Ở khíacạnh khác, nếu một học sinh nào đó chưa trình bày được nội dung đã học không hẳn vì em đó chưa học bài mà là vì em đã không có được phương pháp học hiệu quả giúpghi nhớ tốt kiến th
Trang 1phòng giáo dục & đào tạO MỸ HÀO
TRƯỜNG THCS HÒA PHONG
-
-SÁNG KIấ́N KINH NGHI M ậ́M
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH NHỚ NHANH VÀ NHỚ LÂU
KHI GIẢNG DẠY SINH HỌC 9
-Mụn: Sinh học Tờn tác giả: Đ ng Thị Thanh Thủy ặng Thị Thanh Thủy
Giáo viờn mụn: Sinh học
Tài li u kèm theo: Đĩa CD ợ̀u kèm theo: Đĩa CD
Năm học 2015 - 2016
A MỞ ĐẦU
Trang 2I Đặt vấn đề
1 Thực trạng vấn đề
“Em chưa thuộc được bài”, “Em không thể nhớ được nội dung của bài”, “Trínhớ của em không tốt”,… Có lẽ đây là những câu trả lời mà không có người thầy nàochưa từng được nghe một lần trong cuộc đời dạy học của mình Và đó cũng là một tồntại chung của nhiều học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay
Thực tế cho thấy, những học sinh có được kết quả học tập tốt chỉ một phần nhờvào sự thông minh sẵn có, còn chủ yếu là do các em có khả năng ghi nhớ tốt, hay nóicách khác là các em đã có phương pháp rèn luyện trí nhớ một cách hiệu quả Ở khíacạnh khác, nếu một học sinh nào đó chưa trình bày được nội dung đã học không hẳn
vì em đó chưa học bài mà là vì em đã không có được phương pháp học hiệu quả giúpghi nhớ tốt kiến thức
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trí nhớ đóng vai trò quan trọng trongđời sống con người Sự tích lũy kinh nghiệm, thu thập kĩ năng, kĩ xảo của con ngườiđều cần thông qua trí nhớ Trí nhớ con người được xem như một kho tàng và cơ sởcủa hoạt động trí lực
Kiến thức ở các cấp học hiện nay, trong đó có cấp THCS liên tục có sự đổi mớinhưng cũng nhấn mạnh tính kế thừa, nối tiếp giữa các năm học với nhau Để lĩnh hộihiệu quả nguồn tri thức mới, học sinh phải liên tục huy động kho tàng trí nhớ nhữngvấn đề có liên quan, tạo ra mối liên hệ giữa cái đã có với cái chưa có, sắp có Sẽ là vôcùng khó khăn nếu học sinh cứ loay hoay với câu hỏi làm thế nào để kiến thức này cóthể nạp thêm vào bộ nhớ của mình? Tại sao mình học mãi mà vẫn chẳng nhớ được gì?
Môn Sinh học trong trường THCS nói chung và môn Sinh học 9 nói riêng nằmtrong khó khăn chung mà nhiều môn học khác gặp phải đó là nội dung kiến thức lý
Trang 3thuyết nhiều, để nhớ được kiến thức thì đa số học sinh đều phải học thuộc lòng Tuynhiên cách học chủ yếu của các em hiện nay là học vẹt, tức là đọc đi đọc lại một nộidung nào đó cho đến khi thuộc thì thôi nhưng về mặt bản chất của vấn đề thì khônghiểu, mất nhiều thờ gian, chỉ cần quên một từ các em có thể quên cả đoạn phía sau,hoặc khi giáo viên đặt câu hỏi ở mức độ thông hiểu hay vận dụng thì học sinh lúngtúng không thể trả lời được Với cách học này, những kiến thức sẽ nhanh chóng bịlãng quên chỉ một thời gian ngắn sau đó Mặt khác, những bài tập vận dụng trong sinhhọc đòi hỏi học sinh không những cần nắm chắc kiến thức mà còn phải hiểu rõ nộidung vấn đề, đây là điều mà với cách học vẹt của học sinh sẽ không thể làm được.
Việc hiệu quả ghi nhớ kém như đề cập ở trên một phần do phương pháp họccủa học sinh chưa phù hợp, song phần còn lại cũng cần nhắc đến vai trò của giáo viên.Trong giáo dục ở nhà trường thì giáo viên chính là người định hướng, đưa ra conđường để học sinh đến được với kiến thức Sẽ không sai khi nói rằng hiệu quả học tậpcủa học sinh phụ thuộc vào cách thức, đường đi mà người thầy đã chỉ ra Trong dạyhọc sinh học hiện nay, nhiều giáo viên mới chỉ tập trung vào việc truyền tải cho hếtkiến thức của bài, chưa có suy nghĩ làm cách nào để cho học sinh hiểu bài, nhớ cácnội dung của bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn Đặc biệt, so với các lớp 6, 7, 8 thìchương trình Sinh học 9 chứa đựng rất nhiều vấn đề mới mẻ, có những vấn đề khó vềmặt tư duy đối với học sinh, để hiểu bài và nhớ được các nội dung của bài học không
hề đơn giản Nếu giáo viên có thói quen yêu cầu học sinh trả lời đúng từng câu, từngchữ trong sách giáo khoa mà không tạo ra tính lôgic giữa các phần hay các bài vớinhau thì học sinh sẽ hình thành thói quen học vẹt
Việc tiếp thu trên lớp của học sinh là vô cùng quan trọng, nếu giáo viên cónhững cách thức làm cho kiến thức trở nên đơn giản hơn, gần gũi hơn, sinh động hơn,
… hay nói cách khác là cách thức làm cho tri thức trở nên dễ nhớ, dễ hiểu hơn với
Trang 4học sinh thì hiệu quả ghi nhớ đã có ngay tại lớp Sau vài lần củng cố, học sinh đã cóđược những kiến thức nằm tương đối chắc chắn trong bộ nhớ của mình.
