Không gian nguyên sơ, hoang dã:

Một phần của tài liệu MÔ TÍP HUYỀN THOẠI TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN (Trang 64)

nó ra đời vào thời kì thơ ấu của con người và một đi không trở lại”

(K.Mark). Không gian trong trường ca Thu Bồn thấp thoáng không gian của huyền thoại. Ông chọn mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ, tinh khiết làm ngọn nguồn nghệ cảm hứng thuật cho các sáng tác của mình.

Trường ca “Người vắt sữa bầu trời” không có cốt truyện cụ thể, chỉ là những khúc ca ca ngợi về vẻ đẹp tổ quốc, con người và những khúc tâm tình lắng đọng của tác giả sau chiến tranh. Tuy vậy, ngòi bút của tác giả đã lướt qua một khoảng thời gian lịch sử dài, có khởi đầu hoang sơ, hỗn độn và kết thúc bừng sáng trong ánh mặt trời vàng. Thu Bồn đưa người đọc trở về với thủa hoang sơ, giống như khi Thần Trụ trời chưa kịp xuất hiện:

Mây nguyên thủy vẫn trôi cuồn cuộn Bế bồng nhau dắt díu nhau đi

Ngực mênh mông những đỉnh núi dậy thì Đã phun lửa triệu năm rồi lụi tắt

Những cụm từ “mây nguyên thủy”, “đỉnh núi – phun lửa triệu năm”

khiến ta liên tưởng đến thiên nhiên hoang vu trong thần thoại, sử thi. Mây, núi, cỏ cây vẫn hối hả vận động, sinh tồn theo quy luật của tự nhiên, nhưng gần như nó bỏ mặc sự sống của con người đang diễn ra quanh nó:

Hỡi những đồi cỏ tranh hiu hắt

Vòng cung lửa Thái Bình Dương khô cứng Mặt trời ba dan đốt cháy da đầu

Đến ngọn lửa cũng kinh hoàng ngọn lửa Bầu sữa cũng xanh xao vì sữa

Ở đó, có những con thú từ thủa hoang sơ như đưa ta về thời nguyên thủy:

Ta săn hết hươu nai cùng hổ báo Những chú rùa kia đừng hòng lừa đảo Giả đá nằm im trên lối ta về

Những con vẹt xanh ăn trộm trái chửi thề Những con gấu chây lười đi cắp mật

Lấp ló bầy cáo chồn lẩn khuất…

Sự đấu tranh sinh tồn diễn ra khiến con người khiếp sợ:

Thiếu thịt người cọp nhảy lưng voi Móc thịt để ăn voi gầm quật ngã

Đàn sói mắt xanh và lưỡi đỏ

Chúng thè ra hừng hực những khát thèm Những con sói già lưỡi nhạt mắt tèm hem Tiếng hú chúng như rút ra từ núi lửa

Tác giả có trí tưởng tượng thật phong phú. Câu chuyện về những con thú hoang như những thước phim rùng rợn hiện lên trước mắt người đọc. Tiếng hú của chúng như vang vọng đến tận ngàn sau.

Đến với trường ca “Người gồng gánh phương Đông” mô típ “Con Lạc – cháu Hồng” đã đưa ta trở lại thời điểm hình thành cội nguồn dân tộc. Thiên nhiên đang hình thành theo đúng trật tự của nó trong tiếng vọng nhớ chồng của Âu Cơ và tiếng khóc gọi cha của con thơ:

Sóng vẫn hát những lời say đắm

Mặt trời dừng chân trên xích đạo lắng nghe Núi sững sờ rơi mảng mây che

Châu thổ phía ngực nàng rực đỏ Hơi thở ấm nồng lau khô ngọn gió Biển chạm vào dòng sông trôi

Theo trí tưởng tượng thú vị của tác giả, những tiếng sóng dào dạt vỗ bờ là tiếng hát say đắm của tình yêu. Tiếng hát ấy đã khiến mặt trời rong chơi dừng chân bên xích đạo, mây đã rơi rớt không còn bao phủ núi, làm khô ngọn

gió nồm và kéo biển chạm vào sông…Cách giải thích hồn nhiên nhưng không kém phần mới mẻ, hấp dẫn

Thấp thoáng về sự tích muôn loài trong các thiên thần thoại cũng xuất hiện ở đây:

Tầng tầng mây đổ xuống sa nguyên Bầy chim ngỡ đáp nhầm mây hóa thạch Những mảng mây hổ phách

Lưu đầy những vết chân chim Trên một rừng đỏ rực cao nguyên Đất bụi từ cánh chim rơi xuống Đồi cỏ tranh mọc lên cuồn cuộn

Trải tấm thảm xanh mềm anh tạm ngả lưng

Bên cạnh những bức tranh thiên nhiên hoang dã, sự trong lành, nguyên sơ còn được hiện hữu trong tâm hồn con người. Đó là sự trong trẻo trong cảm nhận của con người về vẻ đẹp của non sông đất nước:

Xóm làng vang chày cối Mõ trâu về lốc cốc đầy phum (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bầy chó dưới cầu thang cắn những sợi trăng suông Giếng nước đầy óc ách

Trăng uống ngụm nước vàng cẩm thạch

(Campuchia hy vọng)

Đó là quang cảnh làng quê yên tĩnh, thanh bình thường thấy trong các câu chuyện cổ tích. Nó đẹp đẽ, nguyên sơ, thanh khiết như chính tâm hồn của con người vậy

Là sự trong trẻo trong cái nhìn của người đang yêu:

Làng anh bên cạnh những dòng sông Vàng lấp lánh bên những bờ cát ướt

Những con sông thường chảy ngược Về phía lặn mặt trời

Những bờ sông mòn mỏi xa vời Ngôi sao sáng long lanh không tắt Cha anh ở ngọn KonKaKing cao ngất Những tảng đá đầy rêu

Mây từng lớp trôi nhanh vào hẻm núi

(Ba dan khát)

Chàng trai Konghơrin – người con trai của những hòn núi lớn – đã tự hào về quê hương tươi đẹp của mình khi tỏ tình với Rơchampa. Mảnh đất ấy vẫn mang trên mình những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. Vẻ thuần khiết của nó vẫn được bảo tồn và đi sâu vào tâm hồn của những con người sống trong lòng nó.

Không gian nguyên sơ, hoang dã đưa ta về một thế giới tinh khiết, thơ mộng, khác xa với những làn bom đạn nghiệt ngã của chiến tranh. Ở đó, vẻ đẹp tâm hồn của con người vẫn được bảo toàn, tạo niềm tin, sức mạnh để con người vượt qua mọi cám dỗ, chiến thắng các thế lực bạo tàn. Đó cũng là một cách tự nâng đỡ tâm hồn mình trong hoàn cảnh khắc nghiệt của đất nước.

Một phần của tài liệu MÔ TÍP HUYỀN THOẠI TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN (Trang 64)