- Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩmhàng hóa - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Những khoản chi phí có liên quan đến toàn bộhoạt động của doanh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA
- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI DNTN TM TRƯỜNG HẰNG
GIẢNG VIÊN HD: TH.S LÊ THỊ HỒNG SƠN
THANH HÓA - NĂM 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên khoa kinh tế - Trường Đại Học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh Saukhi học gần xong lý thuyết ở trường, em được nhà trường tổ chức, hướng dẫn đi thựctập tại các doanh nghiệp Và sau một thời gian thực tập ở DNTN TM Trường Hằng em
đã học được rất nhiều điều bổ ích, tích lũy thêm được một ít kinh nghiệm nhỏ trongcông tác kế toán góp phần phục vụ cho công việc sau này của bản thân Quá trình thựctập đã giúp em làm quen dần với công việc kế toán, nắm vững hơn quy trình, nguyêntắc hạch toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế trong Doanh nghiệp
Trong thời gian thực tập tại Doanh Nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệttình của các anh chị tại phòng kế toán đặc biệt là bác Nguyền Thị Hà - kế toán củadoanh nghiệp, chú Lê Đình Trường - Giám đốc doanh nghiệp đã giúp đỡ em trong quátrình thực tập tìm hiểu, thu thập thông tin về Doanh Nghiệp, các nghiệp vụ, chế độ vàchuẩn mực mà kế toán áp dụng
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể cán bộ công nhân viên của DoanhNghiệp, các Thầy Cô trong bộ môn kế toán trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM,đặc biệt là Th.s Lê Thị Hồng Sơn đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này
Tuy nhiên do đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với công việc thực tế, thờigian thực tập có hạn và còn hạn chế về vốn kiến thức nên không tránh khỏi nhữngthiếu sót Kính mong nhận được sự chỉ dạy, đóng góp của quý Thầy, Cô giáo trongtrường
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2015 Giảng viên hướng dẫn
Trang 4LỜI NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2015
Giảng viên phản biện
Trang 5Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Hạch toán doanh thu bán hàng: 9
Sơ đồ 2.2: Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 9
Sơ đồ 2.3: Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 10
Sơ đồ 2.4 : Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng 10
Sơ đồ 2.5: Hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp 11
Sơ đồ 2.6: Hạch toán chi phí hoạt động tài chính: 12
Sơ đồ 2.7: Hạch toán kế toán thu nhập khác 12
Sơ đồ 2.8: Hạch toán chi phí khác 13
Sơ đồ 2.9: Hạch toán kết quả kinh doanh 13
Sơ đồ 2.10: Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 14
Sơ đồ 2.11: Hạch toán lợi nhuận chưa phân phối 14
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp: 20
Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán trong DN 21
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ quy trình ghi sổ 22
Trang 7Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Kết cấu của chuyên đề 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
2.1 Những vấn đề chung về kế toán xác định kết quả kinh doanh trong DN 3
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến xác định xác định kết quả kinh doanh 3
2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh 6
2.1.2.1 Vai trò của kế toán xác định kết quả kinh doanh 6
2.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả bán hàng 6
2.1.3 Nguyên tắc hạch toán 7
2.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh theo quy định và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 7
2.3 Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành 8
2.3.1 Chứng từ sử dụng 8
2.3.2 Tài khoản sử dụng 8
2.3.3 Phương pháp hạch toán trong kỳ 8
2.4 Sổ sách kế toán 14
2.4.1 Hình thức kế toán nhật ký chung 14
2.4.2 Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái 15
2.4.3 Hình thức chứng từ ghi sổ 17
2.4.4 Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ 18
2.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính 19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DNTN TM TRƯỜNG HẰNG 20
3.1 Tổng quan về công ty 20
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20
Trang 83.1.2 Tình hình tổ chức của doanh nghiệp 20
3.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại DNTN TM Trường Hằng 21