Từ thực trạng được nêu ra ở trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy và học
bộ môn Sinh học 9, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhớ
nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy Sinh học 9”
2 Ý nghĩa và tác dụng của đề tài
Đề tài đưa ra một số kinh nghiệm trong dạy học Sinh học 9 nhằm tăng cườngkhả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh Những kinh nghiệm trong đề tài đã phát huyhiệu quả đáng kể trong quá trình áp dụng, giúp cho học sinh ghi nhớ nhiều nội dungkiến thức Sinh học lớp 9 tốt hơn, hiệu quả và hứng thú học tập của học sinh đối vớimôn học qua đó cũng được nâng lên Đây cũng là một kênh tham khảo đối với bạn bèđồng nghiệp, trên cơ sở đó đón nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi nhằm hoànthiện hơn về nội dung
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến trí nhớ, tâm lí học của học sinhTHCS
- Những kinh nghiệm thu được từ thực tiễn dạy học Sinh học 9 nhằm tăngcường khả năng ghi nhớ của học sinh
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định những hiệu quả mang lại từ đề tài
3.2 Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 9 thuộc hai lớp 9A và 9B có trình
độ tương đương nhau, học tập trong điều kiện cơ sở vật chất như nhau
Trang 53.3 Địa điểm khảo sát: Trường THCS Hòa Phong, xã Hòa Phong, huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên
4 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đưa ra những kinh nghiệm là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảdạy học Sinh học 9 thông qua việc tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh đối vớimôn học
II Phương pháp tiến hành
1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
* Trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ:
Trí nhớ là một quá trình sinh lí phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dướihình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và sự tái tạo sau đó ở trong óc cái
mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây
Trí nhớ có vai trò rất to lớn trong đời sống và hoạt động của con người:
- Nhờ có ghi nhớ mà chúng ta tích lũy được kinh nghiệm sống Nếu không cókinh nghiệm sống thì mọi hoạt động của chúng ta sẽ rất khó khăn, mà kinh nghiệm lại
Trang 6Trí nhớ của con người được hình thành bằng hoạt động quyết định Mà hoạtđộng của con người rất đa dạng và phong phú nên trí nhớ cũng có nhiều loại, như: Trínhớ vận động, cảm xúc, hình ảnh, từ ngữ lôgic; trí nhớ bằng mắt, bằng tay,…; trí nhớkhông chủ định và trí nhớ có chủ định; trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn;…
Trí nhớ của con người là một hoạt động tích cực, phức tạp bao gồm nhiều quátrình khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau:
- Quá trình ghi nhớ: Là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động ghi nhớ cụ thể nào
đó Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏnão
+ Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không cần đặt ra mục đích từ trước,
nó không đòi hỏi sự nỗ lực nào của ý chí mà dường như được thực hiện một cách tựnhiên
+ Ghi nhớ có chủ định: Là loại ghi nhớ theo mục đích từ trước, có sự cố gắngcũng như thủ thuật và phương pháp ghi nhớ xác định
Loại ghi nhớ này được thực hiện:
+) Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần mộtcách đơn giản Biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này là học vẹt
+) Ghi nhớ có ý nghĩa: Là sự ghi nhớ được dựa trên sự thông hiểu nội dung tàiliệu, trên sự nhận thức được mối liên hệ lôgic giữa các bộ phân của tài liệu đó
- Quá trình gìn giữ: Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hìnhthành được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ
- Quá trình nhận lại và nhớ lại:
Trang 7Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đốitượng đó.
