1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong Doanh nghiệp thương mại - Công ty Thương Mại Hà Nội.DOC

64 1,2K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 456 KB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong Doanh nghiệp thương mại - Công ty Thương Mại Hà Nội

Trang 1

Lời mở đầu

Trong những năm gần đây, trớc xu hớng hoà nhập và phát triển củakinh tế thế giới, Việt Nam cũng đã mở rộng quan hệ thơng mại, hợp tác kinhtế với rất nhiều nớc trong khu vực và thế giới Đi cùng vơi sự mở cửa của nềnkinh tế là sự thay đổi của khung pháp chế Hiện nay, pháp luật Việt Namđang cố gắng tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế, Nhà nớc không còn bảo hộ cho các doanh nghiệpnhà nớc nh trớc đây nữa Việc này tạo ra cơ hội phát triển cho các doanhnghiệp trong nền kinh tế nhng cũng lại đặt ra rất nhiều thách thức đối vớicác doanh nghiệp nhà nớc Để tồn tại và ổn định đợc trên thị trờng đòi hỏicác doanh nghiệp nhà nớc phải có sự chuyển mình, phải nâng cao tính tựchủ, năng động để tìm ra phơng thức kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợinhuận cao từ đó mới có đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế.

Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lợng tổng hợp phản ánh đíchthực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó liên quan chặt chẽđến chi phí bỏ ra và lợi nhuận sẽ đạt đợc, do đó nếu xác định đúng đắn kếtquả kinh doanh sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá theo dõi đợchiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó đa ra những biện pháp hữu hiệu nhắmgiúp cho doanh nghiệp nâng cao đợc lợi nhuận.

Cùng với việc xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận cũngcó ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Việc phân phối sử dụngđúng đắn, hợp ký kết quả kinh doanh sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp phát triển, đảm bảo cho yêu cầu quản lý vốn, phát triển sảnxuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích kinh tế của Nhà nớc, của doanh nghiệp vàngời lao động.

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc xác định kết quả kinh doanh vàphân phối lợi nhuận cũng còn nhiều bất hợp lý gây nên các hiện tợng “lãi giảlỗ thật” hoặc “lỗ giả lãi thật”, việc sử dụng các quỹ vốn còn nhiều tuỳ tiệncha theo đúng mục đích của chúng Do đó để khắc phục những mặt tồn tạinêu trên yêu cầu kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế phải khôngngừng hoàn thiện, đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợinhuận.

Xuất phát từ những nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại công tyThơng Mại Hà Nội, tôi đã đi sâu nghiên cứu về kế toán kết quả kinh doanhvà phân phối lợi nhuận trong công ty Tôi thấy đề tài này là rất cần thiết, cótác dụng củng cố một số kiến thức về kế toán kết quả kinh doanh và giúp chocông ty hạch toán tốt hơn về kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận Do đó tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán xác định kết quảkinh doanh và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp thơngmại”

Đề tài đợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp có kết cấu nh sau:

Chơng I: Lý luận chung về kế toán kết quả kinh doanh và phân phối

lợi nhuận trong doanh nghiệp thơng mại

Trang 2

Chơng II: Tình hình thực tế công tác kế toán kết quả kinh doanh và

phân phối lợi nhuận tại công ty Thơng Mại Hà Nội.

Chơng III: Phơng hớng hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh

doanh và phân phối lợi nhuận ở công ty Thơng Mại Hà Nội.

Tôi hy vọng các ý kiến và giải pháp đa ra trong đề tài này sẽ có ý nghĩavề mặt lý luận và có tính khả thi về mặt thực tế.

Trong quá trình thực tập, tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ nhiệt tình củacông ty Thơng Mại Hà Nội, đặc biệt là bộ phận kế toán Tôi xin chân thànhcảm ơn sự giúp đỡ đầy hiệu quả của các cán bộ kế toán công ty và các nhânviên kế toán ở Trung Tâm Thơng Mại 1E Cát Linh.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đặng Thị Hoà đã nhiệt tình giúp

đỡ em hoàn thành bản luận văn này.

Trang 3

Chơng I

Lý luận chung về kế toán kết quả kinh doanh và phân phốilợi nhuận trong doanh nghiệp thơng mại

I/ Kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp th ơng mại

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh đều phải quan tâm đến hiêụ quả Hiệu quả là chỉ tiêu chất lợng phảnánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả đợc thể hiệntập trung nhất ở chỉ tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đợc trong một kỳkinh doanh hoặc một kỳ kế toán.

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mỗi doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chếthị trờng, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển đợc hay không, điều quyếtđịnh là doanh nghiệp có tạo ra đợc lợi nhuận hay không? Vì thế, lợi nhuận đ-ợc coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản đểđánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc thực hiện đợc chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảocho tình hình tài chính của doanh nghiệp đợc vững chắc bởi vì lợi nhuận tácđộng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, nó có ảnh hởng trực tiếp đến khảnăng thanh toán, khả năng chi trả, khả năng tái tạo nguồn vốn kinh doanh Lợi nhuận giúp doanh nghiệp có điều kiện để trang trải các khoản chi phí đãbỏ ra, thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, lãi vay trên cơ sở đó tănguy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác quan hệ, điều này sẽ tạo thuận lợicho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp bổ xung vốntrong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ cóđiều kiện để trích lập các quỹ: quỹ đầu t phát triển, quỹ dự phòng tài chính,quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thởng - phúc lợi , từ đó có điều kiện táiđầu t vào quá trình sản xuất kinh doanh, đổi mới hiện đại hoá máy móc thiếtbị, mở rộng quy mô kinh doanh cũng nh có điều kiện cải thiện nâng cao đờisống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Lợi nhuận là phơng tiện để doanh nghiệp tận dụng, khai thác nhữngtiềm năng thế mạnh của mình, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thịtrờng và làm tròn trách nhiệm của mình với ba khách thể:

Nộp Ngân sách Nhà nớc, đảm bảo thu nhập cho ngời lao động , bảo toàn vàphát triển vốn.

Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, lợi nhuận là nguồn tíchluỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội Sự tham gia đóng góp của cácdoanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nớc đợc phản ánh ở thuế thu nhập màdoanh nghiệp đã nộp sẽ giúp Nhà nớc có điều kiện tập trung thêm vốn để đầut mở rộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển Tăng lơi nhuận của doanh nghiệp góp phần tăng vốn tự có của doanhnghiệp, giảm vốn đầu t của Nhà nớc, chuyển lợng vốn đầu t đó cho doanhnghiệp khác phát triển kinh tế.

Trang 4

Nh vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lợng quan trọng nhất để dánh giá chấtlợng hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận là điều kiện để tăng trởng,phát triển kinh tế Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thìkinh tế Nhà nớc mới phát triển đợc.

Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệptrong một thời kỳ nhất định, là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với toànbộ chi phí của các hoạt động đã thực hiện đợc biểu hiện dới chỉ tiêu lãi haylỗ.

Nội dung của kết quả kinh doanh bao gồm:- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh- Kết quả hoạt động tài chính

- Kết quả hoạt động bất thờng

2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trong doanh nghiệp thơng mại, kết quả từ hoạt động sản xuất kinhdoanh là kết quả bán hàng hoá Kết quả bán hàng là phần chênh lệch giữadoanh thu bán hàng thuần với các khoản chi phí kinh doanh đợc xác địnhbằng công thức:

Doanh thu bán

hàng thuần =

Doanh thu gộp -

Các khoản giảm trừ -

Thuế khâu tiêuthụ

* Doanh thu gộp là toàn bộ tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị ờng, thu từ phần trợ giá của Nhà nớc khi thực hiện việc cung cấp hàng hoá,dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nớc Các hàng hoá, dịch vụ đem tặng, cho,biếu hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải đợc hạch toán đểxác định doanh thu Thời điểm để xác định doanh thu là khi ngời mua đãchấp nhận thanh toán, không phụ thuộc đã thu tiền hàng hay cha.

tr-Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ thuế thì doanhthu gộp không bao gồm thuế GTGT, nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theophơng pháp trực tiếp thì doanh thu gộp bao gồm cả thuế GTGT

* Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại vàthuế khâu tiêu thụ.

* Giảm giá hàng bán phản ánh các khoản giảm giá hoặc hồi khấu của doanhnghiệp sau khi bán hàng vì những lý do sau: hàng kém phẩm chất, sai quycách theo hợp đồng, u đãi cho khách hàng mua với khối lợng lớn.

* Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánh trị giá của số sản phẩm hàng hoá dịchvụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do nguyên nhân vi phạm cam kết, viphạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém phẩm chất, không đúng chủng loại quycách

Kết quả bán hàng

Giá vốn

hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí QLDNDoanh thu bán

hàng thuần

Trang 5

-* Thuế khâu tiêu thụ là khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải nộp chonhà nớc sau khi tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu - nếu có

Phần còn lại của doanh thu bán hàng thuần sau khi đã trừ đi giá vốn hàngbán gọi là lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp thu đợc từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh còn phải bù đắp những chi phí cha đợc tính vào trịgiá vốn của hàng bán, đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp.

* Chi phí bán hàng là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vậthoá biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình tổ chức bán hàng Chi phíbán hàng bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí tiền lơng nhân viên bán hàng,chi phí lu kho, lu bãi, chi phí quảng cáo

* Chi phí QLDN là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoábiểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh, quản lýhành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàn doanh nghiệp.

2.2 Kết quả hoạt động tài chính:

Kết quả các hoạt động đầu t tài chính là kết quả đợc hình thành từ cácnghiệp vụ đầu t chứng khoán, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản,cho vay vốn

- Lãi do mua bán chứng khoán

- Lợi tức cổ phần, lãi trái phiếu, tín phiếu - Thu nhập cho thuê TSCĐ tài chính - Thu lãi cho vay vốn

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu t.

