1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty công nghiệp hóa chất mỏ quảng ninh

90 228 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Các khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN - Thuế TNDN bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuếTNDN kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động SXKD hàng h

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận, cùng với những cố gắng của bản thân, em đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và cán bộ, nhân viên trong công ty Công nghiệpHóa chất mỏ Quảng Ninh

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Trần Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn chỉbảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và đặc biệt là cán bộ, nhân viên phòng

kế toán của công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh đã giúp đỡ và hướng dẫn

em thực hiện tốt quá trình thực tập tốt nghiệp của mình

Do thời gian thực tập có hạn, nhận thức của bản thân về các lý luận và kinhnghiệm thực tế còn hạn chế, khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Emrất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong công ty đểkhóa luận của em hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Hà Thị Chúc

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Mục lục

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC HÌNH VẼ vi

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của kế toán xác định kết quả kinh doanh 1

2.Mục tiêu 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4.Phương pháp nghiên cứu 3

5.Kết cấu khóa luận: Gồm 3 chương 3

CHƯƠNG 1 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1.Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 4

1.2.Nội dung kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 8

CHƯƠNG 2 20

CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ QUẢNG NINH 20

2.1.Đặc điểm chung của công ty và công tác kế toán tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh 20

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty 22

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23

2.2.Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh 27

Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 30

Bảng 2.2 Hóa đơn giá trị gia tăng 31

Bảng 2.3 Trích sổ cái tài khoản 511 33

Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán tài khoản 521 35

Hình 2.4 Sơ đồ kế toán nhận lại hàng hóa, sản phẩm 35

Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí giá vốn hàng bán 37

Bảng 2.4 Phiếu xuất kho 38

Bảng 2.5 Trích sổ cái tài khoản 632 40

Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán tài khoản 641 42

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Mục lục

Bảng 2.6 Phiếu chi 43

Bảng 2.7 Trích Sổ Cái tài khoản 641 45

2.2.5.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 46

Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán tài khoản 642 47

Bảng 2.8 Phiếu chi 48

Bảng 2.9 Trích Sổ Cái tài khoản 642 50

2.2.6.Kế toán thu nhập hoạt động tài chính 52

Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 53

Bảng 2.10 Trích Sổ Cái tài khoản 515 54

2.2.7.Kết toán chi phí tài chính 55

Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán tài khoản 635 56

Bảng 2.11 Trích Sổ Cái tài khoản 635 58

Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán tài khoản 711 60

Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán tài khoản 811 61

Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán tài khoản 911 63

Bảng 2.12 Trích Sổ Cái tài khoản 911 66

Bảng 2.13 Trích Sổ Nhật ký chung 68

Bảng 2.14 Trích Sổ Cái tài khoản 421 71

2.3.Đánh giá chung về công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty 72 CHƯƠNG 3 76

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ QUẢNG NINH 76

3.1.Mục tiêu, phương hướng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh 76

3.2.Một số giải pháp hoàn thiện về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty 78

3.3.Điều kiện thực hiện 82

PHẦN KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Danh mục các từ viết tắt

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Danh mục bảng biểu

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Error: Reference source not found

Bảng 2.2 Hóa đơn giá trị gia tăng 31

Bảng 2.3 Trích sổ cái tài khoản 511 Error: Reference source not found

Bảng 2.4 Phiếu xuất kho Error: Reference source not found

Bảng 2.5 Trích sổ cái tài khoản 632 40

Bảng 2.6 Phiếu chi 43

Bảng 2.7 Trích Sổ Cái tài khoản 641 45

Bảng 2.8 Phiếu chi Error: Reference source not found

Bảng 2.9 Trích Sổ Cái tài khoản 642 50

Bảng 2.10 Trích Sổ Cái tài khoản 515 53

Bảng 2.11 Trích Sổ Cái tài khoản 635 Error: Reference source not found

Bảng 2.12 Trích Sổ Cái tài khoản 911 66

Bảng 2.13 Trích Sổ Nhật ký chung 67

Bảng 2.14 Trích Sổ Cái tài khoản 421 Error: Reference source not found

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Danh mục hình vẽ

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Error: Reference source not found

Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 30

Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán tài khoản 521 Error: Reference source not found Hình 2.4 Sơ đồ kế toán nhận lại hàng hóa, sản phẩm Error: Reference source not found Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí giá vốn hàng bán Error: Reference source not found Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán tài khoản 641 42

Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán tài khoản 642 Error: Reference source not found Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 52

Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán tài khoản 635 55

Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán tài khoản 711 59

Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán tài khoản 811 60

Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán tài khoản 911 62

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Mở đầu

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của kế toán xác định kết quả kinh doanh

 Về mặt lý thuyết

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập mạnh mẽ với sự cạnh tranh khốc liệt vốn

có, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình các doanh nghiệp đều hướng tớimục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Do vậy nhu cầu sử dụng thông tin tài chính một cáchnhanh chóng, đầy đủ và chính xác càng trở nên cấp thiết Vai trò của kế toán càngđược khẳng định rõ ràng hơn trong xu thế phát triển kinh tế ngày nay, bởi kế toán làmột công cụ quản lý tài chính, cung cấp các thông tin tài chính hiện thực, có giá trịpháp lý và độ tin cậy cao, giúp doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đánh giáđúng đắn tình hình sản xuất kinh doanh(SXKD) của đơn vị, làm cơ sở để đưa ra cácquyết định kinh tế kịp thời

Kết quả kinh doanh(KQKD) của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giáchính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từng thời kỳ Tùy theo quy

mô, loại hình kinh doanh cũng như công tác tổ chức kế toán tại doanh nghiệp mà kếtoán kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp được hạch toán sao cho phù hợp nhất

Kế toán xác định KQKD là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh được thực trạngSXKD Đồng thời, nó còn là một công cụ tài chính phục vụ đắc lực cho công tác quảntrị: Dựa vào kết quả kinh doanh giúp ta có cái nhìn vừa tổng quan, vừa chi tiết về tìnhhình cụ thể tại đơn vị Thông qua việc theo dõi thực trạng đánh giá các vấn đề thực tếnhà quản trị đưa ra những giải pháp, những quyết định kinh tế phù hợp nhằm thực hiệnmục tiêu quan trọng đã định ra Điều đó đòi hỏi kế toán xác định kết quả kinh doanhphải được thực hiện một cách kịp thời và chính xác, đây là nhiệm vụ chung của côngtác kế toán

