Mô típ về kết thúc có hậu.

Một phần của tài liệu MÔ TÍP HUYỀN THOẠI TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN (Trang 48)

Trong xã hội nào con người cũng luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện. Cái gốc nhân bản là cái nôi sinh ra mọi chân lí, chính nghĩa. Trong xã hội nguyên thủy, khi con người còn hoảng sợ trước các thế lực kì bí của thiên nhiên, thì họ luôn ước mơ có đủ sức mạnh để chiến thắng được các thế lực đó. Chính vì thế trong trí tưởng tượng của họ, các nhân vật thần linh với sức mạnh siêu phàm ra đời trong các thần thoại, sử thi để cứu vớt loài người. Họ luôn chiến thắng các thế lực tàn bạo, đen tối. Trở về sau các thiên truyện cổ tích, truyền thuyết…các kết thúc có hậu đầy lạc quan luôn trở thành một mô típ được ưa chuộng, trở đi trở lại phản ánh ước mơ về một xã hội công bằng, nhân đạo… của nhân dân. Ở đó cái thiện luôn chiến thắng cái ác, “ở hiền gặp lành”- “ác giả ác báo”, chính nghĩa thắng phi nghĩa…Đó vừa là ước mơ, là khát vọng hướng đến cái thiện, cái đẹp… đồng thời cũng tạo động lực, niềm tin để con người sống tốt đẹp hơn.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ đầy gian lao của dân tộc ta, phải huy động tất cả tinh thần và lực lượng để có thể chiến thắng. Trong đó không thể thiếu đi tinh thần lạc quan và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Nền văn học cách mạng mang tính sử thi ra đời hầu hết các tác phầm đều mang một kết thúc có hậu lạc quan, vừa phản ánh sự thực, vừa đem lại sức mạnh và niềm tin cho nhân dân. Trường ca Thu Bồn cũng không nằm ngoài mô típ ấy. Cả những tác phẩm sáng tác trong thời kháng chiến chống Mỹ và trong thời bình, ông đều thể hiện một niềm tin lạc quan vào chính nghĩa.

mang một kết thúc có hậu, thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa. Chúng ta có thể kể đến một số sử thi đồ sộ nổi tiếng của thế giới như Odixe của Hy Lạp, Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ hay các sử thi Tây Nguyên của Việt Nam…

Trong sử thi Odixe, Uy-lit-xơ sau cuộc chiến tranh mười năm đã trở về quê hương Itac. Trong hành trình trở về, chàng cũng trải qua mười năm gian khổ chiến đấu và đẩy lùi được mọi kẻ thù và những cám dỗ trên đường. Khi về đến nhà, chàng phải đối mặt với 108 vị cầu hôn đang hoành hành, tàn phá nhà cửa của mình. Với trí thông minh, lòng dũng cảm và sự nhẫn nại chàng đã chiến thắng, bù đắp lại những gian khổ, thiệt thòi và sự thủy chung của người vợ sau hai mươi năm xa cách.

Sử thi Mahabharata của Ấn Độ kể về cuộc chiến tranh giành ngôi báu giữa hai phe anh em Korava và Pandava. Các anh em Pandava đều là con của các thần linh, nên họ rất tài giỏi. Sự ganh ghét, đố kị khiến các anh em bên Korava luôn thực hiện các mưu kế ác độc để tiêu diệt Pandava. Pandava đại diện cho chính nghĩa, còn Korava đại diện cho phi nghĩa. Cuộc chiến tranh đẫm máu đã xảy ra trên cánh đồng Kurusetra suốt 18 ngày thu hút cả các thần linh, vua chúa. Cuối cùng chỉ còn sống sót năm anh em Pandava và người bạn Krishna. Yudisthira của Pandava lê ngôi trị vì đất nước. Như vậy, một kết cục có hậu cho phe chính nghĩa được khẳng định.

Trong sử thi Đam Săn của Việt Nam, cuộc chiến đấu của Đam Săn luôn chiến thắng các thế lực thù địch xấu xa như tù trưởng Mtao Grư, Mtao Mxây để giành lại vợ, đoạt được nhiều của cải, đất đai…trở thành một tù trưởng hùng mạnh, giàu có.