Nhớ lại là quá trình tái hiện lại sự vật, hiện tượng khi không gặp lại chúng
Cơ chế sinh lí là quá trình khôi phục lại đường liên hệ thần kinh tạm thời dokích thích trước đây gây ra
- Quên và cách chống quên:
Quên là biểu hiện sự không nhận lại hay nhớ lại được, hay nhận lại, nhớ lại sai.Cách chống quên: Thường xuyên củng cố đường dây liên hệ thần kinh tạm thời
đã được thành lập Cụ thể:
+ Tiến hành ôn tập ngay sau khi học
+ Phải ôn tập thường xuyên
+ Vận dụng nhiều giác quan tham gia vào ôn tập
+ Ôn tập phải kết hợp với thực hành, luyện tập
+ Ôn tập phải kết hợp với nghỉ ngơi
+ Giảng dạy chống nhồi nhét, ghi nhớ có điểm tựa
* Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS
- Đặc điểm của hoạt động học tập: Ở trường THCS, việc học tập của các emphức tạp hơn một cách đáng kể Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những
cơ sở của các khoa học, các em học tập có phân môn,… Mỗi môn học gồm nhữngkhái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc Điều
đó đòi hỏi các em phải tự giác và độc lập cao
Trang 8Thái độ của các em đối với môn học do nội dung môn học và sự đòi hỏi phải
mở rộng tầm hiểu biết chi phối
Trong giáo dục, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em đểkịp thời động viên, hướng dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập vàhình thành nhân cách một cách tốt nhất Mặt khác, cần chú ý tới tài liệu học tập: Tàiliệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với cuộc sống của các em,làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gây cho học sinh hứng thú họctập và phải trình bày tài liệu, gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó, phảigiúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp
+ Tri giác: Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiện tượngphức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trởlên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn
+ Trí nhớ: Có sự thay đổi về chất Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là
sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt,cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao
Học sinh THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ.Các em có những kĩ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như sosánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tàiliệu ghi nhớ được tăng lên Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớlôgic, ghi nhớ ý nghĩa Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn Các em thường phản đốicác yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ, có khuynh hướngmuôn tái hiện bằng lời nói của mình
- Tư duy: Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh.Tính phê phán của tư duy cũng phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một
Trang 9cách có căn cứ Các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điềuquan sát được, những kinh nghiệm của riêng mình để minh họa kiến thức
1.2 Cơ sở thực tiễn
* Về phía giáo viên:
Trong những năm gần đây, thực hiện theo quan điểm chỉ đạo đã được nêu trongnghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn sinhhọc nói riêng đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Tuy nhiên, trong quá trình dạy họcvẫn còn một số hạn chế:
- Một bộ phận giáo viên vẫn còn sử dụng lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc Học sinh ngồi học chủ yếu tập trung vào việc nghe và ghi chép, bịđộng học theo những nội dung mà giáo viên truyền tải, không có sự tư duy hay trảinghiệm nên kiến thức thu nhận được ít và nhanh chóng bị lãng quên
- Hình thức tổ chức hoạt động học tập trong nhiều giờ học trên lớp còn nghèonàn, ít gây được hứng thú học tập cho học sinh do đó làm giảm đi sự chú ý của các emđối với bài học
- Việc sử dụng các phương tiện dạy học còn hạn chế
Các phương tiện dạy học như tranh ảnh, sơ đồ, mô hình,… có ý nghĩa rất quantrọng đối với quá trình ghi nhớ vì chúng tác động đến loại trí nhớ bằng mắt Theo cácnhà tâm lí học thì trí nhớ bằng mắt chiếm 80% trí nhớ của con người và nếu so sánhtrí nhớ của chúng ta như một cái phễu thì hình ảnh là thứ rất khó lọt ra khỏi cái phễunày
Trang 10Thực tế, trong các phương tiện dạy học hiện nay thì hệ thống tranh vẽ, hình ảnhchiếm một lượng lớn Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn chưa thật tích cực sử dụngchúng như một kênh khai thác và giúp học sinh khắc sâu kiến thức, ngay cả hệ thốngkênh hình trong sách giáo khoa đôi khi còn bị “bỏ quên” hoặc sử dụng hời hợt Đây làmột thiếu sót đồng thời cũng là sự lãng phí cơ hội giúp cho học sinh hiểu và ghi nhớnội dung bài học tốt hơn.
- Giáo viên chưa làm tốt công tác hướng dẫn học sinh tự làm việc với sách giáokhoa
Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa của nhiều học sinh hiện nay chưa tốt, điềunày được thể hiện ở:
+ Tốc độ đọc sách còn chậm do học sinh thường có thói quen đọc từng chữmột
+ Chưa biết cách lọc ra những thông tin chính từ sách giáo khoa qua những từkhóa, thay vào đó lại cố gắng ghi nhớ tất cả, càng nhiều càng tốt
+ Chưa có thói quen đọc phần tóm tắt trước để nắm được những nội dung hínhcủa bài
Có điều này là do giáo viên chưa chú ý đến công tác độc lập của học sinh vớisách giáo khoa, chưa định hướng cho học sinh thấy rõ vai trò của việc đọc sách hoặcnhững câu hỏi cho học sinh còn chung chung, thiếu địa chỉ cụ thể để các em tập trungnghiên cứu
- Việc gây ấn tượng chưa hiệu quả: Ấn tượng để lại dấu vết rất lâu trên vỏ não.Nếu tận dụng được quy luật ấn tượng thì học sinh sẽ có thể ghi nhớ thông tin nhanh
và lâu hơn Tuy nhiên, việc tạo ấn tượng trong các giờ học chưa được nhiều giáo viênquan tâm, làm “lãng phí” cơ hội ghi nhớ của học sinh
Trang 11- Công tác ôn tập, củng cố kiến thức chưa hiệu quả.
