Xác định mục tiêu Giáo dục Tiểu học, trong điều 27, luậtGiáo dục 2011 đã quy định rõ: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hìnhthành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâ
Trang 12.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt
ra
8
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9 3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 22
Trang 23.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 23
4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 26
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là một trong các hình thức giáo dục trong hệ thốnggiáo dục phổ thông Xác định mục tiêu Giáo dục Tiểu học, trong điều 27, luậtGiáo dục 2011 đã quy định rõ: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hìnhthành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trítuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học
cơ sở”
Tiếng Việt là một trong các môn học có vai trò đặc biệt ở bậc Tiểu học,điều đó được thể hiện qua thời lượng giảng dạy qua từng khối lớp, nó là phươngtiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác Môn TiếngViệt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, thểhiện ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết Cung cấp cho học sinh những kiến thức
sơ giản về Tiếng Việt và các hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người MônTiếng Việt còn là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp ở học sinh,giúp học sinh chủ động, tự tin, mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình Từ đó giúphọc sinh hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản khác Với mục tiêu cuốicùng là bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trongsáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc dạy và học môn Tiếng Việthiện nay đang gặp những khó khăn: Hạn chế dễ thấy nhất là việc dạy và họckhuôn mẫu, máy móc, thiếu tính chân thực Học sinh ngay cả người lớn tronggiao tiếp, trong các văn phong vẫn còn diễn đạt lủng củng, sử dụng câu chưađúng kết cấu ngữ pháp, chưa đảm bảo liên kết câu, liên kết đoạn; học sinh họctheo câu mẫu, bài văn mẫu quá nhiều, học theo khuôn mẫu nhất định, cảm thụ ít,không có sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân Học sinh học chữ nhiều, phát triểncon người ít do đó phát triển các kỹ năng giao tiếp cho học sinh còn hạn chế (nóikhông rõ ý, viết không thành câu, diễn đạt rườm rà, khó hiểu,…) Rõ ràng các
em vẫn chưa phát huy hết khả năng và tính chủ động của mình trong học tập,khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế
Đặc biệt khi học sinh học tập theo mô hình trường học mới- VNEN, một
mô hình tổ chức dạy học theo nhóm, mô hình đặt học sinh vào môi trường họctập tích cực giúp các em rèn được các kỹ năng Từ đó giúp học sinh học hỏi lẫn
Trang 4nhau, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính tích cực trên cơ sở hợp tác Do vậyvới mô hình học tập mới này đã thay đổi cả cách học của học sinh, cách dạy vàđánh giá của giáo viên đặc biệt thay đổi cả cách tổ chức lớp học thì những ngoàiyêu cầu về kiến thức, sự phát triển các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng diễn đạt là điều rất quan trọng
Hiện nay, chúng ta đang dạy học theo xu hướng nâng cao dần kết quả củahọc sinh trong khi việc dạy học của các thầy giáo, cô giáo chưa đạt yêu cầu về
sự hướng dẫn, dìu dắt người học từng bước Chấm bài thì dễ dàng tìm ra sai sótnhưng làm sao để học sinh khỏi sai sót, chỉ ra được cụ thể, rõ ràng sai sót củacác em để đưa ra biện pháp hỗ trợ phù hợp thì phần lớn chúng ta chưa chỉ racách làm đầy đủ và đúng hướng cho học sinh
Xuất phát từ những thực trạng và băn khoăn đó, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN”.
