1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật nữ qua hành vi cầu khiến trong truyện ngắn Nam Cao trước năm 1945

25 835 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 169,5 KB

Nội dung

1.1. Có thể nói, không một hoạt động nào của con người lại có thể tách hẳn ra ngoài việc sử dụng ngôn ngữ đích thực nào lại không gắn cũng có một mục đích sử dụng của con người vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện của giao tiếp. Giới tính là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người, đặc biệt liên quan mật thiết đến sự thay đổi về quan niệm, về đời sống và vì thế trong gia đình cũng như ngoài xã hội giữa nam và nữ đứng từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, mối quan hệ ngôn ngữ và giới tính đặc biệt là phong cách ngôn ngữ nữ giới, đang là một trong những vấn đề mới mẻ, thú vị và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. 1.2. Nam Cao là một nhà văn lớn trong dòng văn học hiện thực. Tác phẩm của ông không ngừng được khám phá và khẳng định giá trị từ nhiều khía cạnh. Về mặt ngôn ngữ, ông từng được đánh giá là một trong số rất ít tác giả “xây dựng được ngôn ngữ nhân vật”. Chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu cho khóa luận là “ đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật nữ qua hành vi cầu khiến trong truyện ngắn Nam Cao trước năm 1945” Vì đây là vấn đề mới, các nhà nghiên cứu chưa nghiên cứu nhiều về vấn đề này. Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ gợi lên một gốc nhìn có giá trị thiết thực đối với thực tiễn hoạt động đánh giá tác phẩm Nam Cao nói riêng và hoạt động sáng tạo, tiếp nhận tác phẩm văn chương nói chung từ phong cách ngôn ngữ nhân vật. Đây là những khảo sát bước đaều nhằm tạo tiền đề cho những công trình nghiên cứu quy mô hơn và tập trung hơn.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Có thể nói, không một hoạt động nào của con người lại có thể tách hẳn rangoài việc sử dụng ngôn ngữ đích thực nào lại không gắn cũng có một mục đích sửdụng của con người vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện của giaotiếp

Giới tính là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người, đặcbiệt liên quan mật thiết đến sự thay đổi về quan niệm, về đời sống và vì thế tronggia đình cũng như ngoài xã hội giữa nam và nữ đứng từ góc độ ngôn ngữ học xãhội, mối quan hệ ngôn ngữ và giới tính đặc biệt là phong cách ngôn ngữ nữ giới,đang là một trong những vấn đề mới mẻ, thú vị và thu hút sự chú ý của nhiều nhànghiên cứu

1.2 Nam Cao là một nhà văn lớn trong dòng văn học hiện thực Tác phẩm củaông không ngừng được khám phá và khẳng định giá trị từ nhiều khía cạnh Về mặtngôn ngữ, ông từng được đánh giá là một trong số rất ít tác giả “xây dựng đượcngôn ngữ nhân vật”

Chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu cho khóa luận là “ đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật nữ qua hành vi cầu khiến trong truyện ngắn Nam Cao trước năm 1945”

Vì đây là vấn đề mới, các nhà nghiên cứu chưa nghiên cứu nhiều về vấn đề này.Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ gợi lên một gốc nhìn có giá trị thiếtthực đối với thực tiễn hoạt động đánh giá tác phẩm Nam Cao nói riêng và hoạtđộng sáng tạo, tiếp nhận tác phẩm văn chương nói chung từ phong cách ngôn ngữnhân vật Đây là những khảo sát bước đaều nhằm tạo tiền đề cho những công trìnhnghiên cứu quy mô hơn và tập trung hơn

Trang 2

được ghi nhận và đến ngày nay nó đã chi phối đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống

xã hội, trong đó có ngôn ngữ

Sự khác biệt giới tính trong ngôn ngữ đã được quan tâm từ lâu trong khoa họcnhưng phải đầu thế kỹ XX, những ấn tượng về nó mới thật sự được dẫn ra một cách

cụ thể, có bằng chứng Trước hết, vấn đề giới tính đã được đề cặp tới trong một sốcông trình nghiên cứu, chuyên luận về nguồn gốc, đặc điểm của ngôn ngữ (thuộcngôn ngữ học đại cương) và trong những phát hiện khảo cổ về ngôn ngữ Cụ thể

như quan điểm của J Xtepanov trong “Những cơ sở ngôn ngữ học đại cương” (1977): “Khi mà sự phân chia xã hội trùng với sự phân chia theo nguyên tắc giới tính hoặc lứa tuổi giới tính thì xuất hiện sự khác nhau trong ngôn ngữ của đàn ông

và đàn bà trong một bộ lạc làm theo cả sự khác nhau trong ngôn ngữ của lứa tuổi khác nhau” [2, tr 3]?