Thông tin được nạp vào bộ nhớ của con người và sẽ mất dần theo thời gian vớimột tốc độ rất nhanh Ôn lại thông tin để củng cố trí nhớ là việc làm hết sức cần thiết
để phòng tránh sự lãng quên, biến trí nhớ ngắn hạn, tạm thời thành trí nhớ dài hạn
Đa số giáo viên vẫn thực hiện công việc này trong mỗi bài dạy, thể hiện quakhâu kiểm tra bài cũ hay củng cố kiến thức vào thời điểm cuối mỗi tiết dạy hay củng
cố từng phần Tuy nhiên, đôi lúc những việc làm này mang tính hình thức, các câu hỏiđược sử dụng để kiểm tra không liên quan đến những nội dung trọng tâm của bài hoặcthời lượng của tiết dạy không đủ để củng cố hoặc kiểm tra hết những nội dung đã học
* Về phía học sinh:
Với những kiến thức đã học, khả năng ghi nhớ của nhiều học sinh chưa tốt donhững nguyên nhân:
- Chưa có thói quen ghi chú, hệ thống những kiến thức chính của mỗi bài, mỗichương đã học
Nhiều học sinh hiện nay đang duy trì cách học rập khuôn theo những gì đượcthầy cô cho ghi lại trong sách vở Trong mỗi bài, trên lớp các em ghi chép kiến thứcnhư thế nào thì về nhà các em sẽ học theo đúng trình tự đó Cách học này làm mấtnhiều thời gian trong khi kiến thức không được hệ thống lại một cách đầy đủ, chỉ mộtbên bán cầu đại não được sử dụng nên hiệu quả ghi nhớ không cao Thay vào đó, họcsinh nên tập ghi chú bằng cả não bộ, hệ thống kiến thức theo hình thức sử dụng bản
đồ tư duy, bản đồ khái niệm,… thì hiệu quả ghi nhớ sẽ cao hơn và khái quát hơn
- Hoạt động củng cố, ôn tập và vận dụng kiến thức chưa thường xuyên
Trang 12Não bộ của con người có khuynh hướng quên đi nhanh chóng phần lớn những
gì học được chỉ trong thời gian ngắn nếu không được ôn tập, củng cố lại Điều này lígiải vì sao học sinh thường nhanh quên những kiến thức đã học, vì các em khôngthường xuyên ôn tập, củng cố Việc củng cố của các em thường chỉ tiến hành một lầnsau mỗi bài học và việc củng cố sau mỗi bài lại chưa kĩ nên chắc chắn hiệu quả ghinhớ không thể cao được
Mặt khác, với nhiều môn trong đó có Sinh học, hiệu quả ghi nhớ có thể đượctăng cường thông qua hoạt động vận dụng kiến thức đã học Học sinh có thể vận dụngkiến thức vào thực tế cuộc sống để giải thích, giải quyết một vấn đề nào đó; vận dụngkiến thức để giải một bài tập,… Thông qua những hoạt động này, kiến thức được táihiện và khắc sâu, ấn tượng về kiến thức sẽ rõ hơn và học sinh có thể ghi nhớ lâu hơn.Trong thực tế học tập, hoạt động vận dụng kiến thức chưa được nhiều học sinh quantâm một cách tự giác, chỉ khi giáo viên giao nhiệm vụ, giao bài tập thì học sinh mớithực hiện
- Thói quen học vẹt
Nhiều học sinh thường có thói quen học vẹt tức là cố học thuộc lòng theonhững nội dung đã được học nhưng lại không hiểu gì về các nội dung đó Chính điềunày dẫn đến kiến thức không thể lưu giữ được lâu trong trí nhớ và hiệu quả vận dụngkiến thức rất thấp
Trong quá trình học bài mới, khả năng ghi nhớ kiến thức của nhiều học sinhchưa tốt do những nguyên nhân sau:
- Học sinh chưa tạo thành thói quen đọc bài mới trước khi đến lớp
Học bài cũ là công việc thường xuyên đối với học sinh, song nhiều em lạikhông có thói quen đọc bài mới trước khi đến lớp Với sự phát triển mạnh mẽ của
Trang 13công nghệ thì ngày nay những phương tiện như điện thoại di động, máy tính kết nốiinternet, tivi,… là những thứ gắn bó hơn cả với học sinh, học sinh dần mất đi thóiquen đọc sách, nhất là sách giáo khoa Có những quyển sách được các em “giữ mới”,trong cả năm học chưa được “chủ nhân” chạm đến Đây quả là điều vô cùng đáng tiếc
vì sách chứa đựng biết bao tri thức của nhân loại, dù khoa học công nghệ có phát triểnđến đâu thì sách vẫn giữ vững được những giá trị của riêng mình Và đọc sách là họcsinh đã một lần tiếp cận với tri thức, không đọc sách là học sinh đã bỏ qua một lần ghinhớ, đánh mất một lần đặt ra những câu hỏi thú vị thôi thúc bản thân tích cực tìmhiểu
- Kĩ năng đọc của học sinh chưa tốt, lúng túng trong việc xác định trọng tâmcủa bài
Nhiều học sinh chưa rèn luyện được cho mình kĩ năng đọc, điều này dẫn đếnmất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao Các em thường đọc từng từ, mắtkhông bao quát trên diện rộng, chưa biết liên hệ với câu hỏi của giáo viên để xác định
từ khóa trong câu hỏi hoặc chưa biết cách xác định trọng tâm của một nội dung, mộtmục nào đó thông qua những từ khóa của từng mục nên việc chắt lọc và nắm bắtnhững thông tin chính rất khó khăn Một điều nữa là các em có thói quen đọc phầntóm tắt ở phút chót, sau khi đã đọc xong tất cả những nội dung phía trước Tuy nhiên,nhiều ý kiến cho rằng nên đọc phần tóm tắt cuối bài trước vì như vậy học sinh sẽ cócái nhìn tổng quan về các ý chính và các đơn vị kiến thức của bài, nhờ đó khi đọc vàonội dung chi tiết thì hiệu quả thu được sẽ tốt hơn
- Học sinh chưa tập trung trong quá trình hoạt động trên lớp
