1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế toán bán mặt hàng thép tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng thăng long

44 86 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 320,5 KB

Nội dung

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán bán hàng đối với cácdoanh nghiệp, cùng với kiến thức đã học tập ở nhà trường và qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần kỹ thuật

Trang 1

TÓM LƯỢC

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thịtrường ngày càng phát triển thì quy luật cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và cùngvới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có khả năng tự chủ

về tài chính để có thể tồn tại Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, tất cảcác doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu cuối cùng đó là tối đa hóa lợi nhuận Đốivới một doanh nghiệp thì kế toán bán hàng có vai trò rất quan trọng Kế toán bán hàngcung cấp các số liệu về tình hình hàng hóa, doanh thu từ việc bán hàng, giúp doanhnghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có những biệnpháp điều chỉnh kịp thời, có những chiến lược phù hợp hơn nhằm tăng lợi ích củadoanh nghiệp Bên cạnh đó, các số liệu kế toán bán hàng phản ánh giúp các nhà cungcấp, các nhà đầu tư có những quyết định kinh doanh phù hợp

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán bán hàng đối với cácdoanh nghiệp, cùng với kiến thức đã học tập ở nhà trường và qua thời gian thực tập tại

Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long em đã chọn đề tài: “ Kế toán bán mặt hàng thép tại công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long”.

Về lý luận, đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về kế toánbán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như yêu cầu của chế độ

kế toán hiện hành

Về thực tiễn, luận văn đã làm rõ thực trạng kế toán bán mặt hàng thép tại Công ty

Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long với những nội dung sau: đặc điểm và yêu cầuquản lý nghiệp vụ; tổ chức hạch toán ban đầu; vận dụng tài khoản và tổ chức hệ thống

sổ kế toán Trên cơ sở đó luận văn đã chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế trong kếtoán bán hàng của công ty cần phải khắc phục Đối chiếu giữa thực tế với lý luận, đềtài đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại đơn vị thực tế

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài khóa luận này, em xin bày tỏ tấm lòng biết ơn tới côgiáo Th.s Vũ Thị Thu Huyền, cô đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ chúng emtrong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này

Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại,các thầy cô giáo trong khoa Kế toán-Kiểm toán đã trang bị cho chúng em những kiếnthức cơ bản, luôn giúp đỡ và có định hướng đúng đắn trong học tập và rèn luyện, cũngnhư tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân

Đồng thời, em xin cảm ơn tất cả các anh chị trong Công ty Cổ phần kỹ thuật xâydựng Thăng Long đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để chúng em có thể hoàn thành tốt bàikhóa luận và có những kinh nghiệm thực tế quý báu!

Trong quá trình hoàn thiện có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ýcủa các quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC PHỤ LỤC vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của việc nghiên cứu kế toán bán hàng tại doanh nghiệp 1

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến kế toán bán hàng 4

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 5

1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo các quy định hiện hành 7

1.2.1 Kế toán bán hàng quy định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 7

1.2.2 Kế toán bán hàng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG MẶT HÀNG THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT XÂY DỰNG THĂNG LONG 19

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến công tác kế toán bán hàng của công ty 19

2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 19

2.1.2 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long 20

2.1.3 Tổng quan về đơn vị thực tập 22

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng thép tại Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long 23

2.2.1 Thực trạng kế toán bán hàng thép tại Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long 23

Trang 4

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT

XÂY DỰNG THĂNG LONG 31

3.1 Các kết luận và phát hiện qua kế toán bán mặt hàng thép tại Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long 31

3.1.1 Những kết quả đạt được 31

3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 32

3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng thép tại Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long 33

3.3 Điều kiện áp dụng 35

KẾT LUẬN 37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 6

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

Phụ lục 02: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung áp dụng trên phần

Phụ lục 08: Phiếu xuất kho số 52

Phụ lục 09: Phiếu xuất kho số 54

Phụ lục 16: Sổ chi tiết tài khoản 3331 – Thuế GTGT đầu ra

Phụ lục 17: Sổ chi tiết phải thu khách hàng - Công ty TNHH Long Vương Việt Nam Phụ lục 18: Sổ chi tiết phải thu khách hàng - Công ty CP xử lý nền móng Việt Nam Phụ lục 19: Sổ Nhật Ký Chung

Phụ lục 20: Sổ Cái TK 111 – Tiền mặt

Phụ lục 21: Sổ Cái TK 156– Hàng hóa

Phụ lục 22: Sổ cái tài khoản doanh thu

Phụ lục 23: Sổ cái tài khoản giá vốn hàng bán

Phụ lục 24: Sổ cái tài khoản phải thu khách hàng

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của việc nghiên cứu kế toán bán hàng tại doanh nghiệp

Về góc độ lý thuyết: Quá trình bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ cân

đối sản xuất giữa các ngành, các đơn vị sản xuất trong từng ngành và đến quan hệcung cầu trên thị trường Nó còn đảm bảo cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông,đảm bảo cân đối sản xuất giữa ngành, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân

Đối với các doanh nghiệp, thì việc bán hàng có ý nghĩa rất to lớn, bán hàng mới

có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và bù đắp được chi phí đã bỏ ra, khôngnhững thế nó còn phản ánh năng lực kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường

Đối với các nhà đầu tư, các cổ đông và các ngân hàng là đối tác của doanhnghiệp, nhìn vào công tác kế toán, quản lý và các chỉ tiêu kết quả bán hàng trên BCTCcủa doanh nghiệp có thể thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có khảquan hay không để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và phù hợp

Về góc độ thực tế: Do khâu bán hàng là một khâu quan trọng trong hoạt động

kinh doanh Là yếu tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận cuối cùng của doanhnghiệp Quản lý tốt công tác kế toán bán hàng của doanh nghiệp giúp công ty cónhững biện pháp điều chỉnh cơ cấu hàng hóa, cách quản lý và hạch toán sao cho đạthiệu quả cao nhất

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

Về mặt lý luận: Làm rõ những vấn đề cơ bản về kế toán bán hàng theo các chuẩn

mực, chế độ kế toán hiện hành và các quy định tài chính có liên quan

Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần kỹ

thuật xây dựng Thăng Long Xem xét công tác tổ chức kế toán tại doanh nghiệp nóichung và về kế toán nghiệp vụ bán hàng tại doanh nghiệp nói riêng đã thực sự khoahọc, hợp lý chưa, đã áp dụng đúng với chế độ, chuẩn mực mà Bộ tài chính đã ban hànhhay không

Đánh giá thực trạng để chỉ ra những ưu điểm,cũng như hạn chế còn tồn tại ởcông ty Đưa ra các đề xuất, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng kế toánbán hàng tại công ty

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán bán hàng, quy trình bán hàng, quy trình

hạch toán kế toán và nắm bắt những tồn đọng trong kế toán bán hàng tại Công ty Cổphần kỹ thuật xây dựng Thăng Long Cụ thể là kế toán bán mặt hàng thép của công ty

Phạm vi nghiên cứu:

 Về mặt lí thuyết: Đề tài nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh tại các công ty

trong điều kiện áp dụng Chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC và tuân thủ

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật kế toán, các Nghị định, Thông tư cậpnhật hướng dẫn của Chính phủ

 Về mặt thực tiễn:

- Không gian: Nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh tại các công ty trong điềukiện doanh nghiệp áp dụng Chế độ kế toán ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 05/01/2017 đến ngày 10/04/2017

- Số liệu kế toán: Sử dụng số liệu kế toán thực tế tháng 01 năm 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu tài liệu bên ngoài như các chuẩn mực,

thông tư, những công trình luận văn đã nghiên cứu trước đó và các chứng từ, sổ sách,

số liệu và BCTC trong công ty; tiến hành điều tra, phỏng vấn bộ phận kế toán để hiểu

rõ hơn về công tác kế toán bán hàng trong công ty

Phương pháp phân tích dữ liệu: Sắp xếp, phân loại số liệu thu thập được để tiến

hành phân tích trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn công tác kế toán của doanh nghiệp

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần:

- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp.

Trong chương này sẽ đưa ra những lý luận chung nhất về kế toán bán hàng,những định nghĩa, khái niệm, lý thuyết về kế toán bán hàng theo hệ thống chuẩnmực kế toán hiện hành

- Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng mặt hàng thép tại Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long

Làm rõ các đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của Công ty Cổphần kỹ thuật xây dựng Thăng Long Đồng thời đánh giá được mức độ ảnh hưởngcủa môi trường vĩ mô và vi mô tới việc tổ chức công tác kế toán bán hàng tại DN

và qua đó làm rõ được thực trạng kế toán bán hàng tại DN

Trang 9

- Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng thép tại Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long

Đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu đánh giá những ưu điểm và hạn chế

cả mặt lý thuyết cũng như thực tế kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Cổ phần

kỹ thuật xây dựng Thăng Long Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo triển vọng vàđưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng thép tạiCông ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến kế toán bán hàng

Bán hàng: Là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh thương mại, là quá trình

vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ, doanhnghiệp nắm được quyền sở hữu về tiền tệ hoặc được quyền đòi tiền nhưng mất quyền

sở hữu về hàng hoá.(1)

Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế

toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (2)

Doanh thu bán hàng: Là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng

bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) Số tiền bán hàng được ghichép trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng hoặc thỏa thuận giữa người mua và ngườibán.(3)

Các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm :

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho

khách hàng khi mua hàng hóa với khối lượng lớn

+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm,hàng hóa

kém,mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế

+ Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán xác định là đã bán bị khách

hàng trả lại và từ chối thanh toán.(4)

Giá vốn hàng bán: Là tổng trị giá hàng đã tiêu thụ trong kỳ được tính bằng

tổng các khoản chi phí mua,chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khácphát sinh để có được hàng bán ở địa điểm và trạng thái hiện tại.(5)

Chi phí bán hàng: Là chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,

háng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm các khoản : chi phí nhân viên; chi phí vật liệubao bì ;chi phí dụng cụ,đồ dùng ; chi phí khấu hao Tài sản cố định ;chi phí dự phòng ;chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.(6)

(1) Kế toán tài chính doanh nghiệp – Tác giả Trần Xuân Nam

(2) Chuẩn mực 14- Doanh thu và thu nhập khác (3) Theo Chế độ kế toán Việt Nam; (4) Doanh thu và thu nhập khác, VAS 14

Trang 11

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

1.1.2.1 Đặc điểm kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

1.1.2.1.1 Các phương thức bán hàng

Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các phương thức bán hàng sau:

Phương thức bán buôn hàng hóa: Là phương thức bán hàng cho các đơn vị

thương mại, các doanh nghiệp sản xuất để thực hiện bán ra hoặc gia công chế biến rồibán ra Trong bán buôn hàng hóa, thường có các phương thức sau đây:

+ Phương thức bán buôn qua kho: Trong phương thức này có 2 hình thức: Bánbuôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho và Bán buôn qua kho theohình thức gửi hàng

+ Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng: Là phương thức bán buônhàng hóa mà trong đó hàng hóa bán ra khi mua về từ nhà cung cấp không đem về nhậpkho của doanh nghiệp mà giao bán ngay hoặc bán ngay cho khách hàng Phương thứcnày bao gồm hai hình thức sau: Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trựctiếp (Hình thức giao tay ba) và Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng

Phương thức bán lẻ hàng hóa: Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu

dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chấttiêu dùng nội bộ

Phương thức này bao gồm các hình thức sau: Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung;Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp; Hình thức bán lẻ tự phục vụ

Phương thức bán hàng đại lý: Là phương thức bán hàng mà trong đó doanh

nghiệp giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bánhàng Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp vàđược hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý

1.1.2.1.2 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho và tính giá trị hàng tồn kho

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho và tính giá trị hàng tồn kho sẽ ảnh hưởngđến qua trình kế toán bán hàng

Có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho:

Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX): Theo dõi, phản ánh tình hình

thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn hàng hóa

Trang 12

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhậpkho trong kỳ - Trị giá hàng xuất kho trong kỳ.

Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK): Không theo dõi, phản ánh thường

xuyên, liên tục; chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh nhập - xuấttrong kỳ

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhậpkho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ (cuối kỳ mới tính được)

(cuối kỳ kiểm kê, xác định hàng tồn kho; sau đó, kết chuyển trị giá hàng xuấttrong kỳ)

Giá xuất kho: Phụ thuộc vào phương pháp tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng

trong doanh nghiệp

 Phương pháp thực tế đích danh

 Phương pháp bình quân gia quyền

 Nhập trước - xuất trước

1.1.2.1.3 Phương thức thanh toán

Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng hai phương thức thanh toán: phươngthức thanh toán trực tiếp và phương thức thanh toán chậm trả

- Phương thức thanh toán trực tiếp:

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ ngườimua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu của hàng hóa bị chuyển giao Thanhtoán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, Sec, ngân phiếu hoặc có thể bằng hàng hóa

- Phương thức thanh toán chậm trả:

Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao saumột khoảng so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, do đó hình thànhkhoản công nợ phải thu khách hàng

1.1.2.2 Yêu cầu của kế toán bán hàng trong Doanh nghiệp

Việc tổ chức, sắp xếp hợp lý giữa các khâu trong quá trình bán hàng sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho công tác kế toán bán, đồng thời tạo nên sự thống nhất trong hệthống kế toán chung của doanh nghiệp Để đạt được điều đó, kế toán cần đáp ứngnhững yêu cầu sau:

Trang 13

- Xác định thời điểm hàng hoá được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bánhàng và xác định kết quả bán hàng Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình bán hàng

và thanh toán với khách hàng nhằm giám sát chặt chẽ hàng hoá bán ra về số lượng vàchủng loại

- Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và tình hình luân chuyển chứng từ khoa họchợp lý, tránh trùng lặp hay bỏ sót, không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản

lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán Đơn vị lựa chọn hình thức sổ sách kế toán đểphát huy được ưu điểm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình

- Xác định và tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh ở các khâu

1.1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Nhằm phát huy vai trò của kế toán trong công tác quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

- Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ mua vào,bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị Tính toán đúng đắn giá vốn củahàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vàcác chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng

- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bánhàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước

- Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểmtra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý

- Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánhgiá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

1.2 Nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo các quy định hiện hành

1.2.1 Kế toán bán hàng quy định trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.2.1.1 Kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán VAS 14

“Doanh thu và thu nhập khác”

Việc ghi nhận doanh thu được quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam,VAS01 “Chuẩn mực chung” và VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác” cụ thể:

Theo chuẩn mực chung số 01:

“Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoảndoanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh

Trang 14

thu đó Chi phí tương ứng với daonh thu gồm chi phí của kì tạo ra doanh thu và chi phí củacác kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kì đó.”

Đó là việc tuân thủ nguyên tắc phù hợp trong kế toán

Chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định rõ việc xác định

doanh thu và điều kiện ghi nhận doanh thu:

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanhnghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lýcủa các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấuthương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanhthu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctrong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suấthiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danhnghĩa sẽ thu được trong tương lai

- Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thờithỏa mãn cả 5 điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc người kiểm soát hàng hóa

c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

1.2.1.2 Kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán VAS 02

“ Hàng tồn kho” để xác định giá vốn hàng bán:

Theo VAS 02 “ Hàng tồn kho” : Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường

hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần

có thể thực hiện được

Trang 15

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong

kì sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm vàchi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

* Giá trị thực tế của hàng xuất bán trong kì được tính bằng một trong các phươngpháp sau:

- Phương pháp tính theo giá đích danh: Được áp dụng đối với doanh nghiệp có ítmặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này thì giá trị của từngloại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tựđầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trungbình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàtình hình của doanh nghiệp

- Phương pháp nhập trước, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối

kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương phápnày thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu

kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ởthời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

Cuối kì kế toán phải phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán ra và cho hàng tồnkho cuối kì

1.2.1.3 Kế toán bán hàng theo VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính”

Từ khoản mục 37-khoản mục 40 trong VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính” thể

hiện:

37 Trong Bảng cân đối kế toán mỗi doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt cáctài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn Trường hợp do tính chất hoạt độngdoanh nghiệp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợphải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần

38 Với cả hai phương pháp trình bày, đối với từng khoản mục tài sản và nợ phảitrả, doanh nghiệp phải trình bày tổng số tiền dự tính được thu hồi hoặc thanh toántrong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, số tiền được thu hồi hoặcthanh toán sau 12 tháng

Trang 16

39 Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ hoạt động cóthể xác định được, việc phân loại riêng biệt các tài sản và nợ phải trả ngắn hạn và dàihạn trong Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp những thông tin hữu ích thông qua việcphân biệt giữa các tài sản thuần luân chuyển liên tục như vốn lưu động với các tài sảnthuần được sử dụng cho hoạt động dài hạn của doanh nghiệp Việc phân biệt này cũnglàm rõ tài sản sẽ được thu hồi trong kỳ hoạt động hiện tại và nợ phải trả đến hạn thanhtoán trong kỳ hoạt động này

40 Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:

a) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanhbình thường của doanh nghiệp; hoặc

b) Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn

và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niênđộ; hoặc

c) Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào

1.2.2 Kế toán bán hàng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

- Các chứng từ phản ánh tình hình giá vốn, xuất nhập hàng hóa: Phiếu xuất kho;Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý; Bảngthanh toán hàng gửi đại lý, ký gửi, thẻ kho…vv

