Để xây dựng thành công các mô típ huyền thoại, Thu Bồn đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật dân gian như dùng thể thơ lục bát, sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, cường điệu hóa… và cách viết sáng tạo mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc như sử dụng tổ hợp các từ lạ, có nhiều cách liên tưởng, hư cấu phong phú…Do khuôn khổ luận văn có hạn, chúng tôi chỉ đề cập đến các biện pháp nghệ thuật dân gian tiêu biểu đó là so sánh và nhân
hóa trong trường ca Thu Bồn.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” so sánh là “phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật các đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [x, 282].
So sánh có nhiều tác dụng, nó có thể được sử dụng như một phương tiện tạo hình hoặc phương tiện biểu hiện. Trong trường ca Thu Bồn, so sánh
nghệ thuật này mà tác giả đã phát hiện ra nhiều đặc tính thú vị của các sự vật, hiện tượng và tạo được nhiều hiệu quả diễn đạt bất ngờ.
Trong “Bài ca chim Chơ rao” biện pháp nghệ thuật truyền thống được sử dụng nhiều. Nhờ thế mà tác phẩm ít mang màu sắc triết lý trừu tượng mà chủ yếu so sánh từ trực quan sinh động, phù hợp với cách nói, cách nghĩ giản đơn, chất phác của đồng bào Tây Nguyên. Nói về hai người anh hùng Hùng và Rin, tác giả so sánh họ như hai con chim, yêu tự do và bay nhảy trong không gian rộng lớn. Họ luôn khao khát cống hiến cho đời những niềm vui, những gì tốt đẹp nhất. Vì thế họ đã gặp nhau trên con đường cách mạng, như hai con suối cùng chảy đến một dòng sông. Thế nhưng vùng trời tự do đã sớm khép lại. Tù ngục đã giam giữ những ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ:
Hùng và Rin hai người con Kinh-Thượng Hai con chim bị khóa một lồng
Cả cuộc đời hai người gắn bó
Hai con suối giao hòa chảy đến một dòng sông.
Hình ảnh con chim vào lồng khiến ta liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc:
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Như vậy, hình ảnh chim vào lồng từ xưa thường biểu tượng cho sự mất tự do của con người.
Rin và Sao đã từng có những phút giây nảy sinh tình yêu đẹp đẽ. Đó là những phút giây rực rỡ và rộn ràng như chim hót và hoa nở trong lòng:
Trong lòng Sao có con chim nhảy nhót Lòng chàng trai nở một rừng hoa.
Cách so sánh giản đơn với những hình ảnh quen thuộc càng làm nổi rõ sự chân thành và thánh thiện của con người. Nói đến niềm vui, sự lạc quan và
tương lai tươi sáng, ta thấy có một đặc điểm nổi bật trong tác phẩm của Thu Bồn là hay ví với những hình ảnh rực rỡ, rộn ràng như: Con chim, vườn hoa, vì sao, mặt trời, tiếng hát…Đó là những hình ảnh diễn đạt thật hiệu quả niềm vui từ bên trong tâm hồn của con người.
Nhắc đến những con người phản diện, Thu Bồn cũng có những hình ảnh tương xứng, mang đậm cách nói, cách nghĩ hồn hậu của đồng bào dân tộc thiểu số. Khi nhắc đến Lum – tên Chánh tổng độc ác đã dẫm nát mối tình đẹp đẽ của Rin và Sao, tác giả đã ví hắn với những con vật nanh độc và bẩn thỉu:
Nó theo dấu Sao như rắn theo tàn đuốc Nó thương Sao như cọp thương mèo
Lum là con rắn đầy nọc độc, là con cọp ăn thịt người gây cho dân làng bao nỗi kinh hãi. Tâm hồn của hắn cũng đen tối, âm u như những con đường đầy vắt sên và rắn rết:
Lòng nó như con đường ẩm ướt Đầy vắt sên và rắn rết đen ngòm
Nhờ sử dụng với tần số lớn các biện pháp so sánh và nhân hóa, nên trường ca “Bài ca chim Chơ rao” mang tính trữ tình sâu sắc, không sa đà vào kể và triết lý khô khan. Những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, cuốn hút làm cho tác phẩm mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Và người đọc cũng được dẫn vào một vùng đất mà ở đó con người và tâm hồn chất phác của họ đã chinh phục người đọc, đọc tác phẩm mà như đã một lần được đặt chân đến mảnh đất yêu quý này.
Trong các trường ca khác của tác giả, ta cũng được cảm nhận những cách so sánh đọc đáo, kỳ lạ:
Ngọn thác đen chảy qua vai lặng lẽ Xuống lồng ngực căng hồng tươi trẻ
Ngọn thác đen chính là mái tóc yêu kiều của cô gái Di Mơ Thưng - vợ chàng trai I Dót, người đã mượn màn đêm đen để khắc lên vách đá dòng chữ “Hồ Chí Minh muôn năm” sáng ngời. So sánh mái tóc với “ngọn thác đen” vừa thể hiện được vẻ đẹp dày dặn, mượt mà của mái tóc, vừa thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn, sự ngay thẳng và ý chí sáng suốt của con người.
Hình ảnh đôi mắt cũng được tác giả ví von đầy thi vị:
Đôi mắt em thăm thẳm chùa chiền Anh vào đó chẳng bao giờ ra được.
( Campuchia hy vọng)
Thường thì đôi mắt được ví như “mắt bồ câu” hay đôi mắt “sáng như sao”, đôi mắt như “hồ nước mùa thu”…nhưng ở đây có sự so sánh khác lạ
“Đôi mắt – thăm thẳm chùa chiền” khiến ta liên tưởng đến sự sâu thẳm và đầy bí ẩn của đôi mắt, khiến người khác cứ khát khao khám phá, ngụp lặn trong sự mê hoặc của tâm hồn ấy, không thể thoát ra. Đó là một sự so sánh liên tưởng kỳ lạ và độc đáo.
Nhưng đôi khi sự so sánh của tác giả lại giản đơn nhưng cũng đầy sáng tạo:
Bên kia Bátdomboong lúa vàng như mật Bên này Côngpông thơm lúa chín như tằm
( Campuchia hy vọng)
Lúa – vàng như mật; lúa – chín như tằm là sự so sánh về màu sắc
nhưng cũng gợi nên được sự đậm đà của hương vị lúa, và cũng gợi lên được sự sinh sôi nảy nở. Đó là sự so sánh về cảm giác thị giác nhưng lại gợi lên được cả vị giác, cảm giác. Như vậy, qua cách so sánh độc đáo, tác giả đã cho thấy hình ảnh vựa lúa được mùa cả về chất lượng và số lượng.
Và đây, còn một sự liên tưởng so sánh đặc biệt khiến ta phải liên tưởng cả về hình dáng lãnh thổ của đất nước:
Bắc Bộ Tháp Mười hai chiếc sọt đựng đầy khoai lúa
Hai mảnh đất địa đầu tổ quốc là đồng bằng Bắc Bộ và Tháp Mười phình ra như hai chiếc sọt – hai vùng đất phù sa màu mỡ - là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm dồi dào cho cả nước, như làm trĩu nặng chiếc đòn gánh – dải đất hẹp miền Trung. Đó là sự trĩu nặng đầy tự hào!
Biện pháp nhân hóa cũng được sử dụng khá thường xuyên trong trường ca của ông. Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ...giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn. Nhờ việc sử dụng thường xuyên các biện pháp nhân hóa, tác phẩm của Thu Bồn trở nên cuốn hút, không khô khan nhàm chán mà thấm đẫm cảm xúc.
Khi tổ quốc nhàu nát dưới gót giày xâm lăng của lũ giặc, thiên nhiên cũng oằn mình đau đớn, khóc thương cho số phận nghiệt ngã của con người:
Mặt trăng rung lên đổ máu
Mũi tên nào cắt đứt tiếng đàn say
(Bài ca chim Chơ rao)
Đó là khi Rin trúng tên thuốc độc của Lum, tình yêu và tiếng hát đã tan thành mây khói. Mối tình đẹp như trăng rằm đã tan vỡ khiến thiên nhiên cũng phải căm hờn, xót xa. Trong trường ca Thu Bồn, thiên nhiên đã hơn một lần chảy máu trước nỗi đau của con ngươi:
Những làn mây chảy máu phía chân trời Những đau thương đã hóa thành lời
(Ba dan khát)
Phải chăng máu chính là hiện thân của sự đau đớn, chết chóc. Máu đổ khiến loài người lùi sâu vào thời tiền sử, ở đó chỉ có sự mông muội và dã man. Chiến tranh đã đạp đổ bao sự yên vui và hạnh phúc của loài người, chôn vùi những thành quả của con người sau bao thế kỷ dày công vun xới.
Trong mắt Thu Bồn, thiên nhiên cũng là một sinh thể có tâm hồn, có cảm xúc. Nó cũng biết đau, biết giận hờn, yêu thương:
Những đỉnh núi vươn vai quằn quại Mang yêu thương trĩu nặng con người
(Bài ca chim Chơ rao)
Đặc biệt, thiên nhiên còn biết cùng con người đấu tranh để thế giới này trở nên tươi sáng, không còn hận thù, khổ đau:
Bình minh đã bắn những mũi tên Đẩy bóng tối lùi sâu vào dĩ vãng
( Oran 76 ngọn)
Sự liên tưởng đầy thi vị, bình minh như một người anh hùng đem cung tên đi diệt trừ bóng tối – những thảm họa đe dọa loài người!
Trong trường ca Thu Bồn, tác giả dùng nhiều tính từ và động từ thể hiện cá tính của thiên nhiên, qua đó cũng thấy được cá tính của những con người Tây Nguyên. Sử dụng nhiều tính từ đặc sắc:
Ngổn ngang ché rượu tràn ra đất Rừng cây chếnh choáng núi cũng say
` (Bài ca chim Chơ rao)
Rừng cây và núi cũng ngây ngất trước men say của rượu – thức uống của một cuộc sống no đủ, vui tươi để hòa vào niềm vui chung của con người. Đặc biệt, thiên nhiên còn lẳng lơ kín đáo như một cô gái đang tuổi yêu đương:
Nắng ngập ngừng lưu luyến những triền sông Mây líu ríu kéo ngực trời sà vào đất
( Oran 76 ngọn)
Và có cả những trạng thái ngưng tụ:
Mặt trời dừng chân trên xích đạo lắng nghe Núi sững sờ rơi mảng mây che
Tác giả còn sử dụng nhiều động từ mô phỏng phong phú:
Nòng súng lạnh tựa vào đêm yên tĩnh Hương rẻ bay nâng cánh những khu rừng Suối vục đầu trong cơn lốc tờrưng
(Bài ca chim Chơ rao)
Nơi chỗ đất gặp trời
Cãi vã bằng những cơn giông tố
(Bài ca chim Chơ rao)
Lồng ngực biển Hồ rung lá phổi
Cánh tay trần cuồn cuộn sóng Mekong
( Campuchia hy vọng)
Những động từ: Tựa, nâng cánh, vục đầu, cãi vã, rung lá phổi…đều khiến trí tưởng tượng của người đọc trở nên sinh động. Thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi và đáng yêu hơn, cần thiết hơn cho cuộc sống, lao động và chiến đấu của con người.
Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh được tác giả sử dụng làm tăng hiệu quả diễn đạt của ngôn từ. Nhân vật được khắc họa rõ nét, tâm hồn như có chiều sâu hơn. Thiên nhiên trở nên sinh động và gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. Những tác phẩm của ông vừa mang đậm sắc thái dân gian, sắc màu huyền thoại vừa mang không khí sục sôi của thời đại. Đó là kết quả của việc sử dụng kết hợp hiệu quả các biện pháp nghệ thuật tu từ trong sáng tác của Thu Bồn.
Tiểu kết: Không gian nghệ thuật trong trường ca Thu Bồn mang không
khí của huyền thoại. Đó là sự hoang sơ, tinh khiết và mênh mông. Nhưng sự hoang sơ ấy không phải khởi đầu từ thời kỳ hỗn mang mà do thiếu bàn tay vun đắp của con người, là do sự tàn phá nghiệt ngã của chiến tranh. Nó rất
kỳ vĩ không đơn thuần là sự tồn tại của thiên nhiên mà đó là không gian sinh hoạt của con người. Trong lòng nó có sự đấu tranh, có tình yêu nảy nở, có tình đoàn kết keo sơn giữa ba nước Đông Dương…Không khí huyền thoại xem lẫn không khí sục sôi của thời đại tạo nên nét đặc sắc trong sáng tác Thu Bồn.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta như một kỳ tích. Một dân tộc nhỏ bé dám đương đầu và chiến thắng một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Cả thế giới phải nghiêng mình trước nghị lực phi thường và lòng yêu nước của con người Việt Nam. Vì thế, cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta vốn là những huyền thoại: con người huyền thoại, địa danh huyền thoại, chiến công huyền thoại… Nhà thơ Thu Bồn và những nghệ sỹ khác không thể không bộc lộ giọng điệu hào hùng, sảng khoái để ghi lấy âm hưởng thời đại ấy, tự hào về thời đại ấy.
Việc sử dụng hiệu quả sự kết hợp các biện pháp tu từ dân gian trong sáng tác của Thu Bồn làm tăng hiệu quả diễn đạt, và mở ra nhiều chiều cảm xúc cho độc giả cảm nhận. Thiên nhiên đã trở thành những người bạn tri kỉ sẻ chia với những niềm vui và những gian khổ, thiếu thốn của nhân dân trong chiến tranh. Thiên nhiên cũng góp phần tạo nên chiến thắng vẻ vang cho cuộc cách mạng thần kỳ của dân tộc ta.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua ba chương của luận văn, người nghiên cứu đã bắt đầu nhận diện và nghiên cứu vấn đề mô típ huyền thoại trong trường ca Thu Bồn. Luận văn đi từ việc xác định khái niệm mô típ, mô típ huyền thoại trong sử thi và những ảnh hưởng của các mô típ ấy đến việc sáng tác văn học, đặc biệt là trong trường ca hiện đại của Thu Bồn.
Trước công trình nghiên cứu này đã có một số công trình nghiên cứu về trường ca Thu Bồn dưới các góc độ về nội dung, nghệ thuật nói chung; thể loại; trường ca Thu Bồn viết về Tây Nguyên; đặc điểm trường ca Thu Bồn cùng với trường ca của Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm dưới góc độ so sánh…nhưng vấn đề mô típ huyền thoại trong trường ca ông vẫn là mảnh đất chưa được khai phá. Nghiên cứu đề tài này, luận văn đã tìm hiểu thêm về các
cổ mẫu, về Phân tâm học của Freud và Tâm phân học của Jung để tìm ra mối liên hệ giữa các huyền thoại cổ với tâm lý của con người nguyên thủy nói riêng và tâm lý của con người nói chung. Từ đó có thể thấy được nguồn gốc và sự ảnh hưởng của các chất liệu huyền thoại đến việc sáng tác văn học của các nhà văn. Các chất liệu huyền thoại ấy có thể đã được “đọc lại” và biến đổi, nhưng ý nghĩa biểu tượng của các mô típ ấy được lưu giữ.
Do đặc trưng của thể loại trường ca và sự gặp gỡ của tư duy nhân loại sự chi phối của “vô thức tập thể”, các mô típ huyền thoại xuất hiện trong các sáng tác của Thu Bồn tạo nên dấu ấn nghệ thuật riêng đặc sắc. Sự xuất hiện thường xuyên của các mô típ huyền thoại, đặc biệt là các mô típ: Đấng sáng tạo; người anh hùng; sự kết thúc có hậu…Các sáng tác của Thu Bồn như đưa người đọc sống lại một không khí cổ xưa, hào hùng xen lẫn niềm tự hào, sự lạc quan về một tương lai tươi sáng và đầy nhân văn. Tuy nhiên, có một đặc
các mô típ huyền thoại xưa là: Thay bằng hình ảnh các vị thần khổng lồ là hình ảnh con người lao động, bằng bàn tay và khối óc của mình đã làm thay đổi thế giới, lấy lẽ phải và chính nghĩa để đẩy lùi cái ác, lấy cái chết của mình để làm nên sự sống cho cộng đồng, đất nước…Những điều tốt đẹp nhất có được đều thông qua sự lao động và đấu tranh.
Về nghệ thuật xây dựng các mô típ huyền thoại luận văn đề cập đến ba thủ pháp tiêu biểu, đó là không gian nghệ thuật bao gồm: Không gian nguyên sơ, hoang dã và không gian kỳ vĩ; giọng điệu nghệ thuật chủ yếu là giọng điệu ngợi ca; biện pháp tu từ, có hai biện pháp cơ bản được đề cập đến là so sánh và nhân hóa. Tuy chưa khai thác được hết các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong trường ca Thu Bồn do khuôn khổ luận văn có hạn, nhưng qua đó ta cũng thấy các tác phẩm trường ca của ông đã ghi lại được cả một thời đại anh hùng, với “những con người khổng lồ về ý chí, nghị lực, tư tưởng”, những chiến công vĩ đại, những tiếng hát hào sảng như được vọng lại từ cha ông ta bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Các biện pháp tu từ dân gian như được thấm nhuần trong từng câu thơ, hình ảnh, tư tưởng…Linh hồn của người Việt như được hiện lên thấp thoáng và gửi gắm đến ngàn sau.