1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA TRONG TIẾNG VIỆT LỚP 3

41 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 252 KB

Nội dung

Từ những lý do trên, tôi đã nảy sinh và áp dụng sáng kiến nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” với mo

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT VÀ

SỬ DỤNG HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA

TRONG TIẾNG VIỆT LỚP 3”

TÁC GIẢ: PHẠM THỊ THU HƯƠNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN

NƠI CÔNG TÁC: TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU

Nam Định, ngày 19 tháng 5 năm 2014

Trang 3

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

“Một số biện phỏp giỳp học sinh nhận biết và sử dụng

hiệu quả Biện phỏp tu từ Nhõn húa trong Tiếng việt lớp 3”

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi cụng tỏc: Trờng tiểu học Hồ Tùng Mậu

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến

Tên đơn vị: Trờng tiểu học Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ : 63 Văn Cao

Điện thoại: 0350 3843 133

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Trong chương trỡnh Tiểu học, Tiếng Việt là mụn học chiếm vị trớ quantrọng nhất Với tớnh chất là một mụn học cụng cụ, ngoài việc cung cấp cỏc kiến

Trang 4

thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ nănghoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi dưỡngnăng lực tư duy cũng như lòng yêu quý Tiếng Việt Dạy Tiếng Việt trong nhàtrường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụngtiếng Việt để học tập mà bước đầu là các kĩ năng nghe, nói đọc viết và giao tiếptrong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua môn Tiếng Việt, giáoviên rèn cho học sinh năng lực tư duy, khả năng quan sát, óc tưởng tượng, ócthẩm mỹ Giáo dục cho học sinh những tư tưởng đạo đức trong sáng, lànhmạnh Chương trình Tiếng Việt đặt ra các mục tiêu cụ thể để phát triển các kỹnăng sử dụng Tiếng Việt của học sinh Tất cả các kỹ năng đó đều được cụ thểhoá trong từng phân môn của môn học này trong đó biện pháp tu từ nhân hóatrong phân môn Luyện từ và câu góp phần không nhỏ làm nên điều này.

Tuy nhiên, là một nội dung mới nên việc dạy học biện pháp tu từ nhân hóatrong phân môn Luyện từ và câu còn gặp nhiều những vướng mắc Làm thế nào

để việc dạy và học có hiệu quả, học sinh hứng thú học tập, cảm nhận được cáihay, cái đẹp thông qua tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa? Đồng thời việcdạy và học đó cũng đảm bảo đúng yêu cầu đặc trưng môn học Từ những lý do

trên, tôi đã nảy sinh và áp dụng sáng kiến nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện pháp tu từ Nhân hóa trong Tiếng việt lớp 3” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học trong phân

môn Luyện từ và câu cũng như các phân môn khác trong môn tiếng Việt

II THỰC TRẠNG HIỆN NAY

1 Về Kiến thức:

Trang 5

Người giỏo viờn cũn gặp khụng ớt khú khăn về phương tiện dạy học và tàiliệu tham khảo cũn ớt, chưa chỳ trọng quan tõm đến việc lồng ghộp giữa cỏcphõn mụn của mụn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thỳ học tập và sự

tũ mũ của phõn mụn này với phõn mụn khỏc trong mụn Tiếng việt

Mặt khỏc chỳng ta thấy rằng mục tiờu của phõn mụn “Luyện từ và cõu” là

rốn kỹ năng nú khỏc với phương phỏp dạy học cũ chủ yếu là cung cấp kiến thức

do vậy việc rốn kỹ năng nhận biết biện phỏp tu từ nhõn húa và thực hiện bài tậpvận dụng biện phỏp nhõn húa trong dạy và học kết quả chưa cao

Chẳng hạn:

- Phần nhận biết biện phỏp nhõn húa chỉ mới mức độ nhận biết sự vậtđược nhận húa qua cõu thơ, cõu văn chứ chưa phỏt huy được cảm nhận cũng nhưcỏch viết đoạn văn, cõu thơ cú hỡnh ảnh nhõn húa

