1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MÔ TÍP HUYỀN THOẠI TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN

93 888 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 196,31 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do lựa chọn đề tài - Từ xa xưa, huyền thoại đã giải phóng con người giảm bớt đi những băn khoăn, ám ảnh về thế giới tự nhiên và những điều kì bí của thế giới, qua những cách trả lời ngây ngô mà minh triết về một thế giới hỗn mang, về cảnh khai thiên lập địa, sự xuất hiện của thần linh và trần tục, thiên đàng và địa ngục…Cho đến bây giờ cho dù khoa học có hoàn thiện và chuẩn xác đến đâu thì cũng không vì thế mà huyền thoại giảm bớt đi sức hấp dẫn.Bởi huyền thoại thỏa mãn nhu cầu bản tính của con người khát khao tìm về bản thể gốc, tìm lại cái nôi sinh dưỡng để bảo toàn và nâng đỡ tâm hồn con người. Trên thế giới từ xưa đã xuất hiện những bản trường ca vĩ đại, đánh dấu những giai đoạn bước ngoặt lớn trong lịch sử, trong đó các yếu tố huyền thoại như một phương thức tư duy và nghệ thuật chủ yếu trong các trường ca như: I-li-át và Ô-đi-xê của Hi Lạp, Ramayana và Mahabharata của Ấn Độ, Riêm-kê của Campuchia…Còn ở Việt Nam, nói đến trường ca không thể quên Đăm Săn, Xinh Nhã, Đăm Di…của Tây Nguyên, Xống chụ xon xao( Tiễn dặn người yêu) của người Thái, Út lót vi điêu của người Mường - Quá trình đổi mới và hội nhập trong giao lưu văn hóa đa chiều, văn học đang dần thoát ra khỏi những quy phạm hạn hẹp, vươn tới chiếm lĩnh cuộc sống ở những biên độ rộng và sâu hơn. Một quan niệm đa chiều về con người và hiện thực tự nó sẽ đòi hỏi những hình thức diễn đạt tương ứng bằng nghệ thuật. Và phương thức huyền thoại hóa chính là một hình thức rộng mở của nghệ thuật văn chương. R. Wagner ngay từ thế kỉ XIX đã sáng suốt cho rằng nghệ thuật huyền thoại là nghệ thuật của tương lai. - Trong những năm dài khi dân tộc ta còn bị nô lệ, thể loại trường ca bị phai mờ trong các thể loại văn học. Trường ca bị lãng quên và bị gán ghép vào những bài thơ dài, thơ truyện và tự đánh mất chân dung của mình. 2 Cuộc kháng chiến trường kì vĩ đại của dân tộc ta kéo dài suốt hơn 30 năm, đã đánh dấu những mốc son chói lọi vào những trang sử giữ nước hào hùng. Dân tộc ta cần có cái gì đó tương xứng để ghi lại nó.Không hẹn mà gặp, trường ca trong thời kì này đã nở rộ, luôn xuất hiện ở những nơi đầu sóng ngọn gió.Và trường ca của Thu Bồn đã xuất hiện cùng với những mô típ huyền thoại, như một biện pháp nghệ thuật độc đáo, khiến các tác phẩm của ông sống mãi với thời gian. Nghiên cứu mô típ huyền thoại trong trường ca Thu Bồn góp phần khám phá một nội dung đặc sắc trong sáng tác của ông, đồng thời cho phép khẳng định trường ca của Thu Bồn trong nền văn học nước nhà. II. Lịch sử vấn đề 1. Về mô típ. Có thể nói mô típ trong văn học đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu. Đã có những định nghĩa, những cách hiểu khác nhau về mô típ trong văn học. Nó được coi là có tính chất kí hiệu và được xem là một khâu, một mắt xích quan trọng trong cấu tạo đề tài và tổ chức phát triển cốt truyện. Bàn về khái niệm mô típ vào những năm cuối của thế kỉ XIX, A.N Vê- xê-lôp-xki đã đưa ra một định nghĩa kinh điển rất có ích đối với việc xác định phương pháp nghiên cứu mô típ trong văn học: “ Tôi hiểu mô típ như một công thức quan trọng được lặp lại nhiều lần. Mô tip như là đơn vị trần thuật đơn giản nhất bằng hình tượng, giải quyết những vấn đề khác nhau mà đời sống đặt ra”[ ,Tr.313]. Như vậy mô tip là đơn vị cố định, có tính bền vững, được sử dụng lặp lại nhiều lần và là một hiện tượng phổ biến trong văn học nghệ thuật. Ở Việt Nam mô tip cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Xin nêu một số ý kiến tiêu biểu: Nguyễn Tấn Đắc trong Về bảng mục lục tra cứu típ và mô típ của truyện kể dân gian”(1990), nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội cho rằng: “ Thông thường, người ta xem mô tip là phần nhỏ nào đó 3 không thể chia tách, có ít nhiều khác lạ và được sử dụng lặp đi lặp lại. Đồng thời, mô tip hiểu là những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian”.[20 ,Tr.11]. Ông còn nhấn mạnh thêm: Trong ngôn ngữ thông thường, mô tip chỉ là những nét khác biệt hoặc là những nét nổi bật. Từ mô tip thường được sử dụng trong văn học nghệ thuật, âm nhạc, thuật ngữ tạo hình và hoa văn trang trí. Nguyễn Tấn Đắc cũng lưu ý thêm mô tip là yếu tố bền vững, có tính chất độc đáo, được sử dụng phổ biến trong truyện kể dân gian.[31, Tr.18 ]. Ở bài viết “Việc biên soạn từ điển típ và mô típ trong ngành Folklore thế giới” trong Tạp chí Văn hóa dân gian số 3, 1983 của Tăng Kim Ngân cho rằng giới nghiên cứu văn hóa đã thống nhất với định nghĩa của Thomp son. Thomp son cho rằng: “Mô tip là một cái gì đó có thể hơi đặc biệt, độc đáo, nó phải làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại trong các dị bản. Bản thân mô tip có thể là mẩu kể ngắn và đơn giản như là một sự việc đủ để gây ấn tượng ưa thích cho người khác nghe”[38]. Theo Thomp son mô tip có một phạm vi hoạt động rất rộng, nó xuất hiện trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Trong nghệ thuật điêu khắc, hội họa có một hình khối của hình mẫu hay đường nét thường lặp đi lặp lại hoặc kết hợp với hình mẫu theo một kiểu cách riêng biệt nào đó. Trong âm nhạc và bài hát dân gian cũng có những khuôn nhạc giống nhau thường trở lại luôn. Trong nghệ thuật dân gian nói chung mô tip chính là hình mẫu thường được lặp đi lặp lại trong các tác phẩm như một dấu ấn độc đáo.Mô tip là một yếu tố riêng biệt, độc đáo, có ý nghĩa và được sử dụng lặp lại nhiều lần để tạo ấn tượng nghệ thuật trong các tác phẩm khác nhau. Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, 1992 cho biết theo Hán- Việt mô tip là mẫu đề (do người Trung Quốc phiên âm motif trong tiếng Pháp) có thể trở thành các từ “khuôn”, “dạng” hoặc “kiểu” trong Tiếng Việt nhằm chỉ “những thành tố, những bộ 4 phận lớn hoặc nhỏ được hình thành bền vững, ổn định và được sử dụng nhiều lần trong tác phẩm văn học nghệ thuật”[23, Tr.197 ]. Mô tip là yếu tố không thể chia tách được, bản thân nó bền vững và ổn định và xuất hiện có tính chất lặp đi lặp lại trong văn học nghệ thuật. Trong Từ điển văn học, Chu Xuân Diên đã đề cập đến khái niệm mô tip như sau: “ Thuật ngữ phiên âm tiếng Pháp (từ motif) đôi khi dịch sang tiếng Việt là mẫu đề dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài, cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật”. [27, Tr.117]. Như vậy, ý kiến của các nhà nghiên cứu, phần lớn đã thống nhất xem mô típ là những thành tố, bộ phận có tính chất ổn định, bền vững, lặp đi lặp lại trong tác phẩm và biểu thị một ý nghĩa tượng trưng nào đó.Tóm lại, trong luận văn này chúng tôi hiểu: Mô típ là những kí hiệu đã được mã hóa, mang tính chất bền vững, ổn định, được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhằm gây ấn tượng, là phương tiện để truyền tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Mô típ không chỉ là đặc trưng của truyện cổ tích mà còn thể hiện trong các loại truyện dân gian, truyện hiện đại. Ví dụ: Trong truyện cổ tích có một số mô típ như: Mô típ tái sinh, mô típ ban thưởng, mô típ trừng phạt, mô típ về “sự ra đi”, mô típ về một kết thúc có hậu…Còn trong thần thoại và sử thi có: Mô típ về đấng sáng tạo(anh hùng văn hóa), mô típ về người anh hùng chiến trận, mô típ kẻ phản bội(kẻ thù)…Còn trong các truyện hiện đại thì các mô típ kể trên có thể được lặp lại nguyên mẫu, nhưng cũng có thể được nhà văn “đọc lại” một cách sáng tạo, mang dấu ấn riêng của người sáng tác. Trong các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mô típ cũng được đề cập đến với nhiều nội dung khác nhau như:Mô típ cây sinh ra người và người hóa thành cây trong truyện cổ tích Việt Nam và Đông Nam Á, (Đinh Hải Ninh, 2006); Mô típ tái 5 sinh trong cổ tích thần kì Việt Nam, (Khuất Thị Phượng, 2006); Mô típ “sự ra đi” trong truyện cổ tích Việt Nam, (Đinh Hải Ninh, 2007)… Mô típ cây thần kì ban sự giàu sang trong kho tàng truyện cổ tích thần kì của các dân tộc Việt Nam, (Phan Khánh Linh, 2010); Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu về mô típ trong văn học hiện đại như: Mô típ “biến dạng” trong tác phẩm của Frank Kafka, (Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2002); Mô típ “trinh thám” trong một số tác phẩm Việt Nam đương đại, (Đặng Thị Lan Anh, 2009); Mô típ tự truyện trong sáng tác của Nguyễn Khải, (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2010); Qua các đề tài khoa học đã nêu trên, các motip được đề cập đến khá đa dạng, phong phú, thể hiện sự tìm tòi, phát hiện đặc sắc của người nghiên cứu, trải dài từ những câu chuyện cổ tích cho đến hiện đại. Phần lớn các đề tài khoa học trên đều thống nhất mô típ là một khuôn, kiểu trong truyện dân gian, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các truyện khác nhau, nó là yếu tố mang nghĩa nên có tính chất kí hiệu. Tuy nhiên, vấn đề mô típ huyền thoại còn chưa được đề cập cụ thể và sâu sắc, đặc biệt là motip huyền thoại trong thể loại trường ca còn là vấn đề mới mẻ. Với đề tài này người nghiên cứu mong muốn được đóng góp một tiếng nói để khẳng định một nội dung đặc sắc trong trường ca của Thu Bồn. 2. Về mô típ huyền thoại trong văn học. 2.1. Thần thoại và huyền thoại trong văn học. Trong tiếng Việt hai từ Thần thoại và Huyền thoại đồng nghĩa, tương đương với các thuật ngữ Myth, Mythe trong ngôn ngữ phương Tây và đều bắt nguồn từ từ Mythos trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ. Có thể thấy rằng, nếu xét về cùng một loại hình tự sự, thần thoại và huyền thoại có giá trị tương đương nhau: Đều là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc, là những câu chuyện hoang đường, tưởng tượng… mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn. 6 Quan niệm thông thường hay nhấn mạnh đến tính chất tự sự của thần thoại. Thần thoại được cho là một “loại truyện kể dân gian về các vị thần và các nhân vật anh hùng thần hóa, phản ánh các quan niệm ngây thơ của người thời cổ về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng của con người về một đời sống tốt đẹp [41, Tr.925]. Thần thoại là “tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người” [27, Tr.1646]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: Sự kiện trong các thần thoại thường là các sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cộng đồng, là khởi nguồn