1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BÀI THÚY HOÀN THIỆN ĐẠI HỌC NHẬT KÝ CHUNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA

139 675 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế như vậy, các doanh nghiệp sẽphát sinh nhu cầu trao đổi , mua bán hàng hóa thương mại quốc tế với nhau.Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan tr

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA

GIÁO VIÊN HD : Th.s Đỗ Thị Hạnh SINH VIÊN TH : Lê Thanh Thúy

THANH HÓA - NĂM 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong những năm tháng học tập dưới giảng đường Đại học, cùng với thời gianthực tập tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa, em đã tích lũy đượcnhiều kiến thức cho mình Khóa luận nghiên cứu khoa học này được hoàn thành nhờvận dụng khung lý thuyết kết hợp với thực tế thời gian thực tập

Để có kiến thức hoàn thành bài Khóa luận này, em xin bày tỏ lòng tri ân đếnquý Thầy, Cô trường Đại Học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảngdạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian em học tập tại trường

Em xin cảm ơn Cán bộ khoa Kế toán – Kiểm toán đã quan tâm, có nhữnghướng dẫn kịp thời em trong thời gian học tập

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Th.s Đỗ Thị Hạnh đã quantâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo công ty Cổ phần Xuất nhậpkhẩu Rau quả Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho em được thực tập trong môi trường làmviệc năng động và hiện đại Em xin gửi lời cảm ơn các Cô, Chú phòng kế toán đã quantâm hướng dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết hỗ trợ em trong khi viết khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………Ngày tháng năm 2015

GIẢNG VIÊN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………Ngày tháng năm 2015

GIẢNG VIÊN

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

NHNN&PTNN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2.1 – Kế toán xuất khẩu trực tiếp 18

Sơ đồ 2.2 – Kế toán xuất khẩu ủy thác (tại đơn vị giao ủy thác) 20

Sơ đồ 2.3 – Kế toán xuất khẩu ủy thác ( Tại đơn vị nhận ủy thác) 21

Sơ đồ 2.4 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 22

Sơ đồ 2.5 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái 23

Sơ đồ 2.6 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Chứng từ 23

Sơ đồ 2.7 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức KT Nhật ký Chứng từ 24

Sơ đồ 2.8 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức KT trên máy vi tính 24

Sơ đồ 3.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 32

Sơ đồ 3.2 - Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty 35

Sơ đồ 3.3 - Sơ đồ trình tự ghi sổ 37

Sơ đồ 3.4 - Sơ đồ xuất khẩu hàng hoá áp dụng tại công ty 40

Sơ đồ 3.5 – Quy trình kế toán mua hàng hóa 49

Sơ đồ 3.6 – Quy trình kế toán xuất khẩu trực tiếp 61

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 – Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty 86

trong 3 năm 2012, 2013, 2014 86

Biểu đồ 3.2 – Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm của công ty 88

trong 3 năm 2012; 2013; 2014 88

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

MỤC LỤC

Trang

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 3

2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 3

2.1.1 Khái niệm 3

2.1.2 Đặc điểm 3

2.1.3 Nguyên tắc hạch toán xuất khẩu 4

2.1.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế 5

2.1.5 Đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu 6

2.1.6 Các hình thức xuất khẩu 7

2.1.7 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong xuất khẩu 8

2.1.8 Điều khoản về giá của hợp đồng xuất khẩu 9

2.1.9 Các nguyên tắc hạch toán ngoại tệ 11

2.2 KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU 12

2.2.1 Nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hoá 12

2.2.2 Nguyên tắc, thủ tục, chứng từ 13

2.2.3 Tài khoản sử dụng 14

2.2.4 Trình tự kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 17

2.2.4.1 Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp 17

2.2.4.2 Kế toán xuất khẩu uỷ thác 19

2.2.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán xuất khẩu 22

Trang 8

2.3 SO SÁNH GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỚI CHUẨN

MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 25

CHƯƠNG 3: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA 29

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA 29

3.1.1.Thành lập 29

3.1.1.1 Tên doanh nghiệp 29

3.1.1.2 Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng 29

3.1.1.3 Thành lập doanh nghiệp 29

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 29

3.1.2.1 Phạm vi, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh: 29

3.1.2.2 Ngành hàng sản xuất kinh doanh 30

3.1.3 Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 31

3.1.3.1 Đặc điểm chung 31

3.1.3.2 Loại hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp 31

3.1.4 Tình hình tổ chức 31

3.1.4.1 Cơ cấu chung 31

3.1.4.2 Cơ cấu phòng kế toán 34

3.1.5 Chính sách kế toán áp dụng trong Công ty 36

3.1.5.1 Hình thức kế toán Công ty 36

3.1.5.2 Các chính sách khác 38

3.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 39

3.2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUÁT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA 40

3.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại công ty 40

3.2.1.1 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 40

3.2.1.2 Đặc điểm hàng hóa xuất khẩu 42

3.2.1.3 Đặc điểm nguồn cung cấp hàng hóa 43

3.2.1.4 Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty 44

3.2.2 Các phương thức xuất khẩu hàng hoá tại công ty 44

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

3.2.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 44

3.2.2.2 Xuất khẩu uỷ thác 44

3.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu và nguyên tắc hạch toán ngoại tệ tại Công ty 45

3.2.3.1 Các phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Công ty 45

3.2.3.2 Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ tại Công ty 46

3.2.4 Hạch toán các nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty 47

3.2.4.1 Phương thức thu mua hàng xuất khẩu tại công ty 48

3.2.4.2 Hạch toán xuất khẩu trực tiếp tại công ty 60

3.2.4.3 Hạch toán xuất khẩu ủy thác tại công ty 74

3.2.4.4 Hạch toán thuế GTGT và thuế xuất khẩu 80

3.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 85

3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 85

3.3.2 Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm 87

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA 89

4.1 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA 89

4.1.1.Những ưu điểm trong công tác hạch toán xuất khẩu hàng hoá 89

4.1.1.1.Vai trò của kế toán trong bộ máy quản lý kinh doanh 89

4.1.1.2 Về bộ máy kế toán 90

4.1.1.3.Về sổ sách kế toán: 90

4.1.1.4 Về hệ thống tài khoản kế toán: 91

4.1.1.5.Về hệ thống chứng từ kế toán: 91

4.1.1.6.Về các phần hành kế toán: 91

4.1.1.7.Về phương pháp hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu hàng hoá 92

Trang 10

4.1.2.Nhược điểm 92

4.1.2.1 Về hệ thống tài khoản sử dụng 92

4.1.2.2 Về phương pháp tính giá vốn 93

4.1.2.3 Về áp dụng kế toán máy 93

4.1.2.4 Về việc mở sổ theo dõi hàng nhận ủy thác xuất khẩu 94

4.2 SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CÂU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 94

4.2.1.Sự cần thiết 94

4.2.2 Nguyên tắc của việc hoàn thiện công tác hạch toán hàng xuất khẩu 95

4.3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA 96

4.4 KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA 104

4.4.1.Về phía Nhà nước 104

4.4.2 Về phía các doanh nghiệp 105

KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 11

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại quốc tế phát triển, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và đãgia nhập WTO Đây là một cơ hội và cũng là một thách thức to lớn đối với nền kinh tếViệt Nam Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế như vậy, các doanh nghiệp sẽphát sinh nhu cầu trao đổi , mua bán hàng hóa thương mại quốc tế với nhau

Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thôngqua xuất nhập khẩu chúng ta mới có cơ hội tiếp cận với máy móc công nghệ hiện đại,giải quyết được nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo việc làm ổn định cho người laođộng

Để có thể thực hiện tốt quá trình xuất khẩu thì kế toán – công cụ quan trọng đểquản lý kinh tế quốc dân nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng, cung cấp nhữngthông tin một cách chính xác, đầy đủ về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tàochính cho các nhà quản lý Đối với những doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhậpkhẩu, thông qua công tác kế toán, Ban lãnh đạo sẽ đưa ra được quyết định nên chọnmặt hàng nào, thị trường nào sẽ đem lại lợi nhuận nhiều nhất Điều này không nhữnggiúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường đầy biến động và khó khăn mà cònđạt những mục tiêu do mình đặt ra

Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác kế toántrong quá trình xuất khẩu hàng hóa, cùng với sự chấp thuận của nhà trường và banlãnh đạo công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Rau Quả Thanh Hóa – là công ty hoạt động

trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, em quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hóa tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa”

làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và hoàn thiện các lý luận về kế toán xuấtkhẩu hàng hóa

- Thực tiễn tại doanh nghiệp: Tìm hiểu về quá trình xuất khẩu hàng hóa tại công

ty, từ đó đi sâu nghiêm cứu tìm hiểu về công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa tại công

ty Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa

Trang 12

của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Về không gian: Tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa + Về thời gian: Từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: thu thập số liệu qua các hóa đơn,chứng từ và tài liệu của cơ quan thực tập Điều tra thu thập số liệu thứ cấp và các loại

sổ sách của công ty

- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê và một số phương pháp khác

1.5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

- Chương 2 : Lý luận chung về đề tài kế toán xuất khẩu hàng hóa trong các

doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa

- Chương 3: Thực tế công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa tại công ty Cổ phần

xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa

- Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa tại công

ty Cổ phần xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa

Trang 13

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH

XUẤT NHẬP KHẨU2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

2.1.1 Khái niệm.

- Xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt

Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vựchải quan riêng theo quy định của pháp luật

- Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động xuất khẩu mà theo đó bên bán và bên mua

quan hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiệngiao nhận khác

- Xuất khẩu ủy thác: là hoạt động xuất khẩu mà theo đó bên bán và bên mua

không quan hệ trực tiếp với nhau mà phải nhờ qua một đơn vị trung gian hoạt độngchuyên nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu để xuất khẩu hộ

2.1.2 Đặc điểm

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá phải được thực hiện thông qua hợp đồng ngoạithương được ký kết giữa các chủ thể thuộc các nước khác nhau và trụ sở của các bênnhất thiết phải nằm ở các nước khác nhau trừ trường hợp một bên trong hợp đồng cótrụ sở thuộc khu chế xuất 100% vốn nước ngoài Do vậy, hàng hoá khi xuất khẩukhông nhất thiết phải rời khỏi biên giới Việt Nam mà có thể chuyển vào khu chế xuất100% vốn nước ngoài hoặc được chuyển sang một đơn vị kinh doanh khác theo mộthợp đồng ngoại thương khác Ngược lại, không phải mọi hành vi đưa hàng hoá ra khỏibiên giới Việt Nam đều là hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đó là những hàng hoá đượcđưa đi hội chợ, triển lãm ở nước ngoài Đồng tiền dùng trong quan hệ thanh toán cóthể là ngoại tệ với một trong hai nước hoặc là ngoại tệ với cả hai Thông thường người

ta dùng ngoại tệ mạnh để thanh toán như: USD, DEM, FRF, EURO, JPY vv

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy địnhpháp lý trong nước mà còn phụ thuộc vào các quy tắc và thông lệ quốc tế như các quytrình của một phương thức giao dịch, trị giá hàng hoá xuất khẩu thường được căn cứ

Trang 14

vào giá của mặt hàng đó ở sở giao dịch, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định

rõ trong từng điều kiện cơ sở giao hàng được quy định cụ thể trong Incoterms 2000

Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểmthanh toán thường cách nhau khá dài, việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ýnghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu giải quyết các tranhchấp khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương và thanh toán Mỗi đốitượng hàng hoá xuất khẩu khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau do đó ta phảitìm hiểu những đối tượng của hoạt động xuất khẩu

- Đối tượng của hoạt động xuất khẩu

Ngày nay hoạt động xuất khẩu được thực hiện với hầu hết các mặt hàng Tuynhiên, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì đối tượng này là khác nhau tuỳ thuộc vào lợithế so sánh của mỗi nước, những hàng hoá nào mà giá trị thực hiện trên thị trường thếgiới lớn hơn giá trị thực hiện trên thị trường nội địa thì đó là đối tượng của hoạt độngxuất khẩu Đối tượng xuất khẩu là các loại hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi tronggiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hàng hoá xuất khẩu là những mặt hàng thuộcthế mạnh trong nước

Việt Nam với nền nông nghiệp lâu đời đã tạo cho chúng ta có thế mạnh về cácmặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản và một số loại cây công nghiệp khác Bên cạnh

đó, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ với các làng nghề truyền thống như gốm sứ, mâytre đan vv là một trong những thế mạnh và tiềm năng của nước ta Tuy nhiên, do sựchậm phát triển về khoa hoạ kỹ thuật, các sản phẩm sản xuất ra thường có chất lượngkhông cao và giá thành sản phẩm lớn Do vậy, Nhà nước ta đã đề ra chủ trương “xuấtkhẩu để nhập khẩu” với nội dung xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủ công

mỹ nghệ và nhập khẩu các máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật - công nghệ

2.1.3 Nguyên tắc hạch toán xuất khẩu

- Giá nhập kho của hàng xuất khẩu được ghi nhận theo giá gốc là giá thực tếmua vào hoặc giá thành sản xuất, chế biến thực tế của hàng hóa nhập kho

- Giá xuất kho của hàng hóa xuất khẩu được đánh giá theo một trong cácphương pháp:

+ Phương pháp LIFO: Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàngđược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính

Trang 15

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

theo giá của lô hàng nhập sau hoặc sản xuất sau và thực hiện tuần tự cho đến khichúng được xuất ra hết

+ Phương pháp FIFO: Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng

được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho đượctính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đếnkhi chúng được xuất ra hết

+ Phương pháp bình quân gia quyền:

 Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất khotrong kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn

cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bìnhquân:

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồnđầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàngnhập trong kỳ)

 Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trịthực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được tính theocông thức sau:

Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tưhàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượngvật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)

+ Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư,hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó đểtính Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phíthực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp vớidoanh thu mà nó tạo ra Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trịthực tế của nó

- Giá bán hàng xuất khẩu là giá thực tế ghi trên hóa đơn (giá CIF, FOB…)

2.1.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng

Trang 16

hoá, dịch vụ của quốc gia này được bán cho quốc gia khác.Thực chất là việc bán hàngsản xuất, gia công trong nước hoặc hàng hoá nhập khẩu của thương nhân Việt Namcho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc giữa chính phủ Việt nam với chính phủ nướcngoài thông qua hợp đồng ngoại thương bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạmxuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá

Xuất khẩu hàng hoá là cách thức tạo ra một nguồn thu ngoại tệ lớn nhất đồngthời tạo nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu và giúp cho việc ổn định cán cânthanh toán quốc tế Việt Nam là một nước nông nghiệp với trang thiết bị kỹ thuậtnghèo nàn thô sơ, một nước công nghiệp chậm phát triển vì vậy đẩy mạnh xuất khẩuđược xem là một yếu tố quan trọng, kích thích sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng thịtrường cho sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước có cơhội phát triển thuận lợi

Xuất khẩu hàng hoá góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng caochất lượng sản phẩm Nhờ vào xuất khẩu nhiều ngành nghề trước đây chỉ được sảnxuất với quy mô nhỏ đã được mở rộng thành một ngành sản xuất với quy mô lớn.Thông qua xuất khẩu, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao phù hợp với yêu cầuchất lượng, mẫu mã đã ghi trong hợp đồng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh củacác sản phẩm sản xuất trong nước trên thị trường thế giới

Xuất khẩu hàng hoá kéo theo sự phát triển của sản xuất, đây là nguồn thu hútlao động lớn với thu nhập ổn định góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nângcao đời sống dân cư

Trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đều mong muốn tạo được những mốiquan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác Do đó, xuất khẩu hàng hoá làm cơ sở cho việcxích lại gần nhau giữa các quốc gia Mỗi nước sẽ tiến hành sản xuất và xuất khẩunhững mặt hàng ưu thế của quốc gia mình và đây là một cơ sở quan trọng để hìnhthành phân công lao động quốc tế Như vậy, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong

sự phát triển của mỗi quỗc gia

2.1.5 Đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu

Hàng hoá xuất khẩu bao gồm nhiều loại trong đó chủ yếu là những mặt hàngthuộc thế mạnh trong nước (rau quả tươi, hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ ).Hàng hoá xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã và hợp thị hiếu Hàng

Trang 17

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

hoá được coi là xuất khẩu trong những trường hợp :

+ Hàng xuất bán cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết + Hàng gửi đi triển lãm hội chợ nước ngoài sau đó bán thu bằng ngoại tệ

+ Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều thu bằng ngoại tệ

+ Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toánbằng ngoại tệ

+ Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhànước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu

+ Nguyên vật liệu, vật tư cung cấp cho các công trình thiết bị toàn bộ theo yêucầu nước ngoài bán công trình thiết bị cho nước ta thanh toán bằng ngoại tệ

- Uỷ thác xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu áp dụng đối với các doanh nghiệp

có hàng hoá, nhưng chưa thật sự am hiểu thị trường hay bạn hàng, chưa đủ khả năng tổchức đàm phán, ký kết hợp đồng hoặc không đủ điều kiện về pháp lý, để trực tiếp thựchiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá mà phải nhờ đến các doanh nghiệp có khả năngxuất khẩu trực tiếp xuất khẩu hộ Theo hình thức này, doanh nghiệp có hàng giao uỷthác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu hộ mình số hàng đó Doanh nghiệp nhận uỷthác sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu lô hàng đó Khi có đầy đủ giấy tờxác nhận hàng đã xuất khẩu do bên nhận uỷ thác giao lại thì doanh nghiệp giao uỷ thácmới xác định là đã xuất khẩu lô hàng, đồng thời tiến hành thanh toán tiền hoa hồng uỷthác và các khoản chi phí khác với bên nhận uỷ thác thông qua một biên bản thanh lýhợp đồng uỷ thác xuất khẩu được ký giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thácxuất khẩu

Trang 18

Hiện nay, để tận dụng hết khả năng của mình, các doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu thường ký kết cả hai hình thức trên Doanh thu từ hoạt động nhận uỷthác xuất khẩu là hoa hồng uỷ thác được hưởng và phải chịu thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp Cả hai hình thức xuất khẩu trên đều có thể thực hiện theo hiệp định haynghị định thư hoặc tự cân đối

2.1.7 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong xuất khẩu

- Phương thức chuyển tiền: Là phương thức thanh toán trong đó yêu cầu ngân

hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhấtđịnh Ngân hàng chuyển tiền thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi đểthực hiện nghiệp vụ chuyển tiền

- Phương thức thanh toán nhờ thu (hay uỷ thác thu) (Collection of Payment): là

phương thức thanh toán mà trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giaohàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng củamình thu nợ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra Gồm cácloại:

+ Nhờ thu phiếu trơn (clean colection): là phương thức thanh toán trong đóngười bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua căn cứ vào hối phiếu domình lập ra, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng

+ Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) là phương thức thanh toántrong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn

cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện

là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộchứng từ hàng hoá cho người mua để nhận hàng

- Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of credit- L/C): là một sự

thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu củakhách hàng (người mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác(người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kýphát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từthanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng Với phương thức nàyngười bán được đảm bảo thu được tiền hàng, còn người mua được đảm bảo chỉ trả tiềnkhi người bán xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ khi ngân hàng đã kiểm tra bộ

Trang 19

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

chứng từ đó

2.1.8 Điều khoản về giá của hợp đồng xuất khẩu

Giá cả được quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ là điều kiện đểxác định địa điểm giao hàng Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chiatrách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản chi phí và về rủi ro được quyđịnh trong luật buôn bán quốc tế (Incoterms - 2000) Tuỳ theo sự thoả thuận của cácbên tham gia mà giá đó bao gồm các yếu tố như giá trị hàng hoá đơn thuần, bao bì,chiphí vận chuyển, chi phí bảo hiểm

- EXW: Giao tại xưởng (ex works)

+ Bên bán phải đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của bên mua trong thời hạn

và tại địa điểm do hợp đồng quy định, để bên mua có thể xếp hàng lên phương tiện vậntải của mình

+ Bên mua phải nhận hàng tại địa điểm (xưởng, mỏ, kho ) của bên bán, chịumọi rủi ro và phí tổn để lo liệu việc chuyển chở về địa điểm đích

- FCA: giao cho người chuyên chở ( Free Carrier)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đãgiao cho người mua thông qua người chuyên chở Nếu địa điểm giao hàng nằm ngoài

cơ sở của người bán thì người bán không phải chịu chi phí bốc hàng lên phương tiệnvận tải, ngược lại người bán chịu chi phí đó Người bán không phải ký hợp đồng vậntải và bảo hiểm cho lô hàng XK Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục XK cho lôhàng

- FAS: giao dọc mạn tàu (Free Alongside Ship)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đãđược đặt dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định Người bán không phải ký hợp đồngvận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK Ðiều kiện này có khác biệt so với phiên bảnIncoterms 1990 là người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng

- FOB: giao trên tàu (Free On Board)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đãđược chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định Người bán không phải

ký hợp đồng vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng XK Tuy nhiên người bán phải làmthủ tục XK cho lô hàng Lưu ý khi lan can tàu không còn có ý nghĩa thực tế (như vận

Trang 20

chuyển bằng các tàu Container) thì hai bên nên thoả thuận áp dụng điều kiện khác.

- CFR: tiền hàng và cước phí (Cost and Freight)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đãđược chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định Người bán phải ký hợpđồng và trả cước phí vận chuyển lô hàng đến cảng đến quy định, người bán không phảimua bảo hiểm cho lô hàng

- CIF: tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (Cost Insurance and Freight)

Ðiều kiện này về cơ bản giống như CFR Tuy nhiên theo điều kiện này ngườibán phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu cho lô hàng

- CPT: cước phí trả tới (Carriage Paid To )

Ðây là điều kiện mà theo đó người bán có nghĩa vụ gánh chịu rủi ro, phí tổn vàtiền cước để thuê tàu chở hàng đến tận địa điểm nhận hàng của người mua Ngườichuyên chở trong điều kiện này là do người bán thuê

- CIP: cước phí và phí bảo hiểm trả tới (Carriageand Insurance Paid to )

Ðiều kiện này về cơ bản chính là điều kiện CPT mở rộng, nhưng khác ở chổngười bán phải mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua theo điều kiện bảo hiểm tốithiểu

- DAF: giao tại biên giới ( Delivered at Frontier)

Ðây là điều kiện theo đó người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàngkhi hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải của ngưòibán tại địa điểm giao hàng tại biên giới do hai bên thoả thuận Biên giới theo điều kiệnnày có thể là bất cứ biên giới nào kể cả nước người bán, người mua hay một nước thứ

ba Theo điều kiện này, người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vậnchuyển Ðiều kiện này chỉ áp dụng đối với giao hàng trên bộ, nếu giao ở biên giới trênbiển thì áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ

- DES: giao tại tàu (Delivered ex Ship)

Ðây là điều kiện theo đó người bán phải thuê phương tiện chở hàng đến cảng

dỡ hàng thoả thuận để giao cho người mua ngay trên tàu tại cảng dỡ

- DEQ: giao tại cầu cảng (Delivered ex Quay)

Ðiều kiện DEQ là sự mở rộng của điều kiện DES, theo đó người bán phải chịuthêm rủi ro, chi phí cho đến khi hàng được dỡ xuống và đặt dưới sự định đoạt của

Trang 21

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

người mua trên cầu cảng do hai bên thoả thuận Theo Incoterms 1990, khi bán hàngtheo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu

và các phí tổn liên quan Nhưng Incoterms 2000 đòi hỏi người mua phải thực hiện thủtục này

- DDU: giao hàng chưa nộp thuế (Delivered Duty Unpaid)

Theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro, phí tổn để thuê phương tiện chởhàng tới nơi quy định để giao cho người mua, trừ việc người bán phải làm thủ tục nhậpkhẩu nà nộp thuế nhập khẩu

- DDP: giao hàng đã nộp thuế (Delivered Duty Paid)

Ðây là điều kiện mở rộng của điều kiện DDU, theo đó người bán không nhữngphải đưa hàng đến tận nơi quy định để giao cho người mua mà còn phải chịu cả rủi ro

và chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hoá cũng như các khoản thuế nếu có

2.1.9 Các nguyên tắc hạch toán ngoại tệ

Ngoại tệ là phương tiện thông dụng để các đơn vị xuất, nhập khẩu thực hiện cácthương vụ kinh doanh Theo nguyên tắc chung, kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốcngoại tệ được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 – VAS

10 ban hành và công bố tại Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm

2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 105/2003/TT-BTC, ngày 04/11/2003.Những ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái luôn chi phối độ lớn các chỉ tiêukinh doanh xuất nhập khẩu Bởi vậy việc tuân thủ nguyên tắc ghi nhận các chỉ tiêukinh doanh có gốc phát sinh bằng ngoại tệ là cần thiết

Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ được nêu rõ trongVAS 10 chủ yếu tại phần “Nội dung chuẩn mực” đoạn 07; 08; 09; 10; 11; 12; 13; 14;15; 16… Có thể khái quát các nguyên tắc chủ yếu sau:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá thực tế để ghi sổ - Nguyên tắc

dùng tỉ giá thực tế áp dụng cho các doanh nghiệp ít phát sinh ngoại tệ hoặc khôngdùng tỉ giá hạch toán để ghi số Khi đó nguyên tắc quy đổi ngoại tệ cho các nghiệp vụphát sinh được thực hiện theo tỷ giá thực tế liên ngân hàng được công bố tại thời điểmnghiệp vụ phát sinh Chênh lệch ngoại tệ được ghi thu, chi hoạt động tài chinh Cuốinăm điều chỉnh các số dư chỉ tiêu theo gốc ngoại tệ, theo tỷ giá thực tế ngày cuối nămchênh lệch tăng, giảm tỷ giá ngoại tệ sau khi bù trừ được ghi thu, chi tài chính trước

Trang 22

khi khoá sổ kế toán.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ - Nếu đơn vị

áp dụng tỷ giá hạch toán để ghi phán ánh các nghiệp vụ thu, chi, mua, bán, chuyển đổitiền tệ và thanh toán thì cần tuân thủ các quy định:

+ Đối với tiền ngoại tệ, nợ phải thu,nợ phải trả, nợ vay có gốc ngoại tệ khi phátsinh được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán

+ Đối với doanh thu xuất khẩu, doanh thu nhập khẩu, chi phí ngoại tệ cho nhậpkhẩu, cho xuất khẩu, các phụ phí chi bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt Namđồng và ghi sổ theo tỉ giá thực tệ tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ hoặc tỉ giá thực tếbình quân liên ngân hàng

+ Chênh lệch giữa tỷ giá cố định ( tỷ giá hạch toán ) với tỷ giá thực tế giao dịchđược ghi thu, chi tài chính tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

Cuối năm điều chỉnh theo tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ cho tiền ngoại tệ, nợ phải thu,

nợ phải trả có gốc ngoại tệ còn dư cuối năm; chênh lệch phát sinh giữa các loại tỷ giághi sổ trong kỳ so với tỷ giá thực tế cuối năm được điều chỉnh tăng, giảm các đốitượng trên, đồng thời ghi riêng khoản chênh lệch do thay đổi tỷ giá hối đoái trên tàikhoản “ Chênh lệch ngoại tệ” Sau khi bù trừ chênh lệch tăng, giảm chênh lệch ngoại

tệ, chênh lệch cuối cùng (lãi, lỗ) được ghi thu, chi hoạt động tài chính cho năm tàichính trước khi khoá sổ kế toán

Hạch toán chi tiết, tổng hợp những ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái tớichỉ tiêu kinh doanh được thực hiện theo chế độ hiện hành

2.2 KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU.

2.2.1 Nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hoá

Xuất phát từ đặc điểm riêng của hoạt động xuất khẩu mà kế toán nghiệp vụ xuấtkhẩu phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Theo dõi ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuấtkhẩu từ khâu mua hàng, xuất hàng và thanh toán, từ đó giám sát tình hình thực hiệnhợp đồng xuất khẩu

- Kế toán bán hàng xuất khẩu phải ghi chép, theo dõi phản ánh từng hợp đồng

từ khi đàm phán, ký kết đến khi thực hiện thanh toán hợp đồng

Trang 23

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

- Tính toán, xác định chính xác giá mua hàng, thuế và các khoản phí liên quanđến hợp đồng xuất khẩu để xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu

- Phản ánh tình hình kế hoạch chi tiêu thu gom hàng xuất khẩu và xuất khẩu:Đây là nhiệm vụ quan trọng trong kế toán xuất khẩu vì thông qua việc phản ánh của kếtoán, nhà lãnh đạo sẽ nắm bắt được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó đưa

ra các chủ trương kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp

- Kiểm tra đánh giá tình hình công nợ và thanh toán công nợ

- Kiểm tra tình hình chi phí và sử dụng tiết kiệm các loại vật tư tiền vốn

- Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động xuất khẩu, kiểm traphân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ công tác lập kế hoạch kỳ sau

- Thực hiện nghiêm túc kế toán ngoại tệ của các chỉ tiêu để cung cấp thông tinchính xác cho hoạt động xuất khẩu

2.2.2 Nguyên tắc, thủ tục, chứng từ

Sau khi thương lượng, hai bên mua, bán tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế vềviệc xuất - nhập khẩu hàng hoá Nếu thanh toán theo phương thức tính dụng chứng từthì sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết, bên bán sẽ yêu cầu bên mua mở L/C Khinhận được giấy báo mở L/C do ngân hàng gửi đến, doanh nghiệp phải kiểm tra kỹ cácđiều kiện trên L/C xem có phù hợp với điều kiện ghi trên hợp đồng không Có phù hợpvới khả năng thực hiện của doanh nghiệp không? Nếu thấy không phù hợp bên bán sẽthông báo ngay cho người mua yêu cầu ngân hàng mở L/C sửa đổi các điều khoản chophù hợp Việc sửa đổi phải được thực hiện trước lúc giao hàng Bước tiếp theo và cótính chất rất quan trọng là xin giấy phép xuất khẩu, đây chính là tiền đề cho việc thựchiện hợp đồng xuất khẩu Chỉ khi nào có được giấy phép xuất khẩu, bên bán mới cóthể làm các thủ tục kiểm nghiệm, kiểm dịch, hải quan và các thủ tục khác cần thiết choviệc xuất khẩu hàng hoá Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩuhàng hoá, bên xuất khẩu phải chuẩn bị hàng hoá, giao hàng và lập chứng từ thanh toán

Để xuất khẩu được một lô hàng thị việc hoàn thành các thủ tục cảng, ga, biêngiới nước xuất khẩu là không thể thiếu, nên kế toán phải sử dụng bộ chứng từ phù hợpvới thông lệ thanh toán quốc tế Một bộ chứng từ phù hợp với thông lệ thanh toán quốc

tế bao gồm các chứng từ chủ yếu sau:

- Hợp đồng kinh tế và các phụ kiện hợp đồng

Trang 24

- Giấy báo của ngân hàng về việc mở L/C của người nhập khẩu (nếu có).

- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ cơ bản của khâuthanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng đã ghi trênhoá đơn Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hoá, đơn giá, tổng giá trị của hàng hoá, điềukiện cơ sở giao hàng, phương thức chuyển hàng và phương thức thanh toán

- Vận đơn đường biển (Bill of lading: B/L), vận đơn đường không (Air wayBill) : là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việchàng hoá đã được tiếp nhận để vận chuyển

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin: C/O): là chứng từ xác nhậnphẩm chất của hàng hoá thực giao và chứng minh phẩm chất hàng hoá phù hợp vớiđiều kiện hợp đồng

- Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality): là chứng từ xác nhậnphẩm chất của hàng hoá thực giao và chứng minh phẩm chất hàng hoá phù hợp vớiđiều kiện hợp đồng

- Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quanity): là chứng từ xác nhận sốlượng hàng hoá thực giao

- Chứng từ bảo hiểm: đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm

- Bảng kê đóng gói (Packing list): bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trongmột kiện hàng

- Tờ khai hải quan

- Hối phiếu

- Ngoài bộ chứng từ trên thì kế toán nghiệp vụ xuất khẩu còn phải sử dụng cácchứng từ khác như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo nợ, giấy báo có và cácchứng từ về vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá

Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng

hoá đã chuyển đến cho khách hàng nhưng chưa được xác định là tiêu thụ

Trang 25

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

Bên Có:

- Phản ánh trị giá của hàng hoá đã được khách hàng thanh toán hoặc đã chấpnhận thanh toán

- Trị giá hàng hoá đã gửi đi bị khách hàng trả lại

- Kết chuyển trị giá hàng hoá đã gửi đi bán nhưng chưa được khách hàng chấpnhận thanh toán cuối kỳ (nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương phápkiểm kê định kỳ)

Dư Nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhậnthanh toán

Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản này

dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiệntrong một kỳ kế toán hoạt động kinh doanh và các khoản giảm trừ doanh thu

Bên Nợ:

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phươngpháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của hàng hoá đã cung cấpcho khách hàng và được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán

- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại

- Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ vào tài khoảnxác định kết quả kinh doanh

Bên Có: phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệpthực hiệ trong kỳ kế toán

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành tài khoản cấp 2.+ TK 5111- Doanh thu bán hàng hoá

+ TK 5112 - Doanh thu bán thành phẩm

+ TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ

Trang 26

+ TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá.

+ TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư

Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Phản ánh trị giá vốn của hàng xuất bán

trong kỳ Tài khoản 632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kêkhai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để xácđịnh giá vốn của hàng xuất bán

- Với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại áp dụng phương pháp kê khaithường xuyên:

Bên nợ:

+ Trị giá vốn của hàng đã bán trong kỳ (theo từng hoá đơn)

+ Các khoản hao hụt mất mát hàng tồn kho sau khi trừ tiền bồi thường

+ Chi phí xây dựng cơ bản vượt định mức bình thường không được tính vàonguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên có:

+ Trị giá vốn của hàng hoá đã bán bị trả lại

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+ Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hoá đã bán trong kỳ sang tài khoản xácđịnh kết quả kinh doanh

- Với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại áp dụng phương pháp kiểm kêđịnh kỳ:

Bên nợ:

+ Trị giá vốn của hàng hoá đã bán trong kỳ

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên có:

+ Trị giá vốn hàng hoá đã bán nhưng bị khách hàng trả lại

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+ Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xácđịnh kết quả

Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư

Trang 27

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

Ngoài ra còn có một sổ tài khoản liên quan như: 11*, 131, 515, 635, 413,

2.2.4 Trình tự kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá.

2.2.4.1 Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp

Thủ tục xuất khẩu:

- Ký hợp đồng kinh tế và phụ lục hợp đồng

- Yêu cầu bên nhập mở L/C (nếu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứngtừ) Khi nhận được giấy báo mở L/C do ngân hàng gửi đến, doanh nghiệp phải kiểmtra các điều kiện ghi trên L/C xem có phù hợp xem có phù hợp với điều kiện ghi trênhợp đồng không? Và có phù hợp với khả năng thực hiện của doanh nghiệp không?Nếu thấy không phù hợp phải báo ngay cho người mua yêu cầu ngân hàng mở L/C sủađổi các điều khoản cho phù hợp

- Xin giấy phép xuất khẩu lô hàng

- Thuê phương tiện vận tải (nếu hợp đồng quy định)

- Lập hóa đơn thương mại và bản kê chi tiết đóng gói

- Xin hóa đơn lãnh sự

- Xin giấy chứng nhận xuất xứ

- Giấy chứng nhận phẩm chất và trọng lượng

- Giấy chứng nhận kiểm dịch vệ sinh

- Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

- Giao nhận hàng hóa với tàu

- Mua bảo hiểm

- Lập thủ tục thanh hóa

Chứng từ xuất khẩu:

- Hối phiếu thương mại

- Vận đơn đường biển

- Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

- Hóa đơn thương mại

- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa

- Giấy chứng nhận trọng/khối lượng

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Phiếu đóng gói hàng hóa

Trang 28

- Giấy kiểm dịch thực vật.

Tài khoản sử dụng:

- TK 156 (1561) – Giá mua hàng hóa

- TK 156 (1562) – Chi phí thu mua hàng hóa

(1a) Hàng đi đường, hàng xuất kho chuyển di xuất khẩu

(1b) Mua hàng hoá chuyển thẳng đi xuất khẩu

(2) Các phí tổn liên quan trực tiếp đến hàng xuất khẩu

(3) Xác định giá vốn hàng xuất khẩu

Trang 29

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

(4) Phản ánh doanh thu bán hàng xuất khẩu

(5) Kê khai xác định thuế xuất khẩu phải nộp cho hàng xuất khẩu

(6) Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái

(7) Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái

(8) Kết chuyển doanh thu thuần hàng xuất khẩu sang tài khoản xác định kết quảkinh doanh vào cuối kỳ

(9) Kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu sang tài khoản xác định kết quả kinhdoanh vào cuối kỳ

2.2.4.2 Kế toán xuất khẩu uỷ thác

Thủ tục xuất khẩu ủy thác:

Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu ủy thác, bên nhận ủy thác sẽ thực hiện các thủtục xuất khẩu như một doanh nghiệp xuất khẩu và chuyển tiền hoặc hàng hóa cho bêngiao xuất khẩu khi hoàn thành công việc xuất khẩu

Chứng từ kế toán xuất khẩu ủy thác:

- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Hóa đơn GTGT của bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác

- Hóa đơn GTGT về hoa hồng ủy thác của bên nhận ủy thác giao cho bên UT

- Hóa đơn thương mại

- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu

Trang 30

- Sổ cái - TK 632 – Giá vốn hàng bán

Phương pháp hạch toán:

Theo thông tư số 108/2001/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ tàichính về việc hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác quyđịnh việc hạch toán tại đơn vị nhận uỷ thác như sau:

- Tại đơn vị giao ủy thác:

Sơ đồ 2.2 – Kế toán xuất khẩu ủy thác (tại đơn vị giao ủy thác)

Chú thích:

(1) Giao hàng cho đơn vị giao ủy thác xuất khẩu

(2.1) Giá vốn hàng xuất khẩu

(2.2) Doanh thu hàng xuất khẩu uỷ thác

(2.3) Số thuế xuất khẩu của hàng xuất khẩu phải nộp

(2.1)(1)

Trang 31

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

(2.4) Đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu đã nộp hộ thuế xuất khẩu vào NSNN

(2.5), (3) Số tiền phải trả cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu về các khoản đã chi

hộ liên quan đến hàng ủy thác xuất khẩu

(4) Bù trừ khoản tiền phải thu về hàng xuất khẩu với khoản phải trả đơn vị nhận

ủy thác xuất khẩu

(5) Số tiền bán hàng ủy thác xuất khẩu còn lại sau khi bù trừ

- Tại đơn vị nhận ủy thác

Sơ đồ 2.3 – Kế toán xuất khẩu ủy thác (Tại đơn vị nhận ủy thác)

TK 131 UTXK

TK 111,112

(2.2)

(2.1)

(5)

(4)13

TK 1388

TK 3388(6)13

TK 003

TK 111,112

(1) (2.1

Trang 32

Chú thích:

(1) Nhận hàng của đơn vị ủy thác xuất khẩu

(2.1) Số tiền hàng ủy thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao UTXK

Đồng thời ghi trị giá hàng đã xuất khẩu

(2.2) Thuế xuất khẩu phải nộp hộ cho bên giao ủy thác xuất khẩu

(3) Doanh thu phí ủy thác xuất khẩu

(4) Các khoản chi hộ cho bên ủy thác xuất khẩu

(5) Thu hộ tiền hàng cho bên ủy thác xuất khẩu

(6) Nộp hộ thuế cho bên ủy thác xuất khẩu

(7) Đơn vị ủy thác xuất khẩu thanh toán bù trừ phí UTXK, các khoản chi hộ(8) Chuyển trả cho đơn vị ủy thác xuất khẩu số tiền hàng còn lại

2.2.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán xuất khẩu

Sổ nhật ký đặc

biệt

Các sổ(thẻ) kế toán chi tiết 112, 131, 331…Nhật ký chung

Sổ cái 131, 331, 511,

632…

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng tổng hợp chi tiết công nợ…

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 33

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

Nhật ký Sổ cái 112,

131, 331, 511, 632

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính

Trang 34

Quan hệ kiểm tra đối chiếu

- Hình thức Kế toán trên máy vi tính

Sơ đồ 2.8 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức KT trên máy vi tính

331, 511, 632

Chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết công nợ…

Báo cáo tài chính

Trang 35

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh Ghi chú:

Ghi hằng ngày

Ghi cuối kỳ

Quan hệ kiểm tra đối chiếu

2.3 SO SÁNH GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VỚI CHUẨN MỰC

KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hàng loạt các nhân tố quốc tế nảy sinh tácđộng tới sự thay đổi về kế toán, đó là: sự độc lập về kinh tế, chính trị, đầu tư nướcngoài trực tiếp, các chiến lược kinh doanh đa quốc gia, sự phát triển của thị trường tàichính quốc tế, sự mở rộng các dịch vụ tài chính kinh doanh quốc tế… Tính đa dạngcủa kế toán tồn tại ngay mỗi quốc gia Sự toàn cầu hoá thị trường vốn rộng lớn, chính

vì vậy phải có một ngôn ngữ kế toán chung là chuẩn mực kế toán quốc tế

Việc nghiên cứu kế toán quốc tế ngày càng cần thiết hơn đối với các doanhnghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài

Chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành muộn hơn so với chuẩn mực kếtoán quốc tế và hiện nay vẫn đang cần thời gian để thử nghiệm và hoàn thiện hơn nữa.Đối với xuất khẩu hàng hoá, hiện nay trong chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng có bachuẩn mực để hướng dẫn cho nghiệp vụ này, đó là:

- VAS 2 về hàng tồn kho

- VAS 10 về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

- VAS 14 về doanh thu

Những điểm tương đồng:

 Về xác định trị giá hàng tồn kho:

- Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 2):

+ Xác định giá trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá thấphơn giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện theo nguyên tắc thận trọng

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phíkhác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Trong đó chiphí chế biến bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sảnxuất chung biến đổi, chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ dựa trên công suất

Trang 36

bình thường của máy móc sản xuất.

+ Phương pháp tính giá hàng tồn kho:

Phương pháp giá đích danh

Phương pháp giá bình quân gia quyền

Phương pháp giá nhập trước xuất trước

+ Giá trị thuần có thể thực hiện được:

Là giá bán ước tính trừ đi các chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chiphí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ Những ước tính này phải dựa trên bằng chứngtin cậy thu thập được vào thời điểm ước tính Mục đích giữ hàng tồn kho phải đượctính đến khi đưa ra ước tính, hàng tồn kho phải được điều chỉnh giảm xuống bằng giátrị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc:

Theo từng khoản mục

Theo các khoản mục tương tự nhau

Theo từng dịch vụ được hạch toán như một khoản mục riêng

+ Những khoản mục được ghi nhận chi phí

Giá trị hàng tồn kho đã được bán ra

Điều chỉnh giảm xuống giá trị thuần có thể thực hiện được

Mất mát hàng tồn kho

Hao phí bất thường

Chi phí sản xuất chung không phân bổ

- Việc ghi nhận giá vốn kinh doanh trong kỳ cả chuẩn mực quốc tế và Việt Namđều tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu Giá vốn bao gồm giágốc hàng tồn kho, chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mấtmát, chi phí sản xuất chung không phân bổ

- IAS 2 cũng quy định với các loại hàng hoá có cùng đặc điểm và mục đích sửdụng với doanh nghiệp thì áp dụng nhất quán một phương pháp tính giá, nhưng đối vớicác loại hàng hoá khác nhau thì có thể áp dụng phương pháp khác nhau

 Về xác định doanh thu hàng hoá tiêu thụ (IAS 18)

- IAS 18 quy định việc hạch toán doanh thu có được từ bán hàng, cung cấp dịch

vụ, cho thuê tài sản thu lãi, tiền bản quyền, cổ tức

Doanh thu là luồng thu gộp các lợi ích kinh tế trong kỳ, phát sinh trong quá

Trang 37

Chương 2: Lý luận chung về đề tài nghiên cứu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

trình hoạt động thông thường và làm tăng vốn chủ sở hữu, chứ không phải phần đónggop của những người tham gia góp vồn cổ phần

Doanh thu không bao gồm những khoản thu cho bên thứ ba như VAT

Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán được ghi giảm doanh thu, cònchiết khấu thanh toán không được tính vào giảm doanh thu

Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi lấy hàng hoá và dịch vụ khác có tínhchất và giá trị tương tự thì doanh thu được tính theo giá trị hợp lý cảu hàng hoá và dịch

 Về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (IAS 21)

- Chuẩn mực kế toán quốc tế về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá (IAS 21)quy định một giao dịch bằng ngoại tệ ghi sổ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hạchtoán tại ngày giao dịch (tỷ giá thực tế)

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 thì quá trình hạch toán cũng sử dụng

tỷ giá thực tế để hạch toán và ghi sổ kế toán (Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp

có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì có thể sử dụng tỷ giá hạchtoán)

Những điểm không tương đồng.

Về cơ bản, những chuẩn mực kế toán Việt Nam nêu trên đều kế thừa và tương

tự như các chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên, đi sâu vào cụ thể từng chuẩn mực,thì các chuẩn mực này cũng có một số nét khác biệt nhất định:

- Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của IAS 2 được thựchiện khi giá bán của hàng hoá thay thế bị giảm xuống và có tính đến tổn thất của bộphận hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời

Tuy nhiên các quy định về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo chuẩn mực

kế toán Việt Nam số 2 (VAS 2) chỉ tính đến khả năng hàng hoá bị giảm giá trên thị

Trang 38

trường, mà không tính đến tổn thất do hàng hoá bị hư hỏng hoặc lỗi thời không tiêuthụ được, hoặc phải phân bổ thêm chi phí để hoàn thiện hàng hoá và bán

- Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu (IAS 18) quy định cụ thể hơn về điềukiện ghi nhận doanh thu so với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 14) Doanh thu từmột giao dịch như hoạt động bán hàng sẽ chỉ ghi nhận ghi mọi rủi ro và lợi ích cùngvới quyền sở hữu hàng hoá được chuyển sang cho người mua, doanh nghiệp khôngtham gia kiểm soát hàng bán ra, giá trị doanh thu và chi phí để hoàn thành giao dịchphải được tính vào doanh thu mà khả năng thu hồi không chắc chắn thì khoản tiền này

sẽ được kế toán như là một khoản chi phí Việc quy định rõ ràng như vậy tạo điều kiệncho việc kế toán thống nhất, cụ thể là kế toán doanh thu để đảm bảo nguyên tắc phùhợp và thận trọng của kế toán

Trang 39

Chương 3: Thực trạng công tác kế toán xuất khẩu GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh

CHƯƠNG 3 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ

THANH HÓA3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA

3.1.1.Thành lập

3.1.1.1 Tên doanh nghiệp

- Tên gọi: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa

- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần

- Địa chỉ: Số 37 Đường Bà Triệu , Thành phố Thanh Hóa

Ngoài trụ sở chính Công ty còn có các đơn vị trực thuộc đóng trên các địa bàntỉnh Thanh Hóa để làm nhiệm vụ sản xuất chế biến các mặt hàng rau quả thực phẩm,phân phối, tiêu thụ hàng hóa

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.2.1 Phạm vi, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh:

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa được thành lập hoạt độngtheo luật doanh nghiệp do Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa

X, kỳ họp thứ V thông qua ngày 4/5/1999 và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ

Trang 40

phần Xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa đã được thông qua biểu quyết tại đại hội cổđông lần đầu ngày 14/1/2006.

Công ty Xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa hoạt động trong cơ chế thịtrường, Công ty phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, phải bảo toàn vốn và phát triểnkinh doanh, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty

Để thực hiện tốt các phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh đã được đại hội cổđông thông qua ngày 14/1/2006, đảm bảo được công ăn việc làm cho cán bộ côngnhân viên, quy mô và địa bàn sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được mở rộng,Công ty đã nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuất của hai nhà máy chế biến Rau quả từ3.000 tấn sản phẩm/năm lên 7.000 tấn sản phẩm/năm, nhà máy chế biến tinh bột sắn

Bá Thước được đầu tư thêm cả về qui mô vốn và năng lực sản xuất đưa công suất từ5.000 tấn năm 2003 lên 9.000 tán năm 2005, đưa Trạm Tĩnh Gia mở rộng khai thácchế biến đá xuất khẩu lên 300 container năm

Công ty không ngừng được mở rộng, phát triển các hoạt động sản xuất, kinhdoanh thương mại, dịch vụ để đạt lợi nhuận tối đa, cải thiện điểu kiện làm việc, nângcao thu nhập và đời sống cho người lao động Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và làmtròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo các phương án đầu tư , sản xuất kinh doanh đãđược đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 14/01/2006 Công ty đã thực hiện nâng cấp,

mở rộng năng lực sản xuất của hai nhà máy;Nhà máy chế biến Rau quả Xuất khẩuHoàng Vinh, Hoàng Hóa từ 3000 tấn sản phẩm/năm lên 7000 tấn sản phẩm/năm, nhàmáy chế biến tinh bột sắn Bá Thước được đầu tư thêm cả quy mô vốn và năng lực sảnxuất đưa công suất từ 7000 tấn năm 2004 lên 10000 năm 2007, dưa Trạm tỉnh gia mởrộng khai thác chế biến đá xuất khẩu lên 300 container năm

Ngoài việc sản xuất chế biến , công ty còn tổ chức kinh doanh các mặt hàngkhác cũng rất phong phú đa dạng, thị trường kinh doanh của Công ty trải khắp trong cảnước và thực hiên buôn bán với hơn 10 nước trên thế giới như trung Quốc , Đài loan,Nhật Bản ,các nước ASEAN, Đông Nam Á, Bắc Âu, Hoa Kỳ

3.1.2.2 Ngành hàng sản xuất kinh doanh.

Là một đơn vị trong nhiều năm làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và sản xuấtchế biến các sản phẩm nông nghiệp, vì vậy ngành hàng của công ty cũng rất đa dạng ,được thể hiện trong phương án kinh doanh thông qua đại hội cổ đông và giấy phép

Ngày đăng: 15/07/2015, 22:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w