Chi phí hoạt động tài chính là các chi phí và các khoản lỗ liên quan đếnhoạt động về đầu t tài chính Chi phí hoạt động đầu t tài chính bao gồm: - Lỗ do mua bán chứng khoán

- Chi phí cho các hoạt động đầu t chứng khoán - Lỗ do hoạt động liên doanh

- Chi chiết khấu bán hàng cho ngời mua do thanh toán sớm - Chi phí hoạt động đầu t tài chính khác

- Chi phí dự phòng giảm giá đầu t

2.3 Kết quả hoạt động bất thờng:

-==

Trang 6

Kết quả hoạt động bất thờng là khoản chênh lệch giữa thu và chi bất ờng phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Công thức xác định:

Kết quả bất thờng = Thu nhập bất thờng - Chi phí bất thờng

+ Thu nhập bất thờng là những khoản thu nhập từ các nghiệp vụ khôngthờng xuyên ở doanh nghiệp, nằm ngoài dự tính của doanh nghiệp

Các khoản thu nhập bất thờng bao gồm:

- Thu do nhợng bán, thanh lý TSCĐ, bán phế liệu - Thu các khoản đợc phạt bồi thờng

- Thu về các khoản nợ vắng chủ - Thu lại nợ khó đòi đã xoá sổ - Ngân sách thoái thu thuế

- Tài sản thừa đợc hạch toán vào lãi

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá tồn kho và phải thu khó đòi.

+ Chi phí bất thờng là những khoản chi phí do các sự kiện hay cácnghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thờng mà doanh nghiệp không thểtính toán trớc đợc.

Các khoản chi phí bất thờng bao gồm:

- Chi phí thanh lý, nhợng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lýnhợng bán.

- Các khoản bị phạt, phải bồi thờng - Ngân sách truy thu thuế

- Giải quyết tài sản thiếu vào chi phí bất thờng - Các khoản nợ không thu hồi đợc cho vào lỗ - Các khoản chi phí bất thờng khác.

Mọi khoản thu nhập bất thờng, chi phí bất thờng khi ghi vào sổ kế toánphải căn cứ vào biên bản của hội đồng xử lý, phải đợc giám đốc và kế toántrởng ký duyệt.

Cuối kỳ tổng cộng 3 kết quả đã nêu ở trên sẽ thu đợc kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp:

Kết quả kết quả hoạt động kết quả hoạt kết quả hoạt KD sản xuất KD động tài chính động bất thờng

Đó là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhấtđịnh Nếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một số dơng thì chứng tỏdoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, ngợc lại chứng tỏ doanh nghiệp đãkhông bảo toàn đợc nguồn vốn đầu t ban đầu.

Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng do đó nó chịu ảnh ởng của rất nhiều nhân tố, cả nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan.Trong doanh nghiệp thơng mại thì kết quả kinh doanh chịu ảnh hởng chủ yếucủa 3 nhân tố:

h Doanh thu bán hàng

Trang 7

- Giá vốn hàng bán

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

3.1.ảnh hởng của doanh thu bán hàng đến kết quả kinh doanh:

Doanh thu bán hàng có ảnh hởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì doanh thu bán hàngcàng lớn cho ta kết quả kinh doanh càng cao và ngợc lại Doanh thu bánhàng lại chịu ảnh hởng của rất nhiều nhân tố nh: thị trờng, giá cả, khối lợnghàng bán do đó sự biến động của các yếu tố này cũng tác động khôngnhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trờng là nơi thể hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất mối quan hệ cungcầu về hàng hoá, vì vậy phơng trâm kinh doanh của doanh nghiệp là phải h-ớng ra thị trờng và do thị trờng quyết định Doanh nghiệp không thể đa ra thịtrờng những hàng hoá có chất lợng thấp với giá cả cao hay là những hànghoá không phù hợp với thị hiếu của ngời tiêu dùng vì nh vậy cũng đồngnghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bị diệt vong, bị thị trờng đào thải Doanhnghiệp chỉ có thể tồn tại trên thị trờng để thực hiện mục tiêu của mình bằngcách tuân theo thị trờng, đa ra thị trờng những hàng hoá mà thị trờng cần vớigiá cả hợp lý Thị trờng chính là nơi quyết định sự tồn tại hay diệt vong củadoanh nghiệp.

Giá bán hàng hoá cũng có quan hệ chặt chẽ với doanh thu bán hàng.Giá cả đợc xác định tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu, thị hiếu tiêu dùng, sứcmua của đồng tiền và tình hình cạnh tranh trên thị trờng Việc xác định giábán hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhanh tốc độ lu chuyển hàng hoá, tăngvòng quay của vốn từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận.

Khối lợng hàng hoá tiêu thụ có ảnh hởng trực tiếp đến doanh thu bánhàng Hàng hoá tiêu thụ càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn.Biện pháp tăng khối lợng hàng bán cũng là biện pháp quan trọng nhất đểtăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tăng khối lợng hàng bán sẽ giúpdoanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tăng vị thế của mình trên thị tr-ờng từ đó dễ dàng thực hiện mục tiêu “tối đa hoá lợi nhuận” Do đó hiện nayviệc làm thế nào để nâng cao khối lợng hàng bán mà vẫn đảm bảo bù đắp đ-ợc giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh là mối quan tâm rất thờng xuyêncủa các doanh nghiệp.

Công tác tổ chức bán hàng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kết quảtiêu thụ Nếu doanh nghiệp tổ chức nhiều hình thức bán buôn, bán lẻ, bán đạilý, bán qua kho tất yếu sẽ tiêu thụ đợc nhiều hàng hơn Việc quảng cáo,chào hàng giới thiệu sản phẩm , thái độ phục vụ khách hàng cũng là yếu tốquan trọng làm tăng doanh thu.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu nhữgn phần trên đây cho thấy việc đảm bảođẩy mạnh doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ tổ chức quản lýtốt bởi đó là phần công việc rất quan trọng trong viẹc tạo nên thu nhập và lợinhuận cho doanh nghiệp.

3.2 ảnh hởng của giá vốn hàng bán đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp:

Trang 8

Giá vốn hàng bán cũng là một trong những bộ phận cấu thành nên kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp Giá vốn hàng bán có ảnh hởng ngợc chiềuvới kết quả kinh doanh Gía vốn hàng bán cao trong điều kiện giá bán hànghoá bị khống chế bởi sự cạnh tranh trên thị trờng sẽ làm lợi nhuận của doanhnghiệp bị giảm xuống và ngợc lại Do đó để tăng kết quả kinh doanh thì cácdoanh nghiệp luôn cố gắng giảm giá vốn hàng bán.

Trong doanh nghiệp thơng mại, giá vốn hàng bán bao gồm: giá muahàng hoá, chi phí trực tiếp thu mua, bảo quản, phân loại, đóng gói, vậnchuyển Giá mua hàng hoá là giá thoả thuận giữa doanh nghiệp với ngờibán và nó phụ thuộc vào giá cả thị trờng vì thế doanh nghiệp khó có thể tự đara giá mua theo chủ quan của mình ở đây việc giảm giá vốn hàng bán chủyếu đợc thực hiện bằng cách tiết kiệm tối đa chi phí phát sinh trong quá trìnhthu mua hàng hoá Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn đợc nguồnhàng thích hợp, tổ chức khoa học hợp lý công tác mua hàng và dự trữ hànghoá.

3.3 ảnh hởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đếnkết quả kinh doanh:

3.3.1 Chi phí bán hàng:

Để đẩy nhanh tốc độ bán hàng, tăng doanh số tiêu thụ đòi hỏi doanhnghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí gọi là chi phí bán hàng Chi phí bánhàng là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố phục vụ cho quá trình bán hàng vànó phát sinh rất thờng xuyên trong các doanh nghiệp thơng mại Có thể coichi phí bán hàng nh là một con dao hai lỡi đối với các doanh nghiệp, nếu biếtsử dụng hợp lý khoản chi phí này sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độlu chuyển hàng hoá, đánh bật các đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần củadoanh nghiệp trên thị trờng từ đó có thể dễ dàng thực hiện mục tiêu “tối đahoá lợi nhuận” của mình Nhng ngợc lại nếu sử dụng không hợp lý chi phíbán hàng sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống, doanh nghiệp không có điềukiện mở rộng quy mô kinh doanh và rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh đánhbại Vì thế khi sử dụng khoản chi phí này đòi hỏi các doanh nghiệp phải rấtquan tâm đến hiệu quả mà nó mang lại, giảm tối đa các chi phí phát sinh bấthợp lý và các chi phí không cần thiết ảnh hởng đến kết quả kinh doanh củamình.

3.3.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Cũng giống nh chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán, chi phí quản lýdoanh nghiệp có ảnh hởng ngợc chiều với kết quả kinh doanh Chi phí quảnlý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đếntoàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra đợc cho bấtkỳ hoạt động nào Trong mỗi doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh nghiệp th-ờng phát sinh khá lớn và khó kiểm soát Do đó các doanh nghiệp phải quảnlý thật chặt chẽ các khoản chi phí này vì nếu chi phí quản lý doanh nghiệpphát sinh bừa bãi, vợt quá giới hạn cho phép thì sẽ ảnh hởng nghiêm trọngđến lợi nhuận, gây ảnh hởng không tốt cho doanh nghiệp.

Trang 9

Kết quả kinh doanh đợc biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận là mục tiêukinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do đónâng cao lợi nhuận luôn là hớng phấn đấu không ngừng của các doanhnghiệp Nâng cao lợi nhuận là động lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh pháttriển, thúc đẩy tăng trởng kinh tế Để đạt đợc mức lợi nhuận ngày càng caothì các doanh nghiệp cần phải tuân theo một số biện pháp sau:

4.1 Nâng cao doanh thu bán hàng:

Nh chúng ta đã biết, doanh thu bán hàng là một trong những nhân tốảnh hởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao doanhthu bán hàng là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao kết quả kinh doanh.Để nâng cao doanh thu doanh nghiệp cần phải thực hiện đợc một số biệnpháp cụ thể sau:

* Tổ chức tốt công tác mua hàng:

“ Bán tốt phải bắt đầu từ mua tốt” Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nhằmtiêu thụ hàng hoá một cách thuận tiện thì trớc tiên doanh nghiệp phải tổ chứctốt công tác thu mua hàng hoá.

