Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đưa ra một số biện pháp, giải pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia sốthập phân từ đó giúp HS nắm chắc được khái niệm số thập phân, nắm được c
Trang 1MỤC LỤC
Trang
I PHẦN MỞ ĐẦU
II PHẦN NỘI DUNG
3 Giải pháp, biện pháp:
III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHI
Trang 2Tiểu học là cấp học đầu tiên đặt nền tảng cung cấp những cơ sở ban đầu về trithức, đặt nền tảng cho việc hình thành phát triển nhân cách học sinh (HS), mục tiêugiáo dục toàn diện học sinh.
Trong các môn học ở trường tiểu học hiện nay, ngoài môn Tiếng Việt, mônToán có vai trò hết sức quan trọng, nó nâng dần những tri thức cơ bản về kĩ năng
sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn
cứ khoa học, chính xác Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độclập sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện cách làm việc khoa học
Trong chương trình môn Toán lớp 5, số thập phân được xem như là một trongnhững nội dung trọng tâm của môn học Việc nắm được kiến thức số thập phântrước hết giúp HS hoàn thành tốt nội dung chương trình môn học, hơn nữa các emvận dụng vào cuộc sống để tính toán các bài toán thường gặp Trong quá trìnhgiảng dạy tôi nhận thấy học sinh mình chưa nắm tốt khái niệm số thập phân, các
em khá lúng túng và khó khăn khi thực hiện các phép tính về số thập phân đặc biệt
là phép chia số thập phân Trong các phép tính về số thập phân, muốn thực hiệnđược phép chia đòi hỏi HS phải thuộc thành thạo bảng cửu chương và có sự vậndụng tốt Bên cạnh đó, khi thực hiện phép chia số thập phân các em cần nắm vữngquy tắc chia, biết cách ước lượng thương, Tuy nhiên, HS gặp khó khăn trongphần này, khi vận dụng vào giải các bài toán có lời văn và các bài toán nâng caohơn Trong các bài kiểm tra khảo sát, kiểm tra định kì các em thường không đạtđiểm tối đa hoặc mất điểm trong phần này dẫn đến điểm bài kiểm tra không cao.Làm sao để HS học tốt được phần này? Giáo viên (GV) cần có phương pháp cũngnhư biện pháp gì giúp học sinh thực hiện tốt phép chia số thập phân và hơn hết là
Trang 3đều quan tâm, trăn trở Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp
học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân”.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đưa ra một số biện pháp, giải pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia sốthập phân từ đó giúp HS nắm chắc được khái niệm số thập phân, nắm được cáchlàm, thực hiện các bước trong phép tính theo thứ tự, nắm chắc quy tắc thực hiệnphép tính chia số thập phân, viết số đẹp, đặt dấu phẩy đúng vị trí Để đạt được kếtquả tốt nhất tôi luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo linh hoạt trong phương phápgiảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với từng đối tượng học sinh.Với mục tiêu duy nhất là giúp học sinh học tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, để tiếp tục
áp dụng vào các bài tập có liên quan đến số thập phân ở các phần sau và học tốt ởcác lớp trên
3 Đối tượng nghiên cứu
Phần chia số thập phân
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Các phương pháp dạy chia số thập phân cho học sinh khối lớp 5 trường Tiểuhọc Tây Phong (Từ năm học 2013 – 2014 đến nay)
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp điều tra và thống kê
Trang 4Phương pháp tra cứu tài liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Ở Tiểu học, học sinh được cung cấp kiến thức cơ bản phổ thông trên rất nhiềulĩnh vực khác nhau như: địa lí, lịch sử, văn học, chữ viết, toán học, hội họa, âmnhạc, Trong đó môn Toán là một trong những môn học quan trọng trong chươngtrình giáo dục tiểu học Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về
