Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo ngành thời kỳ 2010 2015.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 35)

2 Vùng Đồng Bằng

3.1.1. Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo ngành thời kỳ 2010 2015.

thời kỳ 2010- 2015.

Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo.

Trong thời kỳ 2010- 2015 mục tiêu phát triển nông nghiệp nhằm tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển mạnh kinh tế nông thôn. Để đạt được mục tiêu trên, nông nghiệp phải phát triển với tốc độ cao góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. nâng cao một bước về năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, sức cạnh tranh sản phẩm, cải thiện đời sống nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất cho nông nghiệp, nông thôn.

Để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp nêu trên cần huy động và phối hợp nhiều nguồn lực thích hợp (nguồn vốn ngân sách, vốn của dân cư, vốn đầu tư của doanh nghiệp vốn FDI, vốn ODA). Đối với ODA cần ưu tiên sử dụng cho những lĩnh vực chủ yếu sau để phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo:

•Xây dựng các công trình thủy lợi, nhất là các công trình quy mô lớn vừa có tác dụng đảm bảo tưới tiêu chủ động, vừa phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

•Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

hoạt, hệ thống nước sạch, trường học, trạm y tế xã, bệnh viện huyện. •Xây dựng một số cơ sở hạ tầng về giống cây trồng vật nuôi.

•Hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn ( vác xin phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020…)

•Hỗ trợ phát triển các làng nghề vừa giúp duy trì truyền thống vừa tăng thêm thu nhập cho nông dân, giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn.

•Tăng cường năng lực cán bộ cấp cơ sở: huyện, xã,thôn, bản…

Năng lượng và công nghiệp

Để đáp ứng ổn định điện cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đời sống, trong thời ki 2010- 2015 nghành điện cần có nguồn vốn đầu tư lớn huy động từ nhiều kênh khác nhau: vốn tự có của ngành, ngân sách, vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước.

Trong thời gian vừa qua nguồn vốn ODA đã được sử dụng để đầu tư xây dựng nhiều nhà máy thủy điện và nhiệt điện, lưới điện phân phối và các trạm biến thế, kể cả lưới điện nông thôn.

Hiện nay năng lực tài chính của ngành điện đã khá mạnh, khu vực tư nhân trong và ngoài nước rất quan tâm đầu tư phát triển nguồn điện và trên thực tế nhiều dự án đầu tư đã thành công, quan hệ hợp tác, bán điện với Trung Quốc, Lào, Campuchia tiến triển tốt thì việc sử dụng vốn vay ODA ưu đãi đối với ngành điện cần xem xét lại theo hướng :

- Giảm đầu tư bằng nguồn vốn ODA ưu đãi cao ( IDA, ADF, JICA,…) đối với việc phát triển nguồn điện. có thể sử dụng một phần hạn chế nguồn vốn này để đầu tư một số nhà máy thủy điện đa mục tiêu, kết hợp sản xuất điện với điều tiết lũ, tưới, tiêu, cung cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản,

…hoặc xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện nhiệt đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, hải đảo…

- Có thể tăng cường sử dụng các nguồn vốn vay ODA có điều kiện kém ưu đãi hơn để phát triển nguồn điện như OCR( ADB) và có thể sau này IBRD (WB), OOF của JIBIC…

- Tiếp tục sử dụng ODA vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển lưới điện phân phối, các trạm biến thế, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi.

Qua kiểm tra tài chính một số dự án sản xuất công nghiệp sử dụng vốn vay ODA trong thời gian qua cho thấy hiệu quả thâp, nhiều dự án không trả được nợ phần do thủ tục ODA kéo dài làm mất cơ hội kinh doanh, vốn vay ODA phần lớn có ràng buộc làm cho đầu tư công trình đắt, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả dự án đầu tư…

trong thời kì 2010-2015, chỉ nên sử dụng ODA cho những dự án sản xuất công nghiệp tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội hoặc du nhập các công nghệ và bí quyết công nghiệp có tác dụng đột phá về năng xuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên phải rõ ràng về phương án và trách nhiệm trả nợ vốn vay ODA.

Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị

Giao thông vận tải có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong thời kỳ 2010-2015 sẽ hoàn thiện một bước xơ bản mạng lưới giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các vùng và một phần đáng kể giữa Việt Nam và các nước, góp phần đảm bảo quốc phòng và an ninh.

Về giao thông:

ODA là nguồn vốn có các điều kiện ưu đãi thích hợp để hỗ trợ đầu tư phát triểu cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thuộc các lĩnh vực sau:

Hoàn thiện hệ thống trục đường bắc nam, các trục chính của các vùng kinh tế, ưu tiên phát triển các tuyến đường ở miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phát triển mạnh hệ thống đường cao tốc, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Phát triển các tuyến hành lang giao thông trong khuôn khổ hợp tác Tiểu MêKông mở rộng, tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia và hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt- Trung.

