TIỂU từ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN

56 977 11
TIỂU từ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp. Hai nguồn giàu và đẹp của Tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc, âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh, đầy ý nghĩa và ngôn ngữ văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc đã nâng đến trình độ cao về nghệ thuật khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái đẹp đó đã làm nên chất giá trị, bản sắc tinh hoa của Tiếng Việt. Cùng với những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, Nguyễn Quang Sáng, một nhà văn Nam Bộ đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật ngôn từ. Lâu nay, khi nghiên cứu về Nguyễn Quang Sáng, các nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại góc nhìn văn học là chủ yếu. Dưới góc nhìn ngôn ngữ, đây vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Vì vậy chúng tôi chọn dề tài Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng với mong muốn tìm ra những nét riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, đồng thời qua đó thấy rõ hơn phong cách sáng tác của ông. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho việc dạy và học tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng trong nhà trường tốt hơn.

MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục ……………………………………………………………… ……… 1 Lời cảm ơn………………………………………………………………………3 Lời cam đoan……………………………………………………………………4 Danh mục các bảng biểu……………………………………………………… 6 Mở đầu………………………………………………………………………… 7 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……………10 1.1. Vấn đề tình thái………………………………………………………………… 10 1.1.1. Quan niệm của một số tác giả về tính tình thái………………………….10 1.1.2. Quan niệm tính tình thái của luận văn………………………… 11 1.1.3. Các phương tiện biểu thị tình thái trong Tiếng Việt…………………….11 1.2. Hành động nói…………………………………………………………… 14 1.2.1. Khái niệm hành động nói……………………………………………… 14 1.2.2. Phân loại các hành động ngôn ngữ…………………………………… 15 1.3. Sự hành chức của TTTT qua hành động nói…………………………………… 15 1.3.1. TTTT cuối phát ngôn thực hiện hành động nói trực tiếp……………… 16 1.3.2. TTTT cuối phát ngôn thực hiện hành động ngôn trung gián tiếp……….16 1.4. Khái niệm phát ngôn…………………………………………………………… 18 1.5. Vấn đề phương ngữ……………………………………………………………….18 1.5.1. Khái niệm phương ngữ………………………………………………….18 1.5.2. Phương ngữ trong quan hệ với ngôn ngữ toàn dân…………………… 19 1.6. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Quang Sáng…………………………………………20 1.7. Tiểu kết chương I…………………………………………………………………20 Chương II: NHẬN DIỆN CÁC TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG…………………………….22 2.1. Vai trò của tiểu từ tình thái……………………………………………………… 22 2.1.1. Chức năng liên nhân…………………………………………………… 22 2.1.2. Tạo các kiểu phát ngôn theo các kiểu mục đích nói khác nhau…………22 2.1.3. Biểu thị quan hệ xã hội………………………………………………… 22 2.1.4. Chức năng hướng thoại………………………………………………….22 2.2. Tiêu chí nhận diện tiểu từ tình thái cuối phát ngôn……………………………….23 2.2.1. Tiêu chí nhận diện của các tác giả đi trước…………………………… 23 2.2.2. Tiêu chí nhận diện tiểu từ tình thái của luận văn……………………… 24 2.3. So sánh tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong tiếng việt toàn dân và trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng……………………………………………………24 2.4. Tiểu kết chương II……………………………………………………………………….37 Chương III: PHÂN TÍCH CÁC TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG…………………………….38 3.1. Phân loại các tiểu từ tình thái theo phạm trù hành động ngôn ngữ……………….38 3.2. Phân loại các tiểu từ tình thái theo từng phạm trù……………………………… 39 3.2.1. Hành động thuộc phạm trù điều khiển………………………………… 39 1 3.2.2. Hành động thuộc phạm trù trình bày…………………………………….44 3.2.3. Hành động thuộc phạm trù biểu cảm……………………………………46 3.2.4. Hành động thuộc phạm trù tuyên bố……………………………………50 3.2.5. Hành động thuộc