2 Về cỏch dạy:

* Do khả năng nhận thức của học sinh còn dừng lại ở mức độ đơn giản nênviệc cảm thụ nghệ thuật tu từ nhân hoá còn hạn chế Hơn nữa vốn kiến thức sơgiản học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể

* Một số tiết dạy Tiếng Việt cũn nhiều hạn chế - giỏo viờn lỳng tỳng, họcsinh chưa sử dụng thành thạo biện phỏp nhõn húa trong khi cảm nhận cũng nhưtrong khi viết cõu văn hay sinh động cho nờn học sinh khụng hứng thỳ trong họctập vỡ vậy hiệu quả cũn hạn chế Chớnh vỡ thế người giỏo viờn phải nắm chắckiến thức về nhõn húa sau đú mới lờn kế hoạch, tổ chức cỏc hoạt động học tậpcho HS, giỳp cỏc em nắm bắt lĩnh hội kiến thức

Trong quỏ trỡnh giảng dạy, tụi nhận thấy cỏc em vẫn cũn khú khăn, lỳng tỳng trong việc nhận biết biện phỏp tu từ nhõn húa của phõn mụn Luyện từ và cõu Trước thực tế khú khăn đú, tụi khụng khỏi băn khoăn trăn trở, với suy nghĩ

“Một số biện phỏp giỳp học sinh nhận biết và sử dụng hiệu quả Biện phỏp

tu từ Nhõn húa trong Tiếng việt lớp 3”

Sau đõy là một vớ dụ bài tập và kết quả khảo sỏt lĩnh hội biện phỏp nhõn húa của học sinh mà tụi đó vận dụng khảo sỏt đầu năm học:

Trang 6

Bài tập: Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đọc bài thơ sau:

Chị mây vừa kéo đếnTrăng sao trốn cả rồiĐất nóng lòng chờ đợiXuống đi nào mưa ơi!

Mưa! Mưa xuống thật rồiĐất hả hê uống nước Ông sấm vỗ tay cườiLàm bé bừng tỉnh giấc

Chớp bỗng lòe chói mắtSoi sang khắp ruộng vườnƠ! Ông trời bật lửa

Xem lúa vừa trổ bông

Qua bài làm của học sinh, tôi nhận thấy:

- 70 % học sinh chỉ ra được các sự vật được nhân hóa, các từ ngữ thể hiệncách nhân hóa Cụ thể:

* Ở khổ 1: HS nêu: - Sự vật nhân hóa: mây, trăng sao, đất

-Những từ ngữ thể hiện nhân hóa: chị, kéo đến, trốn,

nóng lòng và xuống đi nào mưa ơi!

HS cũng chỉ ra 3 cách nhân hóa:

+ Dùng từ chỉ người “chị” để gọi mây

+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tâm trạng của người để tả sự vật

Trang 7

+ Tác giả nói với mưa như nói với người.

*Khổ 2: - Sự vật nhân hóa: Mưa, đất, sấm.

- Từ ngữ thể hiện nhân hóa: xuống, ông, hả hê, uống nước, vỗ tay,

cười.

- Tác giả sử dụng 2 cách nhân hóa:

+ Dùng từ chỉ người “ông” để gọi sấm

+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả mưa,sấm, đất

*Khổ 3: - Sự vật nhân hóa: trời

- Từ ngữ thể hiện nhân hóa: ông, bật lửa, xem

- Ở khổ 3 này, tác giả cũng sử dụng 2 cách nhân hóa:

+ Dùng từ chỉ người “ông” để gọi trời

+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả trời

- 20 % HS chỉ ra các sự vật nhân hóa, các cách nhân hóa

* Ở khổ 1: HS nêu:

- Sự vật nhân hóa: mây, trăng sao, đất

- Những từ ngữ thể hiện nhân hóa: chị, kéo đến, trốn, nóng

lòng và “xuống đi nào mưa ơi!”

- HS chỉ ra 3 cách nhân hóa:

+ Dùng từ chỉ người để gọi mây

+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tâm trạng của người để tả sự vật

*Khổ 2: - Sự vật nhân hóa: Mưa, đất, sấm.

