1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt từ láy, từ ghép

25 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 181 KB

Nội dung

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7Biện pháp 1: Giáo viên cần có nắm các kiến thức về loại Từ 7Biện pháp 2: Khắc sâu kiến thức, trang bị thêm kiến thức trong Biện pháp

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3

4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3

II PHẦN NỘI DUNG

2.1 Thuận lơi – khó khăn 42.2 Thành công – hạn chế 52.3 Mặt mạnh – mặt yếu 52.4 các nguyên nhân, các yếu tố tác động, … 52.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đề tài đã đặt ra 6

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện phápKết quả thực hiện đề tài 73.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7Biện pháp 1: Giáo viên cần có nắm các kiến thức về loại Từ 7Biện pháp 2: Khắc sâu kiến thức, trang bị thêm kiến thức trong

Biện pháp 3: Giúp học phân biệt từ láy, từ ghép bằng một số

cách, số mẹo trong tiết luyện Tiếng Việt 10

Biện pháp 4 : Tăng cường cho học luyện tập 123.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 143.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp 143.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 15

4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề

Trang 2

2 Kiến nghị 16

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục bậc Tiểu học là một khoa học khó nhất Nó là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các môn học ở Tiểu học, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp học sinh tiếp thu các môn học khác

Trong hệ thống ngôn ngữ Tiếng Việt từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng

Nó là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Ở Tiểu học, các em được học kiến thức này qua phân môn luyện từ và câu Việc dạy luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ

Trang 4

giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định.

Đối với học sinh lớp 4 kiến thức về từ và câu rất phong phú, muốn học tốt phân môn này các em cần phải nắm được kiến thức về cấu tạo từ một cách chắc chắn từ đó giúp các em có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong giao tiếp Là một giáo viên giảng dạy lớp 4 việc trang bị kiến thức và kĩ năng cho học sinh là một việc làm vô cùng cần thiết

Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy cả giáo viên và học sinh còn rất lúng túng khi dạy học phần từ láy, từ ghép Học sinh nắm chưa tốt các kiến thức liên quan đến từ láy, từ ghép, xác định loại từ còn sai đặc biệt là các từ ghép đứng độc lập, từ ghép trong ngữ cảnh và văn cảnh, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ ghép có âm hoặc vần trong các tiếng giống nhau

Chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt từ láy, từ ghép.” nhằm góp phần năng cao chất lượng giờ dạy, giúp học sinh học tốt mảng kiến thức này đồng thời tạo cơ sở cho các em học tốt các phân môn khác

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu bản chất và khái niệm các loại từ: từ ghép và từ láy Áp dụng một

số số biện pháp giảng dạy nhằm khắc sâu kiến thức về từ láy, từ ghép cho học sinh giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ láy, từ ghép

3 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt từ láy, từ ghép

4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

Học sinh lớp 4C trường Tiểu học Tây Phong năm học 2014 - 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

- Phương pháp khảo sát thực trạng

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thử nghiệm

- Phương pháp điều tra, xử lí số liệu

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh thể hiện tốt hay không là nhờ vốn kiến thức về Tiếng Việt dồi dào và khả năng chuyển tải kiến thức, nội dung hợp lý, sáng tạo của giáo viên Do đó, vấn đề dạy Tiếng Việt ở các trường Tiểu học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng

là một yếu tố quan trọng giúp phát triển năng lực trí tuệ và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh Luyện từ và câu giúp học sinh Tiểu học có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt để góp phần rèn luyện các em những thao tác tư duy về ngôn ngữ; cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về tự nhiên- xã hội, về con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài Qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam

Trong chương trình tiểu học, khái niệm về từ đặc biệt khái niệm về từ ghép và

từ láy được dạy chủ yếu ở phân môn luyện từ và câu của Tiếng Việt lớp 4 Việc cung cấp tri thức, lý thuyết cấu tạo từ có ý nghĩa hết sức quan trong, bởi vì có nắm