phạm trù cam kết…………………………………… 52 3.3. Tiểu kết chương III……………………………………………………………….53 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………53 - Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 55 - Nguồn tư liệu trích dẫn………………………………………………………………56 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khoá luận chúng tôi đã gặp không ít khó khăn, khúc mắc do khả năng hạn chế, tài liệu tham khảo chưa nhiều,… Nhưng nhờ sự động viên của các thầy cô giáo, của tập thể lớp ĐHSVAN08 – L2 ĐHVL, đặc biệt là sự động viên, hướng dẫn nhiệt tình của Thạc Sĩ Trần Thanh Vân đã giúp chúng tôi hoàn thành khoá luận. Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa khoa học xã hội và nhân văn, Ban Giám Hiệu trường Đại học Đồng Tháp, đặc biệt là sự kính trọng và lòng biết ơn đến cô Trần Thanh Vân. Với khả năng còn hạn chế nên trong khi thực hiện khoá luận tốt nghiệp chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân tình của thầy cô. Xin chân thành cảm ơn ! 3 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận văn H ồ Thị Thuý Oanh L ê Thị Thuỳ Dương 4 CÁC QUY ƯỚC VIẾT TẮT 1. HĐ hành động 2. HĐNT hành động ngôn trung 3. TTTT tiểu từ tình thái 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu: Tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời, phong phú; bởi kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt phản ánh sự hình thành của xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp như thế nào là điều khó nói. Có lẽ Tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt nam ta rất đẹp; bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại. Tiếng Việt có hai nguồn giàu và đẹp. Một là tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc, âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa. Hai là ngôn ngữ của văn học. văn nghệ mà những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên chất giá trị, bản sắc tinh hoa của Tiếng Việt, kết quả của một quá trình và biết bao công sức dồi mài. 1.2. Cùng với những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn Quang Sáng - một nhà văn Nam Bộ - đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị về nghệ thuật và ngôn từ. Lâu nay, khi nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở góc nhìn văn học là chủ yếu. Dưới góc nhìn ngôn ngữ, đây vẫn là một vấn đề mới mẻ và lý thú. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng với mong muốn tìm ra những nét riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn đồng thời qua đó thấy rõ hơn phong cách sáng tác của ông. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho việc dạy và học tác phẩm Nguyễn Quang Sáng trong nhà trường tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình cho rằng việc vận dụng tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong tác phẩm là một sự sáng tạo trong cách tân nghệ thuật, tạo sự gần gũi giữa tác giả, tác phẩm với người đọc. Cho nên tiểu từ tình thái cuối phát đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả. Tình thái là một bộ phận làm nên nghĩa tất yếu của mọi phát ngôn. Bất kể một câu nói nào cũng mang một tình thái nhất định. Trong tiếng Việt, tiểu từ tình thái là lớp từ có nhiều tên gọi khác nhau:Tiểu từ tình thái, tiểu tố tình thái, toán tử logic – tình thái, ngữ khí từ, Trợ từ, hư từ, tình thái ngữ. Nhìn chung đó là vấn đề rộng có tính bao quát với những nét sắc thái hết sức phong phú. Về tình hình nghiên cứu tiểu từ tình thái, có thể nhận thấy một số hướng sau: Trước năm 1960, các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê… thường gộp chung tiểu từ tình thái cuối phát ngôn với thán từ vào cùng một loại. Các tác giả này có những tên gọi khác nhau như phụ từ tận cùng, tiểu từ kết thúc, tiểu từ hậu tứ, hư từ ở cuối, trợ ngữ từ, ngữ khí từ, trợ từ. Ở đây các công trình ngữ pháp tiếng việt của họ chỉ dừng lại ở mức độ giới hạn khái quát các đặc điểm và ý nghĩa cơ bản của một số tiểu từ tình thái và chứng minh sự có mặt cả nhóm này trong tiếng Việt nhưng chưa xác định số lượng các tiểu từ tình thái là bao nhiêu. Sau năm 1960, các tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Phan Mạnh Hùng, Diệp Quang Ban, Phạm Hùng Việt, gộp những từ chuyên dùng chỉ thái độ cảm xúc của 6 người nói với những từ chuyên dùng để nhấn mạnh vào ý nghĩa của một bộ phận nào đó trong phát ngôn trong đó có cả phụ từ và đại từ. Năm 1996, Nguyễn Thị Lương trong Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt đã tập trung vào nghiên cứu khả năng biểu hiện các hình vi ngôn ngữ của tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi. Nhưng chỉ dừng lại là từ toàn dân. Năm 2001, Lê Thị Hoài Dương trong Tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt với vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bước đầu vạch ra vấn đề miêu tả lõi nghĩa của chúng mang tính chất từ điển. Năm 2005, Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đề cập khá cụ thể về tiểu từ tình thái cuối phát ngôn nhưng cũng chỉ dừng lại ở lớp từ toàn dân. Nhìn chung, việc nghiên cứu các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn của các tác giả trên vẫn còn tồn tại vì chưa đi sâu vào đặc điểm cơ bản của chúng, đặc trưng ngữ nghĩa, chức năng… các vấn đề này có tầm quan trọng như thế nào trong các lớp từ tiếng Việt. Và một số tác tiêu biểu nữa cũng nghiên cứu về vấn đề này như: Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Hiệp, Phạm Hùng Việt,… Có thể nói, các tác giả đã có những phát hiện tinh tế, sâu sắc khi nghiên cứu về lớp từ tình thái trong tiếng Việt. Đó là những cơ sở lý luận thiết thực giúp ích rất nhiều cho chúng tôi khi nghiên cứu lớp từ này trong những sáng tác văn học cụ thể. Riêng việc nghiên cứu Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thì vẫn là một mảnh đất màu mỡ, chưa được cày xới, cần có cái nhìn hệ thống hơn để thấy chức năng của nó khi hành chức. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Khoá luận của chúng tôi hướng đến các mục đích chính sau đây: - Xác định số lượng Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng để thấy được các tiểu từ tình thái có vai trò, chức năng quan trọng trong việc biểu thị thái độ, tình cảm, cảm xúc của các nhân vật trong từng tác phẩm. Qua đó, thấy được những đặc điểm riêng của lớp từ này trong ngôn ngữ tiếng Việt. Mặc khác, việc nghiên cứu Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong những tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng còn cho chúng ta thấy được, hiểu được đặc điểm của con người Nam Bộ. - Giúp chúng ta hiểu rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá con người Nam Bộ - một vùng quê chất phát, bình dị. - Thấy được sự đa dạng, phong phú của phương ngữ Nam Bộ xét về mặt ý nghĩa. - Cung cấp nguồn tư liệu về tiểu từ tình thái cuối phát ngôn, điều mà lâu nay người ta ít quan tâm và nhắc nhở đến. - Chỉ ra sắc thái, đặc trưng riêng của từng vùng qua phân tích các tiểu từ tình thái trong những tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng. Những từ này có vai trò biểu thị các ý nghĩa tình thái nghi ngờ, cầu khiến, trình bày, cam kết, bộc lộ cảm xúc,… 7 Qua khảo sát 32 tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chúng tôi thống kê được có 1075 lần xuất hiện tiểu từ tình thái đứng ở vị trí cuối phát ngôn. Đây là đối tượng để chúng tôi phân tích, mô tả…Các phát ngôn có TTTT mà chúng tôi liệt kê ở các chương của luận văn thuộc nhiều ngữ cảnh khác nhau. Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận văn này là ngôn ngữ giao tiếp của các nhân vật và người kể chuyện trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khoá luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại các tiểu từ tình thái và các hành động lời nói có sự xuất hiện của các tiểu từ tình thái trong lời thoại của các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng. 5.2. Phương pháp so sánh Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh tiểu từ tình thái tiếng địa phương với tiểu từ tình thái toàn dân, so sánh các tiểu từ tình thái tiếng địa phương có âm gần giống nhau với nhau. 5.3. Phương pháp phân tích Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nhằm phân tích rõ các loại tiểu từ tình thái được sử dụng trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Nhận diện các TTTT cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng. Chương 3: Phân tích các TTTT cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng. 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.Vấn đề tính tình thái 1.1.1. Quan niệm của một số tác giả về tính tình thái Nói đến tính tình thái, trước hết phải nhắc đến Charles Bally, nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Pháp. Ông đã dùng thuật ngữ ditum và modus khi bàn về sự phân tích cá mặc logic của câu. Theo ông câu là hình thức đơn giản nhất có thể có của việc thông báo ý nghĩ. Và ý nghĩ là phản ánh biểu tượng cùng với việc xác nhận sự có mặt của nó là thuộc về sự phán đoán, sự đánh giá nó là thuộc về tình cảm, sự mong muốn ( không mong muốn ) thuộc về ý chí. Tác giả cho rằngTình thái là linh hồn của câu; cũng như ý nghĩ, nó được tạo thành chủ yếu do kết quả của một thao tác tích cực của chủ thể nói. Cho nên không thể đem lại cái giá trị câu cho một phát ngôn, nếu trong nó không phát hiện được một chút nào cách diễn đạt tình thái”. [dẫn theo 14 trang 27] . Như vậy theo Chales Bally tình thái là phần vô cùng quan trọng, không thể thiếu được của câu, không có tình thái thì không có câu, chỉ có biểu tượng về sự việc. Tính tình thái của câu gắn với sự đánh giá của người nói về sự việc được đánh giá. Benveniste ( 1966) cho rằng tình thái là một phạm trù rộng lớn, khó có thể phạm trù hoá được… nó gắn với những chờ đợi, mong muốn, đánh giá thái độ của người nói với nội dung phát ngôn, với người đối thoại, với những kiểu mục đích phát ngôn: Hỏi, cầu khiến, trần thuật… và có thể được thể hiện bằng những phương tiện đủ loại: thức của động từ, quán ngữ… [ dẫn theo 6 trang 17 – 18] . Oswld Ducrot trên cơ sở quan niệm tính tình thái Charles Bally đã trình bày ngắn gọn các nhà logic và các nhà ngôn ngữ luôn luôn cho là cấn thiết phải phân biệt trong một hành động phát ngôn, một nội dung thuộc về sự biểu hiện, đôi khi được gọi là dic tum (đặt trong mối quan hệ của một vị ngữ với chủ ngữ) và một thái độ của chủ thể nói đối với nội dung đó. [ dẫn theo 14 trang 28]. Ở Việt Nam, tính tình thái được các tác giả bắt đầu đề cập từ những năm 60 của thế kỷ XX như: Nguyễn Kim Thản, Hoàng Phê, Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Đỗ Thị Kim Liên… Tác giả Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt ( sơ khảo ngữ pháp chức năng) quyển 1 năm 1991 cho rằng Trong logic học nội dung của một mệnh đề được chia làm hai phần, phần thứ nhất gọi là ngôn liệu (lexis hay dictum), tức các tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ logic) và các tham tố của nó được xét như một mối liên hệ tiềm năng. Phần thứ hai gọi là phần tình thái (modalité) là cách thức thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối liên hệ là có thật (hiện thực) hay là không có thật ( phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất yếu hay không tất yếu, là có thể hay không có thể có được [dẫn theo8 trang 50]. Còn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (1996) cho rằng Tính tình thái là phạm trù ngữ pháp - ngữ nghĩa biểu thị quan hệ của người nói đối với phát ngôn, và quan hệ của nội dung phát ngôn với hiện thực khách quan. Tính tình thái là một phổ niệm ngôn ngữ, nó thuộc phạm trù cơ bản của các ngôn ngữ tự nhiên. Nội dung của phát ngôn có thể hiểu như hiện thực, mong muốn hoặc không mong muốn, có thể hoặc không có thể, tất yếu hoặc ngẫu nhiên…Tính tình thái được biểu hiện bằng các phương 9 tiện ngữ pháp và từ vựng ( hình thái “ thức”, từ tình thái, tiểu từ, ngữ điệu). Tính tình thái có thể chia ra từ [dẫn theo Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng 19 trang 297]. Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong Giáo trình ngữ dụng học (2005) thì cần chỉ rõ nghĩa trong phần nội dung mệnh đề ( nghĩa miêu tả) và nghĩa tình thái biểu hiện trong phát ngôn gắn với lời nói của người nói trong tình huống giao tiếp cụ thể. Nghĩa tình thái trong lời nói cá nhân hết sức đa dạng và tinh tế mà nhiệm vụ của người nghe, người tiếp nhận phát ngôn cần phải nắm bắt những biểu hiện tinh tế đó.[11 trang 28]. Từ đó tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã định nghĩa tình thái trong mối quan hệ của người nói với hiện thực được thông báo Tình thái là một bộ phận trong cấu trúc nội dung ngữ nghĩa của phát ngôn (bên cạnh nghĩa miêu tả) biểu thị cảm xúc thái độ, sự đánh giá của người nói đối với hiện thực được thông báo. [11 trang 285]. Đỗ Hữu Châu trong Ngữ nghĩa học hệ thỗng và ngữ nghĩa học hoạt động phát biểu một cách rõ ràng: … tình thái sẽ bao gồm toàn bộ những ý nghĩa thuộc phạm vi dụng học và sẽ hợp lại thành thông điệp bộc lộ kèm lõi P của câu. [3 trang 16]. Tóm lại mặc dù có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau nhưng các tác giả trên đều xoay quanh đặc trưng cơ bản của tình thái, xem tình thái là một phạm trù những hiện tượng ngữ nghĩa - chức năng rộng lớn, đa dạng và phức tạp mà đặc trưng chung nhất của chúng là phản ánh những mối quan hệ khác nhau của một nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực tế cũng như những quan điểm, thái độ đánh giá và định tính khác nhau của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu, xét trong mối quan hệ với người nói người nghe, với hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên vấn đề nghĩa tình thái cần phải được nghiên cứu và bổ sung điều chỉnh thêm. 1.1.2. Quan niệm tình thái của khoá luận Trên đây chúng tôi đã trình bày các quan niệm tình thái. Trong khoá luận này, chúng tôi quan niệm nghĩa tình thái là một bộ phận trong cấu trúc nội dung của phát ngôn (bên cạnh nghĩa miêu tả) biểu thị cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người nói, thể hiện quan hệ của người nói đối với nội dung thông báo và quan hệ của nội dung thông báo đối với hiện thực, cho biết hiện thực đó là có thật hay không có thật là tiềm năng hay đã xảy ra, là giả định ước muốn, đồng tình hay nghi vấn, phủ định hay bác bỏ… Ví dụ: Ta có động từ “đi” và danh từ “ chợ” là phần ngôn liệu để tạo nên phát ngôn. Tuy nhiên, để có thể tạo nên các phát ngôn mang nghĩa tình thái khác nhau phụ thuộc vào thái độ của người nói khác nhau như: (1) Đi chợ nhé! (2) Đi chợ đã ! (3) Đi chợ rồi. (4) Đã đi chợ đâu ! (5) Đi chợ đi. (6) Đã đi chợ chưa ? (7) Đi chợ thôi. (8) Đi chợ hả ? (9) Đi chợ à ? (10) Đi chợ nhỉ ? 10 [...]... bỏ, từ chối… Ví dụ: Anh về à ! Anh về đi Anh về mà Anh về vậy 2.3 So sánh Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong Tiếng Việt toàn dân và trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng 2.3.1 Về số lượng tiểu từ tình thái cuối phát ngôn a Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong tiếng toàn dân Dựa vào đặc điểm của TTTT vừa nêu ra ở mục trên, chúng tôi đưa ra số lượng TTTT toàn dân của tiếng Việt gồm 25 từ, ... bác bỏ Nhóm các phụ từ cầu khiến – thúc giục đi trước động từ, tính từ Các toán tử tình thái đi với động từ, tính từ thể hiện các tình thái của hành động phát ngôn: hãy, đừng, chờ, cứ, vẫn Nhóm động từ tình thái làm trung tâm Chúng không có khả năng đứng độc lập, thể hiện các hành vi thuộc về ý chí: muốn, toan, định, nỡ, đành, hòng, buộc,… - Các tiểu từ tình thái đứng cuối phát ngôn Chúng ta thường... hiện tình thái nghi vấn c Dùng các toán tử tình thái kết hợp trong phát ngôn nhằm tạo nghĩa tình thái khác nhau, thể hiện các sắc thái tình cảm đa dạng của lời nói Sau đây là các nhóm