Định hướng thu hút và sử dụng ODA theo mô hình tài trợ thời kỳ 2010-2015.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 42)

2 Vùng Đồng Bằng

3.1.3 Định hướng thu hút và sử dụng ODA theo mô hình tài trợ thời kỳ 2010-2015.

kỳ 2010-2015.

Trong tài trợ phát triển các nhà tài trợ và nước tiếp nhận có thể áp dụng nhiều thể thức và mô hình khác nhau. Thực tế tiếp nhận ODA cho thấy không có một mô hình tài trợ vạn năng nào. Việc vận dụng mô hình cụ thể phải căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của nước tiếp nhận ODA.

Hiện nay ở Việt Nam có các phương thức và mô hình cung cấp tài trợ phát triển như sau:

 Dự án: khoản ODA được cung cấp để đầu tư thực hiện một công trình cụ thể, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ( cây cầu, con đường, hệ thống thủy lợi, nhà máy nước sinh hoạt, nhà máy phát điện, tăng cường năng lực cho một cơ quan…). Đây là mô hình cung cấp ODA khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Trong thời kỳ 2010-2015 việc cung cấp ODA theo dự án sẽ tiếp tục được duy trỉ trong những lĩnh vực sử dụng ODA phù hợp, nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế hoặc hạ tầng xã hội.

Chương trình: khoản ODA được cung cấp để hỗ trợ thực hiện một

hoặc một số mục tiêu xác định trong khuôn khổ một chương trình cụ thể như chương trình nước sạch nông thôn, chương trình tiêm chủng mở rộng… mà ngay từ đầu chỉ xác định trên tổng thể các công trình, hạng mục hoặc các hoạt

động cũng như phương thức thực hiện và các nguồn lực cần thiết, còn việc xác định cụ thể và những điều chỉnh cần thiết sẽ diễn ra trong quá trình thực hiện.

Mô hình tài trợ này thích dụng trong cho việc hỗ trợ thực hiện các chương trình của những lĩnh vực cụ thể của các đơn vị thụ hưởng.

Trong thời kỳ 2010-2015 cần vậ động các nhà tài trợ mở rộng áo dụng mô hình này nhằm: (i) hỗ trợ thực hiện các chương trình đã có sẵn của chính phủ; (ii) nâng cao vai trò làm chủ của phía Việt Nam; (iii) tăng cường năng lực và trách nhiệm của đơn vị thực hiện; (iv) tạo điều kiện để từng bước chuyển sang phương thức hỗ trợ theo ngân sách và (v) tiết kiệm chi phí giao dịch chi Chính phủ và nhà tài trợ.

Tiếp cận theo ngành: Nguồn vốn ODA tham gia cùng với các nguồn

vốn khác ( vốn của khu vực tư nhân trong và ngoài nước, vốn ngân sách, vốn đóng góp của dân…) hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển toàn diện và đồng bộ của một ngành, một lĩnh vực cụ thể.

Đây là cách tiếp cận hiện đại đối với quá trình phát triển của toàn ngành, lĩnh vực trên cơ sở Chương trình được xây dựng một cách đồng bộ và toàn diện với những mục tiêu cụ thể, phương thức thực hiện, nguồn lực cần thiết, phân công trách nhiệm, và cơ chế phối hợp thực hiện cũng như theo dõi và đánh giá kết quả cuối cùng. Cách tieeos cận này đỏi hỏi sự phối hợp hết sức chặt chẽ giữa Chính phủ và các nhà tài trợ từ khâu khởi thảo Chương trình ngành cho tới suốt quá trình tổ chức thực hiện jeer cả việc cam kết chắc chắn nguồn lực cần thiết, đòi hỏi năng lực tổ chức thực hiện kể cả việc cam kết chắc chắn nguồn lực cần thiết, đòi hỏi năng lực tổ chức và quả lý, đặc biệt là quản lý tài chính công.

Cách tiếp cận ngành như trình bày ở trên đòi hỏi khá nhiều điều kiện do vậy trong thời kỳ 2010-2015 khó có thể vận dụng đại trả. Tuy nhiên có thể lựa chọn một, hai ngành để tiến hanhfcoong tác chuẩn bị cho việc tiến triển khai thực hiện khi các điều kiện cần thiết chín muồi.

Hỗ trợ ngân sách có điều kiện: Nhà tài trợ cung cấp ODA cho

Chính phủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách. Đổi lại Chún phủ cam kết thực hiện một số biện pháp chính sách do hai bên thỏa thuận. Song việc giải ngân khoản ODA cam kết không hoàn lại theo thể thức giảm nghèo (PRSC) hiện nay của WB và một số nhà tài trợ khác là một ví dụ. Đây là sự khác biệt của mô hình hỗ trợ ngân sách có điều kiện so với các khoản vay chính sách trước đây như khoản vay SAC của WB, PRGS của IMF.

Trong thời kỳ 2010-2015 Việt Nam cần tiếp tục sử dụng mô hình tài trợ chuyển vốn ODA không hoàn lại avf ODA vốn vay ưu đãi để hỗn trợ ngân sách và thông qua đó thúc đẩy việc thực hiện một số biện pháp chính sách phù hợp với lộ trình cải cách và đổi mới của ta.