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và chức năng, nhiệm vụ kế toán 21
3.2.2 Chính sách kế toán, các phương pháp kế toán doanh nghiệp áp dụng 22
3.3 Thực trạng công tác kế toán tại công ty 24
3.3.1 Các khoản doanh thu, chi phí tại DNTN TM Trường Hằng 24
3.3.2.Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại DNTN TM Trường Hằng 24
3.3.2.1 Chứng từ sử dụng 24
3.3.2.2 Tài khoản sử dụng 25
3.3.2.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh 25
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG HẰNG 93
4.1 Đánh giá thực trạng kế toán 93
4.1.1 Ưu điểm 93
4.1.2 Hạn chế 94
4.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp 95
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 9Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiệnnay là tối đa hóa lợi nhuận Để được mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải có chiếnlược và kế hoạch cụ thể để đạt được hiệu quả kinh doanh
Cũng như các DN khác, DN thương mại khi tiến hành hoạt động KD khôngnhững chịu tác động của qui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật cung cầu vàqui luật cạnh tranh, khi sản phẩm của DN được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trịcủa sản phẩm được thực hiện, lúc này DN sẽ thu về được một khoản tiền, khoản tiềnnày được gọi là doanh thu Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bấtbiến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận Bất cứ
DN nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa, để có lợi nhuậnthì DN phải có mức doanh thu hợp lí, phần lớn trong các DN sản xuất kinh doanh thìdoanh thu đạt được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hang hoá, sản phẩm Do đó việcthực hiện hệ thống kế toán về xác định KQKD sẽ đóng vai trò quan trọng trong việcxác định hiệu quả hoạt động của DN
Từ những nhận thức đó, trong thời gian thực tập tại DNTN TM Trường Hằng,
em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tại DNTN TM
Trường Hằng” làm đề tài chuyên đề cho mình.
Trang 10- Thời gian: Số liệu được lấy từ kết quả kinh doanh năm 2014
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu ở đơn vị thực tập
- Phân tích các số liệu ghi chép trên sổ sách của doanh nghiệp: sổ chi tiết, sổ tổnghợp, báo cáo tài chính
- Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu để phân tích, so sánh, đối chiếu
đó nêu lên những ưu, nhược điểm trong công tác kinh doanh nhằm tìm ra nguyên nhângiải pháp khắc phục cho doanh nghiệp nói chung và cho kế toán xác định kết quả kinhdoanh nói riêng
1.5 Kết cấu của chuyên đề
Kết cấu chuyên đề gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại DNTN
TM Trường Hằng
Chương 2 Lý luận cơ bản về kế toán xác định kết quả kinh doanh trong DNChương 3 Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại DNTN TMTrường Hằng
Chương 4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinhdoanh trong DNTN TM Trường Hằng
Trang 11Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2.1 Những vấn đề chung về kế toán xác định kết quả kinh doanh trong DN
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến xác định xác định kết quả kinh doanh
- KQKD là kết quả cuối cùng về các hoạt động của DN trong một kỳ nhất định,
là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của cáchoạt động kinh tế đã dược thực hiện Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp
có lãi, nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp sẽ lỗ KQKD bao gồm kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động khác
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch các khoản doanh thu từhoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, tài chính với các khoản chi phí làm phát sinhcác khoản doanh thu đó
+
Doanh thu hoạt động tài chính
- Chi phí tài chính -
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN Lợi nhuận gộp về bán
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
- KQKD trước thuế TNDN là tổng lợi nhuận từ kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh và kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế TNDN
Kết quả kinh doanh
trước thuế =
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh +
Lợi nhuận khác
Trang 12- KQKD sau thuế TNDN là lợi nhuận của doanh nghiệp thu được sau khi lấyKQKD trước thuế TNDN trừ đi chi phí thuế TNDN.
