển cho giáo dục Việt Nam là “dựa trên công nghệ thông tin” và nó là phương tiện để thúc đẩy cuộc “cách mạng về phương pháp dạy và học” – nghĩa là thay
đổi phương pháp dạy học trong nhà trường Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã ban hành quyết định “cấm sử dụng phương pháp đọc chép” trongtrường phổ thông càng làm cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy họcđược đẩy mạnh hơn Tuy nhiên, giáo viên không nên quá lạm dụng máy chiếu
để thay cho tấm bảng đen, không nên biến đọc chép thành “chiếu - chép” Thờigian qua, nhiều giáo viên vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa “ứng dụng côngnghệ thông tin vào dạy học” với giáo án điện tử Do đó, khi soạn một bài giảngbằng Power Point, giáo viên đưa tất cả những công việc của mình (ổn định lớp,kiểm tra bài cũ, câu hỏi kiểm tra bài cũ, dặn dò…) và toàn bộ nội dung bài giảng
lên các Slides để “chiếu cho học sinh chép” Theo chúng tôi, đây là một quan
niệm chưa thật sự chuẩn xác vì công nghệ thông tin không phải là một giáo án,
nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và giúp giáo viên cung cấp
cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về một sự vật, hiện tượng như: kênh
chữ, kênh hình, phim tư liệu…để cho học sinh tự tìm ra tri thức cho mình Từ
đó, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong họctập
Thứ ba, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện
dạy học, các phần mềm dạy học như Activestudio, Power Point…sẽ giúp giáoviên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phươngpháp tiếp thu kiến thức Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học
mang tính tương tác hai chiều: giáo viên – học sinh và ngược lại Điều này phù
hợp với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì “học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin; dạy là quá trình
phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả”
Trang 9Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin bàihọc hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình Đồngthời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khaithác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên
rút ngắn thời gian giảng dạy, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tìnhhuống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh Học sinh có thể dễdàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượngkhi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (hình tư liệu, bản đồ,những đoạn phim tư liệu …) Như vậy, ngày nay việc ứng dụng công nghệ thôngtin vào dạy học là một nhu cầu cấp thiết đối với hệ thống giáo dục Việt Nam vì
nó giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để dẫn dắt học sinh nắm bắt vấn đề, tạotình huống có vấn đề để kích thích sự tư duy sáng tạo của học sinh Mặt khác, nócũng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức khi đượctiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu khác nhau Từ đó, hình thành cho người học kĩnăng tự tiếp thu tri thức, độc lập trong tư duy và hứng thú, hăng say trong họctập Do đó, công nghệ thông tin ngày chiếm giữ vị trí quan trọng trong dạy học
và nó càng có vai trò quan trọng hơn đối với việc dạy và học môn Âm nhạc
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vai trò của bộ môn Âm nhạc
“Âm nhạc là môn văn hoá bắt buộc, tất cả học sinh đều được học để có một trình độ văn hoá âm nhạc phổ thông trong nền học vấn chung ở Tiểu học và THCS”.
Chúng ta đã biết âm nhạc là không thể thiếu được trong cuộc sống và nó
có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả mọi người "Nó vừa là phương tiện
vừa là nghệ thuật tạo cho sự phát triển tốt hơn trong cuộc sống" (Theo
"Vietnam article")
Và hơn thế nữa, âm nhạc là biểu hiện sự vui vẻ của con người, khi người
ta vui, người ta ca hát Vì âm nhạc là phương tiện biểu lộ cảm xúc của con người
mà con người thì không phải lúc nào cũng vui, vì thế người ta lại chế ra loạinhạc để hát trong lúc buồn Vậy là âm không những xuất hiện khi người ta vui
mà còn có mặt khi người ta buồn Âm nhạc lại trở thành một phương tiện nữa đểcon người bộc lộ sự đau khổ, tuyệt vọng, cô đơn, hờn giận, than phận, tráchthân…
Trong thời bình, âm nhạc ca ngợi đời sống hòa bình, ca ngợi đất nước,một mảng khác thì ca ngợi tình yêu trong sáng, ca ngợi quê hương tươi đẹp Mộtmảng khác lại phản ảnh tâm tư nguyện vọng của con người, thở than cho tìnhyêu đau khổ, thân thân trách phận, biểu hiện sự rụt rè, tuyệt vọng Âm nhạc làsuối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết thống Ai lớn lên màchẳng đã từng nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ Những lời ru đó là âm nhạctri thức, là phương triện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng,
Trang 10cô đọng Ngoài ra, âm nhạc đặc trưng còn được sử dụng trong các buổi lễ longtrọng, trong lễ cưới, lễ tang Muôn vẻ âm nhạc tồn tại và phát triển trong cuộcsống đời thường.