số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực Từ đó học sinh có cơ sở,phương pháp để nhận thức thế giới xung quanh, hình thành thế giới quan Đồngthời, nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phươngpháp suy luận logic, giải quyết vấn đề, hoạt động có hiệu quả trong đời sống Từnhững yêu cầu khi học toán dần dần hình thành những phẩm chất cần thiết và quantrọng của người lao động như: cẩn thận, tỉ mỉ, cần cù, có ý chí vượt khó, làm việc
có kế hoạch,
Toán là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học
Hệ thống ngôn ngữ toán học, các kiến thức và kĩ năng toán học rất cần thiết chocuộc sống, là cơ sở cho việc tiếp tục học lên các lớp trên và các môn học khác Lớp
5, các em bước đầu được làm quen với số thập phân, khái niệm và cách thực hiệncác phép tính về số thập phân Chương trình gồm 31 tiết cộng, trừ, nhân, chia sốthập phân Chia số thập phân trong Chuẩn kiến thức kĩ năng được phân chia thành
5 dạng với 9 tiết thực dạy và một số tiết luyện tập, đây là phần chiếm phần thời
Trang 5với số thập phân học sinh dễ dàng giải quyết được các phép tính chia có dư, từ đógiúp các em áp dụng vào các bài toán thực tiễn trong cuộc sống Việc không thựchiện được, thực hiện sai phép tính chia số thập phân sẽ dẫn đến giải các bài toán cólời văn không chính xác Từ thực tế của việc thực hiện phép tính chia số thập phâncủa học sinh trường Tiểu học Tây Phong nói chung và lớp tôi đã giảng dạy nóiriêng, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện đượcphép chia số thập phân.
2 Thực trạng
2.1 Thuận lợi - khó khăn
Nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề trao đổikinh nghiệm, phương pháp giảng dạy Trong quá trình giảng dạy bản thân luônđược các đồng nghiệp, học sinh,… tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ Bên cạnh
đó bản thân được làm công tác chủ nhiệm liên tục ở khối lớp 5 nên có điều kiệntheo dõi và tìm ra các giải pháp hữu hiệu
Đa số học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học tập, nhiều học sinh yêu thích họctoán, có hứng thú, năng khiếu môn học Bên cạnh đó, môn Toán được nhiều cha mẹhọc sinh quan tâm nên thường xuyên chú trọng kèm cặp rèn giũa cho các em hàngngày
Trường Tiểu học Tây Phong đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội
khó khăn, tổng số học sinh khối lớp 5 năm học 2013 – 2014 là 52 em trong đó sốhọc sinh dân tộc thiểu số là 25 em chiếm 48,1%; tổng số học sinh khối lớp 5 nămhọc 2014 – 2015 là 63 em trong đó số học sinh dân tộc thiểu số là 28 em chiếm44,4% Trường Tiểu học Tây Phong có 3 điểm trường, điểm trường Buôn Cuê có
80 – 90% là học sinh dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu chậm, một số em chưa chú
Trang 6trọng đến việc học ở trên lớp cũng như ở nhà Bên cạnh đó, một số hộ dân có trình
độ văn hóa thấp, cha mẹ học sinh ít quan tâm đến việc học hành của con cái mình,học sinh đi học không chuyên cần thường nghỉ học theo mùa vụ, theo gia đình đilàm ăn nơi khác, bỏ học đi làm thuê, nên khi trở về tham gia học tập trở lại các
em gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong tính toán
Với học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS), một số học sinh lưu ban nhiều nămdẫn đến tình trạng học quá tuổi, các em có tâm lí ngại ngùng với cô giáo do đókhông hợp tác với giáo viên trong quá trình học tập
2.2 Thành công - hạn chế
Học sinh nắm được các hàng, phần của số thập phân, cách thực hiện phépchia Bên cạnh đó, học sinh có hứng thú trong việc học toán do đó các em tự tinhơn khi thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, bài tập do giáo viên đưa ra vàhơn nữa là các bài tập nâng cao liên quan đến phép chia số thập phân Một số em
đã mạnh dạn tham gia các cuộc thi về môn Toán như: Cuộc thi phát hiện học sinhnăng khiếu, thi giải Toán trên Internet, …
Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư, tìm tòi các phương pháp dạy học hữuhiệu giúp học sinh nắm được phần chia số thập phân
Bản thân là giáo viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa đưa
ra được nhiều biện pháp hữu hiệu giúp học sinh thực hiện tốt, thực hiện nhanh phéptính chia số thập phân