Không thể làm việc hiệu quả nếu đánh mất sự tập trung Trong quá trình họcbài mới, nếu học sinh thiếu sự tập trung thì chắc chắn hiệu quả ghi nhớ sẽ rất thấp,thậm chí học sinh không thể nhớ được bất cứ nội dung nào
Trang 142 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận
- Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 9 và các sáchtham khảo khác có liên quan
- Nghiên cứu các sách báo, bài viết về trí nhớ
2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phỏng vấn học sinh về phương pháp học, về hứng thú đối với bộ môn Sinhhọc
- Thu thập ý kiến của giáo viên dạy môn Sinh học 9 ở các trường trong huyện
về thực trạng và những nguyên nhân của việc ghi nhớ kém ở học sinh
- Tiến hành áp dụng các giải pháp của đề tài với đối tượng học sinh lớp 9A và9B trường THCS Hòa Phong, xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Đánhgiá kết quả qua bài khảo sát cuối kì I và cuối kì II, qua kết quả xếp loại chung tronghọc kì I và học kì II
3 Thời gian thực hiện
Đề tài được bắt đầu được thực hiện từ đầu năm học 2014 - 2015 với học sinhlớp 9A, 9B trường THCS Hòa Phong, xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Trang 15B NỘI DUNG
I Mục tiêu
Đề tài cung cấp những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và đưa ra những giải pháp
là kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn dạy học nhằm tăng cường hiệu quả ghi nhớ ởhọc sinh trong dạy học Sinh học 9
II Các giải pháp của đề tài
1 Tăng cường công tác độc lập của học sinh
* Tăng cường công tác độc lập với sách giáo khoa:
Để tích lũy cho bản thân nhiều thông tin, kiến thức thì học sinh cần tích cực đọcsách, trong đó có sách giáo khoa Tuy nhiên, không phải cứ đọc là sẽ nhận được vànhớ được những thông tin cần thiết Trong quá trình dạy trên lớp, giáo viên cần quantâm đến việc làm sao để học sinh tích cực đọc sách giáo khoa và đọc sách có hiệu quảhơn Để làm được điều này, giáo viên chú ý đến việc đặt ra những câu hỏi rõ ràng vềyêu cầu để học sinh tìm kiếm, khai thác thông tin; quan sát hình ảnh, sơ đồ,… trongsách Bên cạnh đó giáo viên cần lưu ý học sinh một số kĩ năng:
- Hãy bắt đầu đọc mỗi bài từ phần tóm tắt kiến thức, qua đó học sinh có thểhình dung ra những đơn vị kiến thức của mỗi bài học, thuận lợi cho quá trình đọc chitiết sau này
- Trong quá trình đọc chi tiết, nên đọc một lúc từng cụm 5 – 7 từ để cải thiệntốc độ
- Tập trung vào những từ khóa có liên quan đến chủ đề của bài học, tiêu đề củatừng mục
Trang 16Ví dụ: Khi dạy bài 54 – Ô nhiễm môi trường, mục II.5 Ô nhiễm do vi sinh vậtgây bệnh, trong sách giáo khoa có viết:
“Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh cho người và các sinh vật khác Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ các bệnh viện,… không được thu gom và xử lí đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển”.
Để ghi nhớ hết những thông tin trong đoạn văn trên sẽ khó khăn hơn việc ghinhớ những từ khóa Hãy thử kiểm tra bằng đoạn thông tin ở dưới:
“…, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh Nguồn gốc … chủ yếu là do các chất thải (hữu cơ)… không được thu gom và xử lí đúng cách …”.
- Đánh dấu vào những thông tin chính có trong mỗi đoạn để tránh mất thời giantrong quá trình xem lại sau này
Việc đọc bài mới nên được thực hiện trước mỗi buổi học, được vậy sẽ giúp họcsinh biết được vấn đề mà bản thân còn chưa rõ trong nội dung của bài để tập trung sựchú ý, làm cho tốc độ thu nhận kiến thức được nhanh hơn
Đối với hoạt động trên lớp, để nâng cao hiệu quả công tác độc lập của học sinhvới sách giáo khoa thì điều quan trọng là giáo viên cần giao nhiệm vụ, chỉ ra địa chỉ
cụ thể cho các em tìm kiếm Đó có thể là câu hỏi cần trả lời, bảng biểu cần hoànthành,… và thông tin có được từ mục số I hay mục số II,… qua đó học sinh xác địnhđược nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của việc đọc thông tin trong sách Cần chú ý đến cáccâu hỏi có sẵn trong sách, ở mỗi mục bởi những câu hỏi này thường đòi hỏi học sinhphải làm việc nhiều hơn với sách giáo khoa, phải đọc và quan sát nhiều hơn để tìmcâu trả lời, qua đó sự ghi nhớ cũng tốt hơn
Trang 17Ngoài làm việc với sách giáo khoa ở trên lớp vào mỗi buổi học, giáo viên cũng
có thể giao nhiệm vụ liên quan đến bài mới để học sinh thực hiện tại nhà Đây có thểcoi như khâu soạn bài, áp dụng với những nội dung kiến thức mà học sinh dễ dàngtìm kiếm thông tin từ sách giáo khoa để thực hiện yêu cầu của giáo viên Căn cứ vàokhả năng của học sinh, giáo viên có thể thiết kế nhiệm vụ cho nhóm hoặc từng cánhân, nêu rõ địa chỉ cụ thể để học sinh tìm kiếm thông tin Làm được việc này thì tốc
độ của các hoạt động trên lớp sẽ nhanh hơn, giáo viên có thêm thời gian giải đápnhững thắc mắc, đưa ra những tình huống mới giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung củabài