chính xét theo vị trí và chức năng - Toán tử tình thái đứng ở vị trí đầu phát ngôn Nhóm này thể hiện thái độ cảm xúc, chủ quan của người nói như kêu ca, than phiền, ngạc nhiên, vui mừng… gồm các từ tình thái hoặc tổ hợp tình. .. nghĩa tình thái của câu khác đi Ví dụ: ( 16) Học Học! Học ? Đây là 3 phát ngôn do các yếu tố từ vựng như nhau tạo nên, tuy nhiên chúng lại mang nghĩa tình thái khác nhau, thể hiện thái độ của người nói khác nhau Điều này do ngữ điệu câu đưa lại Phát ngôn thứ nhất là phát ngôn miêu tả thể hiện tình thái của người nói là khẳng định một hành động Phát ngôn thứ hai thể hiện một hành động cảm thán Phát ngôn. .. tình thái như: Ôi, chao ôi, trời ơi, ái chà, ơ, hỡi ơi, than ôi,… để thể hiện tình thái - Toán tử tình thái đứng ở giữa phát ngôn + Nhóm có vị trí tách biệt với nội dung miêu tả của phát ngôn bởi ngữ điệu + Nhóm có toán tử tình thái do các phụ từ, đại từ hông, cứ, lại, vẫn, đâu… có, thế…mà nhằm tạo nghĩa phủ định Trong khi các ngôn ngữ biến hình việc thể hiện tình thái được biểu hiện trong hình thái. .. thì tiểu từ tình thái Không làm thành phần câu (…) tạo hình thức của các câu nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán hoặc bày tỏ thái độ của người nói [16] Nguyễn Tài Cẩn cho rằng tiểu từ tình thái đưa lại cho đoản ngữ không phải một dấu ấn về phân tố mà về sắc thái tình cảm…những từ à, ư, nhỉ, nhé có vị trí sau: đưa lại tính tình thái cho đoản ngữ, biến đoản ngữ thành câu… [2] Tiểu từ tình thái không làm phần... của động từ ( thời, thể, thức ) thì trong các ngôn ngữ không biến hình (điển hình là tiếng Việt ), việc thể hiện tình thái luôn luôn thể hiện rõ Nhóm này có thể chia thành các nhóm nhỏ sau: Nhóm phụ từ, đại từ biểu thị ý nghĩa phủ định đi trước động từ, tính từ Để thể hiện tình thái phủ định người ta thường sử dụng phụ từ tình thái: Không, chưa, chẳng Chúng thường đứng trước động từ, tính từ phủ định... tiểu từ tình thái cuối phát ngôn 2.2.1 Tiêu chí nhận diện của tác giả đi trước Về tiêu chí nhận diện TTTT có thể có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chủ yếu là dựa vào chức năng, vai trò của TTTT trong câu 22 Trương Văn Chình cho rằng tiểu từ tình thái Giúp cho lời nói ý nhị, mạnh mẽ, linh hoạt thêm hoặc cho lời nói cục cằn, cộc lốc ( Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê… [5]) Nguyễn Kim Thản thì tiểu từ tình. .. muốn, đồng tình hay nghi vấn, phủ định hay bác bỏ, thành phần này gọi là thành phần tình thái Cách hiểu tình thái trong ngôn ngữ học mặc dù có những bộ phận nào đó khác biệt, nhưng đều gặp nhau ở điểm chung tình thái là quan điểm và thái độ của người nói đi kèm với cái được nói đến 1.1.3 Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt Trong ngôn ngữ học có nhiều phương tiện biểu thị tình thái, người... tiện biểu thị tình thái Vai trò của TTTT là chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái ( thái độ, cảm xúc…) xét trong quan hệ giữa chủ thể phát ngôn với người nghe, với nội dung phản ánh cũng như có chức năng cấu tạo các dạng hành động nói: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán… 2.2.2 Tiêu chí nhận diện Tiểu từ tình thái của luận văn Từ phân tích trên, để nhận diện TTTT theo chúng tôi: - Phải có phát ngôn miêu . khác nhau :Tiểu từ tình thái, tiểu tố tình thái, toán tử logic – tình thái, ngữ khí từ, Trợ từ, hư từ, tình thái ngữ. Nhìn chung đó là vấn đề rộng có tính bao quát với những nét sắc thái hết. tiểu từ tình thái cuối phát ngôn với thán từ vào cùng một loại. Các tác giả này có những tên gọi khác nhau như phụ từ tận cùng, tiểu từ kết thúc, tiểu từ hậu tứ, hư từ ở cuối, trợ ngữ từ, ngữ. Việt đề cập khá cụ thể về tiểu từ tình thái cuối phát ngôn nhưng cũng chỉ dừng lại ở lớp từ toàn dân. Nhìn chung, việc nghiên cứu các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn của các tác giả trên vẫn

Ngày đăng: 14/07/2015, 09:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan