2 Vùng Đồng Bằng
2.2.3 Nguyên nhân.
Với nỗ lực cải thiện về khung pháp lý, thủ tục hành chính và những tích cực của Tổ công tác ODA của Chính phủ... tình hình ký kết hiệp định đã có
được những kết quả rất tốt.
Đồng thời, công tác quản lý và thực hiện vốn ODA ở các Bộ, ngành và địa phương đã được cải thiện thông qua việc ban hành các quy chế nội bộ về vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA tạo thuận lợi cho việc tinh giản quy trình, thủ tục và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành hoặc đơn vị liên quan. Các cơ quan Việt Nam đã có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ như WB, ADB… trong việc kiểm điểm tình hình thực hiện dự án, đặc biệt giữa Tổ công tác ODA của Chính phủ và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển. Tổ công tác ODA của Chính phủ đã phát huy vai trò tích cực trong việc xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các chương trình và dự án ODA, đặc biệt các kiến nghị, giải pháp đưa ra trong chuyến công tác các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá
Tuy nhiên việc sử dụng ODA còn hạn chế có thể chỉ ra một số nguyên nhân sau:
•Một số giới lãnh đạo của chính phủ, của chính quyền địa phương và chủ đầu tư có quan điểm nhìn nhận chưa đúng về nguồn vốn tài trợ ODA đúng là trong nguồn vốn ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại, song phần này chỉ chiếm khoảng 20- 30%, phần còn lại là vốn vay. Do thời hạn vay dài, thời hạn ân hạn dài, lãi suất thấp, áp lực trả nợ chỉ phát sinh sau thời gian dài sau này nên dễ tạo sự chủ quan trong quyết định lựa chọn nguồn tài trợ ODA. Ngoài ra cơ quan đàm phán trực tiếp với nhà tài trợ thường là các bộ, ngành trong chính phủ nên chủ đầu tư chưa thấy được hết tác động của những điều kiện khó khăn mà nhà tài trợ rang buộc.
•Ngoài ra, “phải quản lý dựa vào kết quả” là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý nguồn vốn ODA, lại không phải luôn có sự đồng tình từ phía các cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các dự án ODA.
hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
•Đối với các địa phương vấn đề hoạch định chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA là vấn đề nan giải do có rất ít sự chủ động của địa phương trong vấn đề này, và năng lực đội ngũ quản lý ODA ở địa phương là yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu…
•Khuôn khổ thế chế pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ. Nhìn chung chính phủ chưa xây dựng được cơ chế thống nhất giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài của quốc gia. Các quy định pháp lý quản lý nợ nói chung, nguồn ODA nói riêng chủ yếu điều chỉnh và kiểm soát các quan hệ trước và trong quá trình đầu tư. Còn giai đoạn sau đầu tư, các thể chế pháp lý hầu như còn rất sơ lược.
•Cơ chế vận động và sử dụng ODA quá phức tạp liên quan đến nhiều cấp, bộ, ngành, địa phương. Hơn nữa, điều này còn phụ thuộc vào cách thức của từng nhà tài trợ. Do vậy, một dự án đầu tư bằng nguồn ODA không thành công thường liên quan đến trách nhiệm nhiều cấp. do vậy chúng ta gặp khó khăn khi muốn xác định nguyên nhân đích thực để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
•Nhìn chung năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ODA là khá yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu. Năng lực của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này ở các bộ, ngành còn tương đối khả dĩ do chưa được chuyên môn hóa, ít được bồi dưỡng và không có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin chuyên biệt.
•Vấn đề quan trọng nữa là sự phân cấp quản lý ODA giữa trung ương và địa phương. Nguồn ODA là của chính phủ nước ngoài và của các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam qua chính phủ nên chính phủ phải thống nhất quản lý. Song, chính phủ không thể quản lý hết các dự án ODA, nên nhất thiết phải có sự phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương. Song hiện nay chúng ta chưa có hệ thống tiêu chí phân cấp rõ ràng, chỉ mới dựa vào quy mô để quyết định phân cấp :chính phủ trực tiếp quản lý dự án lớn, còn chính quyền địa phương được phân cấp quản lý dự án quy mô nhỏ. Chính sự không
rõ ràng là một nguyên nhân gây nên sự chậm trễ và đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau giữa các cấp.
CHƯƠNG III