Một nghiên cứu về “vị trí âm nhạc” được đăng trên catruong, có đoạn ghi như sau: “Âm nhạc tồn tại ở mọi thời đại và trong đời sống của hết thảy các dân
tộc Nó ra đời từ thời cổ đại xa xưa, là một nhu cầu không thể thiếu được của mọi người trong sinh hoạt, và giao tiếp Từ những thời kỳ tiền sử, âm nhạc đã gắn liền mật thiết với hoạt động thực tiễn và nhu cầu vật chất của con người, cũng như những nhu cầu khác Săn bắn hiệu quả nhờ bắt chước tài tình tiếng chim hót, dùng tù và để gọi nai, dần dần con người đã biết dùng nhạc cụ và tiếng người để phản ánh những âm thanh sinh động của thiên nhiên."
Vũ Ngọc Phan cho rằng âm nhạc xuất hiện cùng thời với thần thoại vàtruyền thuyết Ông đã trưng ra nhận định của Lỗ Tấn, khi đẩy một vật gì nặng,một người hò lên mấy tiếng "Dô ta" nhịp nhàng, thì đó cũng là sáng tác, và nếutất cả mọi người khác cùng hò: "Dô ta" thì đó là một cách "xuất bản" Như vậy
ca hát (loại hình âm nhạc) có rất sớm, nó xuất hiện từ thời cổ sơ và hình thức thô
sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người
Âm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từlúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu;những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát vui, dí dỏm trong các trò chơitrẻ thơ; những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca sinhhoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát trong lao động học tập vànhững khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi…
Âm nhạc là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống cộng thể, từ xómthôn đến làng xã Từ xa xưa, khi biết lao động con người thường hợp sức nhaulại để cùng nhau xây dựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống Đểgiúp nhau đạt hiệu quả trong đời sống lao động vui chơi giải trí, những câu hòđiệu hát phát sinh với ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể tương trợ, gắn bó vớinhau, khích lệ nhau vượt qua những khó khăn Để gây tình đoàn kết, tiếng đàntiếng hát còn vang dội trong những ngày hội gia đình, những ngày lễ tết chungcủa dân tộc
Âm nhạc là một trong những hình thái của con người và xã hội Cũng nhưnhững loại hình nghệ thuật khác: hội họa sử dụng đường nét, hình khối, màusắc; văn thơ bằng sức mạnh của ngôn từ; âm nhạc thông qua những âm thanhđặc trưng nói lên tất cả những gì mà trong cuộc sống con người đã trải qua Đó
là niềm vui sướng và nỗi khổ đau, những khát vọng, những ước mơ về hạnhphúc, những nỗi trăn trở, những tâm tư thầm kín… Âm nhạc có khả năng biểuhiện những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, có thể tạo cho con người nhữngcảm xúc mãnh liệt, những sắc thái tình cảm tinh tế nhiều màu sắc, xốn xang uhoài, … đưa con người từ một tâm trạng này sang một tâm trạng khác
Trang 11Âm nhạc đối với người xưa đã vậy, còn trong thời đại chúng ta đang sống,tâm hồn chúng ta phong phú gấp bội thì nhu cầu âm nhạc lại lớn lao biết baonhiêu "Âm nhạc mọi nơi mọi lúc": từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ khu phố đếnthành thị, đâu đâu cũng có thể nghe được những giai điệu vang lên Âm nhạc làhơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sốngcủa mỗi người Chính vì nhu cầu lớn lao này mà chỗ nào, lúc nào âm nhạc cũng
có mặt
Âm nhạc có mặt trên hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng:Truyền hình, truyền thanh đã dành cho các chương trình âm nhạc một thời lượngphát sóng dồi dào; chưa kể đến nhạc hiệu, nhạc chuyển tiếp giữa các chuyênmục, hoặc nhạc giới thiệu cho một chuyên mục (nhiều người theo dõi thườngxuyên có thể nhận biết chuyên mục gì nhờ âm nhạc được phát lúc đầu).Báo chí phát hành mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng v.v… đều có những chuyênmục về âm nhạc Những cuộc thi âm nhạc nở rộ: Tiếng hát truyền hình, tiếng háttruyền thanh, Hội thi giọng hát hay, văn nghệ quần chúng v.v… Nhưng sôi nổihơn cả là thị trường âm nhạc Âm nhạc là món hàng, là quà tặng, là phương thếquảng cáo tiếp thị Âm nhạc được phổ biến qua băng đĩa (cassette, tape compactdisque, CD, VCD, DVD, HD…) qua các tuyển tập; được trình bày trong các tụđiểm và sân khấu ca nhạc, trong quảng cáo… Âm nhạc mang tính kinh tế, giảitrí và thưởng thức, và mang tính thể thao nữa Nói chung trong bất cứ lĩnh vựcnào âm nhạc luôn giữ một vị trí cần thiết và ảnh hưởng của nó trong cuộc sốngthật là lớn lao
Tính giáo dục của âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của conngười, nhất là mặt tâm tư tình cảm Khi dỗ con ngủ, tiếng hát ru của mẹ (củachị) như ngọt ngào trò chuyện, tâm tình, dạy bảo, gieo vào lòng trẻ thơ nhữnghình ảnh thần tiên kỳ diệu, những ước mơ trong sáng và cao đẹp, vun đắp tìnhngười, tình mẹ con và tình gia đình
Âm nhạc giúp con người, nhất là thời thơ ấu đang phát triển, lớn lên vềmọi mặt: văn, thể, mỹ, đức, trí… Các nghiên cứu khoa học cho hay âm nhạc cótác dụng giúp trẻ em thông minh hơn Đây là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu
do Bộ Giáo dục Mỹ thực hiện trong 10 năm, với khoảng 25.000 trẻ em Cuộcnghiên cứu cho thấy các môn nghệ thuật, nhất là âm nhạc, đã giúp các em cónhững tiến bộ rõ rệt trong các môn toán, lịch sử, địa lý… Âm nhạc làm phát sinhnhững tình cảm rất đặc biệt Nó có thể làm cho ta uốn éo thân hình theo điệunhạc hay lắc lư cái đầu theo mỗi dòng cảm xúc Nghiên cứu mới nhất của AnneBlood và các đồng nghiệp ở Viện thần kinh trường Đại học Mc Gill (Montréal –Canada) khám phá ra rằng, những vùng trong não chịu sự tác động của âm nhạcrất khác so với quá trình cảm xúc và nhận thức đã biết Họ xác nhận sở thích âmnhạc cũng có chỗ đứng trong não, bằng kỹ thuật chụp ảnh, người ta ghi nhậnnhững vùng chịu sự tác động của âm nhạc nằm phần lớn ở bán cầu não phải,
Trang 12phần giầu cảm xúc nhất và chiếm một vị trí riêng biệt trong vùng dành cho sựthể hiện các cảm xúc.
Trước công nguyên hơn 500 năm, Khổng Tử đã nắm được tính chất và
công dụng của âm nhạc Theo ông "Âm chi sở do sanh dã kỳ bổn tại nhân tâm"
(Âm nhạc từ lòng người mà ra Khi lòng buồn, vui, giận, kính, thương, thì tiếng
nhạc tùy nơi lòng mà thành tâm) "Tình động ư trung, cố hình ư thanh" Theo
Khổng Tử, âm nhạc cốt đem đến cái Hòa "nhạc dĩ hòa ký thanh" cũng có tính
chất Trung Dung nên ngài mới nói tiếng nhạc tốt phải "Ai nhi bất thương, lạc di
bất dâm" (Buồn mà không làm cho quá bi lụy Vui mà không đến sỗ sàng thất
lễ) Bàn về nhạc, Khổng Tử thường nhắc đến chữ Hòa, "Nhạc giả thiên địa chi
hòa dã" (Âm nhạc là sự hòa hợp giữa trời đất); "Lễ tiết nhân tâm, nhạc hòa dân tâm" (Lễ làm cho lòng dân có trật tự Nhạc làm cho lòng dân có hòa khí Theo
ngài, âm nhạc có thể thay đổi phong tục, có ẩn nghĩa là từ cái xấu chuyển thành
cái tốt: "Nhạc khả dĩ di phong dịch tục; Nhạc giả dã: Thánh nhân chi lạc dã,
khả dĩ thiện dân" (Nhạc là niềm vui của thánh nhân và có thể khiến cho dân hiền
lành hơn) Nhạc phải là tinh hoa của đạo đức "Đức giả tánh chi đoan dã Nhạc
giả đức chi hoa dã" Một công dụng nữa của âm nhạc: âm nhạc phản ảnh xã hội
và là một yếu tố quan trọng trong việc trị dân Xã hội có trật tự, tiếng nhạc vui
vẻ, ôn hòa Xã hội vô trật tự tiếng nhạc phẫn nộ và oán hờn Khổng Tử kết luận,
ai biết được bí quyết của âm nhạc tức là biết cái bí quyết làm dao động lòngngười tức là biết bí quyết dẫn dắt con người Ai biết được bí quyết dẫn dắt conngười là biết được bí quyết cai trị con người Nhạc là bí quyết tu thân, tề gia, trịquốc, bình thiên hạ Thấu đạt tính chất và công dụng của âm nhạc, nên Khổng