ở nớc ta hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần với chính sách mở cửa nền kinh tế tất yếu phải có hợp tác,có cạnh tranh trên thị trờng trong nớc và thị trờng quốc tế Điều đó dẫn đếnmột mặt hàng kinh doanh có thể có nhiều nguồn cung cấp với giá cả khácnhau và uy tín của từng hàng hoá đó cũng không giống nhau Do đó, để cóthể phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp cần phảicó sự khôn khéo trong việc lựa chọn nguồn cung cấp lý tởng Chẳng hạnnguồn cung cấp ổn định có chất lợng hàng hoá tốt, uy tín hàng hoá cao, vậnchuyển gần, giá mua vào hợp lý để có giá bán phù hợp, tiêu thụ đợc nhanh vàchi phí lu thông thấp từ đó sẽ làm tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Kinh nghiệm cho thấy doanh nghiệp nên mua hàng ở nhiều nguồn hàng khácnhau để tránh sự rủi ro trong kinh doanh nhng nên chọn một nguồn hàngchính để tận dụng đợc sự u đãi của họ.

* Đẩy mạnh quá trình bán hàng:

Đây là một phơng hớng quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Đểđẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá thì ngoài việc tổ chức tốt công tác muahàng, doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác marketing, nâng cao chất l-ợng phục vụ , tích cực nghiên cứu thị trờng để chọn đúng mặt hàng kinhdoanh mà thị trờng cần, tích cực nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để lựa chọnphơng án kinh doanh thích hợp, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng có trìnhđộ nghiệp vụ cao Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải không ngừng mở rộngmặt hàng, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng tối đa nhu cầu của ngời tiêudùng.

4.2 Tiết kiệm chi phí kinh doanh:

Hạ thấp chi phí kinh doanh gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm, nhng nóphải khác với việc cắt xén các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trìnhtiêu thụ hàng hóa Vì vậy, việc phấn đấu giảm tỉ suất chi phí cần có quanđiểm toàn diện Hạ thấp chi phí kinh doanh thơng mại đồng thời phải hạ thấpchi phí kinh doanh của xã hội và phải đảm bảo chất lợng cho ngời tiêu dùng.

Trang 10

Các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh cũng bao gồm một loạt các biệnpháp để tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nh tăng mức lu chuyểnhàng hoá, phân bố tiêu thụ, tổ chức vận động hàng hoá hợp lý.

Phấn đấu tiết kiệm chi phí bán hàng trong tất cả các khâu mua vào, dựtrữ, bán ra, đồng thời phải tiết kiệm chi phí quản lý bằng cách hạn chế đếnmức thấp nhất các khoản chi lãng phí không cần thiết.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí kinh doanh, doanh nghiệp cần phải khéokết hợp giữa việc vận dụng quy luật giá trị, các đòn bẩy kinh tế với việc độngviên mọi ngời, mọi bộ phận trong doanh nghiệp tham gia công tác quản lýchi phí mà đặc biệt là bộ phận kế toán của doanh nghiệp Kế toán doanhnghiệp cần phải lập dự toán chi phí ngắn hạn căn cứ vào kế hoạch tài chínhnăm, quý để lập chi phí hàng tháng, từng tuần kế hoạch, sau đó thì phân cấpquản lý chi phí kinh doanh, thờng xuyên hoặc định kỳ tiến hành kiểm tragiám đốc đối với chi phí kinh doanh đặc biệt với những khoản chi phí chủyếu chiếm tỷ trọng lớn Kế toán khi nắm bắt đợc những khoản chi phí phátsinh không đúng mục đích, yêu cầu của doanh nghiệp thì phải xử lý loại bỏngay không đợc hạch toán vào chi phí, chỉ định khoản hạch toán nhữngkhoản chi phí hợp lý vào sổ sách của doanh nghiệp Các thông tin về chi phído kế toán phản ánh sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế đợc những khoản chi phígây ảnh hởng đến lợi nhuận Có nh vậy doanh nghiệp mới có thể hạ thấp chiphí kinh doanh theo hớng tích cực và hợp lý.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp thơng mại là mộtyêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện kinh tế đang cần có vốn Việc sửdụng vốn có hiệu quả chính là việc tổ chức tốt quá trình vận động, lu chuyểnhàng hoá Vòng quay vốn càng nhanh là cơ sở không ngừng mở rộng luchuyển, rút ngắn thời gian lu thông trong xã hội Các doanh nghiệp cần phảinâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách: bố trí hợp lý cơ cấu tài sản trongdoanh nghiệp, tăng năng suất lao động, đánh giá TSCĐ theo giá thị trờng, xửlý các tài sản thừa, các tài sản hết thời gian sử dụng để tránh tình trạng vốncố định bị nhàn rỗi không đợc sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

Ngoài các biện pháp tăng kết quả kinh doanh kể trên còn có một sốbiện pháp khác nh: nắm chắc các nghiệp vụ thanh toán để tránh tình trạngphải trả lãi vay quá hạn, không vi phạm luật lệ, chế độ tài chính để không bịphạt bồi thờng và những nguyên nhân khác làm giảm kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp.

II/ Nội dung và nguyên tắc phân phối lợi nhuận:

Sau một quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thu đợc mộtkhoản lợi nhuận nhất định và phải tiến hành phân phối số lợi nhuận đó ởđây không kể đến trờng hợp doanh nghiệp hoà vốn hay bị lỗ.

Phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia số tiền lãi một cáchđơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế diễn ra đốivới doanh nghiệp.

Việc phân phối đúng đắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinhdoanh phát triển, sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tụccông việc kinh doanh của mình.

Trang 11

Việc phân phối lợi nhuận phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau : - Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi íchgiữa nhà nớc, doanh nghiệp và công nhân viên, trớc hết cần làm nghĩa vàhoàn thành trách nhiệm đối với nhà nớc theo pháp luật quy định nh nộp thuếthu nhập doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp phải giành phần lợi nhuận để lại thích đáng để giảiquyết các nhu cầu kinh doanh cuả mình, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi íchcủa các thành viên trong đơn vị mình.

1 Nội dung của việc thực hiện phân phối lợi nhuận:

Theo nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của chính phủ ban hành qui chếquản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nớc, lợinhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp sẽ đợc phân phối theo thứ tựsau:

 Làm nghĩa vụ với Ngân sách nhà nớc dới hình thức nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp

 Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nớc

 Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt viphạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chiphí hợp lệ cha đợc trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; Trừ các khoản lỗ cha đợc trừ vào lợi nhuận trớc thuế

 Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành đặc thù mà phápluật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận thì sau khi nộp cáckhoản trên, doanh nghiệp trích lập các quỹ đó theo tỉ lệ do Nhà nớc quyđịnh.

 Phần lợi nhuận còn lại đợc trích lập vào các quỹ của doanh nghiệp theo tỉlệ sau:

 Trích lập vào quỹ đầu t phát triển tối thiểu bằng 50%, không hạn chế mứctối đa.

 Trích lập vào quỹ dự phòng tài chính: trích 10% số d của quỹ này, tối đakhông vợt quá 25% vốn điều lệ.

 Trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Quỹ này đợc trích 5% lợinhuận còn lại và khống chế số d của quỹ này không vợt quá 6 tháng lơngthực hiện.

 Phần lợi nhuận còn lại sau khi trích đủ các quỹ trên, doanh nghiệp tríchquỹ phúc lợi và quỹ khen thởng theo quy định.

 Trích tối đa không quá 3 tháng lơng thực tế nếu tỉ suất lợi nhuận trênvốn năm nay không thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trớc.

Trích tối đa không quá 2 tháng lơng thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trênvốn năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trớc.

Trong tổng số lợi nhuận đợc trích lập vào hai quỹ khen thởng và phúclợi Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị), tổng giámđốc hoặc giám đốc ( đối với doanh nghiệp độc lập không có hội đồng quảntrị) sau khi tham khảo ý kiến công đoàn, doanh nghiệp quyết định tỷ lệ phânchia vào mỗi quỹ cho phù hợp.

11

Trang 12

Nếu lợi nhuận trích vào 2 quỹ khen thởng và phúc lợi mà còn d thìphần còn lại đợc chuyển toàn bộ vào quỹ đầu t phát triển.