Đến với trường ca của Thu Bồn ta cũng bắt gặp một tinh thần lạc quan như thế - tinh thần lạc quan của cả dân tộc và thời đại. Trường ca Campuchia hi vọng là câu chuyện kể về cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia và quân

tình nguyện Việt Nam chống lại bọn diệt chủng Pôn Pốt. Trong trường ca này, hệ thống nhân vật khá đông đảo, nhưng chủ yếu xoay quanh hai nhân vật

Omal và Bơ rốc điển hình cho mô típ người anh hùng – kẻ phản bội thường xuất hiện trong truyện kể dân gian. Omal và Bơ rốc là đôi bạn thân từ thuở ấu thơ. Họ lớn lên từ dòng sữa mát của Biển Hồ, từ giọt mật ngọt của những buồng cây thốt nốt. Cũng như bao người dân Campuchia họ đã được mảnh đất trù phú này nuôi dưỡng, chở che:

Rượu thốt nốt vàng rung gié lúa

Mùa màng say trên những nẻo về phum Đôi bò mộng kéo cỗ xe cọc cạch

Lúa bồng bềnh trôi kín nẻo đường đi Cá rô móng mặt nước đầm tí toách

Ngôi sao nhập nhòe trong sắc tím hoàng hôn

Thiên nhiên rộng lượng ban cho con người những tài nguyên quý giá, cho cuộc sống no đủ, tươi vui bên những cánh đồng lúa chín ngập lối về. Cuộc sống ấy bình yên như chưa bao giờ bị xáo trộn từ thời nguyên thủy, nó trong sáng như một buổi bình minh:

Mẹ giặt áo bên sông Xóm làng vang chày cối Mõ trâu về lóc cóc đầy phum

Bày chó dưới cầu thang cắn những sợi trăng suông Giếng nước đầy óc ách

Trăng uống ngụm nước vàng cẩm thạch Vườn bên chùa hai đầm nước thông nhau Bầy cá lội chiếc cần câu run rẩy

Bò gõ móng qua cầu

Chính nơi đây đã hình thành nên những lời ca, những điệu múa, những câu chuyện huyền thoại mơ màng…nơi nảy nở những mối tình sáng như trăng

Nhưng đất nước Campuchia đã mất đi sự bình yêu và trù phú vốn có, bởi bàn tay của những tên phản bội như Bơ Rốc:

rốc nói với Omal:

- Tao đã quyết

Đi giết hết bọn con Duôn Một ngày kia tao sẽ lên đường Mày đừng giận tao

Cả bọn người Chăm Người Khơme mất gốc

Những bọn người Hoa dị tộc Tao cũng dìm trong lửa mày xem

Chính những tên phản bội như Bơ Rốc đã làm hủy hoại đất nước Campuchia, làm sứt mẻ cuộc Cách mạng ba nước Đông Dương. Tập đoàn Pôn Pốt lên nắm chính quyền đã phản bội lại Đảng Cộng sản Đông Dương, coi Việt Nam là kẻ thù số một và chủ trương diệt trừ hết dân chỉ để lại khoảng hai triệu người. Đó là một thảm họa diệt chủng thật man rợ, chủ trương đưa đất nước campuchia trở về thời tiền sử, đen tối và mông muội.

Omal rất đỗi kinh ngạc trước lời quả quyết của Bơ Rốc. Omal chàng trai yêu hòa bình, yêu cuộc sống thanh bình chỉ cần uống rượu, hát ca và huýt sáo… bên người bạn và xóm làng yêu dấu. Chính Bơ Rốc cũng đã có một mối tình đẹp với cô gái Xa Rây, đám cưới được diễn ra theo phong tục thiêng liêng:

Bơ rốc lấy Xa Rây

Lễ cưới hai người buộc chỉ cổ tay

Cô gái Chàm có người mẹ già và con thuyền đánh cá Nhà của họ trên sông

Cầu bắc vào bờ

Mùa nước nổi căn nhà cũng nổi

Lễ cưới vui vẻ ấy ai ngờ sau này thành một mối thù oan nghiệt. Khi đứa con cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc Bơ Rốc bỏ nhà ra đi theo bọn “Áo đen” biệt tích. Tiếng khóc của Xa Rây làm rừng núi ngả màu. Nước mắt của mẹ Bơ Rốc làm lụt hết cả bến Ôrăngâu…Ngày vui của Omal và Phum Thát

hắn không quên đến buộc chỉ đen vào tay Pum Thát - cả ngày cưới lẫn ngày cô sinh con. Nhưng hắn như một con quỷ đen đến nuốt hết những niềm vui của mọi người vào cổ họng và bật ra từ đó những rắn rết nanh độc. Hắn mang còng số tám đến “chia vui”, còng vào cổ tay người bạn thân thiếu thời Omal. Omal bị bọn Ăng ka bắt và đã chạy thoát dưới những làn đạn, trốn vào rừng xanh và trở thành anh lính chiến đấu vì tổ quốc Campuchia. Như vậy, từ đây sẽ có cuộc chiến đấu một mất một còn giữa người anh hùng quả cảm Omal - dân tộc Campuchia với tên phản bội Bơ Rốc - bọn diệt chủng Pôn Pốt.