- Từ ngữ thể hiện nhân hóa: xuống, ông, hả hê, vỗ tay.

- Tác giả sử dụng 2 cách nhân hóa:

+ Dùng từ chỉ người “ông” để gọi sấm

+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả mưa, sấm, đất

*Khổ 3: - Sự vật nhân hóa: trời

- Từ ngữ thể hiện nhân hóa: ông, bật lửa.

- Ở khổ 3 này, tác giả cũng sử dụng 2 cách nhân hóa:

Trang 8

+ Dùng từ chỉ người để gọi sự vật

+ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả sự vật -10% HS nhận xét được tác dụng của biện pháp nhân hóa trong bài văn trên + Tác giả miêu tả cơn mưa thật sinh động

+ Tác giả giúp ta cảm nhận được cảnh vật trước và trong cơn mưa thật sinhđộng Em thấy yêu thiên nhiên hơn bao giờ hết

+ Qua nghệ thuật nhân hóa, tác giả giúp em thấy bức tranh thiên nhiêntrước và trong khi mưa thật sinh động, gần gũi, khiến chúng cũng có tâm trạng,hoạt động như con người Tác giả cũng thể hiện được tình yêu thiên nhiên, coichúng như những người bạn vậy

-40% HS chỉ ra được các sự vật được nhân hóa, các cách nhân hóa và nêuđược tác dụng của nhân hóa: Tác giả giúp ta cảm nhận được cảnh vật trước vàtrong cơn mưa thật sinh động

- 35% HS nêu được giúp ta cảm nhận được cảnh vật trước và trong cơn mưathật sinh động

- 25% HS nêu tác giả giúp em thấy bức tranh thiên nhiên trước và trong khimưa thật sinh động, gần gũi, khiến chúng cũng có tâm trạng, hoạt động như conngười, coi chúng như những người bạn vậy Tác giả cũng thể hiện được tình yêuthiên nhiên Em thấy yêu thiên nhiên hơn

Với kết quả trên, HS đạt được chưa cao là do:

+ HS nhận biết hình ảnh nhân hoá và chỉ ra tương đối chính xác biện pháp nhânhóa Tuy nhiên hoạt động phân tích cái hay cái đẹp của việc sử dụng biện phápnhân hoá thì các em chưa làm tốt Nhiều HS chỉ biết là cách dùng biện phápnhân hoá đó rất hay nhưng hay như thế nào thì chưa biết cách giải thích

+ Khả năng diễn đạt còn lủng củng, dùng từ đặt câu chưa chính xác, cách lựachọn được từ ngữ khi viết đoạn văn còn lúng túng, phân tích giá trị sử dụng của biện pháp nhân hóa chưa hay

+ Khi dùng từ ngữ về nhân hóa trong giao tiếp còn ít, chưa phong phú vì vậy việc HS tự phát hiện còn hạn chế

Trang 9

+ Một số học sinh còn mơ hồ, chưa hiểu rõ tác dụng của biện pháp, chưa biếtcách phân tích giá trị sử dụng của biện pháp nhân hóa Chính vì vậy việc dạybiện pháp nhân hoá cho HS là rất quan trọng để giúp các em nắm chắc kiến thức

về biện pháp nhân hoá qua đó cảm nhận được cái hay cái đẹp của biện pháp nàytrong các bài văn, bài thơ

+ Do thời gian chương trình quy định nên số tiết luyện tập về biện pháp nhânhóa chưa nhiều

+ Nguyên nhân nữa là do phương pháp dạy của giáo viên, khiến cho các emtiếp thu kiến thức một cách thụ động Giáo viên chưa khuyến khích học sinh

III GIẢI PHÁP

* Để giúp học sinh có kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa một

cách có hiệu quả, khắc phục được những trạng trên, tôi đã thực hiện những giải pháp sau:

1 Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm về nhân hóa

*Khái niệm:

Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốnđược dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậttrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của conngười