 Về mặt thực tiễn

Với sự phát triển ngày nay, đòi hỏi công tác kế toán không ngừng đổi mới vàhoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầuquản lý ngày càng cao của nền kinh tế nói chung, cũng như đối với các doanh nghiệpnói riêng Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi đơn vị cũng như công ty Công nghiệpHóa chất mỏ Quảng Ninh

Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh thành lập năm 1995 với ngànhnghề kinh doanh chính là vật liệu nổ và các sản phẩm hóa chất khác, SXKD Qua quátrình hình thành và phát triển công ty đã khắc phục những khó khăn cơ bản để hoànthành mục tiêu kinh tế đã đặt ra, tạo dựng uy tín với các khách hàng trong đó phải kểđến công tác kế toán, công cụ là kế toán xác định kết quả kinh doanh Hiện nay, thịtrường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi thông tin cần được cung cấp đầy đủ, cụthể hơn đáp ứng yêu cầu những thay đổi của công ty phù hợp với sự vận động mạnh

mẽ của môi trường kinh doanh Hơn nữa, thực hiện tốt kế toán xác định KQKD góp

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Mở đầu

nhuận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao uy tín của công ty trên lĩnhvực kinh doanh

Trong thời gian thực tập tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninhcũng như qua các phiếu điều tra, thông qua các tài liệu tham khảo, trao đổi với bộ phận

kế toán em nhận thấy mức độ quan trọng của kế toán xác định KQKD đối với sự tồntại và phát triển, sự ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả kinh tế của công ty Bên cạnh đó,trong thực tế công tác kế toán còn gặp phải những hạn chế, khó khăn nhất định làmảnh hưởng không nhỏ đến KQKD như việc áp dụng chuẩn mực kế toán(CMKT), chế

độ kế toán(CĐKT), (sử dụng tài khoản, sổ kế toán, chưa đầy đủ, chi tiết ) Đó lànhững vấn đề còn tồn tại cần được hoàn thiện, khắc phục trong công tác kế toán, đặcbiệt là kế toán xác định KQKD tại đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh củacông ty trong tương lai

Việc xác định KQKD một cách trung thực, chính xác, kịp thời và có sự thốngnhất giữa các doanh nghiệp có vai trò quan trọng Đó là cơ sở để đánh giá tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp, là chỉ tiêu so sánh năng lực hoạt động giữa các doanhnghiệp với nhau, là một trong những căn cứ để nhà quản trị ra quyết định Để thựchiện được những yêu cầu đó thì đòi hỏi hệ thống các quy định, hướng dẫn của nhànước về kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nóiriêng phải được ban hành đầy đủ, rõ ràng và thống nhất, công tác kế toán ở doanhnghiệp phải được tổ chức và thực hiện một cách khoa học, hợp lý Tuy nhiên, hiện naykhông ít các doanh nghiệp còn gặp phải những khó khăn do nhiều nguyên nhân khácnhau như: sự hạn chế về năng lực trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán, ý muốn chủquan của doanh nghiệp, sự thống nhất giữa các doanh nghiệp trong sự vận dụng cácquy định về kế toán, hay sự khác nhau trong việc lựa chọn các phương pháp tính toán

Xuất phát từ cơ sở lý luận và tình hình thực tế tại công ty, cùng với sự giúp đỡcủa ban lãnh đạo, với sự gợi ý của các chị trong bộ phận kế toán của công ty, em đãlựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công

ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh”

2 Mục tiêu

Đề tài nghiên cứu để tìm hiểu và hoàn thiện kế toán xác định KQKD tại công tyCông nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh với mục tiêu dựa trên cơ sở lý luận để giảiquyết các vấn đề thực tiễn

+ Về mặt lý luận: Đi sâu vào nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ những lý luận cơ bản

về kế toán xác định kết quả kinh doanh Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan về kếtoán KQKD tại doanh nghiệp theo CĐKT doanh nghiệp lớn ban hành theo thông tư200/2014/TT- BTC và CMKT Việt Nam hiện hành

+ Về mặt thực tiễn: Đi sâu vào tìm hiểu và phân tích những kết quả thu được từ việckhảo sát thực tế kế toán xác định KQKD tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ QuảngNinh để thấy được thực trạng công tác kế toán cũng như sự khác nhau giữa những quy

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Mở đầu

định của chuẩn mực, chế độ, các quy định của nhà nước với thực tế áp dụng tại công

ty Từ đó đánh giá thực trạng, những việc đã làm được cũng như những khó khăn tồntại cần giải quyết và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tại công ty Công nghiệp Hóachất mỏ Quảng Ninh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng: Khóa luận nghiên cứu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanhcủa công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh trong điều kiện áp dụngCĐKT theo thông tư số 200/2014/TT- BTC do nhà nước ban hành ngày22/12/2014 và tuân thủ CMKT, luật kế toán và các thông tư hướng dẫn thi hànhcủa chính phủ

4 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài hoàn thiện kế toán xác định KQKD, em đã sử dụng 2 phương phápnghiên cứu đó là: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp phân tích dữliệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Là việc tập hợp các thông tin có sẵnphục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài Thông qua các thông tin kế toán trongbáo cáo KQKD, báo cáo tài chính (BCTC), cũng như qua các bài luận văn,chuyên đề cùng nội dung nghiên cứu của các năm trước

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Đây là phương pháp sử dụng các phép biệnchứng và lịch sử, cụ thể là các phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật Đặc biệt làphương pháp so sánh, đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất (sosánh giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác như giữa doanh thu với chi phí để đánhgiá KQKD của doanh nghiệp hay là KQKD của năm nay với các năm trước ).Kết hợp với phương pháp so sánh còn có phương pháp khác như phân tích đốichiếu, sử dụng phần mềm hỗ trợ word, excel để nghiên cứu vấn đề cho hiệuquả hơn

5 Kết cấu khóa luận: Gồm 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệpChương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóachất mỏ Quảng Ninh

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công

ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH

DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Các khái niệm về kết quả kinh doanh

- Kết quả hoạt động kinh doanh (Theo giáo trình Kế toán tài chính- NXB Tàichính, trang 392) là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thôngthường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định,biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ

- Kết quả hoạt động kinh doanh (Theo Kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê,năm 2004, trang 302) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần (DTT) về bánhàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính với giá trị giá vốn hàng bán(GVHB), chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) và chi phí hoạt động tàichính (CPHĐTC)

- Kết quả hoạt động khác (Theo Kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê, năm

2004, trang 316) là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoảnchi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp, hay những khoản thu không mangtính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít có khả năngxảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại

1.1.1.2 Các khái niệm về doanh thu, thu nhập

- Doanh thu (Theo giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, năm 2010, trang338) là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phátsinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăngvốn chủ sở hữu

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo giáo trình Kế toán Tài chính,NXB Tài chính, trang 340) là toàn bộ số tiền thu được hoặc số thu được từ cácgiao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ cho khách hàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán(nếu có)

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Bộ Tài chính, Chế độ kếtoán doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội, năm 2007, trang 636) là phần còn lạicủa doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,thuế GTGT của doanh nghiệp nộp theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ kếtoán, là căn cứ tính kết quảHDDKDKD của doanh nghiệp

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

- Doanh thu hoạt động tài chính (Theo giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tàichính, năm 2010, trang 378) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thuđược từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán Doanhthu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức vàlợi nhuận được chia của doanh nghiệp

- Thu nhập khác (Theo giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, năm 2010,trang 385) là các khoản thu nhập không phải là doanh thu của doanh nghiệp.Đây là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt độngkinh doanh thông thường của doanh nghiệp

- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

+ Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua với khối lượng lớn (VAS 14)

+ Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua hàng do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu với thị hiếu (VAS 14)

+ Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ

bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán (VAS 14)

1.1.1.3 Các khái niệm về chi phí

- Chi phí (Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính,năm 2006, trang 78) là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ

kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặcphát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồmkhoản phân phối cho cổ đông và chủ sở hữu

- Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bấtđộng sản đầu tư, giá thành của các sản phẩm xây lắp bán trong kỳ

- Chi phí bán hàng (Theo giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, năm 2010,trang 365) là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sảnphẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tàichính, năm 2010, trang 371) là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lýsản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chấtchung toàn doanh nghiệp

- Chi phí tài chính (Theo giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, năm 2010,trang 378) là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt độngđầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp

- Chi phí khác ( Theo giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, năm 2010,trang 384) là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinhdoanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp Đây là những khoản lỗ do các sự kiện

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanhnghiệp

1.1.1.4 Các khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

- Thuế TNDN bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuếTNDN kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch

vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần.Thuế TNDN bao gồm các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đốivới các tổ chức, các nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sởthường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết haycông ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanhtoán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy địnhcủa luật thuế TNDN hiện hành (Bộ tài chính, hệ thống CMKTVN, NXB Thống

kê, năm 2006, trang 238)

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành vàchi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thunhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ (Bộ tàichính, Hệ thống CMKTVN, NXB Thống kê, năm 2006, trang 238)

1.1.2 Vị trí, vai trò của kế toán xác định kết quả kinh doanh

Để hoạt động bán hàng của đơn vị có hiệu quả, đem lại lợi nhuận ngày càngcao, các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinhdoanh, trong đó có kế hoạch bán sản phẩm một cách khoa học, thực hiện tính toán đầy

đủ, chính xác các khoản chi phí, doanh thu và kết quả bán hàng nhằm đánh giá hoạtđộng bán hàng

Muốn vậy, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải làm tốt nhữngnhiệm vụ sau:

- Phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng của công

ty Trên cơ sở đó đề xuất những định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

ở công ty

- Tổng hợp, tính toán và phân bổ hợp lý các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản

lý doanh nghiệp cho hàng bán ra Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng xuấtbán, các khoản thuế phải nộp nhà nước về bán hàng, xác định chính xác doanhthu và kết quả kinh doanh

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, kế hoạch kết quảkinh doanh của công ty trên cơ sở đó đề ra biện pháp cải tiến, hoàn thiện hoạtđộng sản xuất và tiêu thụ của đơn vị, nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh

Sau một quá trình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp phải xác định kết quảcủa từng hoạt động Kết quả kinh doanh (KQKD) phải được xác định một cách đúng

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

đắn cho mỗi hoạt động của doanh nghiệp theo quy định tài chính, kế toán hiện hành.Trên cơ sở đó, kế toán xác định KQKD phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác tình hình hiện có và sự biếnđộng của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng,chủng loại và giá trị

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, cáckhoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp,đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng

- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt động

- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và định

kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định vàphân phối kết quả

1.1.4 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh bao gồm: kết quả từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) và kếtquả hoạt động khác

- Thuế suất thuế TNDN tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngành kinh doanh mànhà nước có các mức thuế suất khác nhau

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả từ các HĐ SXKD, cung cấp các dịch vụ vàhoạt động tài chính (HĐTC) của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu,được xác định theo công thức sau:

Kết quả

Lợi nhuận gộp về BH&

CCDV

QLDNTrong đó:

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

CCDV

-Các khoảngiảm trừDT

Kết quả hoạt động khác được xác định như sau:

- Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ

- Thu từ phạt vi phạm hợp đồng

- Thu nhập từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ

Chi phí khác là các khoản chi phí ngoài dự tính của doanh nghiệp và khôngthường xuyên, bao gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý,nhượng bán

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế

1.2 Nội dung kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực

Kế toán KQKD cần tuân thủ các nguyên tắc được quy định trong các chuẩnmực kế toán (CMKT) liên quan như: VAS 01- Chuẩn mực chung, VAS 14- Doanh thu

và thu nhập khác, VAS 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp

a Chuẩn mực kế toán số 01: Chuẩn mực chung

- Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp có liên quantới doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán tại thời điểm phát sinh khôngcăn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

- Hoạt động liên tục: Kế toán KQKD phải được thực hiện trên cơ sở giả định là

kế toán KQKD đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động liên tục kinhdoanh bình thường trong tương lai gần, nhờ đó KQKD kỳ này sẽ mang tính kếthừa và nối tiếp logic với các kỳ kế toán trước và sau