Ví dụ: Khi dạy về cấu trúc hóa học của ADN (hoặc ARN hoặc prôtêin) thuộccác bài trong chương III – ADN và gen, giáo viên có thể thiết kế bảng theo mẫu vàgiao cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm về chuẩn bị trước:
? Hãy nghiên cứu thông tin ở mục I sách giáo khoa bài 15 (hoặc bài 17 hoặc bài 18) để hoàn thành bảng sau:
Thành phần hóa học
Kích thước, khối lượng
Nguyên tắc cấu tạo
Các loại đơn phân
Tính đa dạng, tính đặc thù
Hoặc khi dạy về các quá trình tự nhân đôi ADN hay phiên mã, giáo viên có thểyêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ở các mục tương ứng trong sách giáo khoa đểhoàn thành bảng:
Trang 18Đặc điểm Nội dungThời điểm và nơi xảy ra
Quy mô tổng hợp
Diễn biến
Kết quả
Nguyên tắc tổng hợp
* Tăng cường công tác độc lập với các nguồn tài liệu khác:
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã mở ra nhiềucánh cửa khác nhau giúp cho học sinh tiếp cận với tri thức Việc tìm kiếm thông tinkhông còn bó hẹp trong phạm vi quyển sách giáo khoa mà đã thêm nhiều kênh khácnhư: máy tính, điện thoại, sách điện tử,… Mặt khác, những kĩ năng sử dụng các thiết
bị công nghệ này của học sinh trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể Vì vậy,giáo viên cần thiết phải nhận thấy tầm quan trọng của việc khai thác những nguồnthông tin này đối với quá trình dạy học
Để làm tốt việc này thì vai trò của giáo viên rất quan trọng Giáo viên cầnnghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung của mỗi bài học, thiết kế và giao nhiệm vụ liên quanđến nội dung của bài nhưng là những vấn đề mở rộng, bổ sung hay làm rõ hơn chocác kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa Giáo viên cần giám sát quá trình thựchiện của học sinh để tránh hiện tượng các em bị sa đà vào những vấn đề khác khôngliên quan Kết quả hoạt động của học sinh sẽ được trình bày vào từng thời điểm phùhợp với tiến trình dạy bài mới ở trên lớp và theo yêu cầu của giáo viên Thôngthường, nhiệm vụ sẽ được giao cho các nhóm thực hiện thay vì từng cá nhân, ở đómỗi thành viên sẽ cố gắng thể hiện khả năng của bản thân để thực hiện nhiệm vụ riêngnhưng đồng thời cũng cần biết lắng nghe, phối hợp hiệu quả với các thành viên khác
Trang 19để giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm Như vậy, nội dung kiến thức được tìm hiểu
và đem ra trao đổi, thảo luận nhiều lần, các em sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn, hứng thúhọc tập hơn, phát triển thêm nhiều kĩ năng khác
Ví dụ: Trước khi dạy bài 29 – Bệnh và tật di truyền ở người, giáo viên có thểgiao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh tiến hành tìm kiếm thông tin trên sách báo,internet để thực hiện yêu cầu:
1 Thế nào là bệnh di truyền, tật di truyền? Tật di truyền và bệnh di truyền
có gì khác nhau?
2 Nguyên nhân dẫn đến phát sinh các tật, bệnh di truyền là gì?
3 Những hoạt động nào của con người có thể làm gia tăng tỉ lệ người mắctật, bệnh di truyền?
4 Kể thêm một vài bệnh di truyền khác và nêu đặc điểm biểu hiện củabệnh đó
(Gợi ý tìm kiếm: Sách báo, Internet – từ khóa: bệnh, tật di truyền; con ngườivới môi trường; tác động tiêu cực của con người tới môi trường,…)
2 Tạo cho học sinh ấn tượng với bài học
Trí nhớ tuân theo quy luật “Ấn tượng mạnh mẽ” tức là sức mạnh của ấn tượngđầu tiên về một cái gì đều tồn tại trong trí nhớ, ấn tượng càng mạnh hình ảnh càngsáng
Áp dụng quy luật này trong dạy học sinh học, có thể thực hiện theo các hướng:
2.1 Tạo ấn tượng bằng phương tiện trực quan
Trang 20Như đã nói ở trên, hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ làhình ảnh thu nhận được bằng trực quan Dựa vào đặc điểm này và trên thực tế cácphương tiện trực quan phục vụ cho dạy học sinh học tương đối phong phú, giáo viên
có thể sử dụng một cách hợp lí, tăng cường tính trải nghiệm cho học sinh để các emghi nhớ kiến thức nhanh hơn và lâu hơn
Việc gây ấn tượng bằng các phương tiện trực quan không có nghĩa là phươngtiện trực quan đó phải ấn tượng Đối với Sinh học 9, phương tiện trực quan chủ yếu là
hệ thống tranh ảnh, bản thân các tranh ảnh này lại không có nhiều sức hút với họcsinh Vậy làm thế nào để học sinh có thể chú ý đến mức ghi nhớ, để lại ấn tượng trongtrí nhớ của các em? Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ, tìm tòi,sáng tạo để gắn cho những bức tranh, hình ảnh những điểm đặc biệt, gây bất ngờ thúvị
- Gây ấn tượng trong quá trình dẫn dắt vào bài mới hoặc vào một mục nào đócủa bài:
Ví dụ: Khi dạy bài 31 – Công nghệ tế bào, mục II.1 Nhân giống vô tính trongống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng, giáo viên có thể chiếu hình ảnh gây sự chú ýcủa học sinh để đặt vấn đề vào mục:
Giáo viên: Các em hãy quan sát hình ảnh và những con số sau, từ đó hãy trả lờicâu hỏi: “Em có suy nghĩ gì?”