Những khác biệt trong ngôn ngữ của mỗi giới đã tạo nên những biến thể củamột ngôn ngữ trong xã hội Những năm 60 của thế kỹ XX, với sự ra đời và pháttriển mạnh của ngôn ngữ xã hội – bộ máy lấy biến thể ngôn ngữ xã hội – bộ máylấy biến thể ngôn ngữ trong sử dụng làm đối tượng nghiên cứu “ ngôn ngữ và giớitính” trở thành một trong những vấn đề cơ bản và được xem xét ở ba khía cạnh:

Sự khác nhau xuất phát từ đặc điểm sinh lí của hai giới

Sự khác nhau biểu hiện ở sự phân định ngôn ngữ để nói về mỗi giới

Sự khác nhau ở cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới

Về phong cách ngôn ngữ của mỗi giới, các nghiên cứu đầu tiên đều tập trungvào khảo sát phong cách ngôn ngữ nữ giới và nó thường được so sánh – dù làkhông công khai – với đặc trưng ngôn ngữ của nam giới Người có đóng góp đáng

kể trong lĩnh vực này là tác giả R Lakoff, bà đã đưa ra một số kết luận về phongcách ngôn ngữ nữ giới

Cùng với sự phát triển của thành tựu lý thuyết ngôn ngữ học xã hội và cáckhoa học liên ngành, hiện tượng phong cách ngôn ngữ nữ giới ngày càng được mởrộng về phạm vi, đối tượng cũng như phương pháp nghiên cứu Công trình mang

Trang 3

tính phát hiện của một số nhà nghiên cứu; ví dụ như : phát hiện của các nhà điều traJanet Holmes (1986), R Fasold (1990) về phong cách ngôn ngữ nữ giới của ngườiMobasa hay người ở một thôn của Malagacy hoặc nữ giới có địa vị thấp ởAmstecdam Hà Lan… bên cạnh đó những công trình bàn về những vấn đề có tínhphương pháp luận đối với nghiên cứu, khảo sát khác biệt giới tính trong ngôn ngữ

hoặc đi sâu “tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ giữa nam và nữ” Từ địa vị, thiên chức của phụ nữ… ( P.Trudgill, P Nicholas…)

Ở Việt Nam, ngôn ngữ là một bộ môn khoa học trẻ, mối quan hệ giữa ngônngữ và giới tính là một vấn đề khá mới Nó gián tiếp được bàn tới trong nhữngcông trình nghiên cứu, về ứng xử của người phụ nữ hoặc trở thành đối tượng trựctiếp trong số ít bài viết và công trình nghiên cứu Công trình nghiên cứu của PGS

Nguyễn Văn Khang, trong giáo trình “Ngôn ngữ học xã hội-những vấn đề cơ bản”,

sau khi khái quát hướng nghiên cứu và thành tựu của các nhà nghiên cứu trên thếgiới, tác giả đã đưa ra kết luận bước đầu về phong cách nữ tính (qua khảo sát giaotiếp ngôn ngữ của một số cặp vợ chồng người Việt) Đặc biệt, đã có bài viết và

công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu của các tác giả như: “Khảo sát phong cách ngôn ngữ nữ tính qua hành vi cầu khiến” của Trần Thị Tuyết Nhung, “Hành động cầu khiến trong thơ tình” của Trần Anh Thư…

Trên cơ sở tiếp thu lí thuyết ngôn ngữ học xã hội thế giới và thành tựu của cáckhoa học liên ngành: ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ ứng dụng, ngữ dụng học…

mà đặc biệt và trực tiếp là lý thuyết hội thoại, lý thuyết hành vi ngôn ngữ -giới tính

và đi sâu vào khảo sát một số hành vi cầu khiến tiêu biểu của nữ giới

Đề tài chúng tôi nhằm góp phần làm sáng tỏ và bổ sung một số vấn đề lýthuyết liên quan đến đề tài Đồng thời, mở rộng hướng nghiên cứu và ứng dụng vàophạm vi phong cách ngôn ngữ của phụ nữ Việt Nam được phản ánh trong tác phẩm(truyện ngắn Nam Cao trước 1945) - lĩnh vực nghiên cứu chỉ dừng lại ở góc độ líthuyết hội thoại trong ngữ dụng học