- Nhất quán: Các chính sách và phương pháp KTDN đã lựa chọn liên quan đến

kế toán KQKD phải được áp dụng thống nhất ít nhất là trong một kỳ kế toánnăm Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thìphải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minhBCTC

- Thận trọng: KQKD cần được xác định một cách nhanh chóng và kịp thời nhưngphải đảm bảo được tính chính xác và trung thực của số liệu trên BCTC củadoanh nghiệp Do đó, kế toán cần xem xét, cân nhắc và phán đoán kỹ lưỡng khilập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thậntrọng áp dụng trong kế toán KQKD đòi hỏi:

+ Phải lập các khoản dự phòng cho kỳ tiếp theo nhưng không lập quá lớn, làmảnh hưởng đến kết quả thực tế thu được từ HĐKD trong kỳ hiện tại

+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, vì nếulàm như vậy thì KQKD cuối kỳ sẽ không chính xác và trung thực

+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ và chi phí để việc xác địnhKQKD cuối kỳ đảm bảo tính chính xác

+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằngchứng về khả năng phát sinh chi phí Có như vậy kế toán KQKD mới thực sựhiệu quả và chính xác

- Trọng yếu: KQKD phản ánh năng lực và hiệu quả HĐKD của doanh nghiệptrong kỳ kế toán Đây chính là cơ sở đề các nhà quản trị doanh nghiệp có nhữngnhìn nhận và đánh giá chính xác nhất phục vụ cho những quyết định, nhữngchiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp Do đó, số liệu kế toán KQKD phảichính xác trung thực, không được có sai lệch so với thực tế Nếu những thôngtin trên BCTC thiếu chính xác thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định củacác đối tượng sử dụng BCTC của đơn vị

b Chuẩn mực kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác

Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập đóng vai trò rất quan trọng kế toán KQKD Do vậy,doanh thu phải được xác định một cách chính xác Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trịcủa các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộbên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu

Xác định doanh thu: Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

DTBH chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghinhận khi thỏa mãn tất cả bốn điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kếtoán

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó

Đối với doanh thu HĐTC: theo đó doanh thu HĐTC là doanh thu từ tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức và lợi nhuận được chia Ghi nhận doanh thu HĐTC phải thỏa mãn đồngthời cả hai điều kiện sau:

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

c Chuẩn mực kế toán số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế TNDN

* Ghi nhận thuế TNDN hiện hành phải nộp:

Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước chưa nộp phải được ghi nhận

là nợ phải trả Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó thì phần nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản

*Xác định giá trị:

Thuế TNDN phải nộp cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng giá trị

dự kiến phải nộp cơ quan thuế, sử dụng mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tạingày kết thúc niên độ kế toán

1.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh theo chế độ hiện hành (Theo thông tư

200/2014/TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014)

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Kế toán kết quả HDDKD sử dụng chủ yếu là các chứng từ tự lập, bao gồm:

- Bảng tính kết quả HĐKD, kết quả hoạt động khác trong kỳ

- Các chứng từ gốc phản ánh các khoản DT, CPTC và hoạt động khác: Phiếuxuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng

- Các chứng từ khác như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngânhàng

 Quá trình luân chuyển chứng từ

- Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán và các bộ phận liên quan sẽtiến hành lập chứng từ, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếuchi Chứng từ được lập theo đúng mẫu quy định, phải ghi đúng nội dungcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được lập đủ số liên quy định Chứng từ

sẽ được luân chuyển đến các phòng ban có trách nhiệm: Kế toán, giámđốc, để kiểm tra và ký duyệt

- Sau đó, một liên chứng từ sẽ giao cho phòng kế toán, nhân viên kế toán sẽsắp xếp chứng từ và tiến hành ghi sổ kế toán tương ứng (Sổ kế toán tàikhoản 5111, 632, 711,811,911, )

- Sau khi kế toán vào sổ, các chứng từ sẽ được lưu trữ và bảo quản theođúng quy định của nhà nước

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán KQKD sử dụng chủ yếu các tài khoản (TK) sau: TK511, TK 515, TK 711,TK

521, TK 632, TK 641, TK 642, TK 635, TK 811, TK 821, TK 911, TK 421

a Tài khoản 911 (xác định kết quả kinh doanh)

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạtđộng khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm Kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt độngtài chính và kết quả hoạt động khác

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911:

Bên nợ:

- Trị gía vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phíkhác;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Kết chuyển lãi

Bên Có:

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đãbán trong kỳ;

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp;

- Kết chuyển lỗ

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ

b Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệpbao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanhsau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành

Bên Nợ:

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung dophát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghinhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãnlại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả đượchoàn nhập trong năm);

- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tàisản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thunhập hoãn lại phát sinh trong năm);

- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212- “Chi phí thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK8212- “Chi phíthuế thu nhập hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên có TK 9111- “Xác định kếtquả kinh doanh”

Bên Có:

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn

số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm thời phải nộp được giảm trừ vàochi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sótkhông trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập hiệnhành trong năm hiện tại;

- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuếthu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trongnăm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);

- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãnlại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trảphát sinh trong năm);

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hànhphát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành trong năm vào TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh”;

- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phátsinh bên Có TK 8212- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinhtrong kỳ vào bên Nợ TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh”

Tài khoản 821- “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ

c Một số tài khoản liên quan khác như sau:

TK 511- Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ

TK 642- Chi phí quản lýdoanh nghiệp

TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối TK 641- Chi phí bán hàng

TK 515- Doanh thu hoạt động tài

1.2.2.3 Trình tự kế toán kết quả kinh doanh

KQKD là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kếtoán nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chiphí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện KQKD được thực hiện bằng lãi (nếudoanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí)

Cuối kỳ kinh doanh, kế toán căn cứ vào số liệu đã hạch toán trên các tài khoảnthu nhập và chi phí để kết chuyển xác định KQKD như sau:

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lạii, khoản giảm giáhàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tếtrong kỳ để xác định DTT

1 Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần từbên Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Nợ TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ sang bên Có TK 911- Xác định kết quả kinhdoanh