Kết quả tài chính của doanh nghiệp đợc quy định chính xác sau khiquyết toán báo cáo năm của doanh nghiệp đợc thực hiện Nhng để đảm bảocó thể sử dụng kịp thời kết quả tài chính của doanh nghiệp cho các mục đíchthì hàng kỳ doanh nghiệp tạm phân phối lợi nhuận tài chính theo nguyên tắckhông đợc phân phối sử dụng quá số kết quả thực tế trong kỳ hạch toán, cụthể:

* Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thu trực tiếp vàothu nhập của doanh nghiệp Việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là mộtsự điều tiết của nhà nớc đối với số lợi nhuận thu đợc của các đơn vị hoạtđộng kinh doanh nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viênmột phần lợi nhuận của cơ sở kinh doanh cho ngân sách nhà nớc, bảo đảm sựđóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoàgiữa lợi ích của nhà nớc và của ngời lao động

Công thức xác định số thuế thu nhập phải nộp:

Thuế thu nhập Thu nhập chịu Thuế suất thuế phải nộp thuế thu nhập Trong đó thu nhập chịu thuế đợc xác định nh sau:

Thu nhập chịu Doanh thu tính Chi phí Thu nhập Thuế thuế hợp lý thuế khác

# Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ vàbao gồm các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh đợc hởng.Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phơng pháp khấu trừthuế thì doanh thu tính thu nhập chịu thuế không bao gồm thuế giá trị giatăng, còn đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phơng pháptrực tiếp thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ giá trị bên muathanh toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

# Các khoản chi phí đợc khấu trừ ở đây là các khoản chi phí thực tế cóquan hệ với doanh nghiệp và mang tính chất hợp lý.

# Các khoản thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập từ hoạt độngtài chính, hoạt động bất thờng.

Để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng nh tăng tích luỹ, doanh nghiệpcần phải trích một phần lợi nhuận vào các quỹ

* Quỹ đầu t phát triển: Quỹ này dùng để đầu t phát triển kinh doanh,đổi mới máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng tiếnbộ khoa học - kỹ thuật; trợ giúp thêm cho việc đào tạo nâng cao tay nghề vàđiều kiện làm việc trong doanh nghiệp: trích nộp để hình thành quỹ đầu tphát triển, quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung của tổng côngty

* Quỹ dự phòng tài chính: đợc lập ra với mục đích để bù đắp các khoảnchênh lệch từ những tổn thất thiệt hại về tài sản do thiên tai dịch hoạ, hoảhoạn hoặc nhiều rủi ro trong kinh doanh không đợc tính vào giá thành hoặc

-=

Trang 13

chi phí sản xuất kinh doanh và đền bù của cơ quan bảo hiểm Ngoài ra quỹnày còn đợc dùng để trích lập hình thành quỹ dự phòng tài chính cho tổngcông ty.

* Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: dùng để trợ cấp cho ngời laođộng thờng xuyên trong doanh nghiệp nay bị mất việc làm và chi đào tạo lạichuyên môn kỹ thuật cho ngời lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyểnsang làm công việc mới.

* Quỹ khen thởng - phúc lợi:

+ Quỹ khen thởng: Đợc lập ra với mục đích tạo điều kiện cho ngờilao động đợc hởng quyền lợi của mình khi có đóng góp tích cực cho việcquản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định về chínhsách khen thởng của Nhà nớc và doanh nghiệp dới các hình thức sau:

- Khen thởng cuối năm hoặc thờng kỳ cho cán bộ công nhân viên trongdoanh nghiệp

- Thởng đột suất cho những cá nhân tập thể trong doanh nghiệp có nhữngsáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh doanh.

- Thởng cho những cá nhân của đơn vị ngoài doanh nghiệp có quan hệhợp đồng kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện của hợp đồng, có đónggóp nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trích nộp để hình thành quỹ khen thởng tập trung của công ty + Quỹ phúc lợi dùng để:

- Đầu t xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp - Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viêndoanh nghiệp, phúc lợi xã hội.

- Góp một phần vốn để đầu t xây dựng các công trình phúc lợi chungtrong ngành, hoặc các đơn vị khác theo hợp đồng.

- Trích nộp để hình thành quỹ phúc lợi tập trung của tổng công ty.

2 Nguyên tắc phân phối lợi nhuận:

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện đợc trong kỳ chỉ đợcphân phối chính thức khi báo cáo quyết toán năm đợc duyệt Nhng trong kỳđể đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp Nhà nớc cho phép doanh nghiệp đợctạm phân phối lợi nhuận cho các đối tợng có liên quan nh: ngời lao động, cácbên liên doanh, các cổ đông, Nhà nớc vì vậy quá trình phân phối lợi nhuậncủa doanh nghiệp đợc tiến hành theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tạm phân phối theo kế hoạch đợc tiến hành hàng tháng,hàng quý Số tạm phân phối đợc chia nh sau: Thuế và khoản thu trên vốnphải nộp hết; các khoản còn lại không đợc vợt quá 70% số lợi nhuận còn lạitrong kỳ.

Giai đoạn 2: Phân phối chính thức khi quyết toán năm đợc duyệt.Doanh nghiệp tiến hành tổng hợp và điều chỉnh số đợc phân phối trong kỳ,nếu cần phân phối thêm thì phân phối thêm, nếu đã phân phối thừa thì phảiđiều chỉnh giảm theo số thực tế đợc phân phối.

nhuận theo chế độ kế toán hiện hành:1 Chứng từ sử dụng:

Trang 14

Để hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận kết toán căncứ vào các chứng từ sau:

2 Tài khoản sử dụng:

Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận sử dụng các tàikhoản sau:

* TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh:

Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhvà các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán Nội dung ghichép của tài khoản này nh sau:

Bên nợ: - Trị gía vốn của hàng hoá đã tiêu thụ

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí hoạt động tài chính và hoạt động bất thờng

- Lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác Bên có: - Doanh thu thuần về số hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ.

- Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thờng - Thực lỗ của hoạt động kinh doanh và hoạt động khác TK 911 cuối kỳ không có số d.

* TK 421 - Lợi nhuận cha phân phối:

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phân phối lợi nhuận củadoanh nghiệp trong kỳ Nội dung ghi chép của tài khoản này nh sau:

Bên nợ: - Phân phối lợi nhuận

- Lỗ của hoạt động kinh doanh và hoạt động khác.

Bên có: -Lợi nhuân của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt độngkhác.

- Xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh Số d có: Lợi nhuận cha phân phối ở cuối kỳ Số d nợ: Số lỗ cha xử lý.

* Ngoài ra kế toán kết quả kinh doanh cò sử dụng các tài khoản có liênquan nh:

TK 632 - Giá vốn hàng bán TK 511 - Doanh thu bán hàng TK 641 - Chi phí bán hàng

TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính TK 721 - Thu nhập hoạt động bất thờng TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính TK 821 - Chi phí hoạt động bất thờng

Trang 15

* Kế toán phân phối lợi nhuận còn sử dụng các tài khoản: TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

TK 3335 - Thu trên vốn

TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh TK 414 - Quỹ đầu t phát triển TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính

TK 416 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm TK 431 - Quỹ khen thởng, phúc lợi.

3 Trình tự kế toán:

3.1 Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh:

Cuối kỳ kinh doanh kế toán dựa vào số liệu đã hạch toán trên các tàikhoản phát sinh thu nhập và chi phí để kết chuyển sang tài khoản xác địnhkết quả kinh doanh theo sơ đồ tài khoản sau:

TK 632 TK 911 TK 511 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần

TK 641

Kết chuyển chi phí bán hàng TK 711 Kết chuyển thu nhập hoạt

TK 642 động tài chính Kết chuyển chi phí QLDN

TK 811 TK 721 Kết chuyển chi phí hoạt động Kết chuyển thu nhập

tài chính bất thờng TK 821

Kết chuyển chi phí bất thờng

TK 421 TK 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ

Trang 16

Trờng hợp theo dõi chi tiết kết quả theo từng đối tợng, chi tiết theo yêu cầuquản lý sẽ kết chuyển từ các tài khoản chi tiết tơng ứng sang tài khoản 911.

3.2 Trình tự kế toán phân phối lợi nhuận:

Trình tự kế toán phân phối lợi nhuận đợc biểu diễn qua sơ đồ tài khoản kế toán sau:

TK 911 TK 421(4211,4212) TK 911 Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi

TK 333

Thuế phải nộp ngân sách TK 411,138,415 (tạm nộp và nộp bổ xung)

Quyết định xử lý lỗ ( trừ vào vốn kinh doanh, quỹ dự phòng hay các thành viên phải bù lỗ)TK338,111,112

trích và trích bổ xung) TK 411

-Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ) - Nhật ký - chứng từ (hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ) - Sổ cái TK 911, TK 421

Trang 17

- Các sổ chi tiết liên quan đến TK 414, 415, 416, 431.

IV/ Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanhvà phân phối lợi nhuận:

1 Yêu cầu quản lý:

1.1 Yêu cầu quản lý kết quả kinh doanh:

Qua nghiên cứu các nội dung trên ta thấy rằng kết quả kinh doanh là

một chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng Đó là chìa khoá để giải quyết mọivấn đề trong doanh nghiệp Chính điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổchức công tác quản lý kết quả kinh doanh sao cho phù hợp và mang lại hiệuquả kinh tế cao nhất.

Việc quản lý tốt kết quả kinh doanh không phải là một công việc đơngiản đòi hỏi kế toán phải tham gia tổ chức quản lý nó một cách chặt chẽ vàkhoa học.

Muốn công tác quản lý kết quả kinh doanh đạt kết quả cao, trớc hết taphải quản lý tốt doanh thu và chi phí.

Quản lý có hiệu quả doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khácđòi hỏi kế toán phải thờng xuyên theo dõi và phản ánh một cách kịp thời cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, bằng cách tổ chức theodõi hạch toán trên sổ sách một cách hợp lý và khoa học Kế toán phản ánhđích thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đó giúp các nhà quản lý có thểnắm bắt đợc bản chất của từng nghiệp vụ kinh tế Việc sử dụng đúng đắn cácchứng từ cũng rất cần thiết vì chứng từ là cơ sở pháp lý của mọi nghiệp vụkinh tế Việc thực hiện đúng quy định về hệ thống chứng từ còn gắn liền vớilợi ích của chính doanh nghiệp, chẳng hạn khi xuất bán một lô hàng màkhông phản ánh kịp thời lên hóa đơn GTGT (hoá đơn bán hàng) thì coi nh làhàng đã bán mà không có doanh thu, hoặc nếu khi lập hoá đơn mà không ghimột cách chi tiết giá bán cha có thuế, số thuế GTGT và tổng số tiền ngờimua thanh toán thì về phía ngời mua sẽ không đợc khấu trừ thuế đầu vào Vìvậy, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải phản ánh trên các chứngtừ kế toán, dù nghiệp vụ đó là lớn hay nhỏ Nếu hàng hoá có giá trị thấp d ớimức quy định phải ghi hoá đơn, hoặc nếu ngời mua yêu cầu không phải ghihoá đơn thì ngời bán cũng phải ghi vào bảng kê bán hàng theo hớng dẫn củacơ quan thuế Việc quản lý doanh thu có hiệu quả, đầy đủ, chính xác cũngchính là việc quản lý tốt kết quả kinh doanh.