Mong rằng đề tài này sẽ mang lại những điều bổ ích cho học sinh, giáo viên vàphụ huynh trong việc dạy và học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN hiện nay
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Áp dụng một số kinh nghiệm để dạy học môn TiếngViệt theo mô hình trường học mới VNEN
Nhiệm vụ của đề tài: Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp
5 theo mô hình VNEN Định hướng cho GV trong việc thực hiện tổ chức hoạtđộng dạy học nhằm khắc phục một số hạn chế, khó khăn của học sinh trong họcTiếng Việt Học sinh chủ động, tích cực hơn trong các hoạt động học tập, gópphần phát triển được phẩm chất, năng lực toàn diện cho học sinh, bồi dưỡng tìnhyêu Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cáchcon người xã hội chủ nghĩa
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số kinh nghiệm để học tốtmôn Tiếng Việt lớp 5, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, theo mô hình VNEN
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn
Trang 5Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.Thời gian: Năm học 2013-2014 và 2014-2015
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp thực hành giao tiếp
- Phương pháp tổng hợp
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Môn Tiếng Việt có một vị trí quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học, điều
đó được thể hiện ở thời lượng giảng dạy trong từng khối lớp và nó làm công cụ
để học các môn khác Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động củalứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác
tư duy
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và nhữnghiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của ViệtNam và nước ngoài
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa
2 Thực trạng
Trang 62.1 Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Học sinh lớp 5 đa phần có nhận thức tốt hơn các lớp dưới, có trí tưởngtượng và khả năng nhìn nhận và thâu tóm hình ảnh, học sinh biết dùng từ đặtcâu, nắm được kiến thức Tiếng Việt cơ bản
- Học sinh được học 2 buổi trên ngày nên các em được tham gia học tập,rèn luyện nhiều ở trường
- Phòng học khang trang, sạch sẽ, lớp học trang trí đầy đủ với các công cụ
hỗ trợ học tập theo đặc trưng mô hình học tập VNEN
- GV nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học sinh
- Phụ huynh học sinh đa phần đã có sự quan tâm chăm lo hơn về việc họchành của con em mình, mua sắm tương đối đầy đủ vở và đồ dùng học tập, tạođiều kiện thuận lợi cho các em tới trường, tạo được mối liên hệ với giáo viênchủ nhiệm lớp và nhà trường
* Khó khăn
Từ phía giáo viên:
- Môn Tiếng Việt là môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, giáo viênchưa có biện pháp sư phạm phù hợp để phát huy tối đa năng lực học tập và cảmthụ văn học, chưa khơi gợi ở các em lòng yêu thích Tiếng Việt, ham thích họcTiếng Việt
- Giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệmcông tác
Từ phía học sinh:
- Một số em chưa thực sự quan tâm và chú ý môn Tiếng Việt
- Ý thức môn số em chưa cao, chưa có sự tích cực và hợp tác trong giờ học
Từ phía phụ huynh:
Trang 7- Một nét tâm lí chung của các phụ huynh muốn con học thêm về toán vàcác môn tự nhiên Một vài phụ huynh điều kiện kinh tế còn khó khăn chưa có sựđầu tư cho con em mình
- Phụ huynh ở vùng nông thôn hạn chế trong việc mua sách cho việc đọccủa các con Hiếm thấy gia đình đầu tư được cho con em mình tủ sách để phục
vụ cho việc học tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu học
2.2 Thành công, hạn chế
* Thành công
- Nâng cao được hiệu quả trong hoạt động học tập của học sinh Học sinhnắm được những sai sót của mình và khắc phục theo sự hướng dẫn, hỗ trợ củagiáo viên
- Những kỹ năng của học sinh, trong đó có kỹ năng giao tiếp, hợp tácđược cải thiện thông qua mỗi giờ dạy
- Phát triển được ngôn ngữ nói và viết được cho học sinh
Sau thời gian thực hiện, tôi thấy có được những mặt tích cực như sau:
- Hiệu quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh tăng lên: Khả năng diễnđạt câu văn của học sinh có nhiều tiến bộ, lỗi chính tả được cải thiện, học sinhdùng từ ngữ chính xác, có hiệu quả
Trang 8- Học sinh tích cực, tự giác trong các hoạt động học tập.