2000 triệu mầm giống,
đủ trồng trên 40 ha
8 tháng
Trang 21Sau khi học sinh đã quan sát, nhận xét, các em sẽ cảm thấy tò mò, đặt ra câuhỏi “Làm thế nào?” thì giáo viên sử dụng tranh vẽ (hình 31) để học sinh tiếp tục tìmhiểu.
- Gây ấn tượng trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học:
Ví dụ: Khi sử dụng tranh vẽ (hình 2.1 – Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu
Hà Lan) để hình thành nội dung kiến thức, giáo viên có thể dẫn dắt bằng bài thơ tựsáng tác:
Chúng tôi là đậu Hà Lan Hoa trắng, hoa đỏ nhị vàng giống nhau
Dù tự thụ phấn từ lâu Nhưng nay muốn đổi trước sau vài lần Hạt phấn tôi tặng cho “anh”
Phần “anh” làm “mẹ”, “bố” dành cho tôi
Đến đây, giáo viên đặt câu hỏi: Giữa hai cây hoa trắng và đỏ, cây nào đóng vaitrò cơ thể bố, cây nào đóng vai trò cơ thể mẹ? → Học sinh quan sát kĩ tranh và kếthợp đoạn dẫn của giáo viên để trả lời
Giáo viên tiếp tục: Hỏi sao chưa được “anh” ơi?
Vì “anh” có phấn, chín rồi rụng ngay Muốn tôi “sang” được lần này
“Anh” phải cắt nhị từ ngày còn non Vậy là mọi thứ vuông tròn
Trang 22Giáo viên: Tại sao hoa của cơ thể được chọn làm mẹ lại phải khử nhị từ khi cònnon? Hãy tóm tắt lại các bước của quá trình thụ phấn nhân tạo ở đậu Hà Lan.
Học sinh dựa vào thông tin trong bài thơ kết hợp với phân tích tranh vẽ để trảlời
Học sinh có thể học thuộc bài thơ để hình dung lại nội dung tranh vẽ và qua đónhớ được quy trình thụ phấn nhân tạo
Ngoài việc sử dụng những phương tiện trực quan sẵn có trong phòng đồ dùng,giáo viên cũng có thể tìm kiếm và khai thác thêm những phương tiện trực quan khác.Với mạng internet và các phần mềm trình chiếu được sử dụng trong giảng dạy hiệnnay, không quá khó khăn để giáo viên có thể tìm thấy giới thiệu những hình ảnh phùhợp với nội dung bài dạy và gây ấn tượng để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài
2.2 Tạo ấn tượng bằng cách thức trình bày
Trong chương trình sinh học 9, ở một số chương có thể bắt gặp những bài vớinội dung được trình bày tương tự nhau Dựa vào đặc điểm này, giáo viên có thể tạo racách thức trình bày giống nhau, qua đó học sinh khi đã nắm được nội dung này thì dễdàng để liên hệ và nhớ tới nội dung kia, đồng thời cũng thuận lợi cho học sinh khi trảlời các câu hỏi so sánh
Ví dụ 1: Khi dạy các quá trình nguyên phân và giảm phân trong chương II, giáo viên có thể trình bày một số nội dung theo cùng cách thức:
Giảm phân I Giảm phân II
Nơi xảy ra Tế bào sinh dưỡng và tế
bào sinh dục sơ khai (2n).
Tế bào sinh dục thời kì chín (2n).
Trang 23duỗi xoắn Sau đó, mỗi
NST đơn tự nhân đôi
thành NST, trung tử tự
nhân đôi.
Các NST dạng sợi mảnh, duỗi xoắn Sau
đó, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST, trung tử tự nhân đôi.
Diễn ra trong thời gian rất ngắn và không có sự
tự nhân đôi NST.
Kì
đầu
Các NST đóng xoắn và co
ngắn, gắn với các sợi của
thoi phân bào ở tâm động.
Các NST đóng xoắn
và co ngắn Sau đó, diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc, chúng có thể bắt chéo với nhau, sau đó chúng tách nhau ra.
Các NST co lại cho thấy
rõ số lượng NST kép (đơn bội).
Các NST kép tập trung xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
li độc lập với nhau về hai cực tế bào.
Hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm dộng thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
Các NST đơn nằm gọn trong bộ nhân đơn bội mới tạo thành.
Trang 24Ví dụ 2: Khi dạy các bài trong chương III - ADN và gen, giáo viên có thể trìnhbày một số nội dung theo cùng cách thức:
Kích thước,
khối lượng
ADN thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn (dài hàng trăm micromet) và khối lượng lớn (nặng hàng triệu, chục triệu đvC).
là đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn AND nhiều.
Là đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn (nhưng nhỏ hơn ADN).