Trang 4

(Viết phần này, cần chú ý chỉnh sửa lại theo hướng sau: phải liệt kê và phântích các tài liệu có liên quan đến vấn đề giới tính, đến hành động cầu khiến và hànhđộng cầu khiến hoặc nhân vật nữ trong tác phẩm của Nam Cao như thế nào và mức

độ đề cập tới đâu? Và cần khẳng định rằng vấn đề mà các bạn đang làm là chưa cótác giả nào đề cập tới)

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tìm hiểu sơ bộ về đặc trưng văn hóa ứng xử, chuẩn mực, “lời ăn tiếngnói” của người phụ nữ Việt Nam truyền thống và khảo sát đặc điểm môi trườngsống, đặc trưng văn hóa xã hội của nhân vật được phản ánh trong truyện ngắn NamCao trước 1945

Đặt hành vi của đối tượng nữ vào các mối tương quan để so sánh, nhận định,đánh giá và nêu lên một vài nét phản ánh đặc trưng phong cách ngôn ngữ của nữgiới Đồng thời thu thập tư liệu và khái quát đặc điểm hành vi cầu khiến trongtruyện ngắn Nam Cao trước 1945

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Việc lựa chọn hành vi cầu khiến trên cơ sở: Đặc điểm của đối tượng thuận vớiyêu cầu phong phú về ngữ liệu, phù hợp với mục đích, điều kiện nghiên cứu của đềtài Hành vi cầu khiến đáp ứng được những vấn đề trên

Ở đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát truyện ngắn Nam Cao trước năm

1945 có xuất hiện hành vi cầu khiến của nhân vật nữ lấy từ tài liệu: Tuyển tập

truyện ngắn Nam Cao (NXB Giáo Dục, năm XB), Nam Cao về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo Dục, năm XB)

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chúng tôi thuộc về góc độ: nghiên cứu mối quan hệ giữa thuộc tính xãhội của người giao tiếp với đặc trưng ngôn ngữ mà người giao tiếp sử dụng Vì vậy,trong quá trình nghiên cứu, khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiêncứu:

- Phương pháp thống kê, phân loại

Trang 5

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cú pháp của hình thức truyện ngắn.

- Phương pháp so sánh – đối chiếu để rút ra những đặc trưng về hình thức vàcấu trúc nội dung của hành vi cầu khiến trong truyện ngắn

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý thuyết xung quanh đề tài

Chương 2: Hành vi cầu khiến trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945

Chương 3: Phong cách ngôn ngữ nữ tính qua hành vi cầu khiến của

nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945

Trang 6

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Giao tiếp và các vấn đề có liên quan

1.1.1 Lý thuyết về hành vi nói năng

1.1.1.1 Quan niệm về hành vi nói năng

Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm vô số các đơn vị và giữa chúng lại tạothành các cấp bậc khác nhau Cũng như mọi hệ thống xã hội khác, hệ thống ngônngữ được sinh ra để thực hiện chức năng hướng ngoại – chức năng làm công cụgiao tiếp Khi ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp thì ta nói ngôn ngữ đang hànhchức Vậy, nói năng là một dạng hành động đặc biệt của con người – hành độngbằng ngôn ngữ

Trong hoạt động xã hội bằng ngôn ngữ, con người dùng ngôn ngữ để:

- Miêu tả một hiện tượng: Bầu trời hôm nay rất đẹp.

- Thuật lại một sự việc: Hôm nay, tôi gặp một người là mặt, người đó cứ nhìn tôi với vẻ rất khó tả.

- Bày tỏ sự nghi vấn: Bạn đang làm gì?

- Đưa ra một yêu cầu: Anh hãy ra ngoài một lát! Đề nghị anh đứng dậy.

- Khen ngợi: Em ngoan quá! Bạn trình bày rất tốt!

Trong cuốn “How to do things with words”, J.L Austin đã đưa khái niệm

hành vi nói năng (Speech act) gồm:

Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ

âm, vốn từ, quy tắc kết hợp để tạo thành những phát ngôn hay những văn bản cóthể hiểu được

VD: Tôi chuẩn bị đi đám cưới

VD trên nhằm miêu tả trạng thái hiện tại của nhân vật, giúp người nghe hiểuđược người nói đang làm gì

Đây là hành động được cấu tạo dựa trên trật tự cú pháp bình thường C-V

Trang 7

Hành động mượn lời là hành động mượn phương tiện ngôn ngữ, hay mượn

các phát ngôn để gây sự tác động hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với người nghe.Hiệu quả này không đồng nhất ở những người nghe khác nhau, phân tán và không

có tính quy ước

VD: Khi nghe tin “Ngày mai có bão” thì mỗi người sẽ có phản ứng khác

nhau…

Hành động ở lời là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu

quả của chúng gây những tác động trực tiếp thuộc về ngôn ngữ, gây phản ứng vớingười nghe

VD: Khi nghe hỏi: Cậu còn tiền không? Bạn có hiểu không? Em có yêu anh không? thì người nghe phải có nhiệm vụ trả lời dù họ muốn hay không, vì người

nghe đã bị đặt vào một mối quan hệ ràng buộc nhất định

Khác với hành động mượn lời, hành động ở lời có tính quy ước mà quy tắcvận hành chúng được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận và tuân theomột cách tự giác Cho nên, khi nghe thì người nghe đã không còn vô can hay tự donhư trước khi câu nói đó phát ra Ngữ dụng học chủ yếu quan tâm hành động này

So sánh 2 ví dụ sau: (1) Tôi chuẩn bị đi đám cưới

(2) Tôi nhất định đến dự đám cưới.

VD1 là hành động tạo lời, miêu tả trạng thái hiện tại của nhân vật tôi, giúpngười nghe hiểu được “tôi” đang làm gì VD2 là hành động ở lời vì anh ta tự ràngbuộc mình vào một trách nhiệm là phải thực hiện hành động đến dự đám cưới Nếukhông anh ta sẽ bị quy vào tội thất hứa

Trong quá rình giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất, người nói phải tùy vào hoàncảnh, điều kiện, đối tượng mà lựa chọn hành động ngôn ngữ phù hợp

- Hành động ở lời trực tiếp: Là hành động có sự tương ứng giữa PN trên bềmặt với hiệu lực của nó gây nên Hành động này có chứa động từ ngữ vi

VD: Mời bác ăn cơm.

Trang 8

- Hành động ở lời gián tiếp: Trong thực tế, vì lí do nào đó mà người nói khôngthể nói thẳng, nói thật được hoặc để giữ đúng lịch sự, tế nhị, kín đáo thì sử dụnghành động này.

Là hành động không có sự tương ứng giữa phát ngôn trên bề mặt với hiệu lựccủa nó gây nên Hành động này không chứa động từ ngữ vi Hay nói cách khác làhành động mà cấu trúc trên bề mặt là A nhưng gây một hiệu lực là B

VD: Nước trong bể hết rồi (Có nghĩa là đi gánh nước đi)

Bây giờ là mấy giờ rồi? (trách móc)

1.1.1.2 Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi

a) Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi

Theo GS.TS Đỗ Hữu Châu, “phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực… phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi [4, tr 91] Ví dụ phát ngôn ngữ vi: Nếu

có đi chợ, mua dùm mình hai nghìn gừng!

Có biểu thức ngữ vi là mua dùm mình hai nghìn gừng và thành phần mở rộng là: nếu có đi chợ.

Trong thực tế giao tiếp hàng ngày, phát ngôn ngữ vi thường có đầy đủ thànhphần mở rộng và biểu thức ngữ vi

“Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời Nói như vậy có nghĩa là về nguyên tắc trừ những trường hợp sử dụng giao tiếp, còn thì có bao nhiêu hành vi ở lời thì có bấy nhiêu ( kiểu) biểu thức ngữ vi Biểu thức ngữ vi là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các hành vi ở lời” [4, tr 92].

Mỗi biểu thức ngữ vi được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn nhờ những dấuhiệu này mà các biểu thức ngữ vi phân biệt được với nhau

b Động từ ngữ vi

Trong động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những động từ có thểđược thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức năng ở lời Những

Trang 9

động từ này được gọi là động từ ngữ vi ( performative verb – động từ ngôn hành).

“Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần có biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện cái hành vi ở lời do chúng biểu thị” [4, tr 97]

Ví dụ: 1 Em muốn anh không hút thuốc nữa!

2 Em khuyên anh nên không hút thuốc nữa!

3 Em bảo anh không được hút thuốc nữa mà!

Cả ba ví dụ trên đều là biểu thức ngữ vi có các động từ ngữ vi là muốn, khuyên, bảo thể hiện các hành vi khuyên, bảo.

Xét theo khả năng có thể hay không có thể được dùng với chức năng ngữ vitrong các biểu thức ngữ vi, các động từ nói năng tiếng Việt có thể chia thành baloại:

Thứ nhất, những động từ nói năng vừa có thể dùng với chức năng ngữ vi, vừa

có thể dùng với chức năng miêu tả: hỏi, hứa, mời, tuyên bố, phê bình… ví dụ: biểu thức ngữ vi tôi hứa sẽ đến buổi tiệc với anh; biểu thức miêu tả: tôi đã hữa sẽ đến buổi tiệc với anh.

Thứ hai, những động từ nói năng chỉ dùng với chức năng ngữ vi, không dùng

với chức năng miêu tả: cảm tạ, đội ơn, đa tạ…

Thứ ba, những động từ nói năng chỉ dùng với chức năng miêu tả, không dùng

với chức năng ngữ vi: hỏi han, sai khiến, khoe, dọa…

Có 3 điều kiện để xem xét động từ đó là động từ ngữ vi:

+ Vai đưa ra phát ngôn phải ở ngôi thứ nhất (số ít), có thể sử dụng ngôi I sốnhiều, người tiếp nhận hành vi ở lời phải là ngôi thứ II

+ Động từ phải ở thì hiện tại

+ Trước động từ không có các phụ từ tình thái như: không, chưa, chẳng, chả,

đã, sẽ, vừa, mới, chỉ, có… Nếu có chúng thì phát ngôn sẽ thành phát ngôn miêu tả 1.1.1.3 Phân loại hành vi nói năng

Trang 10

Hiện nay, việc phân loại hành vi nói năng vẫn đang là vấn đề chưa hoàn toànthống nhất về số lượng Ngoài Austin, Searle, còn có Wunderlich, Bach, Harnish…

đã phân loại hành vi nói năng theo những tiêu chí của riêng mình

Ở đây chúng tôi xét sự phân loại hành vi ngôn ngữ của Searle Searle đã dùngbốn tiêu chí để phân loại hành vi nói năng đó là: đích ở lời, trạng thái tâm lí, nộidung mệnh đề và hướng khớp ghép Ông đã phân loại các hành vi nói năng vàonăm phạm trù:

Tái hiện (repersentatives): miêu tả, tường thuật, báo cáo, lập biên bản, kể…

Đích ở lời: miêu tả lại một sự việc đang được nói đến, hướng khớp ghép: hiện thực, trạng thái tâm lí: niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề: mộtmệnh đề

lời-Điều khiển (directives): ra lệnh, yêu cầu, bảo, xin phép, cho phép, tuyên, chỉ định…

Đích ở lời: đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó ởtương lai,hướng khớp ghép: hiện thực-lời, trạng thái tâm lí: sự mong muốn củaSp1, nội dung mệnh đề: hành động tương lai của Sp2

Cam kết (commissives): cam đoan, giao ước, bảo đảm, thỏa thuận.

Đích ở lời: trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà Sp1 tự ràngbuộc, hướng khớp ghép: hiện thực-lời, trạng thái tâm lí: ý định của Sp1, nội dungmệnh đề: hành động tương lai của Sp2

Biểu cảm (expressives): than thở, trầm trồ, cảm ơn, xin lỗi

Đích ở lời: bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời, trạng thái tâm lí:thay đổi theo từng loại hành vi, nội dung mệnh đề: một hành động hay một tínhchất nào đó của Sp1 hay của Sp2

Tuyên bố ( declarations): tuyên bố, tuyên án, buộc tội.

Đích ở lời: nhằm làm cho có tác dụng nội dung của hành vi, hướng khớpghép: lời – hiện thực, hiện thực – lời, nội dung mệnh đề: một mệnh đề

1.1.2 Khái niệm giao tiếp và các nhân tố giao tiếp

Trang 11

1.1.2.1 Định nghĩa giao tiếp

Theo Đỗ Hữu Châu_ Đỗ Việt Hùng “Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin (hiểu theo nghĩa rất rộng bao gồm cả tri thức miêu tả, tinh cảm, thái độ, ước muốn, hành động…) giữa ít thứ hai chủ thể giao tiếp (kể cả một người giao tiếp với chính mình) diễn ra trong một ngữ cảnh và tình huống nhất định, bằng một tín hiệu nhất định Giao tiếp bằng lời là quá trình tương tác giữa hai hay một số người bằng ngôn ngữ” [5, tr 13]

1.1.2.2 Các nhân tố giao tiếp

a Nhân vật giao tiếp

Nhân vật giao tiếp là nhứng người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ,dùng ngôn ngữ để tạo ra lời nói, các phát ngôn qua đó tác động vào nhau Giữa cácnhân vật giao tiếp có 2 quan hệ: QH vai giao tiếp và QH liên nhân

a1 Vai giao tiếp

Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp luôn đảm nhận vai giao tiếpkhác nhau Có sự phân vai…

Cần phân biệt chủ ngôn, truyền ngôn, tiếp ngôn và đích ngôn:

- Chủ ngôn: là nguồn phát, tức là người chủ đích thực của một thông tin nào

đó

- Truyền ngôn: Người đưa thông tin của chủ ngôn.

- Tiếp ngôn: là người nhận thông tin từ truyền ngôn.

- Đích ngôn: Người nhận thực sự thông tin do chủ ngôn nói ra.

Chủ ngôn và đích ngôn có thể vắng mặt trong cuộc giao tiếp

VD: Lan: Mai nói với Ngọc cô giáo bảo nó nạp bài kiểm tra ngay.

 Có 4 nhân vật xuất hiện: Lan (truyền ngôn)

Mai (tiếp ngôn)

cô giáo (chủ ngôn)Ngọc (đích ngôn)

Ở đây, chủ ngôn và đích ngôn vắng mặt

Trang 12

Trong một cuộc giao tiếp ngoài vai nói, vai nghe còn có người ngoài cuộc.Người giao tiếp cần có mục đích và niềm tin giao tiếp để xây dựng lên hìnhảnh tinh thần của người đối thoại.

a2 Quan hệ liên nhân

Một câu nói được tạo lập ra thường do các yếu tố từ vựng sắp xếp theo mộtquy luật nào đó, chúng có ý nghĩa của chính nó: nghĩa miêu tả, nghĩa phản ánh hiệnthực

VD: Câu nói của chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn khi đi bán chó:

- Vâng, con cũng biết Cụ có lòng thương nhà con thì mới thế, chứ đàn chó vừa mới mở mắt, cụ mua làm gì?

 Nghĩa miêu tả: Chị Dậu thừa nhận bà Nghị có lòng thương người Ngoài

ra còn có nghĩa khác là nghĩa liên nhân

 Nghĩa liên nhân: Giữa bà Nghị và chị Dậu ngoài quan hệ giữa người mua

và kẻ bán, họ còn có quan hệ:

+ Quan hệ giữa người cùng làng+ Quan hệ vị thế xã hội (vị thế bà Nghị cao hơn chị Dậu)+ Quan hệ tuổi tác: bà Nghị nhiều tuổi

+ Quan hệ thân phận: chị Dậu lép vế, bà Nghị tham lam+ Quan hệ giàu – nghèo

 Nghĩa biểu thái: thể hiện qua từ xưng hô con – cụ

Những ý nghĩa kéo theo này là ý nghĩa liên nhân

Như vậy, ý nghĩa liên nhân là ý nghĩa được rút ra từ mối quan hệ liên nhânhay mối quan hệ giữa các vai giao tiếp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

Còn quan hệ liên nhân là quan hệ xét trong tương quan xã hội, sự hiểu biết,tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau Quan hệ liên nhân được xét trên 2trục: trục tung và trục hoành

Trục tung: trục vị thế xã hội hay còn gọi là trục quyền uy

Ngày đăng: 02/02/2015, 23:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w