Nhân hoá có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với conngười

Có thể nói thêm rằng:

- Nhân hoá hay nhân cách hoá là một biến thế của ẩn dụ, ở đó người tachuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối tượng không phải con người

- Có người cho nhân hoá thực ra là nhân vật hoá, tức là cách biến mọi vậtthành nhân vật đối thoại hay như là một nhân vật của mình

Trang 10

* Đối với học sinh, tôi cho học sinh hiểu qua kết luận sau về khái niệm cơ bản về nhân hóa:

- Nhân hóa là gọi hoặc tả về tính nết, hoạt động con vật, cây cối, đồ vật,…

bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi và tả người

2 Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa

- Biện pháp nhân hoá là biện pháp tu từ rất quan trọng trong việc hình thànhcho học sinh tiểu học tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh Bởi vìnhân hoá có khả năng khắc học hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên mộthình thức miêu tả sinh động Nhờ có nhân hóa mà các con vật, đồ vật, cây cối,…thân thuộc trong cuộc sống trở nên sống động, có hồn, có những đặc điểm vàtính cách như con người, trở thành những người bạn tuổi thơ thân thiết của các

em nhỏ Nhân hóa được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn thơ viết chothiếu nhi Nhân hóa góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn học và khả năng

tư duy hình tượng cho các em học sinh Tiểu học

3.Các cách nhân hoá:

- Về mặt hình thức, nhân hoá có thể được tổ chức bằng cách:

a.Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật:

Dùng những từ vốn gọi người ( bác, anh, chị, nàng, cậu, chú,…) để gọi sự vật

Ví dụ:

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước nắng đầy trong khau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng

Mụ gà cục tác như điên

Làm thằng gà trống luyên thuyên một hồi.

Cái na đã mở mắt rồi Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao.

Trang 11

Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.

Bác nồi đồng hỏt bựng bong Chị chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà.

(Buổi sáng nhà em – Trần Đăng Khoa)

- Trước hết GV cho HS tập hợp những danh từ (sự vật) chỉ quan hệ thân thuộc của con người như: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, thím, cậu, mợ, …

- GV hướng dẫn HS nhận biết những danh từ (sự vật) chỉ quan hệ thân thuộc của con người trong nhóm trên khi đi với một danh từ chỉ con vật, đồ vật, sự vật

tự nhiên thì con vật, đồ vật, sự vật tự nhiên đó đã được nhân hóa

Ví dụ: ông trời, bà mưa, chị gió, anh đom đóm, cô cò, thím vạc, bạn bút chì, em búp bê, … Trời, mưa, gió, … trong những cách dùng trên đã được nhân hóa

b Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, đặc điểm của người để chỉ hoạt động,đặc điểm của vật:

Ví dụ:

Dùng các động từ thuộc về hoạt động, đặc điểm của con người để miêu tả

con vật:

“Con Ba Bớp vẫn phàm ăn, tục uống nhất, cứ thúc cái mõm xuống, ủi

cả đất lên mà gặm Bọt mép nó trào ra nom nó ăn đến là ngon lành Con Hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không kém… Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ,

Cu Tũn dở hơi chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ Chị Vàng dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một bụi khác.”

Trang 12

+ Những từ chỉ hoạt động của con người như: thúc, ủi, ăn riêng, nhường +Những từ chỉ tính chất của con người như: phàm ăn, tục uống, ngon lành, hùng hục, dở hơi, dịu dàng

- GV hướng dẫn HS những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con người được gán cho đối tượng không phải là người thì đối tượng đó đã được nhân hóa.

c.Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Coi các đối tượng không phải người mà như là người và tâm tình nóichuyện với chúng

Ví dụ:

Trâu ơi, ta bảo trâu này!

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Ca dao

Trò chuyện với sự vật, hô - gọi sự vật như trò chuyện với con người, hô gọicon người:

Ví dụ:

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

Trang 13

Tớ là bèo lục bình

Bứt khỏi sình đi dạo

Dong mây trắng làm buồm

Mượn trăng non làm giáo

Nguyễn Ngọc Oánh

Có thể khái quát các cách nhân hóa bằng sơ đồ sau:

Sau khi khái quát và củng cố cũng như khắc sâu kiến thức về biện pháp

tu từ nhân hóa như đã nói ở trên tôi đã cho học sinh nắm vững và vận dụng ở các dạng bài tập sau :

4 Nắm vững các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa

4.1 Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa.

Hình thức của dạng bài tập này thường là nêu ngữ liệu qua đoạn văn, câuthơ, câu văn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó hiểu đượcnhân hóa là gì

Dạng bài tập này có thể chia thành các bài tập nhỏ như sau:

a) Nhận diện (tìm) sự vật nhân hóa.

Kiểu bài tập này học sinh bước đầu nắm được nhân hóa là biện pháp gắncho đồ vậy, cây cối, con vật những tình cảm, đặc điểm, tính chất con người,nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động Đây là kiểubài giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của biện pháp nhân hóa Với yêu

Nói với sự vật thân mật như nói với người

Các sự vật tự xưng

Trang 14

cầu tìm sự vật được nhân hóa Những sự vật được đưa ra nhân hóa rất gần gũi,quen thuộc với các em, giúp các em dễ tưởng tượng hình ảnh của chúng.

Ví dụ1: Bài 1 (Luyện từ và câu tuần 19), Sách Tiếng việt 3 tập 2

(Anh Đom Đóm – Võ Quảng)

a Con đom đóm được gọi bằng gì?

b Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào?

Ở dạng bài tập này giáo viên cần giúp học sinh nhận diện tìm ra sự vật đượcnhân hóa trong đoạn thơ đó là con đom đóm (sự vật được nhân hóa) được gọitên rất thân mật (anh)

Kiểu bài tập này là bước quan trọng giúp học sinh xác đinh rõ sự vật đượcnhân hóa trong câu thơ, câu văn

Ví dụ 2: Bài: Đồng hồ báo thức (Luyện từ và câu tuần 23) Sách Tiếng

Việt lớp 3 (tập 2)

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọngNhích từng li, từng liAnh kim phút lầm lỳ

Đi từng bước, từng bước

Bé kim giây tinh nghịchChạy vút lên trước hàng

Ba kim cùng tới đích

Trang 15

Rung một hồi chuông vang

Ở dạng bài tập này giáo viên cần giúp học sinh nhận diện tìm ra sự vậtđược nhân hóa trong đoạn thơ đó là mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ: Kim giờ,kim phút, kim giây (sự vật được nhân hóa) được gọi tên rất thân mật (bác, anh,bé)

Kiểu bài tập này là bước quan trọng giúp học sinh xác đinh rõ sự vật đượcnhân hóa trong câu thơ, câu văn

b) Tìm từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa:

*Kiểu bài tập tìm các sự vật được nhân hóa

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường dùng từ nhân hóa như gọitên các đồ vật, sự vật, loài vật những tự thân mật: Như bác (bác đồng hồ), anh(anh kim phút), bé (bé kim giây) hoặc các từ ngữ khác như: Tôi (Là bèo lụcbình), tớ (là chiếc xe lu), chị (lúa), đàn cò (khiêng nắng), cô gió (chănmây) những từ ngữ đó giúp học sinh nhận ra sự phong phú, tinh tế của biệnpháp tu từ nhân hóa

Ví dụ: Nhân hóa qua bài “Em thương” (SGK tiếng việt 3 trang 74 , tuần 27)

Em thương

Em thương làn gió mồ côi

Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây

Em thương sợi nắng đông gầy

Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng

Nguyễn Ngọc Ký

Trong bài thơ, làn gió và sợi nắng được nhân hóa nhờ những từ chỉ đặcđiểm và hoạt động của con người Em hãy tìm những từ ngữ ấy…

*Kiểu bài tìm các sự vật nhân hóa với những đặc điểm riêng:

Ví dụ: Bài: Đồng hồ báo thức (đã nêu ở trên).

Những sự vật (Kim giờ, kim phút, kim giây) được nhân hóa bằng cách nào?

Bác kim giờ thận trọng

Anh kim phút lầm lỳ

Trang 16

Bé kim giây tinh nghịch

Kiểu bài tập này giúp học sinh tìm ra cách nhân hóa sự vật qua đặc điểmcủa chúng Các sự vật được gọi tên thân mật với những đặc điểm riêng củachúng: Kim giây quay rất nhanh (tinh nghịch), kim giờ (quay chậm) thận trọng

*Kiểu bài giúp học sinh nắm được 3 cách nhân hóa.

Ví dụ: Bài 21 Nhân hóa “Ông trời bật lửa” (Luyện từ và câu tuần 21) Sách

Tiếng Việt lớp 3 (tập 2)

Đọc bài thơ sau:

Chị mây vừa kéo đếnTrăng sao trốn cả rồiĐất nóng lòng chờ đợiXuống đi nào mưa ơi!

Mưa! Mưa xuống thật rồiĐất hả hê uống nước Ông sấm vỗ tay cườiLàm bé bừng tỉnh giấc

Chớp bỗng lòe chói mắtSoi sáng khắp ruộng vườnƠ! Ông trời bật lửa

Xem lúa vừa trổ bông

Đỗ Xuân Thanh -Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhânhóa bằng những cách nào?

4.2 Dạng bài tập suy luận, phân tích.

Đây là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, luôn sáng tạo cho học sinhcảm nhận được cái hay, cái đẹp của biện pháp nhân hóa

a.Trước hết phải nói rằng việc nhận biết tác dụng của biện pháp nhân hóa

Trang 17

là học sinh cảm nhận được cái hay của hình tượng được nhân hóa Kiểu bài này

mở ra cho học sinh có cách cảm thụ của riêng mình

(Tiếng việt 3, SGK trang 61 - tập 2)

Trong những hình ảnh tả những sự vật được tả trong đoạn thơ trên cáchgọi và tả chúng có gì hay? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Học sinh sẽ nêu được cụ thể các sự vật được miêu tả qua câu hỏi dẫn dắtcủa giáo viên, đồng thời mỗi học sinh sẽ tự đưa ra hình ảnh mình thích qua cảmnhận của riêng mình

4.3 Dạng bài tập tạo lời

Với nội dung này, tạo lời không chỉ yêu cầu đúng mà còn yêu cầu hay Để

làm được điều đó ngoài việc nắm được thế nào là nhân hóa, các cách nhân hóa,học sing còn phải hiểu tác dụng của biện pháp nhân hóa, đòi hỏi người thực hiệnphải hiểu biết rất nhiều về sự vật trong thế giới xung quanh Do đó có thể hiểu

“tạo lời” là một hoạt động thể hiện rõ nhất tính tích cực trong nhận thức của họcsinh Bởi tính phức tạp của nó nên bài tập “tạo lời” về nội dung nhân hóa đượccấu tạo đơn giản, dể hiểu và có số lượng không nhiều Loại này phân thành cácdạng nhỏ sau:

* Dạng 1 : Tìm những từ ngữ chỉ người, chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người,

điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa.

a) Vầng trăng b) Mặt trời c) Bông hoa

Trang 18

d) Cổng trường

* Dạng 2 : Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm.

a) Những bông hoa nở trong nắng sớm

b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên vòm cây

c) Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá

d) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh

* Dạng 3:Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa

Dạng bài tập này giúp học sinh đặt câu viết đoạn văn có dùng biện pháp tu

từ nhân hóa.

Yêu cầu cao nhất mà học sinh phải thực hiện khi học về biện pháp tu từnhân hóa là dùng từ đặt câu viết đoạn văn có hình ảnh nhân hóa (nhất là văn

miêu tả) Dạng bài này ở phần cuối chương trình “Luyện từ và câu” lớp 3 mới

yêu cầu học sinh thực hiện vì đây là dạng bài tập khó Với những kiến thức họcsinh đã được học qua các hình ảnh cảm nhận ỏ bài tập thực hành học sinh sẽ tậpviết đoạn văn có dùng biện pháp nhân hóa

Ví dụ: Tiết “Luyện từ và câu” ở tuần 33 (Sách Tiếng Việt 3 - tập 2).