Kết quả kinh doanh
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: dùng để phản ánh doanh thu bánhàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinhdoanh Doanh thu bán hàng có thể thu bằng tiền ngay cũng có thể chưa thu được bằngtiền (do các thỏa thuận về thanh toán hàng bán), sau khi doanh nghiệp đã giao sảnphẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng chấpnhận
- Doanh thu tiêu thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trong cùng một công ty, tổngcông ty,…
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu bao gồm doanh thu tiền lãi, tiềnbản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chinh khác củadoanh nghiệp
- Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch
vụ và các khoản giảm trừ doanh thu ( chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàngbán bị trả lại )
-Các khoản giảm trừ doanh thu
-Thuế TTĐB, thuế
XK, thuế GTGT theo pp trực tiếp phải nộp
- Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yếtdoanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại
đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng
- Doanh thu hàng đã bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác
Trang 13Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điềukiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành, như: hàng kémphẩm chất, sai quy cách, chủng loại
- Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên muahàng trong trường hợp đặc biệt vì lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quycách, hoặc không đúng thời hạn… đã ghi trong hợp đồng
- Các khoản thuế làm giảm doanh thu như :
+ Thuế xuất khẩu
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
+ Phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp:
Thuế TTĐB phải nộp = Giá bán hàng × thuế suất
(1+ thuế suất)
- Chi phí hoạt động SXKD phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD thôngthường của doanh nghiệp như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp
- Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩmhàng hóa
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Những khoản chi phí có liên quan đến toàn bộhoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng cho bất cứ hoạt động nào thuộc chiphí QLDN gồm chi phí hành chính, chi phí khác…
- Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm( hoặc gồm cả chiphí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thươngmại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêuthụ, các khoản khác được tính vào giá gốc để xác định KQKD trong kỳ
- Chi phí hoạt động SXKD phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD thôngthường của doanh nghiệp như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp
- Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ
- Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhậpchịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành
Trang 14Chi phí thuế TNDN
hiện hành = Thu nhập chịu thuế ×
thuế suất thuế TNDN
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận năm trước
Thuế thu nhập hoãn
lại phải trả =
Chênh lệch tạm thời chịu thuế ×
thuế suất thuế TNDN
2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh.
2.1.2.1 Vai trò của kế toán xác định kết quả kinh doanh
Đối với một doanh nghiệp nói chung và một doanh nghiệp thương mại nói riêng,xác định kết quả bán hàng có vai trò quan trong từng bước hạn chế được sự thất thoáthàng hoá, phát hiện được những hàng hoá chậm luân chuyển để có biện pháp xử lýthích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn Các số liệu mà kế toán xác định kếtquả bán hàng cung cấp cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt được mức bánhàng từ đó tìm những biện pháp thiếu sót mất cân đối giữa khâu mua- khâu dự trữ vàkhâu bán để có biện pháp khắc phục kịp thời
Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán bán hàng và xác định kết quảbán hàng cung cấp, nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và tình hình tài chính củadoanh nghiệp, từ đó thực hiện chức năng quản lý kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, đồngthời nhà nước có thể kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụđối với nhà nước
Ngoài ra thông qua số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngcung cấp, các bạn hàng của doanh nghiệp biết được khả năng mua-dự trữ-bán các mặthàng của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư, cho vay vốn hoặc có quan hệlàm ăn với doanh nghiệp bạn
2.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả bán hàng
- Ghi chép đấy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra vàtiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng
- Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện, kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận,
Trang 15Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
phân phối lợi nhuận và kỷ luật thanh toán, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước
- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng, xácđịnh kết quả và phân phối kết quả, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lýdoanh nghiệp
Như vậy công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng là công việc quan trọngcủa doanh nghiệp nhằm xác định số lượng và giá trị của lượng hàng hoá bán ra cũngnhư doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Song để phát huy được vai trò
và thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu trên đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán thậtkhoa học, hợp lý đồng thời cán bộ kế toán phải nắm vững nội dung của việc tổ chứctốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là sốdoanh thu thuần và thu nhập thuần
2.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh theo quy định và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Bộ trưởng bộ tài chính đã ban hành, công bố 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam vàchế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006
áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong
cả nước
Đối với kế toán KQKD có các chuẩn mực kế toán liên quan:
Chuẩn mực 01: Chuẩn mực chung
Chuẩn mực 02: Hàng tồn kho
Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 162.3 Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành
- 511: Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
- 515: Doanh thu hoạt động tài chính
- 635: Chi phí hoạt động tài chính
- 711: Doanh thu hoạt động khác
- 811: Chi phí hoạt động khác
- 911: xác định kết quả kinh doanh
- 4211: Lợi nhuận phân phối năm trước
- 4212: Lợi nhuận phân phối năm nay
- 821: Chi phí thuế TNDN
2.3.3 Phương pháp hạch toán trong kỳ
Trang 17Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
Sơ đồ 2.1: Hạch toán doanh thu bán hàng:
Thuế GTGT( trực tiếp) phải
nộp, TTĐB Doanh thu bán hàn hóa,
sản phẩm, dịch vụ
Kết chuyển các khoản giảm Thuế
trừ doanh thu GTGT phải
nộp
Kết chuyển Kết chuyển doanh thu doanh thu của kỳ kế doanh thu chưa
Sơ đồ 2.2: Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
Kết quả doanh thu hoạt Thu lãi đầu tư
động tài chính
129,229,413Hoàn nhập dự phòng xử lý
Chênh lệch nếu tỷ giá
Trang 18Sơ đồ 2.3: Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Chiết khấu thương mại, giảm Kết chuyển chiết khấu
Giá hàng bán, hàng bán bị thương mại
Trả lại
3331thuế GTGT phải nộp
Sơ đồ 2.4 : Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng
Chi phí lương và các Giá trị thu hồi ghi giảm
Trang 19Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
Sơ đồ 2.5: Hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 20Sơ đồ 2.6: Hạch toán chi phí hoạt động tài chính:
129,229 635 129,229
Dự phòng đầu tư ngắn hạn, dài hạn hoàn nhập dự phòng đầu
Tư ngắn hạn, dài hạn
111,112,131,141 911 Chiết khấu thanh toán cho người mua kết chuyển chi phí tài chính Chi phí cho hoạt động vay vốn, đầu tư
Chứng khoán, số lỗ tỷ giá do bán ngoại tệ
121,128,221,222
Lỗ về đầu tư thu hồi
228,413*
Kết chuyển lỗ do chênh lệch tỉ giá
Trị giá vốn đầu tư bất động sản
111,112,311,315
Lãi tiền vay đã trả hoặc phải trả
Sơ đồ 2.7: Hạch toán kế toán thu nhập khác
333 711 111,112,131 Thuế GTGT phải nộp theo thu về thanh lý TSCĐ, thu
Phương pháp trực tiếp(nếu có) vi phạm hợp đồng, nợ khó đòi
đã xử lý sau thu được nợ
Trang 21Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
Sơ đồ 2.8: Hạch toán chi phí khác
Tiền phạt phải nộp về vi phạm hợp đồng kinh
tế, phải nộp về khoản DN bị truy thuế
Sơ đồ 2.9: Hạch toán kết quả kinh doanh
Trang 22Sơ đồ 2.10: Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
3334 821 911
Kết chuyển Chi phí thuế kết chuyển chi phí thuế TNDN
TNDN Phải nộp vào tài khoản 911
Sơ đồ 2.11: Hạch toán lợi nhuận chưa phân phối
Trang 23Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế ( định khoản kếtoán) của các nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theotừng nghiệp vụ phát sinh
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm có các loại sổ sách kế toán chủ yếu sauđây:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếuđơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, cácnghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Trường hợpđơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùnglàm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ(3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng
sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi
đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặcbiệt (nếu có)
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối
số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính
2.4.2 Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký – sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế, tài phátsinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế ( theo tài khoản
kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – sổ cái Căn
cứ để ghi vào Nhật ký – sổ cái là các chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại
Trang 24Nhật ký sổ cái: Sổ cái các tài khoản: 511, 515, 521, 531, 532, 632, 641, 642,
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trongtháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng sốliệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ởphần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh cáctháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuốitháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toántính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - SổCái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền "Phát sinh" ở phần Nhật Ký = Tổng số tiền phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản = Tổng số tiền phát sinh Có của các tài khoản
Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ,
số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệukhoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dưcuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái
và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp,
Trang 25Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính
2.4.3 Hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kếtoán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái
Hình thức chứng từ ghi sổ gồm có các sổ sách kế toán chủ yếu sau đây:
Sổ cái: Sổ cái các tài khoản: 511, 515, 521, 531, 532, 632, 641, 642, 635, 711,
811, 421, 821, 911
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: các tài khoản: 511, 515, 521, 531, 532, 632, 641,
642, 635, 711, 811, 421, 821, 911
Bảng cân đối tài khoản
- Các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đóđược dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh
Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cáilập Bảng Cân đối số phát sinh
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính Quan hệđối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có củatất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng sốtiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có củacác tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tàikhoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứngtrên Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 262.4.4 Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ.
Đặc trưng của hình thức Nhật ký – chứng từ là tập hợp và hệ thống hóa các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tíchcác nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thờigian với hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ
kế toán và trong cùng một quy trình ghi chép
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chi tiêu quản lý kinh
tế, tài chính và lập báo cái tài chính
- Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:
Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thìcăn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vàoNhật ký-Chứng từ
(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đốichiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổnghợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trựctiếp vào Sổ Cái
Trang 27Chương 2: Cơ sở lý luận GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghitrực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từngtài khoản để đối chiếu với Sổ Cái
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ,Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
2.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản cảu hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kếtoán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặckết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy
đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Hình thức kế toán trên máy vi tính gồm các loại sổ: phần mềm kế toán được thiết
kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng khônghoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
Trình tự ghi sổ:
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đượcthiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thôngtin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các
sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổnghợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thựctheo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu sốliệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghibằng tay
Trang 28CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI DNTN TM TRƯỜNG HẰNG 3.1 Tổng quan về công ty
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên tiếng Việt: Doanh nghiệp tư nhân thương mại Trường Hằng
Địa chỉ: Tiểu khu 6, Thị trấn Tĩnh Gia, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa
Đại diện pháp luật: Lê Đình Trường
Mã số thuế: 2801049145
Giấy phép số: 2601000606