Xây dựng một số cầu đường bộ lớn ở cả ba miền Bắc Trung Nam.

Phát triển giao thông nông thông, nâng cấp các tuyến đường huyện, đảm bảo đường thông suốt trong cả năm từ các thôn bản về trung tâm xã.

Đẩu tư hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cũng như công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ.

 Đường sắt

Nâng cấp các tuyến đường hiện có về hệ thông thông tin tín hiệu, cầu đường sắt…

Xây dựng một số tuyến đường sắt mới theo hướng hiện đại( đường đôi, điện khí hóa…)

Tăng cường năng lực quản lý và điều hành ngành đường sắt.  Đường biển

Xây dựng số càng nước sâu, cảng trung chuyển.  Hàng không

Xây dựng một số sân bay quốc tế ở một số tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống các sân bay của cả nước, trước mắt xây dựng một sân bay quốc tế hiện đại cho thủ đô Hà Nội ( cảng hàng không quốc tế T2)

 Đường thủy nội địa:

Hỗ trợ phát triển hệ thống các tuyến đường thủy nội địa quan trọng ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Về bưu chính viễn thông:

Chỉ nên sử dụng ODA hỗ trợ đâu tư pháp triển một số cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quốc gia, phục vụ nhu cầu khai thác chung của các thành phần kinh tế đảm bảo cạnh tranh bình đảng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

Về cấp thoát nước và phát triển đô thị :

ODA cần hỗ trợ đầu tư để xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh họa. cung cấp đủ nước sạch cho các đô thị và các khu công nghiệp. Tiếp tục thực hiện cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch ở nông thôn, nhất là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Miền Trung, và miền núi Phía Bắc. Giải quyết cơ bản vấn để thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, rác thải y tế ở các đô thị, nhất là loại 1, loại 2, các khu công nghiệp và một số đô thị, và trung tâm khác. Thu hút ODA để giải quyết các vấn đề giao thông đô thị là rất cần thiết, đặc biệt là đối với một số thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hố Chí Minh. Những lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA là phát triển hệ thống đường vành đai tại các đô thị lớn, đường nội đô, từng bước phát triển mạng lưới giao thông bánh sắt khối lượng lớn ( đường sắt cao, tầu điện ngầm…)

Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học và công nghệ.

 Về y tế:

Để góp phần hỗ trợ thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, cần thu hút và sử dụng ODA vào các lĩnh vực sau :

- Nâng cấp và tăng trưởng trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa tuyến cấp tỉnh, huyện để đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân ngay tại địa phương.

- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trong lĩnh vực y tế như giảm tỉ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng của trẻ em, cải thiện sức khỏe sinh sản của các bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác…

 Về giáo dục đào tạo:

Nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ 2010- 2015 tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo một cách hệ thống và đồng bộ, thực hiện chuẩn hóa và hiện đại hóa , mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, cần tăng cường thu hút và sử dụng ODA cho lĩnh vực sau:

- Tập trung hiện đại hóa một số trường và ngành nghề đào tạo trọng điểm, xây dựng một số phòng thí nghiệm đào tạo trọng điểm chung cho các trường đại học và phát triền giáo dục vùng khó khăn.

- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phổ cập và cải thiện chất lượng giáo dục như tăng tỉ lệ nhập học đúng tuổi, hoàn thành việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và tăng số giờ cả ngày ở cấp tiểu học, tăng tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi, xóa mù cho phụ nữ.

- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở và ở các vùng nông thôn, miền núi.

Về môi trường:

- Ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong các lĩnh vực :

- Hỗ trợ thực hiện các đề án, chương trình tổng thể về điều tra cơ bản, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững ( ưu tiên tập trung cho các lưu vực sông, các vùng kinh tế, sinh thái nhạy cảm…)

- Hỗ trợ thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.

- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc tế về môi trường, bao gồm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng diện tích cây xanh ở các khu đô thị, sử dụng công nghệ sạch trong các ngành kinh tế, xã hội, để giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, xử lý

chất thải nguy hại và chất thải y tế, xử lý sự cố môi trường trên các dòng sông; tăng số dân thành thị và dân cư nông thôn sử dụng nước sạch.

- Phát triển hệ thống cảnh báo thiên tai, kể cả cảnh báo sóng thần, động đất.

- Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao năng lực tổ chức và con người cho công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Về khoa học công nghệ :

- Thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ xây dựng them các viện nghiên cứu, trường đại học trọng điểm để đầu tư đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tạo bước mạnh mẽ cho hoạt động khoa học công nghệ của đất nước.

- Hiện đại hóa và nâng cao chất lượng dự báo khí tượng thủy văn.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w