Trang 6

được cấu tạo từ cũng như kiểu nhận xét về cấu tạo thì học sinh mới có kĩ năng nhận diện, phân loại, sử dụng từ một cách có hiệu quả Chính vì vậy việc dạy học sinh nắm được khái niệm từ ghép, từ láy là một nhiệm vụ đơn giản, song rất phức tạp Trong thực tế việc dạy nội dung cấu tạo từ ở tiểu học, để hình thành khái niệm từ ghép, từ láy đa số học sinh kể cả giáo viên còn hay lúng túng

2 Thực trạng

2.1 Thuận lợi, khó khăn

Nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy Cơ sở vật chất của trường tương đối khang trang đảm bảo cho dạy và học tốt Thư viện có nhiều loại sách, báo phục vụ cho giáo viên và học sinh tham khảo Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề Học sinh đa số ngoan ngoãn, có ý thức học tập, được cha mẹ quan tâm

Tuy nhiên thời lượng chương trình dành cho mảng kiến thức này còn ít Một

số giáo viên đôi lúc còn lúng túng trong việc giải nghĩa từ Hơn nữa trình độ nhận thức học sinh không đồng đều do trường có khá nhiều học sinh dân tộc Một số cha

mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em mình

2.2 Thành công – hạn chế

Nhiều học sinh yêu thích môn học, có ý thực tự học, ham hiểu biết, tự tin trao đổi với bạn với thầy cô giáo khi chưa hiểu bài Hơn nữa, học sinh có một số hiểu biết nhất định về từ Tiếng Việt, nhiều em đã biết giải giải nghĩa từ, phân biệt được một số từ đơn giản như từ chỉ hoạt động, từ chỉ sự vật, từ chỉ tính chất, …

Giáo viên có chuyên môn vững vàng, nắm được các kiến thức của môn học, chịu khó học hỏi, trao đổi kinh nghiệm dạy học, mạnh dạn tự tin áp dụng một số phương pháp dạy học mới, tận tụy với nghề, với học sinh

Trang 7

Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chưa chủ động tiếp thu kiến thức, nắm chưa tốt các kiến thức về từ láy, từ ghép, chưa phân biệt được các loại từ láy, các loại từ ghép, nhiều em vốn từ còn quá ít(học sinh dân tộc) Đặc biệt là rất nhiều em còn nhần lẫn khi phân biệt từ láy và từ ghép trong các trường dễ lẫn lộn.

2.3 Mặt mạnh – mặt yếu

Đội ngũ giáo viên trẻ, năng nổ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, tự tin khi truyền đạt kiến thức cho học sinh Học sinh đã có một lượng vốn từ cơ bản được trang bị từ các lớp dưới và từ cuộc sống hằng ngày Bên cạnh đó, đa số các

em ham hiểu biết, thích tìm tòi, tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao

Nhiều giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn lúng túng trong việc lựa chọn các phương pháp dạy học hiệu quả

Học sinh vẫn còn nhầm lẫn khi phân biệt từ láy, từ ghép

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng, thao giảng

để giáo viên có điều kiện trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy

Bản thân giáo viên có ý thức tự rèn bồi dưỡng chuyên môn, nắm được các kiến thức cơ bản về từ loại Tiếng Việt Nhiệt tình trong công việc, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra phương pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh

Kiến thức về Từ ghép và từ láy mà sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cung cấp cho học sinh còn hơi ít Nhiều loại sách tham khảo có thể giúp giáo viên tìm ra những biện pháp thiết thực, phù hợp, bao quát và cụ thể hơn

Học sinh ham hiểu biết, thích tìm tòi và khám phá vẻ đẹp của Tiếng Việt Tuy nhiên hiểu biết của các em phần lớn còn mang tính cụ thể, máy móc

Trang 8

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra

Trường Tiểu học Tây phong nằm trên địa bàn xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, trường có 3 phân hiệu nằm cách xa nhau Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến chất lượng giảng dạy của giáo viên, thường xuyên tổ các buổi chuyên đề, hội giảng, thao giảng, … để giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chuyên môn cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh Bên cạnh đó, ngoài các tiết học kiến thức mới thì nhà trường cũng tổ chức đan xen thêm số tiết luyện tăng cường giúp học sinh được củng cố và trải nghiệm kiến thức mình vừa học