Ngày cấp giấy phép: 23/05/2007
Ngày hoạt động: 01/06/2007 (tới nay đã hoạt động được 8 năm)
Vốn điều lệ: 3.600.000.000 đồng (ba tỷ sáu trăm triệu đồng)
Nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh, đại lý phân phối các loại hànghóa
3.1.2 Tình hình tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp:
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNGKỸTHUẬT
PHÒNGHÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾTOÁN
- Nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc: Là người ra quyết định và chịu trách nhiệm chung, chỉ đạo toàn bộhoạt động kinh doanh và là người đại diện hợp pháp của công ty
Phòng kinh doanh: Khai thác mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài tỉnh,chịu trách nhiệm toàn bộ việc giao dịch, tìm đơn hàng trình GĐ phê duyệt và phối hợpvới các phòng ban khác thực hiện tốt các hợp đồng đã ký
Trang 29Chương 3: Thực trạng kế toán GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
Phòng Kỹ thuật: Chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc đưa ranhững chính sách và quyết định, tổ chức thực hiện, giám sát và báo cáo đến Ban giámđốc về hoạt động lắp đặt, dịch vụ hỗ trợ, bảo hành và dịch vụ khách hàng
Phòng kế toán: Giúp công ty sử dụng vốn và tài sản một cách hài hòa, cân đối lậpBCTC, thực hiện các chức năng giám sát bằng tiền trong hoạt động kinh doanh củacông ty
3.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại DNTN TM Trường Hằng
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và chức năng, nhiệm vụ kế toán
- DNTN TM Trường Hằng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
- Đối với tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở DNTN TM Trường Hằng
là đơn vị hạch toán độc lập áp dụng hình thức tổ chức công tác bộ máy kế toán kiểutập trung theo sơ đồ:
Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán trong DN
- Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung có nhiệm vụ kiểm tra tính toán, giámsát mọi số liệu trên sổ kế toán, đôn đốc các bộ phận chấp hành mọi nội quy, quy định
kế toán do Nhà nước ban hành
- Kế toán bán hàng: Là phần hành kế toán rất quan trọng trong bộ máy kế toán.Các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong khâu bán hàng nhiều và phức tạp Hàng ngày kếtoán phải thường xuyên theo dõi tình hình Xuất Nhập Tồn kho của từng loại hàng hóa,báo cáo tình hình tiêu thụ hàng hóa cho kế toán với các nhà cung cấp, hiện có, tìnhhình biến động tài chính của doanh nghiệp Nắm vững được các khoản vay nợ của nhàcung cấp, khách hàng, ngân hàng và đối tác kinh doanh
- Thủ kho: Quản lý, theo dõi hàng hóa, sản phẩm bán thành phẩm, tài sản của
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN
BÁN HÀNG
KẾ TOÁN THANH TOÁN
THỦ KHO
THỦ QUỸ
Trang 30doanh nghiệp Theo dõi các nghiệp vụ Xuất Nhập Tồn kho của từng loại hàng hóa, tàisản kết hợp cùng với kế toán bán hàng theo dõi từng loại hàng hóa và báo cáo tìnhhình xuất kho tiêu thụ cho kế toán trưởng.
- Thủ quỹ: Quản lý quỹ thương mại của công ty trong việc thu chi cho các hoạtđộng khi có chứng từ hợp lệ, cấp phát lương cho cán bộ công nhân viên khi đến kỳ
3.2.2 Chính sách kế toán, các phương pháp kế toán doanh nghiệp áp dụng
* Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
Công ty áp dụng hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ quy trình ghi sổ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Kiểm tra, đối chiếu
Chứng từ kế toán
tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại
Sổ (thẻ)
kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Trang 31Chương 3: Thực trạng kế toán GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đóđược dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh
Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cáilập Bảng Cân đối số phát sinh
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phátsinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau vàbằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng
số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dưcủa từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoảntương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm
Kỳ hạch toán: Theo tháng
Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng
Thuế thu nhập doanh nghiệp: DN nộp thuế TNDN với thuế suất là 25% trên
thu nhập chịu thuế
Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho:
Phương pháp khấu hao: Đường thẳng (theo năm sử dụng)
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá và giá trị còn lại
Nguyên tắc đánh giá hàng hoá: Tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước,kiểm kê thực tế (đối chiếu sổ sách)
Giá thành đơn vị sản phẩm: Tính riêng cho từng loại sản phẩm trong mỗi kỳquyết toán
Ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận trên cơ sở hoá đơn đã
Trang 32phát hành và được người mua chấp nhận thanh toán.
Phương pháp nộp thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
Hệ thống báo cáo tại doanh nghiệp:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối số phát sinh
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo luân chuyển tiền tệ
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
3.3 Thực trạng công tác kế toán tại công ty
3.3.1 Các khoản doanh thu, chi phí tại DNTN TM Trường Hằng
DN phát sinh các khoản doanh thu, chi phí sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại )
- Thuế giá trị gia tăng
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lợi nhuận chưa phân phối
3.3.2.Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại DNTN TM Trường Hằng
Trang 33Chương 3: Thực trạng kế toán GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
- Giấy báo có của ngân hàng
- Phiếu kế toán
- Bảng lương và trích theo lương
- Bảng chi tiết xuất nhập tồn
3.3.2.2 Tài khoản sử dụng
Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 911 “xác định KQKD” để xác định KQKD củadoanh nghiệp trong một kỳ hạch toán:
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan:
- 511: Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
- 5211: Chiết khấu thương mại
- 635: Chi phí hoạt động tài chính
- 911: xác định kết quả kinh doanh
- 421: Lợi nhuận chưa phân phối
- 821: Chi phí thuế TNDN
3.3.2.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
a Kế toán doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Doanh thu bán hàng phát sinh từ hình thức bán buôn.
Nghiệp vụ 1: Ngày 10/12/2014 doanh nghiệp bán 1000 két bia Thanh Hoa thu
bằng tiền mặt, số tiền là 125.000/két thu bằng tiền mặt VAT khấu trừ 10% Giá xuấtkho là 110.000/két
Trang 34+ Sổ chi tiết hàng hóa
Đơn vị: DNTN TM Trường Hằng
Bộ phận: Tiểu khu 6 Thị Trấn Tĩnh Gia
Mẫu số: 01 – TT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTCNgày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU THU
Ngày 10 tháng 12 năm 2014
Quyển số: 02Số: 030Nợ: 111Có: 511Có: 3331
Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn thị Hoa
1Địa chỉ: 16 Hạc Thành_ Tp Thanh Hóa
Lý do nộp: Mua bia Thanh Hoa
Trang 35Chương 3: Thực trạng kế toán GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Ba
Tên đơn vị: Nhà hàng Tuấn Tràm
Mã số thuế: 2801041213
Địa chỉ: Tp Thanh Hóa
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ,
tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
Trang 36Nghiệp vụ 2: Ngày 20/12/2014, doanh nghiệp bán 1300 lít nước mắm loại 27 độ
đạm cho nhà hàng Dạ Lan với giá 18.900đ/lít, VAT 10%, giá xuất kho là 15.230đ/lít.Khách hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Trang 37Chương 3: Thực trạng kế toán GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Ba
Tên đơn vị: Nhà hàng Dạ Lan
Mã số thuế: 2800456224
Địa chỉ: Tp Thanh Hóa
tính
Sốlượng
Cộng tiền hàng: 24.570.000
Thuế suất GTGT: 10 %, Tiền thuế GTGT: 2.457.000
- Tổng cộng tiền thanh toán: 27.027.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi bảy triệu không trăm hai mươi bảy nghìn đồng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
Trang 38Số tiền bằng chữ: Hai mươi bảy triệu không trăm hai mươi bảy nghìn đồng.
Nội dung: Thu tiền hàng
Giao dịch viên Kiểm soát
Trang 39Chương 3: Thực trạng kế toán GVHD: Th.S Lê Thị Hồng Sơn
Đơn vi: DNTN TM Trường Hằng
Bộ phận: Tiểu khu 6 Thị Trấn Tĩnh Gia
Mẫu số: 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTCNgày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 22 tháng 12 năm 2014
Số: 123
Nợ:632 Có:156
- Họ và tên người nhận hàng: Nhà hàng Dạ Lan Địa chỉ (bộ phận):
- Lý do xuất kho: Xuất bán 1300 lít nước mắn 27 độ đạm
- Xuất tại kho (ngăn lô): Địa điểm:
Số lượng
Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Trang 40- Doanh thu bán hàng phát sinh từ hình thức bán đại lý
Nghiệp vụ 1: Ngày 12/12/2014 nhận được thông báo 500 thùng nước uống C2gửi đại lý đã bán được giá chưa thuế là 240.000/thùng, giá xuất kho 220.000/thùng,VAT 10% Nộp toàn bộ tiền mặt cho doanh nghiệp sau khi trừ hoa hồng được hưởng5% trên giá bán chưa thuế
Có TK 157: 110.000.000 Hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán đại lý.