Bài tập 1: Cho học sinh đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

a) Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

Đỗ Quang Huỳnh

b) Cơn giông như được báo trước rào rào kéo đến Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên Chúng chào anh em của chúng lên đường Cây gạo rất thảo và rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Vũ Tú Nam

Trang 19

Những sự vật nào được nhân hóa? Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằngcách nào? Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

5. 1.Cách rèn luyện cho học sinh khi học về dạng bài nhận diện.

Việc tổ chức dạy học các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa ở lớp

3 thông thường được thực hiện theo các trình tự:

- Bước 1: Nhận diện bài tập.

Một học sinh đọc thành tiếng toàn bộ bài tập, cả lớp vừa nghe vừa theodõi bài tập trong sách giáo khoa để nhận diện ra hình ảnh nhân hóa, sự vật nhânhóa có trong câu văn, câu thơ

- Bước 2: Phân tích bài tập.

Sau khi đã nhận ra hiện tượng hình ảnh nhân hóa có chứa trong câu văncâu thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích một trường hợp để tìm ra cácyêu cầu của bài tập

- Bước 3: Hướng dẫn bài làm.

Học sinh sau khi đã tìm ra được dạng bài thì tự phân tích để hiểu bài tậprồi trình bày bài làm theo ý hiểu của mỗi học sinh

*Với 3 bước trên, tôi tiến hành hướng dẫn học sinh làm bài tập như sau:

Ví dụ: Trong khổ thơ sau những sự vật nào được nhân hóa? Tác giả đã nhân

hóa các sự vật ấy bằng cách nào?

Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

Đỗ Quang Huỳnh

Trang 20

Bước 1: Học sinh đọc và xác định mục đích yêu cầu của bài tập, mỗi bài tập

đều thuộc một loại bài tập nhất định, học sinh cần tìm hiểu xem bài tập đang làmthuộc loại nào Để học sinh thực hiện được, hoạt động này giáo viên cần gợi ýcho học sinh xem bài tập yêu cầu các em nhận diện gì? (Những sự vật nào đượcnhân hóa? Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng cách nào?)

Việc đầu tiên học sinh phải nắm được nhân hóa là gì? Các cách nhân hóa

Bước 2: Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập.

Học sinh tìm cách giải bài tập qua việc phân tích các chỉ dẫn, làm bài tậpnêu trong đầu bài Giáo viên có thể hỏi để học sinh nhận biết xem đề bài yêu cầucác em làm những gì, làm việc gì trước việc gì sau Nếu học sinh lúng túng giáoviên có thể gợi ý câu hỏi:

GV: Câu: “Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim” Sự vật nào được

nhân hóa?

Hoặc: Sự vật nào được miêu tả có đặc điểm như người?

HS: Sự vật được nhân hóa là: “mầm cây”

GV: “Mầm cây” được nhân hóa bằng từ ngữ nào?

HS: “tỉnh giấc”

GV: “tỉnh giấc” thường dùng để chỉ hoạt động của ai?

HS: “tỉnh giấc” thường dùng để chỉ hoạt động của người

GV: Vậy tác giả đã dùng từ chỉ hoạt động của người để nhân hóa hoạt độngcủa mầm cây

Qua cách gợi ý học sinh tự tìm ra kết quả đúng.Từ đó HS rút ra được sự

vật nhân hóa và cách nhân hóa để miêu tả mầm cây.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Ở bước này học sinh phải tự giác, tích cực chủ động để làm bài tập, từ đótìm cách giải tiếp các phần còn lại (hai dòng thơ còn lại)

Ở phần này đối với những bài tập khó giáo viên có thể tổ chức cho họcsinh thảo luận nhóm, liên kết đồng đội để tìm ra kết quả đúng

Bước 4: Tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá kết quả của bài tập để các

Ngày đăng: 03/04/2015, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w