Một số học sinh còn nhầm lẫn các hàng, phần số thập phân Chưa hiểu bảnchất của số thập phân, chưa phân biệt được rõ chia số tự nhiên và chia số thập phân
Trang 7Bản thân có chuyên môn vững vàng, nắm chắc kiến thức môn học có hệ thống,chịu khó học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tích cực vận dụng các phươngpháp dạy học mới trong giảng dạy Hơn nữa bản thân luôn tự tin trong tiết dạy, kịpthời giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó khăn trong quá trình học tập
Đa số học sinh có nền tảng kiến thức vững vàng, biết chia, biết phân biệt được
sự giống và khác nhau giữa phép chia số tự nhiên và chia số thập phân, một số emtiếp thu và thực hiện tốt phép chia số thập phân Nhiều em có ý thức tự học, tự tinmạnh dạn trao đổi với thầy cô giáo khi chưa hiểu bài
Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy nên việc vậndụng các phương pháp dạy học chưa linh hoạt từ đó mang lại kết quả dạy học chưacao
Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chưa chủ động tiếp thu kiến thức, kỹnăng thực hiện phép chia các số tự nhiên của học sinh còn chậm và yếu, các emchưa có kỹ năng ước lượng thương trong phép chia, Nhiều em còn nhầm lẫn khidịch chuyển dấu phẩy khi chia, khi chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, đặtsai vị trí dấu phẩy,
Một số em do chưa thuộc hết bảng cửu chương nên vẫn còn gặp khó khăntrong quá trình thực hiện phép tính
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên mônluôn quan tâm đến công tác chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao chất lượnggiáo viên Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng, thaogiảng để giáo viên trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau nhằm nâng caochất lượng dạy học
Trang 8Giáo viên ý thức được vai trò trách nhiệm của mình nên luôn chú trọng đếncông tác tự học tự rèn, bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ
Đa số học sinh đã có ý thức tập trung theo dõi nghe cô giáo giảng bài, nắm bàingay tại lớp và biết thắc mắc với cô giáo khi chưa hiểu bài
Chia số thập phân là một trong những dạng toán khó trong chương trình lớp 5nên nhiều em còn lúng túng trong việc tiếp thu, lĩnh hội bài học Một số học sinhchưa tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức nhất là với kiến thức khó nên tạo lỗ hổngtrong kiến thức Bảng cửu chương chưa thuộc hoặc thuộc nhưng vận dụng chưalinh hoạt cũng gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới Một số em nắmchưa tốt quy tắc chia số tự nhiên nên chuyển sang chia số thập phân còn lúng túng
Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâmđến việc kèm cặp con em mình học tập thêm ở nhà
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Trường Tiểu học Tây Phong đóng trên địa bàn xã Băng Ađrênh, trường có 3lớp 5, mỗi lớp nằm ở một phân hiệu Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đếnviệc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên như thường xuyên tổ chức cácbuổi chuyên đề các cấp, hội giảng, thao giảng,… để giáo viên trao đổi, học hỏi kinhnghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Bên cạnh đó, Bangiám hiệu nhà trường luôn chú ý đến công tác tự học tự rèn của giáo viên để kịpthời giúp đỡ khi giáo viên gặp khó khăn, đặc biệt là những giáo viên mới ra trườngchưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy Đa số giáo viên trong tổ chuyên môn trẻ,nhiệt tình, được đào tạo bài bản, luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm, thường xuyênhọc hỏi những phương pháp mới nhằm tự nâng cao tay nghề của mình
Trang 9Bản thân luôn cố gắng tự học, tự rèn, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp họchỏi kinh nghiệm, không ngừng tìm kiếm những phương pháp, hình thức dạy họcmới nhằm nâng cao chất lượng dạy học Bên cạnh đó, tôi nắm bắt được đối tượnghọc sinh mình dạy, biết vận dụng các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn:hướng dẫn 5842, Thông tư 30, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Giáo dục kĩ năng sống,Giảng dạy vùng miền, hướng dẫn giảng dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,…; biếtvận dụng các nội dung, phương pháp một cách linh hoạt, các hình thức tổ chức dạyhọc phù hợp với đặc trưng bộ môn, với đối tượng học sinh của mình Trong quátrình dạy học biết đúc rút kinh nghiệm, luôn tìm tòi những vấn đề cần thiết nhất,quan tâm đến lĩnh vực yếu của các em và tìm cách giúp đỡ, động viên các em kịpthời Luôn yêu thương, thân thiện và quan tâm đến suy nghĩ, cuộc sống của các emđể kịp thời giúp đỡ.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan tâm đến tâm lí của tất cả họcsinh, kịp thời phát hiện ra những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh đểgiúp đỡ, động viên nên việc dạy và học đạt được nhiều kết quả tốt Nhiều học sinhyêu thích môn toán, học toán nên các em có lòng say mê với môn học, luôn chủđộng tiếp thu lĩnh hội kiến thức, chủ động tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới, cácbài toán nâng cao ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa và giáo viên đưa ra
Đa số giáo viên đều tâm huyết với nghề, có sự đầu tư về thời gian vào bàisoạn, tiết dạy, tích cực tìm hiểu các phương pháp dạy học mới nên ngay từ các lớphọc dưới học sinh có nền tảng kiến thức vững vàng: một số em có khả năng ướclượng thương tốt, vận dụng linh hoạt bảng cửu chương, cách thực hiện chia số tựnhiên,… nên khi chuyển sang chia số thập phân các em không bị bỡ ngỡ, lúngtúng, khó khăn Hơn nữa, nhiều cha mẹ học sinh đã quan tâm hơn đến việc học củacon em mình do đó chất lượng học của học sinh ngày được nâng cao
Trang 10Bên cạnh đó do nhà trường có nhiều phân hiệu nên khả năng tiếp thu của họcsinh ko đồng đều gây khó khăn cho việc áp dụng các phương pháp dạy học
Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến đối tượnghọc sinh có khả năng tiếp thu chậm, còn ngại mất thời gian nên không thườngxuyên gọi học sinh có khả năng tiếp thu chậm làm bài tập mà chỉ gọi học sinh cókhả năng tiếp thu tốt làm cho nhanh
Giáo viên chưa sửa chữa kịp thời cho học sinh khi các em làm bài chưachính xác một số chi tiết nhỏ trong bài như ghi số chưa đẹp, viết dấu phẩy chưangay ngắn, sắp các chữ số chưa thẳng hàng …dần dần hình thành thói quen khôngcẩn thận ở học sinh Trong quá trình giảng dạy, để tiết kiệm thời gian giáo viên ítcho học sinh nhắc lại qui tắc và bài học cũ trong các tiết “Luyện tập” ở những bàihọc sau từ đó tạo cho các em thói quen không học bài cũ, không chuẩn bị bài trướckhi đến lớp nên các em cảm thấy khó khăn khi tiếp thu những kiến thức tiếp theo
Thời gian học ở lớp rất ít nên học sinh không được thực hành luyện tậpnhiều do đó các em chỉ được tiếp cận những kiến thức mới mà không được củng
cố, khắc sâu những kiến thức đó, những em có khả năng tiếp thu chậm sẽ khó theokịp được các bạn từ đó dẫn đến tâm lí chán nản Ngoài ra một số giáo viên nói quánhiều trong tiết học, với tâm lí sợ học sinh không hiểu bài dẫn đến tình trạng họcsinh ỷ lại, chủ quan không có ý thức tự học
Nhiều em chưa có ý thức trong việc tự học trên lớp cũng như ở nhà, do đóvẫn còn tình trạng học trước quên sau không ghi nhớ kiến thức cũ dẫn đến tìnhtrạng hổng kiến thức cơ bản ngay từ ở các lớp dưới nên việc tiếp thu kiến thức sốthập phân lúng túng, khó khăn
Trang 11Trong phép chia số thập phân có nhiều dạng như: Chia một số thập phân chomột số tự nhiên, chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, …, chia một số tự nhiêncho một số tự nhiên mà thương tìm đợc là một số thập phân, chia một số tự nhiêncho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân Do có nhiềudạng nên gây khó khăn trong việc tiếp thu, các em hay nhầm lẫn giữa các dạng;chia có nhiều chữ số tuy nhiên khả năg ước lượng thương chưa tốt dẫn đến kết quảhọc tập chưa cao.