cho nhân vật thần thoại phát huy những sức mạnh siêu nhiên của mình. Nhân vật trong các câu chuyện thần thoại cũng hết sức đặc biệt. Đó là những con người chức năng, có thể là của những hiện tượng tự nhiên, có thể là của những hiện tượng xã hội[ 28, 24]. Trên thế giới, sự khôi phục mối quan tâm thần thoại diễn ra vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.Trong tâm thế khủng hoảng trước sự sụp đổ của chủ nghĩa thực chứng, thất vọng trước phương pháp nhận thức phân tích cũng như siêu hình học, con người thời đại máy móc, cơ khí nảy sinh mong muốn được quay trở về với thần thoại, với thế giới quan cổ đại để bảo toàn và nuôi dưỡng tâm hồn mình, gắn liền với những quan điểm văn hóa của R. Wagner và F. Nietzsche, cộng thêm sự hồi sinh mạnh mẽ của truyền thống lãng mạn trong văn học, cùng với các thủ pháp tư duy - nghệ thuật mới mẻ, đã tạo nên các kiểu Huyền thoại hiện đại hay Huyền thoại hóa trong văn học. Về Huyền thoại trong văn học, từ xa xưa trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca, Aristote cho thơ ca(văn học nghệ thuật) là sự mô phỏng động thái con người, được biểu hiện trong ngôn ngữ với sự trợ giúp của hòa âm và nhịp điệu. Nhà thơ, theo Aristote cơ bản là người kể chuyện, người viết truyện hư cấu, người sáng tác huyền thoại. Ông nêu lên được đặc điểm quan trọng của 7 văn chương nghệ thuật, đó là lãnh địa của sự hư cấu và tưởng tượng.Nhưng bản thân ông chỉ giới hạn huyền thoại trong phạm vi tự sự.[ 10]. Tác giả Piere Brunel, trong lời tựa của cuốn sách Từ điển huyền thoại (Nxb Rocher, 1988) cho rằng: “Có một sự mập mờ về thuật ngữ mà chắc chắn người ta không bao giờ xóa hết” [43,Tr.59] khi đề cập đến khái niệm huyền thoại. Ông cho rằng văn chương và nghệ thuật (và hiện nay là điện ảnh) có vai trò căn bản như là một “phòng lưu trữ huyền thoại”, chính vì huyền thoại bị bao bọc bởi văn chương mà nó có thể tồn tại. Nhưng huyền thoại văn chương đã bổ sung những ý nghĩa mới cho huyền thoại nguyên thủy. Từ đó ông kết luận: Huyền thoại chính là “tất cả những gì mà văn chương đã biến thành huyền thoại, hay toàn bộ những gì mà một nền văn hóa có thể và mong muốn biến thành huyền thoại”. Ông đưa ra quan niệm của mình về huyền thoại gồm ba khía cạnh: Một là huyền thoại - truyện kể: Huyền thoại là câu chuyện mà sức mạnh nằm ở chỗ nó được nhìn nhận, được tin tưởng một cách sâu sắc như- là- thực( as real, as reality). Khi nó chỉ còn là câu chuyện(mere story) thì nó không còn là huyền thoại thực sự nữa. Hai là huyền thoại - giải thích: Huyền thoại là truyện kể giải thích cội nguồn, giải thích hiện thực tồn tại như thế nào, thế giới phát triển ra sao, con người quan hệ với thế giới bằng những kiểu thức nào… Ba là huyền thoại – biểu hiện: Huyền thoại như một ngôn ngữ tượng trưng. Tính phái sinh và chức năng đạo đức của câu chuyện huyền thoại là quan trọng để thiết lập quan hệ giữa huyền thoại và tưởng tượng, giữa huyền thoại và hệ tư tưởng. Huyền thoại còn được hiểu như một hình thức tư duy đặc thù của con người nguyên thủy. Trong cuốn Từ điển văn học bộ mới có viết “huyền thoại chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thủy, trong đó cái kỳ ảo che dấu những sự thật, được bảo lưu dưới nhiều dạng thức tinh 8 thần nhiều nhóm cư dân trên thế giới và đi vào văn học nghệ thuật…huyền thoại mang tính đa âm, phát sáng nhiều thông điệp, nó xuất phát từ vô thức tập thể ngày xưa. Nó trở thành những mẫu cổ, từ đó các nhà văn sau này. Cũng theo đó, quan