Đa số giáo viên trong trường còn trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao tâm huyết với nghề Có ý thức tự rèn, tự học, thường xuyên dự giờ học hỏi kinh nghiệm Thường xuyên vận dụng các công văn hướng dẫn chuyên môn: 5842, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Giáo dục kĩ năng sống, tăng cường Tiếng Việt, đặc biệt là thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30 vào dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn quan tâm đến học sinh nắm được điều kiện gia đình, tâm lí của học sinh để động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời tạo tâm lí thoải mái giúp các em tự tin trao đổi, trình bày ý kiến

Đa số học sinh trong trường đều là con của gia đình khó khăn, vì cuộc sống họ phải bươn trải để lo cái ăn cái mặc nên ít quan tâm đến việc học của con em mình Bên cạnh đó, học sinh ở hai phân hiệu Buôn K62 và Buôn Cuê hầu hết là người Ê-

đê vốn từ của các em khi đến trường rất hạn chế, đời sống gia đình thì khó khăn, bản thân cha mẹ cũng ít được học hành nên ít quan tâm đến việc học tập của học sinh Thậm chí nhiều phụ huynh còn bắt học sinh nghỉ học để giữ em, chăn bò,… Bên cạnh những học sinh có ý thức ham học, thích tìm tòi, chủ động tiếp thu kiến thức thì rất nhiều học sinh chưa có ý thức trong việc học tập, nhiều em học

Trang 9

trước quên sau, khả năng ghi nhớ kiến thức còn chưa tốt, chưa chịu khó thực hành làm bài tập cho nên khi tiếp thu mới rất lúng túng và khó khăn

Bản thân giáo viên cũng rất lúng túng khi xác định loại từ đặc biệt là các từ dễ lẫn lộn Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 thời gian dành cho mảng kiến thức về

từ láy, từ ghép chỉ có 3 tiết, nhiều khi giáo viên sợ mất thời gian nên chủ yếu là dạy

lí thuyết, ít quan tâm đến thực hành, hoặc khi thực hành làm bài tập thì gọi học sinh học tốt lên làm bài điều này vô tình làm cho học sinh tiếp thu chậm ít cơ hội thực hành Hơn nữa sách cũng chỉ hướng dẫn học sinh phân biệt một số từ điển hình nhìn là có thể nhận dạng được ngay Trên thực tế còn rất nhiều từ học sinh không biết hoặc lẫn lộn khi nhận diện chúng thuộc loại từ nào, điều đó dẫn đến việc sử dụng từ sai khi giao tiếp

3 Giải pháp, biện pháp

3.1 Mục tiêu

Nhằm giúp học sinh học biết nhận diện, phân biệt loại từ một cách chính xác

từ đó có thể sử dụng từ để viết câu, viết đoạn văn

3 2 Nội dung và cách thức thực hiện.

Biện pháp 1: Giáo viên phải nắm được các kiến thức về loại từ

Chúng ta đã biết, quá trình truyền đạt kiến thức có vai trò quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, trong đó giáo viên là người trực tiếp truyền thụ đến cho các em những kiến thức mới, giúp học sinh hiểu kiến thức và có kĩ năng vận dụng khi làm bài tập hay giao tiếp trong cuộc sống Chính vì vậy, muốn học sinh có được kiến thức về từ, biết nhận diện, phân biệt và sử dụng từ phù hợp thì ngay từ đầu bản thân mỗi giáo viên cần phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức về từ

Mảng kiến thức về từ loại mà giáo viên cần nắm vững bao gồm:

Trang 10

Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ

ràng Ví dụ: Sạch sẽ (tiếng sạch có nghĩa, tiếng sẽ không có nghĩa)

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu Từ có hai loại: Từ đơn và từ phức

Từ do một tiếng tạo thành gọi là từ đơn Ví dụ: Nhà, ăn, uống, đi, đứng,…

Từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại tạo thành gọi là từ phức Ví dụ: sách vở, nhà lá, cây xoài,…

Từ ghép có nghĩa tổng hợp (Từ ghép hợp nghĩa, từ ghép song song, từ ghép đẳng lập) là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với các nghĩa từng tiếng trong từ.(Ví dụ: mặt mũi, tươi tốt, đi đứng,…)