Nguyên tắc
cấu tạo
ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phần tử con gọi là đơn phân.
ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm, hàng nghìn đơn phân.
Nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axitamin.
Các loại đơn
phân
Gồm 4 loại: A, T, G, X.
Gồm 4 loại là A, U, G, X.
Có hơn 20 loại axitamin khác nhau.
Tính đa dạng,
tính đặc thù
Liên quan đến số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
Liên quan đến số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
Liên quan đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại axitamin, đồng thời còn
do các bậc cấu trúc của prôtêin tạo nên.
Nội
dung QT tự nhân đôi AND QT tổng hợp ARN
QT hình thành chuỗi axitamin
Trang 25Trong tế bào chất, tại các ribôxôm.
Ribôxôm tiếp xúc lần lượt với từng bộ ba trên mARN tính từ bộ ba mở đầu, mỗi lần tiếp xúc lại có một tARN một đầu mang bộ ba đối mã, đầu còn lại mang theo một axitamin tiến vào ribôxôm, liên kết peptit giữa các axitamin được hình thành Ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN thì chuỗi axitamin được giải phóng.
- Nguyên tắc bổ sung:
A – U, G – X.
- Nguyên tắc khuôn mẫu.
Cách thức trình bày theo hướng tương tự nhau cũng có thể áp dụng ở một sốbài trong chương I, chương IV,…
Trang 262.3 Tạo ấn tượng bằng hình thức làm nảy sinh mâu thuẫn
Học sinh thường dễ bị thu hút sự chú ý bởi những điều mới lạ, trong đó cónhững điều mâu thuẫn với những gì được cho là đúng Trong dạy học cần thườngxuyên tạo ra những mâu thuẫn giữa cái đã có với cái mới, từ đó kích thích học sinhtìm hiểu để thỏa trí tò mò Mâu thuẫn và lời giải cho mâu thuẫn đó chính là những yếu
tố sẽ được lưu giữ lâu hơn trong trí nhớ của học sinh
Ví dụ: Khi dạy bài 13 – Di truyền liên kết, mục I – Thí nghiệm của Menđen, đểdẫn dắt học sinh vào bài và cũng nhằm thu hút sự chú ý, giáo viên tạo ra sự mâu thuẫnthông qua kết quả của bài tập về nhà đã được học sinh chữa trên bảng
Nội dung bài tập: Ở ruồi giấm cho biết gen B quy định thân xám trội hoàn toàn
so với gen b quy định thân đen, gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen vquy định cánh cụt Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thânđen cánh cụt thu được F1 Cho ruồi đực F1 lai phân tích Xác định kết quả thu được ởđời con của phép lai phân tích
Vì mới chỉ được học các quy luật di truyền của Menđen nên học sinh sẽ chorằng các cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau (mỗi gen nằm trên một nhiễmsắc thể) và sự di truyền của các cặp tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập Nhưvậy đời con của phép lai phân tích sẽ có tỉ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám,cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt
Thực tế, sau khi nghiên cứu về thí nghiệm của Moocgan thì kết quả không đúngnhư vậy Từ đó, trong suy nghĩ của học sinh đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có sự sai khác
về kết quả ở F1? Quy luật phân li độc lập của Menđen liệu có sai không? → Học sinhtập trung để tìm ra câu trả lời
3 Tăng cường củng cố, vận dụng kiến thức
* Củng cố kiến thức:
Trang 27Việc củng cố kiến thức tưởng như không cần thiết nhưng thực tế lại vô cùngquan trọng Đây chính là quá trình giúp chuyển từ ghi nhớ tạm thời sang ghi nhớ bềnlâu, củng cố thường xuyên giúp tránh được sự lãng quên
Có nhiều cách khác nhau để củng cố bài học, trong đó củng cố bằng sơ đồ tưduy là một giải pháp khá hiệu quả
Sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thôngtin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khóa, hình ảnh chủ đạo Đây là một kĩthuật để nâng cao cách ghi chép, được đưa ra như một phương tiện tận dụng khả năngghi nhận hình ảnh của bộ não Trong trường hợp này, cả hai bán cầu đại não được sửdụng đồng thời, hiệu quả ghi nhớ do đó được tăng cường
Các bước để vẽ sơ đồ tư duy gồm: Xác định từ khóa → Vẽ chủ đề ở trung tâm
→ Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1) → Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3 → Thêm cáchình ảnh minh họa
Khi học sinh tiến hành củng cố bằng sơ đồ tư duy sẽ mang lại nhiều lợi ích.Đầu tiên là các em sẽ có khả năng hệ thống và ghi nhớ kiến thức tốt hơn Thứ hai làphát triển sự sáng tạo ở học sinh, các em được tự do thể hiện các ý tưởng của mìnhliên quan đến chủ đề Từ đó dẫn đến lợi ích thứ ba là tạo ra một tâm lí học tập thoảimái, hứng thú
Giáo viên cần chú ý hướng dẫn chung và khuyến khích khi học sinh mới lầnđầu tiếp cận với phương pháp học này Khi học sinh đã thành thạo, giáo viên có thểyêu cầu các em tự xây dựng sơ đồ tư duy cho mỗi bài học, cho từng chương hoặc cảchương trình học
Một số ví dụ về xây dựng sơ đồ tư duy trong quá trình củng cố các bài hay cácchương của chương trình Sinh học 9: