Để xây dựng nên các trường ca mang nhiều mô típ huyền thoại, tác giả đã sử dụng những không gian hoành tráng, kì vĩ giống như các sử thi thời cổ. Không gian rộng lớn tương xứng với tầm vóc của những nhân vật anh hùng, những sự kiện lớn của toàn dân tộc và thời gian lịch sử.
Trong những trường ca của ông, ta thấy xuất hiện với tần số lớn các hình ảnh mang tính vũ trụ như: Nắng, trăng, bầu trời, biển, mặt trời, núi, sông, rừng …Cụ thể: Nắng được nhắc đến 20 lần; trăng 22 lần; bầu trời 42
Trong trường ca Thu Bồn, hình ảnh của biển và mặt trời xuất hiện với tần số gần ngang bằng nhau, như cặp đôi luôn soi chiếu, mở rộng không gian cho nhau:
Ánh sáng đầu nhô từ mặt biển Cánh buồm căng sưởi lửa mặt trời Con của mẹ hun đúc từ nơi ấy
Lồng ngực con mang tiếng đập biển khơi
(Bài ca chim chơ rao)
Thiên nhiên đi vào trường ca Thu Bồn đã hóa thành những kẻ si tình, có cảm xúc, có tâm hồn. Đó là sự phản chiếu của một tâm hồn trong trẻo, lạc quan, yêu đất nước đến tha thiết của tác giả:
Sóng vẫn hát những lời say đắm
Mặt trời dừng chân trên xích đạo lắng nghe Núi sững sờ rơi mảng mây che
(Người gồng gánh phương Đông)
Thiên nhiên không phải là những hình ảnh thô cứng, vô tri mà nó thấm đượm tình người. Biển cũng trở nên nhàu nát, mặt trời cũng gẫy đổ theo sự suy tàn của sự sống con người
Biển sau đêm thức dậy nát nhàu Mặt trời gẫy trên trụ buồm đổ gục
(Người vắt sữa bầu trời)
Đặc biệt, thiên nhiên còn biết đau buồn, khóc thương cho những gì thảm khốc đang diễn ra trong lòng nó:
Chúng cắn lên trời-trời vẫn lặng yên Mây lam lũ rách ra từng mảng Cơn mưa rừng còn xa lắm sói ơi
Đàn sói uống máu nhau làm chảy cả máu mặt trời
Trường ca của Thu Bồn phần lớn là những trường ca viết về Tây Nguyên, nên thiên nhiên trong những tác phẩm của ông chủ yếu là thiên nhiên hùng vĩ. Ta thấy các hình ảnh núi, sông và rừng được xuất hiện với tần số lớn nhất trong trong các tác phẩm của ông. Đặc biệt là hình ảnh những cánh rừng Tây Nguyên bạt ngàn luôn ưỡn tấm ngực lớn của mình ra để che chở cho buôn làng, như câu ca “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (Tố Hữu) đã thấm sâu vào tâm tưởng nhân dân:
Những khu rừng Pờrếchvihia
Những khu rừng Tổ quốc Campuchia Những khu rừng 203
…
Đêm nay anh vào rừng Tìm về quân khu Đông
(( Oran 76 ngọn)
Trong cuộc chiến tranh thảm khốc, rừng đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương của nhân loại:
Anh chỉ còn nghe tín hiệu của rừng già Dòng sông mẹ đi quan châu thổ
Campuchia đâu? Campuchia đâu?
Anh chỉ còn nghe tiếng súng vọng về từ phía rừng sâu Tiếng búa đập sọ người
Tiếng cuốc bổ vào sau gáy
Những cánh rừng già bốc cháy…
( Campuchia hy vọng)
Rừng còn chứng kiến những câu chuyện cảm động và tự nó đã tạo nên những nghi lễ thiêng liêng:
Cảm ơn người lính máu xối giữa rừng già Cho ta nhặt nụ cười Bayon còn sót lại
Không lạnh lẽo trên những ngôi đền bằng đá Mà ngay đây chính giữa môi người
Người lính Campuchia nâng mảnh giấy đẫm máu tươi Thông điệp máu linh hồn tổ quốc
Đây là Quốc thư hai người lính trao nhau …
Nghi lễ của rừng xanh
Hoa là máu trên nền quân phục rách
( Oran 76 ngọn)
Đó là phút giây KonThaMát và BunThoong đã vượt mưa bom bão đạn, ăn cây rừng, uống nước suối, lảo đảo cõng nhau đưa bức thư mật đi tìm đội Trinh sát Việt Nam để cầu cứu viện. Vết thương đẫm máu đã làm KonThaMát tử thương sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Rừng xanh đã tấu lên khúc nhạc bi hùng tiễn đưa anh về đất mẹ và chứng giám giây phút thiêng liêng của hai “Quốc thư trao nhau”.
Tây Nguyên còn là nơi có những cánh chim ngang ngược tung cánh, có vách núi sừng sững, có những trận lũ suối cuốn phăng bụi trần:
Hương dẻ bay nâng cánh những khu rừng Suối vục đầu trong cơn lốc tờrưng
Con chim vút lên trời kêu “khe khắt” Ngôi sao sớm long lanh tia mắt
Sao băng vạch đường vun vút phóng mũi tên Rạch vòm trời đo thử cái mông mênh
Tên chói sáng đất trời đều thấy
Chỉ bằng vài nét bút chấm phá, thiên nhiên Tây Nguyên hiện ra như một bức tranh vừa kì vĩ, vừa rực rỡ mang khí phách của những anh hùng tạc dáng đứng vào thế kỉ XX.
Không gian kì vĩ còn được thể hiện ở cách chuyển cảnh linh hoạt trong
những khoảng không gian rộng lớn.
Trong trường ca “Bài ca chim Chơ rao” cái nhìn của tác giả bao quát, lia nhanh như ông kính điện ảnh, có thể chuyển cảnh linh hoạt từ không gian rừng núi sang không gian sinh hoạt chỉ bằng những nét chấm phá. Cảnh núi rừng âm u, mịt mù trước khi có ánh sáng cách mạng:
Mây đen đè nặng trăng không sáng Loang lổ trời đêm máu tím bầm Rặng núi nặng nề ôm mây ngủ
Nghe vẳng phương xa tiếng sấm gầm
Và cảnh sinh hoạt của người dân cũng rất đỗi mênh mông:
Rẫy của mình ăn ba trái núi
Dàn khinh khung bằng bốn nhà rông Con heo rừng đứng nghe ngơ ngẩn Con nai chui rào bỏ chạy lên dông
Trong tác phẩm, tác giả miêu tả cảnh trong một không gian rộng lớn, từ núi rừng Tây Nguyên đầy hoa cỏ thơ mộng đến cảnh biển bao la, từ nhà lao tù tăm tối đến mái tranh nghèo xác xơ. Cảnh rộng lớn và ý chí con người cũng lớn lao vĩ đại, mang tầm vóc lí tưởng của thời đại.
Không chỉ không gian trong nước, mà ngòi bút của Thu Bồn còn lia rộng qua cả ba nước Đông Dương. Ngọn lửa chiến tranh cháy đến đâu thì cảnh xuất hiện trong trường ca của ông tới đó. Đó là đất nước Campuchia trong trường ca “Campuchia hy vọng”:
Lồng ngực biển Hồ rung lá phổi
Cánh tay trần cuồn cuộn sóng Mekong Những ngọn thác đêm ngày sùi bọt trắng Chim cachet vọt lên trời như tên bắn Đàn trâu đen như đá nằm im
Dưới những cánh sừng cong vút
Tác giả đã vẽ nên một đất nước Campuchia trù phú, rộng mở:
Đất nước rộng thế này Đồng ruộng lúa khoai Những đàn cá vẫy đuôi
Bạc sáng lóe một vùng châu thổ Gió mỏi cả đường bay
Tôi bỗng thấy một chân trời thốt nốt Những rừng tếch bạt ngàn
Không gian còn rộng mở đến những khu rừng, những dòng sông biên giới. Quân giải phóng Việt Nam đã đặt bàn chân của mình in dấu trên khắp mảnh đất Campuchia, biết bao anh hùng đã hi sinh để giải cứu đồng bào nước bạn đang đau khổ dưới gót giày của bọn diệt chủng Pôn Pốt.
Đặc biệt, trong trường ca “Oran 76 ngọn” khung cảnh đất nước Campuchia hiện lên với những địa danh, những di tích nổi tiếng:
Bayon gác khu rừng trung cổ
Để những cỏ gai kia đừng mọc lấn đến hồn ta Qua Uđôn rồi em sẽ gặp hoa
Loài dã thú theo hổ gầm lên Poipết
Và:
Campuchia những mẫu tự chưa nhòa Trên vách Angkor
Trên biển Hồ ngợp nắng
Đất nước này đã bị giày xéo cho nhàu nát, qua bao sự tranh đấu hi sinh, cũng đến lúc thiên nhiên được rạng rỡ trong những vẻ đẹp thuần khiết:
Vầng trăng đã soi lên biên giới Gió se se mát rượi
Thổi qua mặt những cánh đồng Thổi qua mặt dòng sông
Thổi qua mặt biển
Và sông Mekong với ngọn nước trong vắt tưới lên cả ba nước Đông Dương cho thấm đẫm tình người.
Bằng cách tạo nên những không gian kì vĩ, tác giả đã nâng tầm sức mạnh của con người và tác phẩm lên tầm vóc của thời đại, xứng tầm với lịch sử cuộc chiến tranh nhân dân chính nghĩa Việt Nam.
3.2.Giọng điệu nghệ thuật:
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán-Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi thì giọng điệu là thái độ, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm…Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả…[Từ điển thuật ngữ văn học, 134].
Trong trường ca Thu Bồn, xuất hiện nhiều giọng điệu khác nhau như giọng điệu giãi bày tâm sự (kể, nói; đối thoại, độc thoại...); giọng điệu triết lý bình luận; giọng điệu chất vấn, tự vấn, yêu cầu… nhưng xuất hiện liên tục và tiêu biểu nhất vẫn là giọng điệu ngợi ca.
Tiếp nối giọng điệu trong sử thi truyền thống, trường ca hiện đại trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ mang giọng điệu ngợi ca rõ nét, thể hiện niềm lạc
hương, đất nước của tác giả. Trường ca Thu Bồn mang giọng điệu ngợi ca rõ nét.
Lòng tự hào về quê hương, đất nước luôn hiện hữu trong những vần thơ ông:
Quê hương tôi bé nhỏ đẹp xinh Có đá trong mưa
Có lửa trong nắng
Dòng sông cạn mà đồng lại sâu Có mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng
Chim Lạc bay về trên mặt trống Đông Sơn Có Loa Thành mở ra kho truyền thuyết
(Quê hương mặt trời vàng)
Đất nước bốn nghìn năm vẫn tự hào có “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, mỗi địa phương, mỗi vùng miền đất nước đều có những đặc sản riêng nổi tiếng. Đồng bào các dân tộc đoàn kết một lòng, họ tự hào cùng có chung nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”. Chủ quyền đất nước thiêng liêng lắm. Lòng yêu nước được phôi thai từ trứng nước nên mỗi khi có giặc ngoại xâm đều bị dân ta đánh cho tan tác, về đến nước mà vẫn “hồn xiêu phách lạc”!
Đất nước đẹp xinh, con người siêng năng, cần cù. Mỗi vùng miền con người đều mang những vẻ đẹp riêng:
Người miền Nam hào phóng Người miền Bắc cần cù Đất nước tôi có biển Đông
Vừa đủ mặn mồ hôi bốn ngàn năm lao động
Đất nước đã trải qua những chặng đường lịch sử đáng tự hào:
Ải Chi Lăng rung rung vó ngựa Đống Đa xương giặc thành gò Sầm Nghi Đống chết treo Bắc Bình Vương ra trận
Chiến bào đỏ rực máu quân Thanh Nguyên-Mông bao phen vỡ mật Lời thề Trần Hưng Đạo còn vang
(Campuchia hy vọng)
Mỗi một chiến công đều ghi dấu những mốc son chói lọi vào lịch sử chống ngoại xâm của đất nước.
Mảnh đất Tây Nguyên được nhắc đến là vùng đất của những loài hoa với những sắc màu quyến rũ:
Hoa Topơko nhụy vàng năm cánh trắng Tinh khiết vô cùng màu trắng lơpang Hoa pátdu nở hồng bên suối
Đồi khoác roongreng ngát màu vàng
(Bài ca chim chơ rao)
Những bông hoa thơm ngát, rực rỡ sắc màu đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên: Hoa Topơko, lơpang, pátdu, roongreng với đủ các sắc màu trắng, hồng, vàng tạo nên một bức tranh thơ mộng, đầy lạ lẫm với người đọc. Nó cũng đẹp và giản dị như tâm hồn của những người Tây Nguyên vậy.
Hãy về đây chim trời hoa suối Hát ngợi ca đất nước anh hùng Đất nước đẫm mồ hôi và máu
Vẻ đẹp thiên nhiên hòa lẫn với vẻ đẹp tâm hồn con người tạo nên sức mạnh của quê hương anh hùng. Vẻ đẹp ấy được làm nên từ mồ hôi, xương máu của nhân dân.
Đất Tây Nguyên còn nổi tiếng với những thiên sử thi, những anh hùng đã đi vào huyền thoại:
Sức mạnh Đam San tay thần Xinh Nhã Dồn vào lồng ngực Nơ Trang Lơn Rốch, Xếch lên cung, Giàng khiếp sợ Đá lăn sấm động chuyển trường sơn
(Bài ca chim Chơ rao)
Đó là những anh hùng Đam San, Xinh Nhã, Nơ Trang Lơn, Rốch, Xếch…Họ đã đi vào trái tim của đồng bào Tây Nguyên như một biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, lòng nhân ái…Những vẻ đẹp ấy cũng đang hiển hiện trong lớp lớp con cháu anh hùng của thế hệ hôm nay và mai sau.
Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ngòi bút của Thu Bồn còn hướng đến nước bạn – đất nước Campuchia đau thương. Trước khi bị dẫm đạp dưới gót giầy của thực dân, đế quốc đất nước Campuchia thật trù phú:
Tổ quốc thánh thần và nhân hậu Có dây trầu quấn quýt thân cau Nhà của tôi cột cắm sâu vào đất Lúa đến hát bên giường
Đồng ruộng trải ra
Bằng phẳng quá một màu xanh ốc đảo Gỗ ven rừng trâu kéo thẳng băng
( Campuchia hy vọng)
Đó là vẻ đẹp thanh bình vốn có: Nhà kiên cố, lúa đầy đồng, rừng cho gỗ bạt ngàn và dân tộc đoàn kết như trầu cau quần quýt bên nhau. Thảm họa
xảy ra khi xuất hiện bọn phản động Pôn Pốt. Nhân dân Campuchia quyết bảo vệ màu xanh trù phú ấy đến cùng.
Để làm nên lịch sử với những chiến thắng làm “chấn động địa cầu” của thế kỷ XX, Thu Bồn còn nhắc đến công ơn của những chàng trai, cô gái đã gác mọi ước mơ để ra trận. Họ đã bước qua đủ mọi hi sinh gian khổ, như thứ vàng mười tôi trong lửa trở nên thật quý giá:
Thiếu dép thiếu cơm hành quân chân đất Rừng nghiêng mình làm chiếc võng êm Những đồi tranh bạn thức ngàn đêm Tìm giọt nước như tìm giọt ngọc Tuổi trẻ chúng tôi không kịp khóc
Chôn bạn lạnh lùng trần trụi dưới đồi sim
( Người vắt sữa bầu trời)
Thiên nhiên như thấu hiểu, cảm thông trước sự thiếu thốn, gian khổ của người lính. Chúng che chở, vỗ về tiếp thêm nghị lực cho các anh. Câu thơ“Chôn bạn lạnh lùng trần trụi dưới đồi sim” - giọng điệu thật thản nhiên và lạnh lùng. Nhưng đó chính là ý chí sắt đá, giấu bên trong là những trái tim hừng hực lửa, nguyên vẹn những tình yêu thiết tha nhất.
Và làm sao có được những anh hùng, những chiến công vang dội nếu không có những người mẹ anh hùng đã hi sinh cả cuộc đời vì đất nước:
Mẹ vẫn chờ anh ngày trở lại
Ơi người mẹ trọn đời kim chỉ vá may Vá tấm áo như vá đời mẹ khổ
Từ buổi con đi bấm đốt từng ngày
(Bài ca chim Chơ rao)
mang ơn những người mẹ. Sông, núi, trời, biển kính cẩn nghiêng mình trước sự hi sinh lớn lao ấy.
“Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời – Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa” (Chế Lan Viên)– những thế hệ đi trước đã từng đấu tranh và thất bại trước sự tàn bạo của thực dân Pháp. Hồ Chí Minh xuất hiện đã gạt đi những đám mây đen che kín bầu trời, mang ánh sáng mặt trời đến cho nhân dân. Tự hào thay, non sông, đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch và chính người đã làm rạng rỡ non sông, tổ quốc ta! Công ơn ấy, cùng với các thế hệ đi trước, Thu Bồn cũng không quên khắc ghi, ca ngợi:
Vách đá cao như khí phách con người Vượt lên trên những đám mây tha thẩn Dòng chữ trắng, nét vôi kính cẩn Sáng giữa trời dòng chữ thiêng liêng
“Hồ Chí Minh muôn năm” chiếu rọi đến bưng biền…
( Vách đá Hồ Chí Minh)
Người đã đem ánh sáng cách mạng đến soi đường cho đồng bào Tây Nguyên thoát khổ, đứng lên đòi lại miếng cơm manh áo. Đồng bào khắc ghi công ơn đó lên vách đá, như là ý nguyện của thần sông, thần núi:
Đục cho sâu, đục cho sâu Công ơn người phải ghi lên đá Rừng phải ghi lên cây, trên lá
Người phải ghi trong ruột, trong gan
( Vách đá Hồ Chí Minh)
Và niềm tin của đồng bào với Bác là bất diệt, nó đã biến thành hành động:
Có Bok Hồ chỉ đường ta rõ Người anh em đoàn kết lại rồi
Giọng điệu ngợi ca còn hướng đến tình gắn bó keo sơn giữa ba nước Đông Dương:
Việt Nam-Lào-Campuchia là ba dân tộc Khổ đau nhiều trên bán đảo Đông Dương Chúng ta đã từng chia lửa khắp chiến trường Đánh bại những kẻ thù từ xa đến
Chia viên thuốc với nhau trên giường bệnh Chia bát cơm và xẻ cả tấm lòng
( Oran 76 ngọn)
Sự đoàn kết ấy đã tạo nên khối sức mạnh khổng lồ, đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, tạo nền độc lập, tự do và phát triển của ba nước Đông Dương.