2 Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ,chi phí liên quan đến HĐKD bất động sản đầu tư như chi phí khấu hao, chiphí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượngbán bất động sản đầu tư từ bên Có TK 632 sang bên Nợ TK 911- Xác địnhkết quả kinh doanh

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

3 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu HĐTC và các khoản thu nhập khác

từ bên Nợ TK 515, TK 711 sang bên Có TK 911- Xác định kết quả kinhdoanh

4 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí HĐTC và các khoản chi phí khác từ bên

Có TK 635, TK 811 sang bên Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

5 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển CPBH phát sinh trong kỳ từ bên Có TK 641sang bên Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

6 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển CP QLDN phát sinh trong kỳ từ bên Có TK

642 sang bên Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

7 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành từ bên Có TK

8211 sang bên Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

8 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và sốphát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”:+ Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có thì sốchênh lệch kết chuyển từ bên Có TK 8212 sang bên Nợ TK 911- Xác địnhkết quả kinh doanh

+ Nếu số phát sinh bên Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh bên Có TK Xác định kết quả kinh doanh

911-9 Nếu tổng số phát sinh bên Nợ TK xác định kết quả kinh doanh > tổng sốphát sinh bên Có => Kết chuyển lỗ từ bên Có TK 911 sang bên Nợ TK 421-Lợi nhuận chưa phân phối Số lỗ là chênh lệch giữa tổng phát sinh bên Nợvới bên Có TK Xác định kết quả kinh doanh

- Nếu tổng số phát sinh bên Nợ TK xác định kinh doanh < tổng số phát sinhbên Có => Kết chuyển lãi từ bên Nợ TK 911- Xác định kết quả kinhdoanh sang bên Có TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối Số lãi là chênhlệch giữa tổng phát sinh bên Có với tổng phát sinh bên Nợ của TK Xácđịnh kết quả kinh doanh

- Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợinhuận chưa phân phối năm trước từ bên Có TK 4211- Lợi nhuận chưaphân phối năm trước sang bên Nộ TK 4212- Lợi nhuận chưa phân phốinăm nay

1.2.2.4 Sổ kế toán

Công tác tổ chức sổ kế toán phụ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp

áp dụng Nếu công tác tổ chức sổ kế toán và hình thức kế toán hợp lý sẽ phát huy đượcchức năng giám đốc của kế toán, cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các chỉ tiêucần thiết cho quản lý kinh doanh, đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả của côngtác kế toán

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Mỗi hình thức kế toán có số lượng và kết cấu các sổ là khác nhau Hiện nay, các doanhnghiệp vận dụng hình thức kế toán sau:

a Hình thức nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phảiđược ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo thời gian phát sinh vàtheo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của từng nghiệp vụ đó Sau đó, lấy số liệutrên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Các loại sổ chủ yếu dùng trong kế toán kết quả kinh doanh:

mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụphát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

+ Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặcbiệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụphát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phùhợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm:

+ Cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đốichiếu khớp đúng trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toánchi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ vàtổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ vàTổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật kýđặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

+ Sổ Nhật ký- Sổ Cái các TK 911, 421, 511, 515, 632, 641, 642, 711, 811

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày:

+ Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

đã được kiểm tra và được dung làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ,tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký- Sổ Cái Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảngtổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký vàphần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại(Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập ) phát sinh nhiều lần trong một ngàyhoặc định kỳ 1 đến 3 ngày Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùngloại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký- Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

có liên quan

- Cuối tháng:

+ Sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhậtký- Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phátsinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghivào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và sốphát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứvào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuốitháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký- Sổ Cái

+ Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký- Sổ Cáiphải đảm bảo các yêu cầu sau:

= Tổng số phát sinh Có

của tất cả các tài khoản

Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, sốphát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khóa

sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản Số liệu trên

“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dưcuối tháng của từng khoản trên Sổ Nhật ký- Sổ Cái Số liệu trên Nhật ký- Sổ Cái vàtrên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng

sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính

c Hình thức chứng từ ghi sổ

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp đểghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ

tự trong Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kếtoán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau:

sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan

- Cuối tháng:

+ Phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhtrong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng sốphát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cânđối số phát sinh

+ Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính Quan hệđối chiếu, kiểm tra đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cảcác tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phátsinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tàikhoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trênBảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảngtổng hợp chi tiết

d Hình thức nhật ký chứng từ

Đặc trưng cơ bản:

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

- Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các

TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các TK đối ứngNợ

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thờigian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ

kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng TK, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tàichính và lập BCTC

Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Cuối tháng:

+ Khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký- Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệutrên các Nhật ký- Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết

có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký- Chứng từ ghi trực tiếp vào

Sổ Cái Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đượcghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toánchi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiếp lập các Bảng tổng hợp chi tiếttheo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một sốchỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký- Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiếtđược dùng để lập báo cáo tài chính

e Hình thức kế toán trên máy tính

- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy tính: là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán khônghiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán

và BCTC theo quy định

- Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán đượcthiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đónhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay

- Công việc hàng ngày:

+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra,được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết

kế sẵn trên phần mềm kế toán

+ Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào

sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liênquan

- Công việc cuối tháng:

+ Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổnghợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thựctheo thông tin đã lập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệugiữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

+ Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định

+ Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ragiấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toánghi bằng tay

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ QUẢNG NINH

2.1 Đặc điểm chung của công ty và công tác kế toán tại công ty Công

nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty Công

nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

- Giai đoạn từ 16/6/1995 đến 27/3/2006 Từ Xí nghiệp Hóa chất mỏ QuảngNinh phát triển thành Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

Để quản lý chuyên ngành, ngày 10/10/1994 Thủ Tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 563/TT thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam theo hướng thí điểmxây dựng Tập đoàn kinh tế mạnh (còn gọi là Tổng Công ty 91) Bộ Năng lượng raquyết định số 204 NL/TCCB - LĐ thành lập Công ty Hoá chất mỏ trực thuộc TổngCông ty than Việt Nam (nay là Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ -Vinacomin) trên cơ sở Xí nghiệp Hoá chất mỏ cũ

- Giai đoạn từ năm 2006 đến nay:

Đây là giai đoạn được đánh giá là giai đoạn tiến bộ và phát triển vượt bậc cả về

cơ cấu tổ chức, năng lực sản xuất, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận v.v

Ngày 27/03/ 2006 Tổng Giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam ban hànhQuyết định số 653/QĐ – TCCB về việc đổi tên Xí nghiệp Vật liệu nổ công nghiệpQuảng Ninh thành Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh Công ty côngnghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh về cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh và nhânlực lao động được bổ sung và sắp xếp lại Giám đốc Công ty là đồng chí Đào TrọngVinh, 03 phó Giám đốc: đồng chí Bùi Hồng Quang, đồng chí Lê Xuân Liệu và đồngchí Ngô Xuân Thanh, Kế toán trưởng là đồng chí Hà Tiến Hảo

Ngày 23/11/2012 Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN banhành Quyết định số 3238/ QĐ - MICCO về việc bổ nhiệm đồng chí Lê Xuân Liệu –Phó Giám đốc Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh giữ chức Giám đốcCông ty công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh kể từ ngày 01/12/ 2012 đến nay

Tên công ty: CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ QUẢNG NINH

Địa chỉ: Phường Hà Khánh- TP Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh

Mã số thuế: 0100101072001

Tài khoản: 102010000221625 Ngân hàng Công Thương Quảng Ninh

Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh là đơn vị trực thuộc của Tổngcông ty Công nghiệp Hóa chất mỏ- Vinacomin, thuộc thành viên của tập đoànThan- Khoáng sản Việt Nam (TKV)

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty Công nghiệp Hóa chất

- Sản xuất dây kíp mìn và các loại dây cách điện khác

- Sản xuất vật liệu xây dựng

- Chế biến và tiêu thụ than sinh hoạt

- Kinh doanh vật tư phục vụ sản xuất vật liệu nổ, vận tải thuỷ, bộ

- Kinh doanh khách sạn du lịch

- Thiết kế và xây dựng các kho chứa vật liệu nổ

Nhiệm vụ:

- Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký

- Nộp thuế, bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước đầyđủ

- Đảm bảo phát triển vốn kinh doanh, đồng thời không ngừng nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp

- Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, antoàn xã hội, đảm bảo giữ gìn tài nguyên môi trường

- Nâng cao trình độ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêudùng bằng chất lượng, phương thức phục vụ hợp lý, giá cả ổn định, tổ chứcmạng lưới kênh phân phối giúp việc lưu thông hàng hóa được thuận lợi

- Thực hiện tốt chính sách nội bộ, có kế hoạch đào tạo, nang cao trình độ chocán bộ công nhân viên, nâng cao đời sống vật chất của người lao động

2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của đơn vị:

Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh được Tổng Công ty côngnghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN giao nhiệm vụ:

- Sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Nghiên cứu,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng vậtliệu nổ công nghiệp Tiếp nhận, bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ quốc gia về vậtliệu nổ công nghiệp

- Dịch vụ khoan nổ mìn cho các Công ty mỏ và các ngành kinh tế được phép sửdụng VLNCN

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

Từ mô hình tổ chức và cơ chế quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanhCông ty công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh liên tục đạt mức tăng trưởng, hoạtđộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đơn vị đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ

đó là sản xuất, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn luôn đápứng đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng VLNCN cho khách hàng

2.1.3 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng

Ninh

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

2.1.4 Chức năng của các phòng ban

- Giám đốc: Là người đại diện cho công ty, có quyền hạn cao nhất trong công

ty, được hội đồng quản trị bầu lên, có chức năng điều hành mọi hoạt độngcủa công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của côngty

- Phòng kế toán tài chính: Là bộ phận có nhiệm vụ hạch toán tài chính, theodõi sổ sách và cung cấp đầy đủ thông tin, tham mưu cho Giám đốc về côngtác tài chính của công ty, tổ chức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinhmột cách đầy đủ, kịp thời và chính xác Quản lý kiểm soát tài chính, tìnhhình sử dụng vốn của công ty, theo dõi tình hình công nợ, kiểm tra đôn đốccác đơn vị trực thuộc về công tác kế toán tài chính, lập kế hoạch tín dụngvới ngân hàng, định kỳ phải lập báo cáo kế toán, phân tích đánh giá hoạtđộng tài chính của công ty mình

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Do giám đốc trực tiếp chỉ đạo Có nhiệm vụnghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch dài hạn, lập phương án kinhdoanh, soạn thảo hợp đồng kinh tế, thực hiện theo hợp đồng kinh tế

Bên cạnh đó, phòng kế hoạch kinh doanh còn phải theo dõi hoạt động tiêuthụ, tham mưu cho giám đốc về giá cả thị trường và đề xuất ý kiến tronghoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao

Giám đốc

Phòng kế hoạch kinh doanh

Phòng kế toán tài chính

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

2.1.6 Công tác kế toán tại Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh 2.1.6.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán

Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung Đây là hình thức

tổ chức mà toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tạiphòng kế toán doanh nghiệp Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng

mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán banđầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ chonhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ vàchuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xư lý và tiến hànhcông tác kế toán

Ưu điểm của hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là: Tạo điều kiện thuậnlợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, bộ máy kế toán ít nhânviên nhưng đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý vàchỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán

Bộ máy kế toán tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh được tổ chức thành ban tài chính và ban kế toán, người đứng đầu ban Tài chính là Giám đốc Tài chính và người đứng đầu ban kế toán là kế toán trưởng Bộ máy kế toán của công ty được phân tách thành từng phần hành riêng biệt do các kế toán viên thực hiện

Giám đốc Tài chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc, vận dụng các công cụ tài

chính nhằm thực hiện tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp; Phân tíchcấu trúc và quản lý rủi ro tài chính; Theo dõi lợi nhuận và chi phí, điều phối củng cốđánh giá giữ liệu tài chính; dự báo những yêu cầu tài chính, chuẩn bị ngân sách hàngnăm, lên kế hoạch chi tiêu, phân tích những sai biệt Thiết lập tình hình tài chính bằngcách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tintài chính

Kế toán trưởng: Có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của công ty,

là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Phó giám đốc Tàichính, chịu trách nhiệm phân công, bố trí công việc cho các nhân viên kế toán, đồngthời làm việc với kế toán trưởng của các công ty con, chi nhánh và nhà máy

Kế toán tổng hợp: có chức năng tổng hợp các thông tin từ các nhân viên kế

toán phần hành để lên BCĐKT và lập BCKQKD Kế toán tổng hợp còn phải kê khaithuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế cuối năm nộp lên Cục thuế thành phố HàNội Ngoài ra còn tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm cũng như xác định KQKDtrên các phần hành khác chuyển số liệu sang

Kế toán tài sản cố định: Phụ trách việc theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ,

việc tính và trích khấu hao TSCĐ Đồng thời, có trách nhiệm tập hơp số liệu của

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

phòng đưa lên máy vi tính để kiểm tra số liệu của các báo cáo kế toán và bảng tổng kếttài sản

Kế toán hàng tồn kho và tính giá thành sản phẩm: Theo dõi và hạch toán việc

nhập kho vật tư sản phẩm cũng như xuất kho tiêu thụ hoặc phục vụ sản xuất Từ đótheo dõi quá trình sản xuất tập hợp và tính giá thành sản phẩm

Kế toán ngân hàng: theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến ngân

hàng: làm thủ tục vay vốn cũng như theo dõi lãi vay; theo dõi tài khoản tiền gửi tạingân hàng và các hoạt động có liên quan khác

Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi thanh toán các khoản thu chi hàng

ngày, theo dõi các khoản tạm ứng thực hiện kế toán các hoạt động thanh toán vớikhách hàng và các nhà cung cấp, lập phiếu thu, phiếu chi

Kế toán công nợ: theo dõi và thực hiện kế toán các khoản nợ phải thu, phải trả

để có biện pháp thu hồi cũng như thanh toán thích hợp

Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính và lập bảng lương, thưởng và các các chế độ

chính sách cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty dựa trên các quy định của nhà nước

và doanh nghiệp đồng thời lập bảng tổng hợp đưa lên máy vi tình để phân bổ và tríchlương

Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại công ty, thực hiện các nghiệp vụ về thu,

chi tiền mặt, bảo quản chứng từ trong tháng, ghi sổ quỹ và lập báo cáo theo quy định

Nhìn chung với đội ngũ có trình độ, có tính chuyên môn hóa và sự phối hợp chặt chẽ,

có trách nhiệm với công việc nên họ đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc

2.1.6.3 Hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống TK (tài khoản) kế toán của công ty sử dụng bao gồm các TK cấp 1,tài khoản cấp 2,3

Các tài khoản mà công ty sử dụng là:

+ Tài khoản tài sản ngắn hạn: TK 111, 112, 131, 331, 153, 156, 141,

+ Tài khoản tài sản dài hạn: TK 211, 214

+ Tài khoản nợ ngắn hạn: 334, 3334, 3331

+ Tài khoản vốn chủ sở hữu: TK 411, 421

+ Tài khoản phản ánh doanh thu: TK 511, 515

+ Tài khoản phản ánh chi phí kinh doanh: TK 641,642, 635

+ Tài khoản phản ánh các khoản chi phí khác: TK 811

+ Tài khoản phản ánh các khoản thu nhập khác: TK 711

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán

+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán

+ Tên, địa chỉ đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ

+ Nội dung, nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số,tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, để chi ghi bằng số và bằngchữ

+ Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quanđến chứng từ kế toán

b Tổ chức vận dụng sổ sách kế toán

Công ty sử dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”: Tất cả các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật kýchung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán)của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từngnghiệp vụ phát sinh

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ nhật ký chung

- Sổ cái các TK 911, 421, 511, 515, 632,635,641, 642, 711, 811

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt;

Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Sổ kho; SổTSCĐ; Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng; Thẻ Tài sản cố định;

Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán); Sổ chi tiết tiền vay; Sổ chi phí sảnxuất, kinh doanh; Sổ chi tiết bán hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Sổ chi phí đầu tư xâydựng; Sổ theo dõi thuế GTGT; Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại

Ngoài ra, kế toán công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast để ghi sổ kế toán Hàngngày kế toán căn cứ vào chứng từ như: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo

có của ngân hàng xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máytính theo bảng biếu đã được thiết kế sẵn trong phần mềm Máy sẽ tự động chuyểnthông tin vào lần lượt các sổ chi tiết tài khoản, sổ nhật ký chung để ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và đồng thời phản ánh các quan hệđối ứng tài khoản

2.1.6.5 Công tác kiểm soát nội

Chính sách kiểm soát nội bộ được áp dụng thống nhất trong công ty theo tiêuchí linh động và phù hợp với đặc thù quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của từng

bộ phận, đơn vị

Nội dung của công việc kiểm soát nội bộ:

- Kiểm tra, đánh giá, xác nhận về báo cáo về chất lượng và độ tin cậy của thôngtin quản trị, thông tin tài chính do các cá nhân, phòng ban, bộ phận và Ban điềuhành doanh nghiệp báo cáo cho hội đồng doanh nghiệp

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

- Xác nhận việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ quyết định của đại hội đồng cổ đông,của chủ doanh nghiệp mà ban điều hành doanh nghiệp đã và đang thực hiệntrong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp

- Kiến nghị giải pháp ngăn ngừa các sai phạm đã và đang xảy ra hoặc có thể xảyra

- Khuyến nghị/ giám sát thực hiện các giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục saiphạm, rủi ro trong mỗi bộ phận, phòng ban, mỗi quyết định trong toàn bộ quátrình hoạt động của doanh nghiệp

2.1.6.6 Ứng dụng các phần mềm kế toán

Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast Phần mềm kế toán của công ty nhìnchung đã đạt được những yêu cầu cơ bản của một phần mềm kế toán Phần mềm nàytương đối dễ sử dụng, giúp kế toán thuận tiện hơn trong công việc

2.2 Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công

nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

2.2.1 Kế toán doanh thu

Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hóa, sảnphẩm cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng Tổng số doanh thu bán hàng là số tiềnghi trên hóa đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ

Doanh thu = Số lượng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ* Đơn giá