Quản lý tốt chi phí kinh doanh phát sinh trong doanh nghiệp cũng làmột yêu cầu cần thiết Hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc làmthế nào để hạ thấp tỉ suất chi phí nhằm tăng kết quả kinh doanh Tỉ suất chiphí là một chỉ tiêu chất lợng quan trọng phản ánh trình độ quản lý của doanhnghiệp trong đó kế toán là một công cụ quan trọng Vai trò của kế toánkhông chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà kế toán còn phải giúp DNtrong việc quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí QLDN Kế toán cần phải pháthiện và ngăn chặn những chi phí phát sinh bất hợp lý, những chi phí khôngcần thiết gây ra tình trạng lãng phí cho DN Các chi phí cần phải đợc phảnánh đúng, đủ, kịp thời vào sổ sách, chứng từ kế toán tránh tình trạng thâmhụt, chi tiêu không có cơ sở

Trang 18

Để quản lý tốt kết quả kinh doanh của DN ta không thể không nói đếncông tác quản lý chi phí và thu nhập ở từng đơn vị bộ phận trong DN Trongtừng bộ phận sản xuất kinh doanh của DN, kế toán cùng với bộ phận quản lýphải lập phơng án quản lý tốt chi phí và thu nhập của bộ phận mình góp phầnthực hiện mục tiêu chung của toàn DN Hàng tháng hoặc hàng quý, kế toáncác đơn vị bộ phận phải lập kế hoạch chi tiêu, những khoản chi nào khôngcần thiết thì không đợc phép chi Tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh củatừng DN mà có biện pháp quản lý chi phí, thu nhập riêng nhng nhìn chung taphải nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức hệ thống chứng từ, sổ chi tiết chi phí,thu nhập theo bộ phận Nó có tác dụng to lớn trong công tác xác định chínhxác chi phí, thu nhập của từng bộ phận từ đó cho ta một kết quả kinh doanhđáng tin cậy.

1.2 Yêu cầu quản lý phân phối lợi nhuận:

Sau khi đã xác định và quản lý tốt kết quả kinh doanh thì yêu cầu đặt ralà phải phân phối kết quả kinh doanh đó nh thế nào cho hợp lý, phục vụ tốtmục đích kinh doanh của DN Ngoài việc phân phối kết quả kinh doanh theochế độ, kế toán cùng với cán bộ quản lý DN phải biết sử dụng kết quả đó nhthế nào để thu đợc hiệu quả cao nhất tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa đơn vị mình.

 Nh vậy quản lý kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận ở các DNnói chung và các DN thơng mại nói riêng là rất cần thiết Nó góp phần khôngnhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN và giúp DN khẳng địnhvai trò, vị trí của mình trên thị trờng.

2 Nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận:

Trong các doanh nghiệp thơng mại, bộ phận kế toán có chức năng giámsát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi việc sử dụng và bảoquản tài sản của DN Từ chức năng đó ta có thể xác định đợc nhiệm vụ củakế toán nh sau:

- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình lu chuyển và sửdụng các tài sản vật t tiền vốn, các quá trình và kết quả kinh doanh của DN - Thông qua ghi chép, phản ánh để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạchsản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, kiểm traviệc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản vật t tiền vốn, kinh phí, phát hiện vàngăn ngừa kịp thời các hành động tham ô, lãng phí vi phạm chính sách chếđộ kỷ luật kinh tế, tài chính của Nhà nớc.

- Cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ tiến hành quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh, kiểm tra phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, công tác thốngkê và thông tin kinh tế.

Xuất phát từ đặc điểm riêng của hoạt động kế toán xác định kết quảkinh doanh và phân phối lợi nhuận, ta rút ra nhiệm vụ kế toán kết quả kinhdoanh và phân phối lợi nhuận nh sau:

- Xác định chính xác kịp thời các khoản thu nhập của DN theo quy địnhcủa Nhà nớc.

- Tổ chức hạch toán chi tiết theo từng khoản thu nhập, đảm bảo đánh giáđúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

Trang 19

- Tính toán xác định việc phân chia lợi nhuận rõ ràng theo các nguyên tắccủa chế độ kế toán, xác định phản ánh đúng, đủ nghĩa vụ đối với Nhà nớc vàđảm bảo lợi ích của DN, lợi ích của ngời lao động.

- Phản ánh đầy đủ kịp thời nghiệp vụ trong quá trình tạm phân phối vàphân phối lợi nhuận của DN.

V/ ý nghĩa của việc hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán kết quả kinh

1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phânphối lợi nhuận:

Trong nền kinh tế thị trờng, DN muốn khẳng định đợc vị trí của mìnhthì cần phải làm ăn có lãi từ đó ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh.Muốn vậy DN phải hạch toán lấy thu bù chi, ngoài thu nhập bù đắp chi phícòn phải thu đợc lợi nhuận Hạch toán kinh tế là nhân tố kích thích sự sángtạo trong quá trình kinh doanh, nó góp phần đem lại hiệu quả cao nhất choDN.

Kế toán là một bộ môn khoa học về quản lý, là một bộ phận của hệthống lý luận quản lý kinh tế tài chính Vai trò của nó đợc thể hiện nh sau:  Kế toán với chức năng của mình sẽ cung cấp đầy đủ toàn bộ các thôngtin về hoạt động kinh tế tài chính tại DN nhằm giúp cho các nhà quản lý điềuhành và giám sát các hoạt động kinh tế tài chính.

 Kế toán phản ánh đầy đủ tài sản hiện có cũng nh sự vận động tài sản ởđơn vị qua đó giúp DN quản lý chặt chẽ tài sản.

 Kế toán phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình kinhdoanh cũng nh kết quả do nó mang lại nhằm kiểm tra việc thực hiện bù đắpchi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp.

 Kế toán phản ánh đợc cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn giúp cho việckiểm tra giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ độngtrong kinh doanh.

 Kế toán phản ánh đợc kết quả của ngời lao động giúp cho việc khuyếnkhích lợi ích vất chất và xác định trách nhiệm vất chất đối với ngời lao độngmột cách rõ ràng nhằm khuyến khích ngời lao động nâng cao năng suất laođộng.

Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì kế toán càng trở nên quan trọngvì vậy để nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong quản lý kinh tế đòi hỏitừng bộ phận kế toán phải không ngừng hoàn thiện, đặc biệt là kế toán xácđịnh kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.

Để đáp ứng đợc nhu cầu hiện nay, Đảng và nhà nớc đã ban hành chế độkế toán doanh nghiệp theo quyết định số 1141/TC/QĐ ngày 01/11/1995 vàqua một số lần sửa đổi bổ xung hiện tại đợc áp dụng theo thông t số120/1999/TT- BTC, ban hành ngày 7/10/1999 Hệ thống kế toán mối đợc banhành đã đáp ứng đợc yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên nóvẫn còn không ít các vớng mắc, khó khăn Đặc biệt là công tác kế toán kếtqủa kinh doanh và phân phối lợi nhuận luôn luôn có sự thay đổi ràng buộcvới chế độ kế toán và cơ chế quản lý của Nhà nớc Trên thực tế kế toán kếtquả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong các DN hiện nay vẫn còn nhiều

Trang 20

nhợc điểm cần khắc phục Chẳng hạn nh chất lợng của tài liệu không đợcđảm bảo, thiếu chính xác và kịp thời, việc lập chứng từ kế toán cha đầy đủ,cha hợp lý, hợp lệ, ghi chép sổ sách không cập nhật đầy đủ, hiện tợng gianlận để ngoài sổ, các phơng pháp phân bổ chi phí không rõ ràng, không đúngchế độ, thiếu trung thực, xác định kết quả sai lệch hòng trốn thuế, công nợdây da, phân phối thiếu công bằng Tình trạng “lãi giả lỗ thật” để tránh bịphá sản hoặc “lỗ giả lãi thật” để trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nớc vẫn diễn rakhá phổ biến Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh vàphân phối lợi nhuận là rất cần thiết và phải đợc các cơ quan quản lý và cácdoanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

2 Nội dung hoàn thiện:

2.1 Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu:

Hạch toán ban đầu là việc theo dõi ghi chép hệ thống các nghiệp vụkinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của DN, làm cơ sở để hạch toántổng hợp và hạch toán chi tiết.

Các hoạt động diễn ra trong các DN đều hớng tới mục tiêu lợi nhuận dođó tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải đợc kế toán phản ánh đểxác định xem lãi hay lỗ Việc tổ chức tốt công tác hạch toán ban đầu ở cácbộ phận là rất quan trọng để thu nhận những thông tin kịp thời, đầy đủ, chínhxác cho các giai đoạn hạch toán tiếp theo Công tác hạch toán ban đầu cầnphải thực hiện những nội dung sau:

- Xuất phát từ những thông tin kinh tế phát sinh trong DN kế toán căn cứvài hệ thống chứng từ theo qui định của Bộ tài chính để lập danh mục cácchứng từ sử dụng trong hạch toán ban đầu với từng loại nghiệp vụ kinh tếphát sinh ở từng bộ phận.

Đối với kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận thì nhữngthông tin ban đầu thờng là những thông tin về doanh thu, chi phí và cácthông tin liên quan đến quá trình phân phối thu nhập nh: việc nộp thuế thunhập DN, thuế vốn, phân phối lợi nhuận vào các quỹ

- Phân công cụ thể và quy định rõ trách nhiệm của từng ngời trong việcghi nhận thông tin của từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vàochứng từ ban đầu phù hợp.