Nếu ai đã từng chứng kiến thì trọn đời sẽ không bao giờ quên, và thế hệ sau nghe kể lại cũng sẽ không bao giờ hình dung hết được những thảm cảnh kinh hoàng mà lũ diệt chủng đã gây ra cho dân tộc này. Đó là những cảnh máu đổ nhuộm đỏ Phnômpênh:

Ngày thứ ba tôi thấy máu tươi Từ những căn nhà chảy ra hẻm phố Máu tràn ra đại lộ

Máu nhân dân đã đổ dưới cờ tang Máu nhân dân đương chảy thẳng hàng Dưới dao búa chày vồ gậy sắt

Người bị xua đuổi ra những ngôi nhà Máu tràn lên mặt

Máu rùng rùng ra các ngoại ô

Máu đổ phủ kín mặt đất và che tối mặt trời, Campuchia đi vào bóng tối tanh nồng mùi máu hòa lẫn với những tiếng khóc làm rung chuyển cả Ăngco. Tội ác của Bơ Rốc hòa lẫn với tội ác của bọn diệt chủng Ăng ka, khiến biết bao bi kịch xảy ra với dân tộc, với gia đình của hắn. Vì hắn mà vợ con chết thảm khốc. Chính tay hắn đã bắn chết vợ và chứng kiến đứa con bị đập nát

không còn nước mắt để khóc, không còn nghị lực để sống. Bà khẩn cầu cho đứa con mình “sẽ ngã sông ngã giếng chết chìm chết nổi. Chết mà tro không được bốc vào lọ để trong chùa. Chết mà mắt không nhắm được…” Không gì đau đớn hơn khi một người mẹ đã mang nặng đẻ đau, nhọc công nuôi dưỡng lại mong con mình chết thảm. Đó là bi kịch thật xót xa. Nhưng có lẽ nỗi đau hắn để lại cho đồng bào quá lớn, quá tàn bạo nên tình yêu đất nước vĩ đại đã vượt lên tình thương con vị kỉ. Căm hận con lúc này chính là một hành động yêu nước!

Dân gian thường quan niệm rằng kẻ nào “gieo gió” thì sẽ “gặt bão”.

Gây ra tội ác thì sẽ phải bị trừng trị thích đáng. Đó là lẽ sống, là niềm tin, là tinh thần nhân đạo ngàn đời. Tội ác của Bơ Rốc sẽ bị chính lí tưởng sai lầm mà hắn đi theo phản bội lại. Hắn bị những tên Ăng ka nã đạn sau khi đã lợi dụng xong, thân tàn ma dại trở về trước tiếng cười căm phẫn đến điên dại của người mẹ:

Một người lính bò về phía chúng tôi Cây súng gãy và đôi chân gãy Hắn nhìn tôi bằng đôi mắt dại đờ

Hắn khẩn cầu về một cái chết khi biết đã hối hận không còn kịp nữa:

Omal ơi hãy cho tôi chữa Bằng một viên đạn vào đầu Giết tôi đi như giết một con sâu Một con thú liếm máu mình khô kiệt

Rồi hắn chết. Cái chết thê thảm cằn khô. Hắn ra đi sẽ không được thanh thản vì tiếng thét của đứa con khi bị đập nát đầu vẫn còn đó, tội ác của hắn làm đất nước ngập trong bể máu, sự căm hận của người mẹ và đồng bào phủ kín thi hài hắn cho đến tận mai sau. Đó là kết cục xứng đáng cho những tên phản bội tổ quốc.

Cái kết có hậu còn thể hiện ở sự hóa giải hận thù giữa hai người mẹ. Người đàn bà Chàm - mẹ vợ của Bơ rốc đã thôi không còn muốn giết hại mẹ ruột của Bơ rốc nữa, vì cả hai có cùng chung nỗi hận thù và nỗi đau của dân tộc. Miếng trầu đã đưa họ xích lại bên nhau. Cả làng xóm cùng rời bỏ quê hương ra chiến khu kháng chiến. Bà mẹ Bơ Rốc đã mất đi đứa con tội lỗi, nay có cơ hộ được hồi sinh lần nữa khi nhặt nuôi hai đứa trẻ trong rừng – một đứa bé Chàm và một đứ bé Khơ me, tượng trưng cho tình đoàn kết máu thịt giữa hai tộc người Campuchia.