- Rèn được các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp, hợp tác
- Phát triển được năng lực học tập cho học sinh thông qua các hoạt độnghọc tập
* Mặt yếu
- Đòi hỏi GV phải có sự đầu tư, chuẩn bị nhiều cho mỗi tiết dạy Quantâm, hỗ trợ nhiều đến các em còn nhiều hạn chế
- Chưa có tác động tích cực đến các em còn nhiều hạn chế trong học tập
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Có được những thành công trên là do học sinh tích cực, chủ động với cácgiải pháp theo hướng tự chủ của bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên, do
đó mang lại hiểu quả rõ rệt cho mỗi giải pháp Đồng thời do đặc trưng của môhình học tập VNEN: Học sinh học tập và giải quyết các nhiệm vụ học tập theonhóm, các em được hợp tác chia sẻ với nhau, nhận xét cho nhau và giúp nhaukhắc phục những sai sót thông qua từng ngày, từng giờ lên lớp Do vậy thấy rõđược hiệu quả cho từng giải pháp
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế:
- Đối tượng học sinh chưa thực sự đồng đều
- Thời gian thực hiện các giải pháp không liền mạch, có sự gián đoạn vềthời gian của tiết học và sau đó được tiếp tục vào các tiết ôn do đó học sinh nắmbắt các giải pháp chưa có tính hệ thống
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Học tập theo mô hình trường học mới VNEN, học sinh phát huy được tinhthần học tập tích cực, tự giác, chia sẻ, hợp tác, sáng tạo Giáo viên chỉ là người
hỗ trợ, hướng dẫn, gợi mở cho các em Học sinh được khuyến khích tự nhận xétbản thân và nhận xét bạn Khi các em tự mình tìm ra điểm sai và tìm cách giảiquyết thì kiến thức đó sẽ rất bền vững Do đó mô hình VNEN góp phần nâng
Trang 9cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy các môn học và hoạt động giáo dục trong đó
có môn Tiếng Việt
Những khó khăn, vướng mắc trong dạy học môn Tiếng Việt là điều khôngphải mới Nó xuất hiện đồng hành trong quá trình thực hiện Tuy nhiên, yếu tốquyết định vẫn là cách làm đúng hướng và phù hợp của giáo viên, khơi gợi ở các
em ý thức tự học Luôn luôn động viên sự tiến bộ của các em, hướng dẫn dầndần cùng sự hợp tác, hỗ trợ của không gian lớp học, không gian sống của các em
sẽ mang hiệu quả trong việc phát triển con người toàn diện, bồi dưỡng nhâncách và kỹ năng cho học sinh
3 Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải pháp này hướng đến các mục tiêu:
- Tăng cường hiệu quả học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5
- Phát triển tốt các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp,hợp tác
- Phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, đáp ứng mụctiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
3.2 Nội dung và cách thức thực hiên giải pháp, biện pháp
- Học sinh chủ động chiếm lĩnh được kiến thức, ghi nhớ và khắc sâu đượckiến thức Từ đó vận dụng có hiệu quả vào trong các hoạt động giao tiếp và cáchoạt động sử dung ngôn ngữ Giáo viên là người định hướng, khơi gợi cho họcsinh; hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn
- Tăng cường thêm các bài tập để khai thác đối tượng học sinh
- Chú ý phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh, đặc biệt kỹ năng viết,
kỹ năng nói
3.2.1 Tăng cường sử dụng từ đúng, từ hay thông qua các bài Luyện từ và câu
Trang 10Để học sinh dùng từ hay trước hết tôi đặc biệt chú ý hướng dẫn học sinh
hiểu đúng nghĩa của từ thông qua các tiết Luyện từ và câu, mở rộng vốn từ.Muốn học sinh hiểu đúng từ cần chú ý đến cách phát âm chuẩn, viết đúng vàcách diễn đạt của học sinh Khi học sinh nói, viết cho các em khác nhận xét, bổsung, sửa chữa cho nhau theo cặp, theo nhóm rồi báo cáo lại Giáo viên theo dõi,
hỗ trợ khi cần thiết, nhận xét, chỉnh sửa cho các em Sau mỗi lần như thế, họcsinh nắm được những thiếu sót của bản thân để lần sau không mắc phải Đặcbiệt với những em hiểu sai nghĩa từ, giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng
Từ điển Tiếng Việt, cho các em đặt câu với nghĩa các em hiểu được, sau đó giảithích cho học sinh trong tình huống cụ thể Làm được điều này học sinh sẽ ghinhớ được lỗi sai của mình và có được cách hiểu đúng về nghĩa từ một cách tựnhiên và lâu quên
Ví dụ: Khi dạy bài 19A: Người công dân số Một, học sinh thường hay mắc lỗi đọc nhầm “Người công dân số Một” thành “Người công nhân số Một”.
Lí do của do các em chưa hiểu nghĩa được hai từ “công dân” và “công nhân”, do
đó sử dụng nhầm lẫn mà không hề biết Lúc này tôi thường cho học sinh đặt hai
câu để học sinh phân biệt nghĩa: Anh Thành là một công dân gương mẫu của đất nước và Bố em là công nhân của nhà máy sợi
Khi học sinh đã biết dùng từ đúng, có nhiều cách giúp học sinh dùng từhay Để dùng được từ hay trước hết học sinh phải hiểu nghĩa của từ, dùng từchính xác Quan trọng để học sinh tự tư duy, tự tìm tòi, phát huy sự sáng tạo củacác em
Phần lớn học sinh là tự học, nhưng giáo viên phải có sự định hướng, hỗtrợ kiến thức cho học sinh Ví dụ như kiến thức về từ đồng nghĩa, từ nhiềunghĩa, từ đồng âm Thực tế học sinh hay nhầm lẫn giữa từ đồng nghĩa, từ nhiềunghĩa và từ đồng âm Không nắm được nghĩa của chúng bởi vì định nghĩa về từđồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa chính xác dẫn đến sự khó khăn chohọc sinh trong việc nhận diện Phân biệt các từ trên nếu chỉ dựa vào định nghĩa
là chưa đủ Đứng trước thực tế đó nên tôi đã hỗ trợ cho học sinh bằng cách mởrộng và hệ thống kiến thức
- Đầu tiên cho học sinh tự nhắc lại định nghĩa của từ đồng nghĩa, từ nhiềunghĩa, từ đồng âm
- Nêu một số ví dụ để học sinh dễ hiểu kiến thức hơn
Trang 11Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác, đó là chỉ ra sự giống nhau vàkhác nhau Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái.
Ví dụ: Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn một cái
gì đó (Giữ gìn quần áo, bảo vệ quần áo)
Tuy nhiên hai từ này có điểm khác nhau:
+ Bảo vệ phù hợp với đối tượng lớn trừu tượng, giữ gìn phù hợp với đối tượng nhỏ, quý (Giữ gìn đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, Bảo vệ đất nước)
Ví dụ : Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn một cái gì đó (Giữ gìn quần áo; bảo vệ quần áo)
+ Bảo vệ có nét nghĩa ngăn ngừa, phòng chống, ngăn chặn sự tác độngcủa bên ngoài; giữ gìn có tính chất thụ động giữ cái đã có, không có sắc thái
chống lại thế lực bên ngoài (giữ gìn luận văn khác bảo vệ luận văn)
Hoặc các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái Giáo viên nên hỗ trợ đểhọc sinh thấy rõ được nét nghĩa riêng dùng đúng cho từng trường hợp
Ví dụ: Cho, biếu, tặng: cho có sắc thái trung hòa, biếu có sắc thái kính trọng, tặng có sắc thái thân mật.
Do có sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách dùngcác từ đồng nghĩa khác nhau Hay nói cách khác, các từ đồng nghĩa không phảibao giờ cũng thay thế được cho nhau, chúng đồng nghĩa với nhau vì chúng vừagiống nhau vừa khác nhau
Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau nên
dễ nhầm lẫn:
Ví dụ: Ba (1) bố: Ba tôi rất thích đọc báo
(2) số từ: Số ba là con số không may mắn của tôi
Học sinh có thể nhầm lần từ ba là từ nhiều nghĩa vì hình thức âm thanhgiống nhau Khi gặp trường hợp này, tôi đã phân biệt để học sinh thấy được cácnét nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, còn ở đây các
Trang 12nét nghĩa không có quan hệ với nhau vì thế không phải là từ nhiều nghĩa.Trường hợp ở ví dụ trên là từ đồng âm.
Để giúp học sinh có thể phân biệt được đâu là từ nhiều nghĩa đâu là từđồng âm cần giúp học sinh xác định quan hệ về các nét nghĩa chính xác (đối với
từ nhiều nghĩa), nếu loại trừ được có quan hệ về các nét nghĩa thì đó là từ đồng
âm còn nếu chúng có quan hệ về nét nghĩa với nhau thì đó là từ nhiều nghĩa
Học sinh tham gia thảo luận tìm ra kiến thức bài học
3.2.2 Phát triển kỹ năng đọc cho học sinh qua các bài Tập đọc
Có bốn kỹ năng đọc là đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu và mục tiêu cuốicùng là đọc diễn cảm Để đạt được đọc diễn cảm thì trước tiên học sinh phảiluyện được đọc đúng, đọc lưu loát và đọc hiểu
Luyện đọc phải chú ý đến từng đối tượng học sinh Khi học sinh học theo
mô hình VNEN, học sinh ngồi học theo nhóm, việc luyện đọc cũng được thựchiện trong nhóm Do đó khi lựa chọn nhóm trưởng trong giờ luyện đọc thì kỹnăng đọc của nhóm trưởng phải tốt Hơn nữa nhóm trước phải thực sự nhanhnhẹn khi tổ chức luyện đọc cho các bạn Những bạn đọc chậm có thể cho đọcmột đoạn, những bạn đọc tốt hơn cho đọc hai đoạn hoặc cả bài Chú ý phải theodõi, nhận xét và chỉnh sửa cho các khi bạn phát âm sai rồi báo cáo cho giáo viên.Giáo viên tổ chức luyện đọc thêm cho học sinh đọc còn chậm
Trang 13Rèn kỹ năg đọc cho học sinh là cả một quá trình mà yếu tố quyết định là ở
ý thức tự rèn của các em Do vậy, giáo viên cần luôn nhắc nhở các em phảithường xuyên luyện đọc thêm ở nhà Có đọc thêm ở nhà thì học sinh mới biết từnào mình đọc sai để lên lớp sửa chữa Ngoài ra phải bồi dưỡng cho các em hamthích đọc sách, ý thức tự đọc Sưu tầm thêm sách báo để đọc Tham gia thêm cácCâu lạc bộ Tiếng Việt của trường, lớp để nâng cao khả năng đọc của mình
Giờ luyện đọc của các em học sinh trong một tiết Tiếng Việt
Ví dụ: Khi dạy bài kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách, Tiếng Việt tập 1B), học sinh dễ mắc các lỗi sai sau, giáo viên chú ý luyện đọc thêm cho họcsinh những từ ngữ:
Ví dụ: Khi dạy bài “Chuỗi ngọc lam”
Trang 14Luyện đọc theo kiểu phân vai như sau: 4 học sinh trong nhóm phân vai:người dẫn chuyện, chú Pi-e, cô bé Gioan và chị cô bé rồi luyện đọc Học sinhnhận xét giọng đọc của từng nhân vật như sau:
+ Lời cô bé Gioan: ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc lam đẹp, khikhoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm
+ Lời chú Pi-e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị
Bản thân giáo viên cần rèn kỹ năng đọc, giáo viên cần có giọng đọc tốt đểđọc mẫu hoặc hướng dẫn học sinh đọc Giọng đọc giáo viên là công cụ trựcquan cho học sinh luyện đọc
Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổchức các trò chơi học tập Để kích thích hứng thú luyện đọc bằng cách tổ chứccác trò chơi, thông qua trò chơi kích thích các em hứng thú học tập và tinh thầnthi đua
Ví dụ: Thi học thuộc lòng “Truyền điện” theo nhóm, bài “Sắc màu emyêu” Các nhóm bốc xăm để giành quyền đọc trước Nhóm đầu tiên đọc đoạn 1,sau đó chỉ bất kì truyền điện thật nhanh một bạn khác nhóm 2,…tương tự nhưvậy đến hết bài Nếu nhóm nào không thuộc thì bị đứng “điện giật” Nhóm nào
có ít bạn bị “điện giật” thì nhóm đó thắng cuộc
Như vậy ta thấy trò chơi học tập luôn luôn làm cho học sinh hào hứng,say mê tích cực trong học tập, làm cho học sinh tự đọc, luyện đọc nhiều hơn