- Phòng kế toán của DN có trách nhiệm hớng dẫn việc ghi chép ban đầu củtất cả các bộ phận trong DN và trách nhiệm xây dựng các chơng trình luânchuyển chứng từ thích hợp đối với từng loại chứng từ ban đầu.

Với nội dung của công tác hạch toán ban đầu và những thông tin kinhtế phát sinh trong kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợinhuận, kế toán phải xây dựng hệ thống chứng từ phản ánh những thông tinđó.

Chứng từ kế toán là phơng tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệpvụ kinh tế, đồng thời nó còn là phơng tiện thông tin phục vụ cho nhu cầuquản lý Chứng từ phải đợc lập theo đúng quy định, ghi chép đầy đủ, kịp thờiđúng với sự thực của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Đặc điểm của kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận là kếthừa số liệu kế toán của các nghiệp vụ trớc nh: kế toán bán hàng, kế toán chi

Trang 21

phí kinh doanh, kế toán các hoạt động khác nên khi phát sinh các nghiệpvụ này kế toán vừa sử dụng những thông tin về thu nhập và chi phí trên cácchứng từ gốc vừa sử dụng các chứng từ tự lập.

Chứng từ kế toán phải đợc lập đầy đủ số liên qui định, phải đợc ghichép rõ ràng trung thực, đầy đủ các yếu tố Kế toán trởng và thủ trởng đơn vịtuyệt đối không đợc ký tên vào chứng từ trắng, chủ tài khoản không đợc kýséc trắng.

Sau khi đã lập chứng từ, kế toán phải xây dựng quá trình luân chuyểnchứng từ cho phù hợp Luân chuyển chứng từ là quá trình vận động củachứng từ từ khâu lập đên khâu đa vào lu trữ Quá trình này nếu hợp lý sẽcung cấp thông tin kinh tế cho DN một cách kịp thời, chính xác đáp ứng đợcyêu cầu quản lý.

2.2 Vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản kế toán:

Phơng pháp chứng từ kế toán mới chỉ cung cấp những thông tin mangtính chất rời rạc về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nh vậy mới chỉ đáp ứngmột phần yêu cầu quản lý Trong đó công tác hạch toán kế toán nói chung vàcông tác kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận nói riêng đòi hỏinhững thông tin mang tính chất tổng hợp Với yêu cầu đó, kế toán không chỉdừng lại ở khâu hạch toán ban đầu mà phải tiếp tục tiến hành hạch toán tổnghợp

Hạch toán tổng hợp là việc ghi chép, phản ánh giám đốc các nghiệp vụkinh tế phát sinh một cách tổng hợp trên cơ sở các chứng từ cung cấp từ khâuhạch toán ban đầu tạo ra các thông tin tổng hợp trong quá trình quản lý Tổ chức hợp lý hệ thống tài khoản kế toán là khâu không thể thiếu đợctrong quá trình hạch toán Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của ph-ơng thức tài khoản, đợc sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát từng đối t-ợng kế toán cụ thể trong DN và đợc mở theo đối tợng kế toán có nội dungriêng biệt.

Hệ thống tài khoản kế toán DN đợc ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và đã đợc sửa đổi bổ xung Hiện nay hệthống tài khoản kế toán có 74 tài khoản cấp I với nhiều tài khoản cấp II và có7 tài khoản ngoài bảng.

Trên cơ sở các thông tin về: Doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phíbán hàng, chi phí QLDN và các thông tin về phân phối lợi nhuận nh: nộpthuế thu nhập DN, nộp thuế vốn, trích lập các quỹ xí nghiệp Kế toán kếtquả kinh doanh và phân phối lợi nhuận nghiên cứu hệ thống tài khoản kếtoán để phản ánh các thông tin trên cho thật khoa học.

Việc phản ánh và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các tàikhoản tổng hợp vẫn cha đủ Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc hạchtoán chi tiết kết quả kinh doanh theo từng nhóm hàng, mặt hàng, từng hợpđồng là rất cần thiết giúp cho cán bộ quản lý biết đợc kết quả kinh doanh cụthể của từng nhóm hàng, từng mặt hàng Từ đó giúp DN có những phơng ánkinh doanh mới.

Để theo dõi chi tiết kết quả kinh doanh theo từng nhóm hàng, mặthàng, từng hợp đồng kinh tế kế toán phải xây dựng một hệ thống tài khoản

Trang 22

chi tiết để phản ánh bằng cách mở các tài khoản cấp 3, cấp 4 Tuỳ thuộc vàođặc điểm kinh doanh của từng DN mà kế toán nghiên cứu hệ thống tài khoảnchi tiết cho thật khoa học và phù hợp.

Chẳng hạn TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” có thể mở chi tiếtcho từng loại hoạt động (hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính, hoạt độngbất thờng ) trong đó lại đợc theo dõi chi tiết theo từng loại hàng hoá, từngnhóm hàng, mặt hàng, từng đối tác Hoặc với TK 511 “Doanh thu bánhàng” kế toán có thể mở chi tiết theo từng nhóm hàng, mặt hàng, từng hợpđồng kinh doanh bằng cách mở thêm các tài khoản cấp 3,4 Tơng tự đốivới các TK 632, 641, 642, 711, 811, 821.

2.3 Hoàn thiện về sổ sách kế toán:

Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế tàichính diễn ra rất đa dạng, phong phú và đợc phản ánh đầy đủ, kịp thời, trungthực và chính xác vào các bảng chứng từ kế toán Tuy nhiên những thông tintrên các chứng từ chỉ là các thông tin riêng biệt về từng hoạt động kinh tế tàichính trong DN, các thông tin này phải đợc phân loại và phản ánh một cáchcó hệ thống vào các tài khoản kế toán trong tờ sổ kế toán phù hợp.

Sổ kế toán là những tờ sổ đợc xây dựng theo mẫu nhất định có liênquan chặt chẽ với nhau để sử dụng ghi chép, hệ thống hoá thông tin về cáchoạt động kinh tế tài chính trên cơ sở số liệu của các chứng từ kế toán theođúng phơng pháp kế toán nhằm cung cấp thông tin có hệ thống phục vụ côngtác lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị Vì vậy,có thể nói rằng tổ chức hợp lý hệ thống sổ sách kế toán là khâu công việcquan trọng, là trong tâm trong kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh nóichung và kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận nói riêng.

Hiện nay, vấn đề sổ sách kế toán cũng vẫn còn nhiều tồn tại cần lu ý.Sổ sách là hình thức biểu hiện của tài khoản kế toán do đó hoàn thiện tàikhoản kế toán phải đi đôi với hoàn thiện sổ sách Thực trạng phổ biến trongviệc thực hiện chế độ sổ sách kế toán là công tác ghi sổ còn rờm rà, phức tạp,mở và ghi chép sổ kế toán không đúng với nguyên tắc và phơng pháp kếtoán, dẫn đến số liệu kế toán nhiều khi không đầy đủ, chính xác và trungthực Do đó, hoàn thiện sổ sách kế toán là:

- Phải áp dụng một hệ thống sổ đơn giản, gọn nhẹ, tiện lợi trong công việcghi chép, giảm tới mức thấp nhất công việc ghi chép của kế toán nhng vẫnđảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ về tất cả các mặt, đáp ứng yêu cầu quảnlý Kết cấu sổ phải đáp ứng nh cầu của cơ chế thị trờng, phù hợp cho việctính toán các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho quả trị DN bên ngoài.

- Phải tuỳ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị cũng nh yêu cầucần theo dõi chi tiết từng tài khoản mà mở thêm các sổ chi tiết để theo dõicho chặt chẽ.

- Ghi chép sổ sách phải kịp thời, kế toán phải đảm bảo ghi chép vào sổ kếtoán toàn bộ các chứng từ phát sinh trong ngày theo đúng nguyên tắc và chếđộ đảm bảo bho chất lợng các chỉ tiêu báo cáo kế toán và các thông báo sốliệu kinh tế khác.

Trang 23

Đối với kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận, kế toán cầnphải mở hệ thống sổ sách theo dõi thật khoa học, đảm bảo cung cấp đợc nhữngthông tin tổng hợp và chi tiết về các chỉ tiêu kinh tế nh: doanh thu thuần, giávốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, thu nhập hoạt động tài chính,thu nhập bất thờng, chi phí bất thờng, lợi nhuận gộp, thuế thu nhập DN, lợinhuận ròng Đây là những thông tin rất cần thiết và quan trọng trong mỗiDN Đòi hỏi kế toán phải sử dụng hệ thống sổ sách theo dõi thật hiệu quả Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, khả năng trình độ của nhân viênkế toán, mức độ trang bị phơng tiện kỹ thuật cho công tác quản lý của từngđơn vị mà kế toán áp dụng cách ghi sổ theo 1 trong 4 hình thức sau:

- Hình thức nhật ký chung- Hình thức nhật ký- chứng từ- Hình thức chứng từ ghi sổ- Hình thức nhật ký sổ cái.

Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lợngkết cấu, trình tự, phơng pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.Các loại sổ kế toán thờng dùng:

+ Sổ kế toán tổng hợp: sổ nhật ký, sổ cái và sổ kế toán tổng hợp khác + Sổ kế toán chi tiết bao gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng DN mà kế toán có thểtự xây dựng một hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết phù hợp với DN củamình.

2.4 Hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính là những báo cáo đợc lập dựa trên phơng pháp kếtoán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại thời điểm hoặc thời kỳ nhất định.Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản đơn vị tạithời điểm kết thúc hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong thờikỳ nhất định Đồng thời đợc giải trình giúp cho các đối tợng sử dụng thôngtin tài chính nhận biết đợc thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanhcủa đơn vị để ra quyết định thích hợp.

Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống báo cáo tài chính gồm có:- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh- Thuyết minh báo cáo tài chính- Báo cáo lu chuyển tiền tệ.

Thời hạn lập các báo cáo và gửi là do các cơ quan Nhà nớc quy định,cụ thể: Đối với “Bảng cân đối kế toán” và “Báo cáo kết quả kinh doanh” phảiđợc lập vào ngày cuối lỳ của quý, năm Bản “Thuyết minh báo cáo tài chính”lập vào thời điểm 31/12, thời gian công bố công khai chậm nhất là 30 ngàykể từ ngày lập và gửi báo cáo tài chính Đối với kế toán kết quả kinh doanhthì ngoài việc lập báo cáo tài chính theo chế độ báo cáo tài chính, tức là tổnghợp kết quả kinh doanh toàn DN của tất cả các hoạt động, các DN cần phảilập báo cáo kết quả kinh doanh theo từng đối tợng chi tiết (báo cáo quản trị).

Trang 24

Việc lập báo cáo chi tiết về kết qủa kinh doanh dựa vào các sổ kế toán chitiết của tài khoản 911, các sổ kế toán liên quan và tuỳ thuộc vào đặc điểmcủa từng DN.

Báo cáo kế toán liên quan tới phân phối lợi nhuận đợc lập trên cơ sở sốliệu chi tiết của TK 421, về thuế thu nhập đối chiếu với TK 3334 để lập vàochỉ tiêu “thuế thu nhập DN” ở báo cáo kết quả kinh doanh.

Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng cung cấp các thông tin cần thiếtcho việc ra quyết định các phơng án tối u của DN Vì vậy công tác hoànthiện việc lập báo cáo tài chính là rất cần thiết.

3 ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh và phân phốilợi nhuận trong doanh nghiệp thơng mại:

Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế đắc lực,là bộ phận không thể thiếu đợc trong mỗi DN Tổ chức hợp lý và đúng đắnviệc hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận có ý nghĩa to lớnđối với DNTM:

- Tổ chức tốt công tác kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuậnsẽ giúp cho công tác kế toán đợc gọn nhẹ, bộ máy kế toán hài hoà chặt chẽđảm bảo cho báo cáo kế toán chính xác, nhanh nhạy.

- Giúp cho các nhà quản lý nắm đợc những thông tin chính xác cụ thể vềkết quả kinh doanh của DN mình, giúp cho việc xử lý các thông tin đợcnhanh chóng từ đó đề ra biện pháp kế hoạch để tăng thu nhập cho DN.

- Các thông tin chính xác về kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuậnthể hiện trên các báo cáo tài chính của DN là các thông tin đáng tin cậy chocác đối tợng quan tâm đến tình hình tài chính của DN nh: ngân hàng, cơquan thuế, ngời lao động, các nhà đầu t

Thấy đợc ý nghĩa của kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợinhuận, nhân viên kế toán phải có trách nhiệm trong việc thu thập và xử lý sốliệu, không ngừng học hỏi, nghiên cứu để tìm ra phơng pháp hạch toán kếtoán thật rõ ràng, khoa học Kế toán là một bộ phận của quản lý trong doanhnghiệp, ngời làm kế toán không chỉ đơn thuần là những ngời ghi chép, phảnánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm ra các số liệu thống kê mà còn phảilà những ngời có khả năng phân tích, tổng hợp, có khả năng dự báo đợc tơnglai giúp cho các nhà quản lý có các quyết định chính xác trong các hoạt độngkinh doanh của toàn DN.

Chơng II

Tình hình thực tế công tác kế toán kết quả kinh doanh và

Trang 25

I/ Giới thiệu tổng quan về công ty:

1 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lýcủa công ty:

1.1.Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty Thơng Mại Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nớc đợc thành lậpngày 20/06/1960 theo quyết định số 337/ QĐ - NT của Bộ Nội Thơng ( naylà bộ Thơng Mại ) Khi mới thành lập, công ty có tên gọi là Bách hoá tổnghợp Hà Nội, văn phòng đặt tại 18 Hàng Bài thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm,thành phố Hà Nội.

Trong gần 40 năm hình thành và phát triển, trải qua giai đoạn chuyểnđổi kinh tế, cũng giống nh rất nhiều DNQD khác, công ty đã gặp phải rấtnhiều khó khăn Để tồn tại đến ngày hôm nay, công ty đã mở rộng quan hệvới mọi thành phần kinh tế, mở rộng các hình thức mua bán hàng hoá, ngoàihình thức mua đứt bán đoạn, công ty còn nhận làm đại lý, nhận ký gửi hàngbán cho các đơn vị khác Ngoài ra công ty đã không ngừng nghiên cứu thị tr-ờng, đẩy mạnh công tác bán hàng, liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tếkhác.

Từ năm 1992 – 1995, thực hiện chủ trơng của Nhà nớc về thu hút vốnđầu t nớc ngoài, công ty Thơng Mại Hà Nội cùng với một công ty của Anh làDRAGON PROPERTIVES ASIA Ltd thành lập một liên doanh là Trung tâmThơng Mại Hà Nội Trung tâm Thơng Mại Hà Nội (tên giao dịch là HANOIPLAZA Ltd) đã đợc uỷ ban hợp tác đầu t (nay là Bộ kế hoạch và đầu t) cấpgiấy phép số 855/ GP ngày 04/05/1994, thời gian hoạt động là 40 năm với sốvốn đầu t là 41 triệu USD xây dựng Trung tâm Thơng mại này thành mộtsiêu thị đa ngành.

Ngày 10/09/1995, công ty đã bàn giao mặt bằng cho bên liên doanh.Trụ sở chính của công ty sau nhiều lần chuyển đổi hiện nay đợc đặt tại B21Nam Thành Công.

Đặc điểm chung của công ty:

- Nguồn vốn kinh doanh của công ty: 7.987.974.742đ Trong đó, Ngân sách nhà nớc cấp: 7.382.476.173

Nguồn vốn tự bổ xung: 605.498.569đ- Hình thức hoạt động: Bán buôn, bán lẻ và dịch vụ.- Tổng số nhân viên: 330 ngời

- Tổng quỹ lơng: 1.131.942.414đ Hiện nay công ty có 5 cửa hàng trực thuộc là: + Siêu thị 18 Hàng Bài

Trang 26

Chức năng chủ yếu của công ty Thơng Mại Hà Nội là bán lẻ các mặthàng tiêu dùng phục vụ nhân dân thủ đô, khách vãng lai và ngời nớc ngoài.Thông qua đó:

- Góp phần thúc đẩy kinh tế thị trờng phát triển- Đảm bảo đời sống cho ngời lao động

+ Tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hoá cho các cơ sở sản xuất kinhdoanh và các cá nhân trong nớc.

+ Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tmở rộng kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nớc thông qua việc giao nộpngân sách hàng năm.

+ Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nớc.

Công ty Thơng Mại Hà Nội kinh doanh rất nhiều mặt hàng thuộc cácngành hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nh:

- Ngành thực phẩm

- Ngành đồ dùng gia đình- Ngành văn hoá giáo dục

- Ngành vật liệu trang trí nội thất.

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

Công ty Thơng Mại Hà Nội là một pháp nhân, hạch toán độc lập vàtrực thuộc Sở Thơng Mại Hà Nội Bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh củacông ty đợc thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:

Giám đốc là ngời chịu trách nhiệm trớc Nhà nớc về toàn bộ hoạt độngcủa công ty đồng thời cũng là ngời đại diện cho quyền lợi của toàn bộ côngnhân viên theo luật định Giám đốc phụ trách chung, là đại diện hợp phápcủa công ty.

Phó giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn công ty giúp giám đốc chỉ đạogiải quyết công việc của công ty.

Các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ là tham mu cho ban giámđốc trong hoạt động kinh doanh của công ty, chịu sự chỉ đạo điều hành trựctiếp của ban giám đốc:

* Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân sự, bốtrí sắp xếp, tuyển chọn nhân viên, quản lý con dấu của công ty, xét duyệtbình bầu, khen thởng thi đua, bảo vệ tài sản của công ty, tham mu về tiền l-ơng nhân sự cho ban giám đốc.

* Phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ:

- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính có liên quan đến hoạt độngchung của công ty.

Trang 27

- Tập hợp các số liệu kế toán của các bộ phận để lập báo cáo tài chính - Tham mu cho ban giám đốc về mặt tài chính.

* Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh củacông ty, từ khâu tìm kiếm nguồn hàng đến khâu tiêu thụ hàng hoá.

* Phòng kiến thiết cơ bản có nhiệm vụ cải tạo, sửa chữa, nâng cấpmạng lới sản xuất kinh doanh, nâng cấp các địa điểm mới, đầu t vào các thiếtbị phục vụ kinh doanh.

Các cửa hàng có tổ chức bộ máy tơng đối đơn giản gọn nhẹ, mỗi cửahàng có một cửa hàng trởng, một cửa hàng phó và một bộ phận kế toán.Riêng trung tâm Thơng Mại 1E Cát Linh chia ra thành 2 bộ phận: gian hàngnhận khoán và siêu thị Gian hàng nhận khoán kinh doanh các mặt hàng maymặc, văn phòng phẩm, đồ chơi thiếu nhi, điện máy phải tự tổ chức kinhdoanh, tự trả lơng, nộp BHXH, nộp khấu hao Siêu thị là gian hàng chủ đạocủa trung tâm kinh doanh 3 ngành hàng lớn: hoá mỹ phẩm, đồ gia dụng, thựcphẩm các loại.

Các cửa hàng

Phòng Kinh DoanH

Phòng KiếnThiết cơ bảnPhòng tổ chức

hành chính

Ch 18

Hàng bàiHàng BôngCH 191Nam thành côngCH b21Kho lạc trungCH lạc trungcát linhTTTM 1e

TổBán Hàng

Kế ToánNV

NVKế Toán

KếToán

Trang 28

Các cửa hàng phải tự mình đảm nhiệm kế hoạch đã đặt ra, thực hiện kinhdoanh với hiệu quả cao nhất, chi phí thấp nhất và chịu sự chỉ đạo của bangiám đốc công ty.

2 Tổ chức công tác kế toán của công ty:

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:

Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lýcác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ý thức đợc điều này,công ty Thơng Mại Hà Nội đã chú trọng tới việc tổ chức công tác kế toánmột cách khoa học và hợp lý.

Công ty Thơng Mại Hà nội hoạt động trên địa bàn rộng, mỗi cửa hàngtrực thuộc đều có một bộ phận kế toán nên áp dụng hình thức tổ chức côngtác kế toán vừa tập trung, vừa phân tán Mô hình tổ chức bộ máy kế toán củacông ty nh sau:

Bộ máy kế toán của công ty nằm trong phòng kế toán chịu sự chỉ đạotrực tiếp của giám đốc.

Hiện nay phòng kế toán của công ty có 4 ngời:

- Kế toán trởng chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của công ty với nhiệm vụ: + Chịu trách nhiệm trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạtđộng kinh tế trớc giám đốc và pháp luật Nhà nớc.

+ Chỉ đạo, quản lý về hoạt động sử dụng vốn, chỉ đạo giao vốn cho cáccửa hàng, hớng dẫn, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn của các cửa hàng + Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính củacông ty (Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các cửa hàng, hớng dẫn các cửa hàng

Ban Hành ChínhQuảnTrị

Ban Nghiệp Vụ

Ghi chú:

Quan hệ trực tiếp

Quan hệ gián tiếp

Ghi chú:

Quan hệ trực tiếpQuan hệ gián tiếp

Kế toántrởng

Trang 29

xây dựng kế hoạch, chỉ đạo kiểm tra tổ chcs thực hiện kế hoạch của các cửahàng)

+ Chỉ đạo, xây dựng hệ thống hạch toán kế toán từ công ty đến các cửahàng, theo dõi các khoản chi phí và đôn đốc các cửa hàng nộp các chỉ tiêupháp lệnh về công ty.

+ Tổ chức hớng dẫn kê khai thuế GTGT theo biểu mẫu thống nhất từcông ty đến cửa hàng để nộp thuế theo đúng quy định của Nhà nớc.

+ Quản lý, kiểm tra quỹ tiền mặt và ngân phiếu

+ Kiểm tra toàn bộ các chứng từ sau khi đã nhập máy để lên sổ cái vàquyết toán hàng tháng, quý, năm.

- Cán bộ kế toán - thống kê: có nhiệm vụ:

+ Theo dõi việc kê khai thuế GTGT của công ty và các cửa hàng Đônđốc các cửa hàng nộp thuế đúng thời hạn của công ty đề ra (ngày 15-20 hàngtháng)

+ Nhập phiếu thu, chi của quỹ công ty và các tờ kê của các cửa hàngvào máy.

+Theo dõi quản lý TSCĐ, công cụ dụng cụ nhỏ, kho nguyên vật liệu(hớng dẫn các cửa hàng lập sổ sách theo dõi về TSCĐ và công cụ lao độngnhỏ; Quản lý, kiểm tra TSCĐ của các cửa hàng).

+ Làm báo cáo nhanh chỉ tiêu tài chính - Cán bộ kế toán - công nợ: có nhiệm vụ:

+ Viết phiếu thu, phiếu chi (tiền mặt, séc, uỷ nhiệm chi) + Theo dõi tiền gửi các ngân hàng và nhập số liệu vào máy.

+ Theo dõi công nợ (phải thu, phải trả, công nợ nội bộ, các khoản phảithu, phải trả khác)

- Thủ quỹ có nhiệm vụ: + Quản lý quỹ tiền mặt + Vào sổ quỹ hàng ngày + Làm thống kê mua và bán

+ Nộp các báo cáo tài chính và thuế cho các cơ quan chủ quản.

Mỗi cửa hàng có khoảng 6 nhân viên kế toán Các nhân viên kế toán ới cửa hàng làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu về các nghiệp vụ kế toán phátsinh tại cửa hàng, lên bảng kê số 8,10,11 các nhật ký chứng từ số1,2,3,5,7,8,9,10, gửi toàn bộ chứng từ đã thu thập, kiểm tra, xử lý về phòngkế toán của công ty.

d-2.2 Hệ thống sổ sách, báo cáo mà công ty đang sử dụng:

Hiện nay công ty Thơng Mại Hà Nội áp dụng hình thức kế toán Nhật

ký chứng từ, hệ thống sổ sách bao gồm:

- Các sổ Nhật ký chứng từ: Đây là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế có các tài khoản Công ty sử dụng cácNKCT số 1,2,3,5,7,8,9,10.

- Sổ cái: là sổ phân loại dùng để hạch toán tổng hợp, mỗi tài khoản đợcphản ánh trên một trang sổ cái.

- Các sổ và thẻ kế toán chi tiết: dùng để theo dõi phản ánh các nghiệpvụ kinh tế phát sinh cần hạch toán chi tiết.

Trang 30

- Bảng kê: kế toán của công ty mở các bảng kê số 8 để theo dõi tìnhhình nhập - xuất - tồn của hàng hoá và bảng kê số 11 để phản ánh tình hìnhthanh toán tiền hàng với ngời mua

Trình tự kế toán nh sau:

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán các cửa hàng phân loại vàvào các sổ nhật ký chứng từ Đối với các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến cácđối tợng không thể kết hợp hạch toán chi tiết trên sổ NKCT thì căn cứ vàochứng từ gốc để vào bảng kê Đối với các nghiệp vụ liên quan đến đối tợngcần hạch toán chi tiết thì lập sổ và thẻ kế toán chi tiết Cuối tháng kế toán cáccửa hàng gửi toàn bộ các sổ NKCT, bảng kê, sổ và thẻ kế toán chi tiết đó lêncho kế toán công ty.

Kế toán công ty sẽ tiến hành tổng hợp các NKCT, bảng kê, sổ và thẻchi tiết do kế toán cửa hàng gửi lên; Căn cứ vào các bảng kê để vào NKCTcó liên quan; Căn cứ vào sổ và thẻ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết Sauđó căn cứ vào NKCT để vào sổ cái; Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chitiết với sổ cái Cuối mỗi quý, căn cứ vào bảng kê, sổ cái để lập các báo cáotài chính.

Trang 31

Sơ đồ trình tự kế toán:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

# Báo cáo tài chính công ty đang sử dụng:

Trong quá trình kinh doanh của công ty, để phản ánh đợc kết quả kinhdoanh của mình cứ 1 quý công ty lại tiến hành kế toán xác định kết quả kinhdoanh thể hiện trên các báo cáo tài chính sau:

1 Kế toán kết quả kinh doanh:

1.1 Nội dung và phơng pháp xác định kết quả kinh doanh tại công ty:

Kết quả kinh doanh của công ty Thơng Mại Hà Nội bao gồm kết quảthu đợc từ 3 hoạt động: hoạt dộng kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, hoạtđộng tài chính và hoạt động bất thờng.

Hoạt động chính của công ty là kinh doanh hàng công nghệ phẩm dớicác hình thức bán buôn, bán lẻ và nhận bán đại lý Ngoài ra công ty còn cómột số nhà xởng không sử dụng dùng để cho thuê sử dụng và đợc coi là hoạtđộng kinh doanh dịch vụ.

Hoạt động tài chính ở công ty phát sinh khi công ty đem tiền nhàn rỗicủa mình đi góp vốn liên doanh, liên kết ngắn hạn với các doanh nghiệpkhác.

Báo cáo tài chínhSổ cái

Sổ và thẻ kếtoán chi tiết

Nhật kýchứng từ

Bảng kê

Chứng từ gốc

Bảng tổnghợp chi tiết

Trang 32

Hoạt động bất thờng là những hoạt động diễn ra ngoài dự tính của côngty và nó phát sinh rất hạn chế do ở công ty không có nhiều đột biến trongkinh doanh.

Công ty Thơng Mại Hà Nội tính và nộp thuế theo phơng pháp khấu trừthuế do đó kết quả kinh doanh của công ty đợc xác định nh sau:

Kết quả Kết quả hoạt Kết quả hoạt Kết quả hoạt kinh doanh động KD động tài chính động bất thờngTrong đó,

Kết quả Tổng Các Giá vốn Chi phí Chihoạt động doanh - khoản - hàng - bán - phíkinh doanh thu giảm trừ bán hàng QLDNKết quả hoạt Thu nhập hoạt Chi phí hoạt

động tài chính động tài chính động tài chínhKết quả hoạt Thu nhập Chi phí

động bất thờng bất thờng bất thờng

* Tổng doanh thu là doanh số thực tế của hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ.Doanh thu thực hiện của công ty bao gồm:

- Doanh thu bán hàng hóa: là doanh số thu đợc từ hoạt động bán buôn vàbán lẻ hàng hoá của các cửa hàng.

- Doanh thu dịch vụ: là doanh số thu đợc từ hoạt động cho thuê sử dụngTSCĐ và phần hoa hồng đại lý đợc hởng.

* Các khoản giảm trừ hát sinh chủ yếu ở công ty là hàng bán bị trả lại.

* Giá vốn hàng bán là giá mua của hàng hoá trừ đi các khoản chiết khấu đ ợchởng do thanh toán sớm (nếu có)

* Chi phí quản lý doanh nghiệp ở công ty bao gồm:

- Chi phí tiền lơng và các khoản trích theo lơng của số nhân viên quản lýtrên công ty

- Chi phí công cụ dụng cụ phân bổ

- Chi phí khấu hao TSCĐ của toàn công ty (cả bộ phận bán hàng và bộphận quản lý)

=

Ngày đăng: 20/10/2012, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Bảng cân đối kế toán - Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong Doanh nghiệp thương mại - Công ty Thương Mại Hà Nội.DOC
Bảng c ân đối kế toán (Trang 36)
Bảng kê số 8,11 - Hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong Doanh nghiệp thương mại - Công ty Thương Mại Hà Nội.DOC
Bảng k ê số 8,11 (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w