Sau thảm họa của đất nước, Omal từ biệt vợ con đi vào chiến trường, cùng quân giải phóng Việt Nam cứu tổ quốc. Anh sẽ cùng đồng đội lấy lại trời xanh thốt nốt, vẽ lại khuôn mặt Ăngko, lấy lại nụ cười của mẹ, của em:

Tổ quốc Campuchia

Ngày mưa lụt đã báo trời hửng nắng Những người con phiêu bạt

Hãy về đây

Rừng tà beng nhựa thắp sáng ngời Cho bạn bè thấy Campuchia

Khuôn mặt trẻ

Những công trình điêu khắc dân gian Hãy sống dậy với tiếng chiêng náo động Ta sẽ dựng lên một Ăngko mới nữa

Là một Campuchia hồi sinh sau những làn đạn bắn của kẻ thù:

Nước Mekong đủ tưới lên ba dân tộc

Hạnh phúc lâu bền ngày hội nước dân gian Con người tỉnh hơn lên sau những làn đạn bắn

Cũng viết về đề tài cuộc chiến tranh chống chế độ diệt chủng Pôn Pốt ở Campuchia, “Oran 76 ngọn” là bản trường ca đồ sộ nhất trong các bản trường ca của ông.Trường ca này miêu tả cận cảnh, chi tiết hơn về tội ác của bọn diệt chủng Pôn Pốt và hành động dũng cảm của đội trinh sát của quân tình nguyện Việt Nam và quân giải phóng Campuchia. Xen vào đó là mối tình thắm thiết nhưng cũng thật bi thương của đôi vợ chồng Xô Ri La và Kon Tha Mát.

Bọn Pôn Pốt đã đuổi dân khỏi thành phố, cảnh chạy nhốn nháo thất thần khiến người dân biết rằng cuộc sống bình yên từ đây đã lùi xa vào dĩ vãng:

Giã từ những loài hoa không tên nhưng có tuổi Thường làm rạo rực cuộc đời em

Từ nay mẹ cha không làm chủ những căn nhà Trẻ con không còn ăn bánh kẹo

Trai gái không còn gần bên nhau Đi, đi ra khỏi phố phường

Đi ra khỏi quá khứ tổ tiên

Phật ra khỏi chùa chiền cùng sư sãi

Chúng đánh lừa người dân bằng những luận điệu mê muội:

“Ngũ cốc nước này sẽ vượt khỏi Thái Lan” “Campuchia dùng lúa gạo đổi hàng”

“Năm năm nữa Campuchia thành vua ngũ cốc” “Cách-mạng-xanh phải đỏ-máu-người”

Bởi vì chính quyền Pôn Pốt là những tên khát máu ngu muội:

Phía sau có những thằng điên đang cầm súng Thằng say đang cầm dao

Những thằng ngu đang nắm chính quyền Mưu đồ lớn chôn vùi dân tộc

Những tội ác của chúng ngàn năm sau sông Mekong cũng chưa rửa sạch hết tội. Chúng là những tên quỷ sống đội lốt người, là những con vật không tim thảm sát những người dân vô tội:

Chúng chặt đầu người già, moi ruột trẻ em Các thiếu nữ chúng thay phiên hãm hiếp Thỏa mãn xong chúng đem cắt tiết

Để thân xác các em lõa lồ

Và nơi môi trường giáo dục trong sạch nhất chúng đã vấy máu nhơ nhớp lên đó không chút tiếc thương:

Chúng lột Truồng cô giáo Rồi hãm hiếp trước mặt các em Chúng bắt các em đốt lửa đứng xem Rồi lần lượt chúng ném các em vào lửa

Còn một em trai em gái cuối cùng chúng moi ruột nối vào nhau Chúng bắt hai em kéo co bằng đoạn ruột đau

Chúng đốt lửa xua hai em chạy

Hai em bé thét lên khi ruột trong người hai em cứ chảy ra ngoài

Trên nền đau thương ấy, Xô Ri La và Kon Tha Mát chia tay nhau, đứa con của họ đã chết vì đói khát. Kon Tha Mát trốn vào rừng, anh gặp Bun Thoong. Hai người hướng đến quân khu 203 – chiến khu của những người yêu nước Campuchia. Hai anh đã dũng cảm nhận nhiệm vụ xuyên rừng đưa thư mật đến đội trinh sát của Việt Nam. Cả ba nước Đông Dương đã từng chia lửa khắp chiến trường, cưu mang giúp nhau đánh đuổi gót giày xâm lược của bọn thực dân, đế quốc. Xuyên rừng, vượt núi, đói khát và bệnh tật hoành hành dưới làn mưa bom, bão đạn, hai anh đã đến gặp được đội trinh sát Việt Nam trong tình cảnh thật đáng thương:

Họ cõng nhau lảo đảo trong rừng

Họ nhận ra nhau là anh em. Bức thư mật đã được trao tay. Đó là Quốc thư giữa hai nước - quốc thư ấy không bảo tàng nào giữ nổi. Sự gặp gỡ ấy làm cho Bay On sống lại, làm cho Campuchia sống mãi. Giây phút thiêng liêng đó thật trang trọng trong nghi lễ của rừng xanh! Như một định mệnh, Xô Ri La được Phiên – người lính trinh sát của Việt Nam cưu mang nay cũng có mặt ở đây để gặp lại chồng mình trong thời khắc thiêng liêng. Những con người anh

Một phần của tài liệu MÔ TÍP HUYỀN THOẠI TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w