Từ ghép có nghĩa phân loại (Từ ghép chính phụ) thường gồm hai tiếng trong

đó có một tiếng chỉ loại lớn (tiếng chính) tiếng còn lại có tác dụng chia loại lớn đó thành nhiều loại nhỏ hơn.(Ví dụ: mặt bàn, hoa hồng, bút chì, )

Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng láy nhau Các tiếng láy có thể có một phần hoặc toàn bộ âm thanh được láy lại.( Ví dụ: dịu dàng, ấm áp, suôn sẻ,…)

Căn cứ vào bộ phận lặp thì từ láy chia thành 4 kiểu láy: Láy âm, láy vần, láy tiếng, láy cả âm lẫn vần

Trang 11

Căn cứ và số tiếng được lặp lại thì từ láy chia thành các dạng: Láy đôi, láy

ba, láy tư,…

Ngoài ra từ láy còn có hai loại đặc biệt khác đó là từ tượng thanh và từ tượng hình

Từ tượng thanh là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế Ví dụ: ầm

ầm, lạch bạch, thì thầm,…

Từ tượng hình là từ láy gợi tả hình dáng, hình ảnh của người vật; gợi tả màu sắc, mùi vị

Ví dụ: - Hình dáng: lè tè, lênh khênh, dong dỏng, chót vót

- Màu sắc: lấp lánh, long lanh, mênh mông

- Mùi vị: thoang thoảng, ngào ngạt

Biện pháp 2: Giáo viên khắc sâu kiến thức, trang bị thêm kiến thức trong

các tiết dạy lí thuyết cho học sinh.

Để học sinh có thể nhận dạng, phân biệt được từ thì việc trang bị cho học sinh các kiến thức về từ vô cùng quan trọng Vì vậy ngay từ bước hình thành kiến thức giáo viên phải giúp học sinh tự rút ra kiến thức dựa vào việc trải nghiệm qua các ví

dụ, sau đó yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ minh họa Cụ thể giáo viên làm như sau:

* Dạy bài “Từ đơn, từ phức”

Giáo viên giúp học sinh hình thành khái niệm như sau:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Viết câu lên bảng: Nhờ / bạn / giúp đỡ /

lại / có / chí / học hành / nhiều / năm /

liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến /.

- Em hãy thảo luận tìm các từ chỉ gồm

một tiếng, các từ gồm nhiều tiếng

- Từ gồm một tiếng: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là

Trang 12

- Giảng: Từ một tiếng như: nhờ, bạn, lại,

có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là gọi là

từ đơn, từ gồm nhiều tiếng như: giúp đỡ,

học hành, học sinh, tiên tiến gọi là từ

phức

- Vậy từ đơn là từ như thế nào ? từ phức

là từ như thế nào ?

- Em có nhận xét gì về nghĩa của từ đơn

- Giảng: Từ đơn là từ có một tiếng và có

nghĩa rõ ràng

- Yêu cầu HS nhắc lại: từ như thế nào

gọi là từ đơn, từ như thế nào gọi là từ

phức và cho ví dụ minh họa

- Từ gồm nhiều tiếng là: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến

- Từ đơn là từ có một tiếng Từ phức là

từ gồm hai hay nhiều tiếng

- Có nghĩa rõ ràng

- Từ đơn là từ có một tiếng Ví dụ: nhà, sách, vở, bút, ăn, uống, đi, …

- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng: bàn ghế, giáo viên, nhẹ nhàng, lung linh, …

* Dạy bài : Từ ghép và từ láy

Dựa vào các ví dụ trong sách giáo khoa giáo viên hình thành khái niệm về từ láy và từ ghép cho học sinh:

Từ ghép là từ do hai hay nhiều tiếng có nghĩa ghép lại với nhau

Từ láy là từ do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hay vần(hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau phối hợp tạo thành

Ngoài việc hình thành kiến thức, khái niệm mới cho học sinh giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh:

Sự giống nhau và khác nhau của từ ghép, từ láy

- Giống nhau: Đều có từ hai tiếng trở lên

Ngày đăng: 08/05/2016, 12:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w