niệm của Lại Nguyên Ân, chia việc nghiên cứu huyền thoại hóa thành ba hướng: “Một là tăng cường sử dụng các hình tượng và cốt truyện thần thoại…Hai là xuất hiện tâm thế sáng tạo nên những huyền thoại in đậm dấu ấn tác giả…Ba là sáng tác những tác phẩm kiểu như “tiểu thuyết huyền thoại”, “kịch huyền thoại”, “trường ca huyền thoại”…thì việc nghiên cứu mô típ huyền thoại trong văn học là một nhánh của nghiên cứu huyền thoại hóa. Từ đó có thể nghiên cứu mô tip huyền thoại trong trường ca của Thu Bồn có thể nghiên cứu theo các hướng như trên. Việc nghiên cứu huyền thoại trong các công trình luận án, luận văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thể kể: Biện pháp huyền thoại hóa trong sáng tác của Phạm Thị Hoài, (Nguyễn Anh Tuấn, 2005); Huyền thoại hóa không gian trong “thương nhớ mười hai”, (Đặng Thị Thái Hà, 2012); Huyền thoại hóa trong thơ trung đại và thơ mới, (Lê Thị Bích Hòa, 2010); Huyền thoại trong thơ Lý Hạ, (Nguyễn Thị Thúy Hạnh, 2007)… Các công trình này đã nghiên cứu khá tỉ mỉ, phong phú về huyền thoại trong các lĩnh vực thơ, truyện ngắn, ca dao…nhưng huyền thoại trong trường ca hiện nay còn là vấn đề chưa được quan tâm nhiều.Nghiên cứu về mô típ huyền thoại trong văn học còn ít được đề cập.Đặc biệt nghiên cứu về mô típ huyền thoại trong trường ca của Thu Bồn còn là mảnh đất chưa được khai phá.Đó cũng là lý do gợi ý để chúng tôi thực hiện luận văn này. 2.2. Về mô típ huyền thoại trong sử thi - trường ca. Nói về trường ca ở những năm 80, Thu Bồn thừa nhận: Cho đến nay, chúng ta chưa có một định nghĩa nào về trường ca. Những định nghĩa của nhà trường về trường ca thì đã cũ quá, chỉ thích hợp với những trường ca cổ điển mang tính chất anh hùng ca. Ông cho rằng, nói đến trường ca cổ điển( sử 9 thi) là phải nói đến huyền thoại, những vị thần linh, những anh hùng siêu tưởng…Còn với trường ca của thời đại ngày nay thì“huyền thoại đã thuộc về nhân dân”[40, Tr.534]. Trong trường ca của Thu Bồn, nhân dân với sức mạnh đoàn kết có thể sắm vai người anh hùng, người khổng lồ, người mẹ sinh ra muôn loài… hay cuộc chiến tranh nhân dân thời chống Mĩ có thể gắn với những huyền thoại mang tính khai thiên lập quốc…của những mô típ thần thoại xa xưa. Nghiên cứu về trường ca là đề tài không mới. Đã có rất nhiều định nghĩa về trường ca cả trong và ngoài nước. Nhà lí luận văn học Bêlinxki cho rằng: “ Trường ca là một loại tác phẩm thơ dài đặc biệt, có đặc trưng riêng về nội dung”.Tuy nhiên ông cho rằng có sự phân biệt giữa trường ca và truyện bằng thơ, tiểu thuyết bằng thơ. Còn viện sĩ Guilaiep của Nga cũng cho rằng: “ Trường ca là những tác phẩm gồm nhiều phần mang đặc tính sử thi và trữ tình – trường ca đó là sự kế tục trực tiếp của sử thi cổ điển và anh hùng ca” [ 29, Tr.12 ] .Như vậy, các nhà lí luận Xô Viết cũng có những cách hiểu khác nhau về trường ca. Ở Việt Nam, cũng có một số cách hiểu khác nhau về trường ca. Trong Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, cho rằng: “ Trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ và trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả”[23,Tr.376]. Như vậy trường ca ở đây được hiểu bao gồm cả sáng tác văn học dân gian và văn học viết cổ điển và hiện đại. Cuốn Thuật ngữ lí luận văn học của trường Đại học sư phạm Vinh, 1974 cũng viết: “Thuật ngữ trường ca xuất hiện như là để chỉ một danh từ nước ngoài, danh từ Poema trong tiếng Nga chỉ một thể loại văn học dân gian Nga truyền thống với đặc trưng là tác phẩm thơ thể hiện một nội dung 10 [...]... thoại trong trường ca 1.1 .Huyền thoại như một nguyên tắc cấu trúc của sử thi 1.1.1.Sử thi và các thu c tính của sử thi 1.1.2 .Huyền thoại trong sử thi 1.2.Sự chuyển hóa của huyền thoại trong văn học hiện đại 1.3 .Mô típ huyền thoại trong trường ca hiện đại 13 Chương II: Đặc điểm của mô típ huyền thoại trường ca Thu Bồn 2.1 .Mô típ về đấng sáng tạo 2.2 .Mô típ về người anh hùng 2.3 Mô típ về kết cục có hậu... của mô típ huyền thoại trong trường ca nói chung và tập trung đi sâu nghiên cứu đặc điểm mô típ huyền thoại trong trường ca Thu Bồn nói riêng Đồng thời chỉ ra đặc điểm, các yếu tố biểu hiện mô típ huyền thoại trong trường ca Thu Bồn IV Phạm vi nghiên cứu đề tài: Thu Bồn là cây bút viết đều tay, phong phú về nội dung đề tài, đa dạng về hình thức thể hiện dưới nhiều thể loại khác nhau Để nghiên cứu trường. .. trường ca Thu Bồn, nêu lên những đóng góp về cấu trúc nghệ thu t trường ca Thu Bồn; Trường ca Thu Bồn viết về Tây Nguyên của Nguyễn Thị Mai Hằng, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012: Đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá cả về nội dung hiện thực lẫn hình thức nghệ thu t của những trường ca mà Thu Bồn viết về mảnh đất Tây Nguyên Như vậy, mô típ huyền thoại trong trường ca Thu Bồn là đề tài còn mới mẻ Sáng tác của Thu Bồn. .. hiện mô típ huyền thoại trong trường ca Thu Bồn 3.1.Không gian nghệ thu t 3.2 Giọng điệu nghệ thu t 3.3 Các biện pháp tu từ nghệ thu t 14 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HUYỀN THOẠI TRONG SỬ THI VÀ TRƯỜNG CA HIỆN ĐẠI MÔ TÍP HUYỀN THOẠI TRONG TRƯỜNG CA 1.1 .Huyền thoại như một nguyên tắc cấu trúc của sử thi 1.1.1 Sử thi và các thu c tính của sử thi Sử thi là một khái niệm được sử dụng nhiều và ổn định Sử thi (thu t... hiện đại, trong đó có trường ca của Thu Bồn của Việt Nam Những mô típ đã được Thu Bồn sử dụng như: Mô tip về cặp đôi người anh hùng – kẻ phản bội, mô típ về đấng sáng tạo, mô típ về người anh hùng, mô típ về sự kết thúc có hậu, mô típ về không gian chiến trận… Mặc dù mỗi dân tộc đều có hệ huyền thoại riêng biệt, tuy nhiên có những mô tip hay những hình ảnh trở đi trở lại trong những huyền thoại của... yếu tố cổ sơ của huyền thoại, cái cảm thức siêu nhiên của huyền thoại 1.2.2 .Mô típ huyền thoại trong trường ca hiện đại Mỗi dân tộc đều có huyền thoại riêng biệt có thể được phản ánh trong truyền thuyết, văn hóa dân gian và hệ tư tưởng – mặc dù, nói cách khác, huyền thoại có được hình vóc đặc thù của mình từ môi trường văn hóa mà trong đó chúng trưởng thành – trong ý nghĩa chung, huyền thoại là phổ quát... nghệ thu t trường ca của ba tác giả Riêng về Thu Bồn, ông khẳng định những nét riêng về phong cách trường ca Thu Bồn, sự đóng góp của Thu Bồn vào lịch sử văn học nói chung và sự phát triển của trường ca nói riêng, cũng như những đóng góp trong tiến trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam Trường ca Thu Bồn dưới góc nhìn thể loại củaNgô Quý Dương, Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2010: Nêu các đặc điểm nổi bật của trường. .. Ngoài ra, trong sử thi của các dân tộc trên thế giới có những mô tip thường lặp đi lặp lại như: Mô tip về sự tái sinh; mô tip về nạn đại hồng thủy; mô tip về sự bất tử; mô tip về không gian chiến trận; mô tip người khổng lồ; mô tip về cặp đôi người anh hùng – kẻ phản bội, mô típ về đấng sáng tạo, mô típ về người anh hùng, mô típ về sự kết thúc có hậu…những mô tip này cũng được sử dụng trong trường ca hiện... dân tộc Nhiều khi trường ca được dùng một cách rộng rãi để chỉ một tác phẩm thơ dài hơi không nhất thiết phải có nội dung lớn .Trong trường hợp này, trường ca chỉ có ý nghĩa là bài ca, bài thơ dài”.Ở khái niệm này, trường ca được hiểu theo một định nghĩa rất rộng Còn về trường ca hiện đại của Việt Nam, trong cuốn luận văn Trường ca Thu Bồn của Nguyễn Thị Huê, 2005 có viết: Trường ca hiện đại ở Việt... thu c phạm trù văn học nghệ thu t; đề tài thường là những vấn đề lớn của cộng đồng; nội dung được diễn đạt bằng nghệ thu t thần kỳ, hùng vỹ…và trong sử thi, tư duy huyền thoại chi phối nội dung cấu trúc của nó Vì thế, sự nhân cách hóa một cách ngây thơ về môi trường tự nhiên đã tạo nên những huyền thoại và những nghi lễ ma thu t trong đời sống 1.2.Motip huyền thoại trong văn học 1.2.1.Motip huyền thoại . kí hiệu. Tuy nhiên, vấn đề mô típ huyền thoại còn chưa được đề cập cụ thể và sâu sắc, đặc biệt là motip huyền thoại trong thể loại trường ca còn là vấn đề mới mẻ. Với đề tài này người nghiên. Diên đã đề cập đến khái niệm mô tip như sau: “ Thuật ngữ phiên âm tiếng Pháp (từ motif) đôi khi dịch sang tiếng Việt là mẫu đề dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề. nghiên cứu trên đã đề cập đến hệ thống biểu tượng, cấu trúc và ngôn ngữ, đặc điểm cơ bản…của trường ca. 11 Riêng về trường ca Thu Bồn, đã có một số công trình nghiên cứu. Các tác giả đều tập trung

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thu Bồn(1986), “Người vắt sữa bầu trời”, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Người vắt sữa bầu trời”
Tác giả: Thu Bồn
Nhà XB: Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1986
2. Thu Bồn(2003), “Bài ca chim Chơ rao”, Thu Bồn, thơ và trường ca, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài ca chim Chơ rao
Tác giả: Thu Bồn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
3. Thu Bồn(2003), “Người gồng gánh phương Đông”, Thu Bồn, thơ và trường ca, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người gồng gánh phương Đông
Tác giả: Thu Bồn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
4. Thu Bồn(2003), “Chim vàng chốt lửa”, Thu Bồn, thơ và trường ca, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chim vàng chốt lửa
Tác giả: Thu Bồn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
5. Thu Bồn(2003), “Ba dan khát”, Thu Bồn, thơ và trường ca, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ba dan khát
Tác giả: Thu Bồn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
6. Thu Bồn(2003), “Campuchia hy vọng”, Thu Bồn, thơ và trường ca, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Campuchia hy vọng
Tác giả: Thu Bồn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
7. Thu Bồn(2003), “Vách đá Hồ Chí Minh”, Thu Bồn, thơ và trường ca, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vách đá Hồ Chí Minh
Tác giả: Thu Bồn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
8. Thu Bồn(2003), “Quê hương mặt trời vàng”, Thu Bồn, thơ và trường ca, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quê hương mặt trời vàng
Tác giả: Thu Bồn
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
9. Thu Bồn(2003), “Oran 76 ngọn”, Thu Bồn, thơ và trường ca, Nxb Đà Nẵng.Các tài liệu tham khảo khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oran 76 ngọn
Tác giả: Thu Bồn
Nhà XB: Nxb ĐàNẵng.Các tài liệu tham khảo khác
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w