- Các chứng từ phản ánh tình hình thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ,giấy báo có của ngân hàng, ủy nhiệm chi

Trang 17

+ Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: Sau khi lập, tiếpnhận, và xử lý chứng từ kế toán, Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ

kế toán hoặc trình giám đốc doanh nghiệp ký duyệt; Phân loại, sắp xếp chứng từ kếtoán sao cho khoa học rồi tiến hành hạch toán và ghi sổ kế toán; Cuối cùng là lưu trữ,bảo quản chứng từ kế toán

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

a) Nội dung phản ánh của tài khoản 511: Tài khoản này dùng để phản ánh

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cùng các khoản giảm trừdoanh thu

Kết cấu TK 511 như sau:

* Bên Nợ: Số thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bánhàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dich vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xácđịnh là đã bán trong kỳ kế toán

- Số thuế GTGT phải nộp của DN nộp thuế GTGT tính thuế theo PPTT

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển đến cuối kỳ

- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ

- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ

- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

* Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấpdịch vụ của DN thực hiện trong kỳ kế toán

- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,doanh thu ghi nhận theo giá bán chưa thuế GTGT

- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

và hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, doanhthu bán hàng là tổng giá thanh toán

TK 511 không có số dư cuối kỳ

b) TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” có 3 TK cấp 2:

TK 5211 “Chiết khấu thương mại” phản ánh khoản chiết khấu thương mại chongười mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánhtrên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

Trang 18

TK 5212 “Hàng bán bị trả lại” phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ bị người mua trả lại trong kỳ

TK 5213 “Giảm giá hàng bán” phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho ngườimua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phảnánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

c) Nội dung phản ánh của Tài khoản 632 - "Giá vốn hàng bán":Tài khoản

này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; giá thành sản xuấtcủa thành phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ

Kết cấu và nội dung tài khoản 632:

* Bên Nợ

- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường

và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồnkho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán

- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường

do trách nhiệm cá nhân gây ra

- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường khôngđược tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành

- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lậpnăm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước

* Bên Có:

- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK cuối năm tài chính (Khoảnchênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng nămtrước)

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang

TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

TK 632 không có số dư cuối kỳ.

d) Nội dung phản ánh của Tài khoản 131: TK này dùng để phản ánh tình hình

thanh toán công nợ phải thu của khách hàng về tiền bán hàng hóa, thành phẩm

* Bên Nợ:

- Số tiền phải thu KH về bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ

Trang 19

- Số tiền thừa phải trả lại cho khách hàng.

* Bên Có:

- Số tiền khách hàng thanh toán trong kỳ

- Số tiền giảm trừ công nợ phải thu khách hàng về chiết khấu thương mại, giảmgiá hàng bán, hàng bán bị trả lại

Số dư bên Nợ: phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng

Số dư bên Có: phản ánh số tiền ứng trước hoặc thu thừa của người mua

- Ngoài ra còn sử dụng một số TK khác có liên quan như TK 111, TK 112, TK

157, TK 133, TK 3331, TK 6421, TK 6422,TK 911…

1.2.2.3 Hạch toán kế toán bán hàng ở Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (1) Kế toán nghiệp vụ bán buôn hàng hóa

a) Kế toán bán buôn qua kho

- Theo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng, kế toán ghi nhận doanh thucủa hàng bán:

Nợ TK 111,112,131 : Giá thanh toán của hàng bán

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng chưa thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra

Căn cứ phiếu xuất kho, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632 : Trị giá hàng hóa thực tế xuất kho

Có TK 156 : Trị giá hàng hóa thực tế xuất kho

- Theo hình thức gửi hàng cho khách:

Căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh trị giá hàng xuất:

Nợ TK 157 : Trị giá hàng xuất

Có TK 156 : Trị giá hàng xuất

Khi hàng bán được xác định là đã tiêu thụ, kế toán phản ánh doanh thu:

Nợ TK 111,112,131 : Giá thanh toán của hàng bán

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng chưa thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra

Và giá vốn:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng gửi bán

Trang 20

Có TK 157 :Giá vốn hàng gửi bán

b) Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng

- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng kế toán ghi:

Nợ TK 111,112,131 : Giá thanh toán của hàng bán

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng chưa thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra

Đồng thời căn cứ vào hóa đơn GTGT do nhà cung cấp lập, phản ánh trị giá vốnhàng bán:

Nợ TK 632 : Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK 111,112,331 : Giá mua đã có thuế GTGT

- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT ( hoặc hóa đơn bán hàng) của nhà cung cấp, kế toán ghi:

Nợ TK 157 : Trị giá hàng mua chưa thuế

Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK 111,112,331: Giá thanh toán cho nhà cung cấp

Khi hàng gửi bán xác định là được tiêu thụ, phản ảnh:

Nợ TK 111,112,131 : Giá thanh toán của hàng bán

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng chưa thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra

Và giá vốn:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng gửi bán

Có TK 157 : Giá vốn hàng gửi bán

c) Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn:

- Kế toán chiết khấu thanh toán hàng bán: Khi thanh toán có phát sinh khoảnchiết khấu cho khách hàng

Nợ TK 635 : Số chiết khấu khách hàng được hưởng

Nợ TK 111,112 : Số tiền thu thực của khách hàng

Có TK 131 : Tổng số tiền phải thu

Trang 21

- Kế toán chiết khấu thương mại:

Nợ TK 5211 : Số chiết khấu cho khách

Nợ TK 3331 : Số thuế GTGT đầu ra tính trên khoản chiết khấu

Có TK 111,112,131 : Tổng số tiền phải giảm trừ

- Kế toán giảm giá hàng bán:

Nợ TK 5213 : Số giảm giá cho khách

Nợ TK 3331 : Số thuế GTGT đầu ra tính trên khoản giảm giá

Có TK 111,112,131: Tổng số tiền phải giảm giá

- Kế toán hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 5212 : Doanh thu hàng bán bị trả lại

Nợ TK 3331 : Số thuế GTGT hàng bán bị trả lại

Có TK 111,112,131 : Giá thanh toán hàng bán bị trả lại

- Kế toán hàng thừa, thiếu trong quá trình bán:

Khi phát sinh hàng thiếu trong quá trình gửi bán chưa rõ nguyên nhân kế toán chỉphản ánh doanh thu theo số tiền mà bên mua chấp nhận thanh toán, kế toán ghi:

Nợ TK 1381 : Trị giá hàng thiếu

Có TK 157 : Trị giá hàng thiếu

Khi phát sinh hàng thừa trong quá trình gửi bán chưa xác định rõ nguyên nhân,

kế toán chỉ ghi nhận doanh thu theo hoá đơn GTGT mà bên mua đã chấp nhận thanhtoán, ghi:

Nợ TK 157 : Trị giá hàng thừa

Có TK 3381 : Trị giá hàng thừa

(2) Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa:

Hàng ngày khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa, kế toán tiến hành hạch toánnhư sau:

Nợ TK111,113 : Số tiền thu theo tổng giá thanh toán

Có TK 511 : Số tiền thu chưa có thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra

Xác định giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ:

Nợ TK 632 : Trị giá thực tế của hàng hóa

Có TK 156 : Trị giá thực tế của hàng hóa

Trang 22

(3) Kế toán nghiệp vụ bán đại lý

- Nếu xuất kho để giao đại lý hạch toán:

Nợ TK 157 : Trị giá thực tế xuất kho

Có TK 156 : Trị giá thực tế xuất kho

Nếu mua giao thẳng:

Nợ TK 157 : Giá mua chưa thuế

Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán

Khi nhận được bảng thanh toán đại lý, kế toán phản ánh doanh thu:

Nợ TK 111,112 : Số tiền thực nhận theo giá thanh toán

Nợ TK 6421 : Hoa hồng đại lý

Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào

Có TK 511 : Giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra (nếu có)

Giá vốn:

Nợ TK 632 : Trị giá thực tế hàng gửi bán

Có TK 157 : Trị giá thực tế hàng gửi bán

(4) Kế toán bán hàng trả chậm trả góp

Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo số tiền trả ngay chưa có thuế GTGT ghi:

Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán

Có TK 511 : Theo giá bán trả ngay chưa có thuế

Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra

Có TK 3387 : Phần lãi trả góp

Kế toán xác định giá vốn hàng hoá đã bán trả góp, ghi Nợ TK giá vốn, ghi Có TKhàng hoá theo trị giá vốn hàng xuất bán Định kỳ thu nợ của khách hàng kế toán ghi

Nợ TK tiền mặt, tiền gửi và ghi Có TK phải thu khách hàng

Đồng thời ghi nhận lãi trả góp cho kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính :

Ngày đăng: 15/01/2020, 19:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w