Doanh thu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của DN, bởilẽ: Doanh thu đóng vai trò trong việc bù đắp chi phí, doanh thu bán hàng phản ánh quy

mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của

DN Bởi lẽ nó chứng tỏ sản phẩm của DN được người tiêu dùng chấp nhận

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

+ Doanh thu của DN được ghi nhận khi hàng hóa, thành phẩm thay đổi chủ sởhữu và khi việc mua bán hàng hóa thành phẩm được trả tiền Hay nói cách khác, doanhthu được ghi nhận khi người bán mất quyền sở hữu về hàng hóa, thành phẩm, đồngthời nhận quyền sở hữu về tiền hoặc sự chấp nhận thanh toán của người mua

+ Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi nhận mộtkhoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việctạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chí phí của kỳ tạo ra doanhthu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thucủa kỳ đó

 Ý nghĩa: Quá trình bán hàng là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thôngqua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ Trong đó DN chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho kháchhàng, còn khách hàng phải trả DN khoản tiền tương ứng Thời điểm xácđịnh doanh thu tùy thuộc vào từng phương thức bán hàng và phương thức

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

2.2.1.1 Chứng từ sử dụng

Doanh thu thể hiện doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch

vụ Do đó các chứng từ đi kèm làm căn cứ ghi sổ bao gồm:

- Hóa đơn GTGT

- Hóa đơn bán hàng thông thường

- Phiếu xuất kho

- Phiếu thu

- Ủy nhiệm thu

- Giấy báo có của ngân hàng

- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

- Các chứng từ liên quan khác (nếu có)

- Trị giá khoản chiết khấu thương mại kết chuyển vào cuối kỳ

- Trị giá khoản hàng bán bị trả lại kết chuyển vào cuối kỳ

- Trị giá khoản giảm giá hàng bán kết chuyển vào cuối kỳ

- Số thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộptính trên doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ trong kỳ

- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán viết hóa đơn GTGT thành 3 liên:

- Liên 1: Liên gốc lưu tại quyển hóa đơn

- Liên 2: Giao cho khách hàng để lưu chuyển hàng hóa và ghi sổ kế toán tại đơn

vị khách khàng

- Liên 3: Dùng để thanh toán và ghi sổ kế toán

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

Trên hóa đơn phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

- Ngày, tháng, năm phát sinh nghiệp vụ, số hóa đơn

- Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số tài khoản, mã số thuế, hình thức thanh toán

- Tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thành tiền, chiết khấu (nếu có), thuế GTGT,tổng tiền thanh toán

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu xuất để viết phiếu thu và phản ánh vào sổ kếtoán

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

(1a) Xuất kho chuyển bán trực tiếp cho người mua

(1b) Phải thu người mua

(2) Chưa được người mua chấp nhận, chuyển hàng gửi bán cho người mua (3a) Được người mua chấp nhận tiêu thụ

(3b) Ghi nhận doanh thu

(4) Người mua không chấp nhận tiêu thụ, nhập lại kho

(5) Chi phí BH, chi phí QLDN thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ(6a) Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

(6b) Hàng bán nhập trả lại nhập kho

(7) Chiết khấu thanh toán cho người mua

(8) Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

Bảng 2.2 Hóa đơn giá trị gia tăng

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Mẫu số: 01 GTGT3/001

Kí hiệu: 01AA/11P Số: 0097286

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 3:Lưu nội bộ

Ngày 04 tháng 12 năm 2015

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ QUẢNG NINH

Mã số thuế: 0100101072001

Địa chỉ: Phường Hòa Khánh – TP Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại:.Số tài khoản: 102010000221625

Họ tên người mua hàng : Nguyễn Văn Lâm

Tên đơn vị : Công ty TNHH NOZOMI

Mãsố thuế

Địa chỉ : Hạ Long- Quảng ninh

Hình thức thanh toán: nợ Số tài khoản

STT Tên hàng hóa, dịchvụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập , giao, nhận hoá đơn)

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

Ví dụ: Ngày 4/12/2015, công ty bán 90.001 kg Thuốc nổ AH1 cho công ty TNHH NOZOMI với đơn giá 5000đ/kg (chưa có VAT 10%), HĐ GTGT số 0097286 Khách hàng chưa thanh toán

Sau khi viết hóa đơn GTGT và có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan, kế toán nhập liệu vào sổ theo dõi công nợ đối với từng khách hàng

Từ nghiệp vụ trên kế toán định khoản như sau:

sổ cái TK 511

Cuối quý kế toán dựa vào sổ cái tài khoản 511 tập hợp doanh thu để kết chuyển vào tài khoản 911

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh

tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

Bảng 2.3 Trích sổ cái tài khoản 511

Đơn vị: TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HCM- VINACOMIN

CÔNG TY CN HCM QUẢNG NINH

Địa chỉ: Phường Hà Khánh- TP Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh

04/12/2015 04/12/2015 HĐ0097285 Cung cấp thuốc nổ AH1 cho CT

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Quảng Ninh

2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trảlại, giảm giá hàng bán, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Hạch toán giảm giá hàng bán:

Tài khoản 521- Giảm giá hàng bán: Được sử dụng để theo dõi toàn bộ cáckhoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận vì các lý dochủ quan của doanh nghiệp (hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cáchtheo quy định trong hợp đồng kinh tế)

- Hạch toán hàng bán bị trả lại:

Trường hợp hàng hóa tại Công ty chuyển cho khách hàng nhưng do viphạm hợp đồng như không đúng quy cách, chủng loại hay kích cỡ sản phẩm màkhách hàng yêu cầu sẽ bị khách hàng trả lại Khi hàng hóa bị trả lại, được nhậpkho, thủ kho sẽ tiến hành lập phiếu nhập kho gồm 3 liên, định kỳ gửi phiếunhập kho lên phòng kế toán để kế toán ghi sổ Nghiệp vụ hàng bán bị trả lạiđược phản ánh như sau:

• Phản ánh giảm doanh thu vào sổ chi tiết 521, cuối kỳ tổng hợp sốliệu kết chuyển sang TK 511

• Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại vào TK 632 cột phát sinh bên

Có vào sổ chi tiết TK 1561 cột phát sinh bên Nợ và các sổ khác

có liên quan Kế toán giá vốn hàng bán

Ngày đăng: 11/07/2016, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w