Trường Tiểu học Tây Phong thuộc xã Băng Ađrênh là một xã thuộc vùng khókhăn của huyện Krông Ana, đa số học sinh là con em của gia đình có bố mẹ lànông dân Một phần vì cuộc sống khó khăn một số phụ huynh phải lo bươn chảikiếm sống, mặt khác họ xem nhẹ việc học vì các em còn ở lớp nhỏ chưa cần thực
sự quan tâm sâu sắc Phần lớn các trường hợp này rơi vào các em có khả năng tiếpthu chậm
Tại điểm trường Buôn Cuê, một số cha mẹ học sinh còn bắt các em nghỉ họcthường xuyên để giúp đỡ gia đình như trông em, giữ nhà, hái rau, chăn trâu, bò …
Họ giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường và thầy cô Bên cạnh đó, chưa có sựkết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán hai lớp 5C và lớp 5Atôi thu được kết quả như sau:
dưới 5
Trang 12Vì vậy nếu không đổi mới thực trạng trên thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập
về sau của học sinh Không những chỉ có ở các bài toán cộng, trừ, nhân, chia bìnhthường mà số thập phân còn có trong các bài toán có lời văn thì dù có nắm đượccách giải thì kết quả cuối cùng chưa chắc đúng
3 Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh lớp 5trường Tiểu học Tây Phong thực hiện được, tốt phép tính chia số thập phân; rèn kĩnăng tính toán cho học sinh, áp dụng giải tốt các bài toán có lời văn; giúp học sinhvận dụng tốt vào cuộc sống hàng ngày từ đó nâng cao chất lượng dạy học mônToán
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trong quá trình giảng dạy chia số thập phân bản thân tôi đã áp dụng nhiềubiện pháp khác nhau, dưới đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc dạychia số thập phân
* Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nội dung quan trọngđối với mỗi người giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình Bảnthân luôn cố gắng tự nâng cao công tác tự học tự rèn, không ngừng học hỏi kinhnghiệm từ đồng nghiệp, tìm tòi thêm nhiều phương pháp, hình thức dạy học tíchcực mới, thường xuyên tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực qua các nguồnthông tin như: báo đài, mạng internet,… Bên cạnh đó, việc tự học bồi dưỡngthường xuyên theo các mondul tiểu học cũng là hình thức tự học được bản thân rất
Trang 13quan tâm Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhiều hìnhthức và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Trong giờ học giáo viên cần tránh nói nhiều và làm việc thay học sinh Nhất làlúc chữa bài tập, cần để học sinh tự tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn vàcủa bản thân Kịp thời khen ngợi, động viên HS khi các em có sự tiến bộ đặc biệt làđối tượng học sinh dân tộc thiểu số và học sinh có khả năng tiếp thu chậm giúp các
em hứng thú hơn trong học tập
Trong giờ dạy giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chứcmột cách hợp lí và có hiệu quả Sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác nhau phùhợp với từng tiết dạy, từng bài tập
Ví dụ: Chia nhóm đủ trình độ để học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu Nhữngbài tập có mức độ khó cho nhóm học sinh khá, giỏi, bài tập có mức độ trung bìnhcho nhóm học sinh còn lại Giáo viên thường xuyên theo dõi và giúp đỡ học sinhyếu
Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh (đặc biệt là những em có khảnăng tiếp thu chậm) nhằm phối hợp với cha mẹ học sinh có kế hoạch giúp con emmình đạt được kết quả tốt trong học tập
Nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo: để nắm chắc đối tượng bồi dưỡng,phụ đạo, bản thân đã tìm hiểu kết quả học tập theo nhận xét của giáo viên lớp 4;trên cơ sở khảo sát nắm chắc các đối tượng để từ đó bồi dưỡng những kiến thức bịhổng, đứt quãng ở lớp dưới Đặc biệt rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bảnbằng cách thường xuyên kiểm tra bảng cửu chương và khả năng vận dụng của các
em Tôi chú ý rèn nhiều cho các em kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình Toán lớp 5
Trang 14* Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh học thuộc bảng cửu chương và nắm chắc khái niệm số thập phân
- Bảng cửu chương là một trong những phần kiến thức học sinh được làm quentừ lớp 2, việc học thuộc bảng cửu chương giúp các em tính toán một cách nhanhchóng, vận dụng giải tốt các bài toán có lời văn
Đa số học sinh không thực hiện được hoặc thực hiện sai phép chia số thậpphân là do các em không thuộc bảng cửu chương Do đó, trước mỗi buổi học tôithường dành ra 10 - 15 phút cho các em đọc lần lượt các bảng cửu chương Bêncạnh đó, tôi lồng ghép trong các giờ học toán các trò chơi liên quan đến bảng cửuchương giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức Sau một thời gian thực hiện tôinhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết các em đã thuộc bảng cửu chương
và đã thực hiện được các phép tính chia số thập phân tương đối tốt
- Hướng dẫn HS nắm chắc khái niệm số thập phân
Số thập phân là một trong những kiến thức trọng tâm của chương trình toánlớp 5, việc nắm chắc kiến thức số thập phân sẽ giúp học sinh học tốt những phầnsau Khái niệm số thập phân là bài học đầu tiên của phần trọng tâm này, bài hocgiúp học sinh nắm được cấu tạo số thập phân, biết đọc, viết số thập phân
Giúp học sinh nắm chắc bài “Khái niệm về số thập phân”, phải biết trong sốthập phân: số bên trái dấu phẩy là phần nguyên, số bên phải dấu phẩy là phần thậpphân
Ví du: Trong số 18,256:
+ 18 là phần nguyên, 256 là phần thập phân
+ 1 là hàng chục; 8 là hàng trăm; 2 là hàng phần mười; 5 là hàng phần trăm; 6
Trang 15Thông qua các bài tập củng cố, khắc sâu kiến thức, trò chơi học tập, cũng nhưkiểm tra bài cũ, giáo viên giúp học sinh khắc sâu kiến thức về các hàng, phần sốthập phân.
* Biện pháp 3: Rèn học sinh tính cẩn thận trong tính toán:
Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục do đó học sinh Tiểu học
là những đối tượng cần được đặc biệt quan tâm chú ý Ở lứa tuổi này nếu giáo viênkhông kịp thời uốn nắn, nhắc nhở các em sẽ dễ dàng tạo tâm lí làm bài qua loa,không chú ý đến cách trình bày, tính toán dần dần hình thành thói quen cẩu thả ởhọc sinh Chính vì vậy rèn cho học sinh tính cẩn thận trong tính toán là một trongnhững vấn đề giáo viêc cần đặc biệt quan tâm
Khi dạy chia số thập phân giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách đặttính và cách đặt dấu phẩy ở kết quả ngay từ những bài học đàu tiên Giáo viên cóthể luyện cho học sinh bằng nhiều cách: Trước hết GV đặt tính cho học sinh tính,sau đó giáo viên cho phép tính rồi học sinh tự đặt tính và tính, cuối cùng cho các
em nhiều phép tính đã đặt có kết quả nhưng trong đó có bài đúng, bài sai, yêu cầuhọc sinh điền đúng sai vào ô trống sau mỗi phép tính Đồng thời học sinh phải chỉ
ra được nguyên nhân sai và tìm cách sửa lại cho đúng
Khi học sinh làm bài giáo viên quan sát và nhắc nhở, giúp đỡ những em cònlúng túng, những em thường hay làm bài sai Khi làm bài kiểm tra giáo viên nhắccác em kiểm tra lại bài trước khi nộp bài Tổ chức trò chơi thi đua làm toán nhanh,chính xác giữa các cá nhân, giữa các tổ với nhau
* Biện pháp 4: Hướng dẫn các dạng của phép chia số thập phân
thập phân cho một số tự nhiên; chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, …; chia