Tử rất quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc Từ cấp tiểu học cho đến trường lớn,
Lễ, Nhạc là hai môn rất quan trọng
Như vậy ngoài công dụng giáo dục, âm nhạc cũng còn là một lợi khíchính trị Âm nhạc có khả năng rèn luyện tư tưởng và thức tỉnh nhanh chóngquần chúng hăng say chiến đấu cho một lý tưởng Một chủ trương một chế độ,quyết sả thân để giành lấy toàn thắng Âm nhạc tượng trưng cho chí khí, chotinh thần một dân tộc Bài quốc ca, quốc thiều của mỗi nước, biểu thị "hồnnước" hay ít ra nhắc nhở một giai đoạn, một biến cố lịch sử quan trọng của quốcgia Như bài "Marseillaise" của Pháp ra đời cuối thể kỷ 18; bài "Tiến quân ca"của Việt Nam, ra đời năm 1944; bài "Quốc tế ca" mà tác giả của nó là Ơ-gien
Pôchiê "một trong những người tuyên truyền bài hát vĩ đại nhất".
Những bài ca, điệu nhạc của một giai đoạn lịch sử, được nhiều người biếtđến thường gắn liền với một giai đoạn với cảm xúc, xu hướng đặc thù Như ởViệt Nam các bài ca trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và bây giờ, xây dựngđất nước
Lịch sử cho hay rằng trong quá trình phát triển âm nhạc, tôn giáo cũnggóp phần đáng kể, nhưng trước âm nhạc đã được sử dụng trong tôn giáo, qua các
ghi lễ của tôn giáo Chính Đức Pi-ô XII quả quyết: "Không ai ngạc nhiên khi
Trang 13thấy nghệ thuật âm nhạc nổi bật trong những tài liệu cổ xưa và hiện đại, luôn được sử dụng khắp nơi, để tăng thêm vẻ huy hoàng mỹ lệ cho các nghi lễ, kể cả
lễ nghi tôn giáo Ngay cả các dân tộc ngoài Công giáo… từ đầu người ta đã sử dụng nghệ thuật đó" Vì vậy, không có tôn giáo nào không sử dụng âm nhạc
trong các lễ nghi tế tự
Theo giáo sư Trần Văn Khê, ngay tại Việt Nam âm nhạc cũng là yếu tốkhông thể thiếu trong nghi lễ Phật Giáo và Cao Đài giáo Ngoài nghi lễ Phậtgiáo còn có những ca khúc vang lên dưới các mái chùa, với dòng nhạc từ bi,nhằm dần dần hình thành nền tảng âm nhạc Phật giáo đầy tính nhân bản, có ýnghĩa giáo dục và đạo đức nhân sinh Martin Luther đã đưa vào Phụng vụ TinLành những bài Choral và coi là một thành phần cốt yếu
Những chuyên mục phát trên truyền hình mà tác giả bài nghiên cứu trêntrích dẫn hiện nay có thể đã không còn phát nữa, nhưng thay vào đó là cácchuyên mục khác như “Trò chơi âm nhạc”, “Đêm Sài gòn”, “Sao Online”, “Đêmcủa sao”, “Dành cho người hâm mộ”, “Bài hát Việt”, “Sao mai điểm hẹn”, “Nốtnhạc xanh”, “Nốt nhạc vui”… tất cả đều có mục đích mang lại sự hiểu biết về
âm nhạc cũng như sự thưởng thức âm nhạc đến với khán thính giả
Tất cả những dẫn luận trên nhằm để khẳng định vai trò quan trọng khôngthể thiếu của âm nhạc trong đời sống Trong thời kỳ hội nhập, tầm quan trọngcủa âm nhạc lại càng được khẳng định rõ ràng hơn Dưới đây là trích dẫn một sốvai trò của âm nhạc trong đời thường của chúng ta:
- Âm nhạc là nhựa sống cho các buổi lễ giao lưu văn hóa cũng như lễ kỷ niệmmang tầm quốc gia…
- Học ngoại ngữ bằng cách nghe nhạc là phương pháp học nhanh và hiệu quả
- Âm nhạc là gia vị làm cho nghệ thuật điện ảnh thêm phần mặn mà và sốngđộng Đến nay, nhạc phim là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ bộ phim nào
- Âm nhạc bác học, đặc biệt là những bản giao hưởng ngắn mang âm hưởng nhẹnhàng thuần túy có thể làm phát triển trí não trẻ em Hai nhạc sĩ thiên tài viếtnhạc này phải kể đến là Mozart và Vivaldi
- Các bà mẹ mang thai có thể đeo phone vào hai bên bụng để thai nhi có thểnghe nhạc Anh hưởng của âm nhạc đối với thai nhi là điều cần thiết trong quátrình hình thành ngôn ngữ lưu trữ trong não bộ
Theo LifeBeforeBirth, tiến sĩ y khoa Michel Odent nói về vai trò của âm
thanh đối với thai nhi như sau: Trong quá khứ, tất cả phụ nữ trên thế giới đều
hát ru cho con mình Điều này thực sự quan trọng khi mà chúng ta đều biết rằng thai nhi bắt đầu hình thành thứ ngôn ngữ đầu tiên của mình khi còn trong bụng mẹ Những biến tố trong tiếng mẹ đẻ được truyền tải thông qua lời nói và
và đặc biệt là các bài hát Giọng hát bao giờ cũng dải tần số rộng hơn giọng nói Trên thực tế, những nghiên cứu ở các bộ môn khác như ngôn ngữ học và âm
nhạc đã chỉ ra rằng có những lúc nói lại trở thành hát và như vậy, trong nói vàhát thì hát có trước Những đứa trẻ có mẹ bị điếc sẽ không bao giờ có được
Trang 14những bài học quan trọng này trong quá trình phát triển ngôn ngữ của mình.Tiến sĩ Alfred Tomatis là người Pháp đầu tiên đi tiên phong trong việc nói rằngông rất thích thú khi biết đối với loài chim biết hót, nếu trong quá trình ấp trứng,chim mẹ không hót thì chim con sau này sẽ không biết hót Những gì đứa trẻhọc được khi còn trong bụng mẹ là các mẫu âm điệu và tần số của ngôn ngữmình Tần số là cao độ âm thanh tính theo Hertz (Hz), từ 16- 20, 000 Hz Đốivới một đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ thì giọng nói của mẹ mình bao giờ cũngchính xác và dễ nghe hơn so với giọng nói của những người khác, đặc biệt lànhững giọng nói có tần số, cao hơn Theo ông Rubel (1984), thai nhi sẽ có phảnứng với âm thanh có tần số thấp trước, sau đó mới đến âm thanh có tần số caohơn Verny cùng rất nhiều người khác nhận thấy rằng trẻ em thường yêu thíchnhững câu chuyện, giai điệu hay bài thơ mà chúng được nghe khi còn trongbụng mẹ Khi người mẹ đọc to lên, đứa trẻ sẽ tiếp nhận âm thanh thông qua tínhdẫn thanh của xương Tiến sĩ Henry Truby, Giáo sư danh dự về Trẻ em và Ngônngữ của Đại học Miami, chỉ ra rằng sau tháng thứ 6, thai nhi bắt đầu cử độngtheo nhịp điệu khi nói của người mẹ và quang phổ ghi nhận tiếng khóc đầu tiêncủa đứa trẻ đẻ non khi mới 28 tuần tuổi cũng phù hợp với giọng nói của người
mẹ Những yếu tố của âm nhạc như cao độ, âm sắc, cường độ và nhịp điệu cũngchính là những yếu tố được dùng khi nói Chính vì thế, âm nhạc sẽ giúp chuẩn bịcho tai, cơ thể và bộ não khả năng nghe, tổng hợp và phát âm Có thể coi âmnhạc như một thứ tiền ngôn ngữ nuôi dưỡng và kích thích đến toàn bộ conngười, có ảnh hưởng đến cơ thể, cảm xúc, trí tuệ và phát triển khả năng thưởngthức vẻ đẹp từ bên trong, xác nhận và đánh thức những phẩm chất không thểdiễn tả bằng lời được của chúng ta
- Âm nhạc hiện đại được sử dụng làm phương tiện quảng bá hình ảnh của tổchức, tập đoàn, công ty… nhất là việc sử dụng âm nhạc trong quảng cáo
- Âm nhạc được sử dụng làm phương tiện giáo dục truyền thông (ví dụ ở nước ta
có những bài hát mang tính giáo dục như “Hãy phân loại rác”, “Thế là ngườiViệt Nam”, “Tôi yêu Việt Nam”…
- Nhạc viết về cha mẹ, quê hương, tổ quốc, tất cả đều mang tính giáo dục conngười biết yêu quí quê hương, biết giữ gìn tổ quốc, phải sống hiếu thuận với chamẹ…
- Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt làviệc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân
lý đạo đức đời thường Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, có khả năng tạo ra
sự sung mãn về tâm hồn, nâng cao ý chí nghị lực trong cuộc sống Điều đáng nói
là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưacon người về với nhân cách vốn có của mình Nói về vai trò này của âm nhạc,
một bài viết được đăng trên http://www.nhaccu.com.vn như sau: “Nghệ thuật
âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua
Trang 15những cung bậc hết sức tinh tế Sức mạnh cảm hoá của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh sẽ giúp con người vươn tới một nhân cách toàn vẹn”.
Như chúng ta đều biết, nhân cách là một thực thể phức tạp, đồng thờicũng là một thực thể thống nhất biện chứng về sinh lý, tâm lý và xã hội của conngười Ở những nhân cách phát triển toàn diện, ý thức tình cảm và hành vi của
họ thống nhất biện chứng và tác động tương hỗ lẫn nhau Phát triển nhân cáchcon người là quá trình tác động toàn diện lên các mặt trên bằng các phương tiệnkhác nhau, trong đó âm nhạc là một trong những phương tiện hết sức quantrọng Ngay thời cổ đại, ở Trung Quốc, Khổng Tử đã cho rằng âm nhạc có tácdụng làm thay đổi đạo đức và tập quán xã hội Tuân Tử, trong cuốn Luận về âm
nhạc, có viết: “Âm nhạc nhập vào lòng người rất sâu, cảm hoá người rất nhanh.
Nhạc mà bình thì dân hoà không bị dục vọng lôi cuốn Nhạc nghiêm trang thì dân tề nhất mà không loạn Trái lại, nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc thì dân sa
đà, bi tiện” Như vậy, bản chất của âm nhạc và nghệ thuật nói chung là cái đẹp
và cái thiện Trong thời đại của chúng ta hiện nay và lịch sử tương lai của nhânloại cũng đều như vậy
1.2.2 Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ
vào năm 1993 : “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy và
30% những gì họ nghe Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời.”.
Còn theo số liệu khoa học mà UNESCO công bố thì khi nghe, học sinh chỉ nhớ15% thông tin (nhiều kiến thức lại không phải là kiến thức cơ bản, chủ yếu); khinhìn, các em nhớ 25% thông tin và việc nghe nhìn đem lại kết quả cao hơn :65% thông tin Dù là theo số liệu nào, trong quá trình giảng dạy thực tế ở trườngphổ thông chúng ta có thể thấy việc dạy học lịch sử chỉ với những phương tiệntruyền thống như bảng đen, lời nói của thầy cô giáo và một ít phương tiện dạyhọc mang tính tĩnh (bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ) chắc chắn hiệu quả sẽ không cao,
mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và chóng quên Trong khi đó nếu học sinh
được xem các đoạn phim tư liệu, hình ảnh động, sơ đồ động (được thiết kế theo logic sự kiện), tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng lên Không những thế, nếu
làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được một bầu không khí học tập sinh động,khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu những kiến thức màcác em tiếp thu được Rõ ràng, việc kết hợp cùng một lúc hai hay nhiều phươngtiện truyền thông sẽ giúp cho nguời học tiếp thu thông tin nhanh, chính xác vànhớ lâu hơn
1.2.3 Qua việc tìm hiểu thông tin từ nhiều hình thức khác nhau như: tham
khảo sách báo, các đề tài nghiên cứu, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp và quathực tế giảng dạy, tôi có một số nhận định về việc ứng dụng CNTT để sưu tầm
và sử dụng hiệu quả các đoạn phim tư liệu trong dạy học Âm nhạc ở trườngTHCS như sau:
Trang 16- Nhiều GV vẫn chưa biết cách sưu tầm các đoạn phim tư liệu.
- Các đoạn phim tư liệu còn thiếu và chưa đa dạng
- Việc sử dụng các đoạn phim tư liệu trong dạy học Âm nhạc chưa thực sựhiệu quả
Trên cơ sở những quan sát cá nhân, tôi đã mạnh dạn trao đổi kinh nghiệmcủa mình trong việc ứng dụng CNTT để sưu tầm và sử dụng hiệu quả các đoạnphim tư liệu trong dạy học Âm nhạc vào quá trình dạy học trong đề tài này
Trang 17CHƯƠNG 2
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ SƯU TẦM
VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC ĐOẠN PHIM TƯ LIỆU
TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC
2.1 Ứng dụng CNTT để sưu tầm các đoạn phim tư liệu trong dạy học Âm nhạc
Hiện nay, nguồn tư liệu trên Internet ngày càng phong phú Đối với việcdạy – học bộ môn Âm nhạc, Internet là nguồn tài liệu vô tận cho bài học Âmnhạc Tư liệu Internet cung cấp tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (văn bản, hìnhảnh, âm thanh, phim tư liệu…) là công cụ rất hữu hiệu và một kho thông tin vôtận có thể sử dụng trong dạy học Âm nhạc Khi ứng dụng CNTT để khai thácthông tin lịch sử từ Internet chúng ta cần lưu ý các điểm sau :
- Lựa chọn tài liệu nói chung, phim tư liệu âm nhạc nói riêng phải đảmbảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính nghệ thuật; tính tư tưởng và tính khoa học
và tính nghệ thuật phải thống nhất với nhau Tài liệu trên mạng rất đa dạng vàphong phú Cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng
- Do khối lượng thông tin trên mạng Internet rất lớn, nên việc khai thác,sưu tầm tư liệu nói chung, phim tư liệu âm nhạc nói riêng phải hướng tới nộidung cơ bản nhất, điển hình nhất, bản chất nhất, theo mục đích toàn diện củachương trình
dụng phổ biến trên Internet như : GOOGLE, BING, WOLFRAM
ALPHA, YAHOO, BAIDU …
Ngoài ra, giáo viên có thể tìm kiếm các đoạn phim tư liệu
lịch sử trong các trang web chia sẻ phim như : Youtube, Myspace
TV, Break
+ Sau khi đã tìm được đoạn phim tư liệu phù hợp, chúng ta tiếnhành tải về máy (download) Để công việc download được nhanhchóng, có thể sử dụng các phần mềm hay trang wed hỗ trợ
download video miễn phí như : Keepvid, FlashGet, Free
Trang 18Download Manager, Download Accelerator, Plus, Orbit Downloader, Gigaget, Wackget
+ Xử lí các đoạn phim tư liệu : Trong quá trình sưu tầm, có nhiềuđoạn phim sẽ chưa thật sự ưng ý Để khắc phục, giáo viên có thểtiến hành các thao tác như đổi đuôi (conveter) (Để có thể khả dụngtrong phần mềm Power Point); cắt phim, ghép phim, lồng tiếng chophim với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng
Ví dụ : Khi dạy Tiết 24 Âm nhạc 6, phần Âm nhạc thường thức : Giới
thiệu nhạc sĩ Mô-da giáo viên có thể sưu tầm để đưa đoạn phim tư liệu về cuộc
đời và sự nghiệp Mô-da vào bài học
Bước 1 : GV vào trang www.youtube.com
Bước 2 : Tại ô SEARCH (tìm kiếm), GV nhập từ khóa : W.A Mozart
Sau đó nhấn phím OK (Enter)
Bước 3 : Trong rất nhiều các kết quả tìm kiếm, dựa vào nội dung các
đoạn phim, chúng tôi đã lựa chọn đoạn phim tư liệu với tựa đề W.A.
Mozart (1756 - 1791).
Bước 4 : Download phim : sử dụng phần mềm Free Download Manager
để tải hai đoạn phim về máy tính
Bước 5 : Xử lí phim : đổi đuôi để khả dụng trong Power Point, đổi tên
phim
Bước 6 : Lưu giữ các đoạn phim vào file PHIM TƯ LIỆU
Bước 7 : Biên dịch : Đoạn phim có xuất xứ nước ngoài, để có thể kiểm
chứng tính khoa học, tính tư tưởng của hai đoạn phim, dựa vào phần phụ
đề tiếng Anh sẵn có trong đoạn, chúng tôi biên dịch sang tiếng Việt, xácđịnh nội dung của đoạn phim
- Có thể lưu giữ các đoạn phim tư liệu lịch sử trong các file như Phim tưliệu Âm nhạc trong ổ cứng máy tính hay ghi ra đĩa CD để tiện cho việc lấythông tin khi cần thiết
- Điều kiện cần thiết để truy cập Internet là ngoại ngữ Hiện nay, thông tinviết bằng tiếng Việt đang phát triển với tốc độ nhanh chóng nhưng nguồn thôngtin lớn nhất trên mạng Internet là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng TrungQuốc… Nếu không có ngoại ngữ, chúng ta sẽ hạn chế rất nhiều Đây là một yêucầu cần thiết nhưng cũng là hạn chế rất lớn của phần lớn giáo viên hiện nay
- Ngoài Internet, có thể sưu tầm các đoạn phim tư liệu âm nhạc trong các
CD ROM Âm nhạc
2.2 Ứng dụng CNTT để tích hợp chức năng nghe – nhìn, sử dụng hiệu quả các đoạn phim tư liệu trong dạy học Âm nhạc
2.2.1 Cách sử dụng hiệu quả các đoạn phim tư liệu trong dạy học Âm nhạc
Ngày nay nhờ vào CNTT, giáo viên có thể dễ dàng giúp người học đi từ
“trực quan sinh động” đến “tư duy trừu tượng”, hiểu đúng bản chất của sự kiện,
Trang 19hiện tượng lịch sử, từ đó có tư tưởng, tình cảm đúng đắn và phát triển toàn diện.CNTT có tác dụng tích cực góp phần đáng yêu vào đổi mới PPDHÂN hiện nay.
Sự phát triển của CNTT hiện nay không những cho phép ta truy cập, lấy
tư liệu mà còn giúp chúng ta tích hợp được các chức năng nghe – nhìn, góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học lịch sử Có thể sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế các slide minh họa bài học trong đó có chứa các tranh ảnh,phim tư liệu… hấp dẫn, cung cấp được kiến thức một cách cụ thể, rõ ràng màgiáo viên không cần phải thuyết trình
Có thể đưa các đoạn phim tư liệu vào Power Point như sau :
Ngày nay, khi màn hình máy tính có độ phân giải từ 1.280x1.024 hoặccao hơn nữa, nếu giữ nguyên kích thước hiển thị video như cũ chẳng khác gìmột con tem nhỏ dán trên một phong bì lớn Nếu chúng ta muốn đưa video vàoPowerpoint và trình bày trên máy tính, cần để độ phân giải của video là720x480
Trước đây, công nghệ nén MPEG-2 vẫn được dùng cho video màn hìnhlớn Các công nghệ mới sau này như Windows Media Video (WMV) vàRealVideo cũng cho ra sản phẩm có chất lượng rất tốt Chúng ta có thể lựa chọnmột trong hai chuẩn này Chuẩn WMV có khả năng phát lại hình ảnh ít bị giậthơn, nhất là ở máy tính có cấu hình thấp Khi sử dụng chuẩn này sẽ có nhiều lựachọn hơn khi "nhúng" video vào bài giảng
Sau khi chọn xong định dạng video, chúng ta cần phải sửa đổi video đểhình ảnh hiển thị được đẹp Để có định dạng WMV, chúng ta dùng WindowsMedia Encoder để thực hiện Nhằm tránh không bị méo hình, cần chọn chế độxuất video ở độ phân giải 640x480 Sau đó, chuyển đổi video cho phù hợp vớicông nghệ hiển thị Nếu không chuyển sang định dạng progressive, trên mànhình sẽ xuất hiện những vết sọc ngang
Sau khi mã hóa video xong, chúng ta có thể đặt các đoạn đánh dấu vàovideo để trong quá trình dạy học, giáo viên có thể chuyển đổi nhanh chóng giữacác đoạn Điều này được thực hiện nhờ phần mềm Windows Media EncoderFile Editor
Trong Power Point có ba cách để chèn một đoạn video vào Cách đầu tiên
là dùng lệnh Insert Movies and Sound Cách thứ hai là dùng lệnh Insert Object
và chọn Windows Media Player Bạn chọn OK, rồi bấm phím phải chuột vàoMedia Player, rồi chọn tiếp Properties Ở đó, chúng ta chọn Custom để chọn tậptin cần chèn Cách này cho phép thay đổi nhiều tính năng hơn như kiểm soát âmlượng, thanh trượt
Cả hai cách trên đều không dùng được với RealVideo hay Quick Time
Do vậy, cần phải chèn một nút lệnh trong trình đơn Slide Show Điều này chophép chạy bất kỳ ứng dụng nào trong Power Point Chỉ việc kích vào nút lệnhnày, máy sẽ tự động chạy các ứng dụng video