Hỗ trợ ngân sách không có điều kiện: Theo mô hình này nhà tài

trợ chuyển vốn ODA hoàn lại hoặc không hoàn lại vào ngân sách của Chính phủ nhắm hỗ trợ thực hiện một chương trình hoặc lĩnh vực phát triển nào đó mà không áp đặt bất kỳ điều kiện tiên quyết nào về chính sách hoặc thủ tục của nhà tài trợ. Chính phủ có toàn quyền sử dụng vốn ODA này theo quy đinh về thu, chi ngân sách của Chính phủ cũng như chế độ báo cáo và kiểm toán ngân sách do pháp luật của nước tiếp nhận quy đinh. Trong quá trình thực hiện, nhà tài trợ còn cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật (TA) để nâng cao năng lực quản lý chi tiêu công ở các caaos , góp phần làm cho hệ thống tài chính công của nước tiếp nhận trở lên minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình và có thể dự báo trước. Chương trình quan hệ đối tác hỗ trợ thực hiện chương trình 135 do DFID ( Vương quốc Anh) tài trợ là một thí dụ về việc áp dụng lần đầu tiên mô hình tại Việt Nam.

Hỗ trợ ngân sách không có điều kiện là một mô hình viện trợ rất tiến bộ, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của nhà tài trợ tuân tủ các hệ thông quốc gia nhắm giúp Chính phủ và nhà tài trợ đạt được đồng thời nhiều mục tiêu mà hợp tác phát triển theo đuổi: (i) Ngân sách của Chính phủ và các cấp được hỗ

trợ trực tiếp, giải ngân nhanh; (ii) Vai trờ làm chủ của nước tiếp nhận ODA được đề cao, trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện được xác định rõ ràng; (iii) Hệ thống chi tiêu công ngày càng trở nên minh bạch, có thể dự báo trước, góp phần đấu tranh chống tham nhũng; (iv) Năng lực con người, nhất là ở các cấp cơ sở được nâng cao và (v) Giảm chi phí giao dịch cho chính phủ và nhà tài trợ.

Trong thời kỳ 1010-1015 Việt Nam cần vận động các nhà tài trợ áp dụng mô hình hỗ trợ ngân sách không có điều kiện, nhất là các nhà tài trợ có quy mô ODA không lớn và hạn hẹp về người làm công tác quản lý viện trợ ở nước tiếp nhận, trước hết nhằm hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách của các tỉnh góp phần thực hiện các chương trình như Chương trình giao thông, Chương trình nước sạch nông thôn, chương trình giáo dục cho mọi người…

Tuy nhiên để vận dụng mô hình tài trợ hỗ trợ ngân ngân sách có điều kiện với quy mô lớn các nhà tài trợ còn phải cân nhắc mức độ rủi ro có thể cí căc cứ vào lộ trình và tiến bộ trong cải cách quản lý tài chính công của ta. Do vậy việc tiếp tục cải cách hệ thống tài chính công, làm cho hẹ thống này minh bạch hơn có thể dự báo trước sẽ tạo ra điều kiện qua trọng để mở rộng áp dụng vào thực tiễn thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.

Hiện nay các nhà tài trợ có xu thế sử dụng nhiều mô hình hỗ trợ mới, như hỗ trợ ngan sách, hỗ trợ theo chương trình… để cung cấp viện trợ cho các nước đang phát triển. Trong Cam Kết Hà Nội, Việt Nam và các nhà tài trợ đã thỏa thuận đến năm 2015, tỷ trọng sử dụng các phương thức tài trợ mới chiếm 25% tổng nguồn ODA.

3.2 Giải pháp tăng cường thu hút ODA và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. dụng ODA.

3.2.1Giải pháp tăng cường thu hút ODA.

3.2.1.1 Nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các qui hoạch pháp lý.

hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và các địa phương, vùng lãnh thổ. Quá trình lập quy hoạch cần nghiên cứu rõ chính sách ưu tiên cụ thể. Chủ động đưa ra những nhu cầu xây dựng, phương hướng viện trợ, sắp xếp thứ tự ưu tiên các chương trình, dự án đầu tư theo chỉ tiêu kinh xã hội để nâng cao chất lượng quy hoạch.

Trong kế hoạch huy động vốn nói chung và nguồn vốn ODA nói riêng phải dự kiến được mức vốn trong từng thời kỳ để có biện pháp, chính sách huy động ODA trong từng thời kỳ.

3.2.1.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tiếp nhận ODA.

Hiện nay ở nước ta thiếu nguồn lực được trang bị kiến thức kiến thức đầy đủ về quản lý và tiếp nhận ODA. Do đó đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, tiếp nhận chương trình, dự án của ngành, địa phương là hết sức quan trọng. Cần tổ chức các khóa đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý,tiếp nhận ODA.

3.2.1.3 Xúc tiến nhanh công tác chuẩn bị, đàm phán tiến tới ký kết hợp đồng.

Việc chậm trễ trong quá trình trình duyệt các chương trình dự án sử dụng ODA là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến quá trình thu hút ODA. Có thể kể đến một số nguyên nhân đó là : chất lượng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi chưa cao, chưa đạt yêu cầu, thủ tục thẩm định kéo dài làm cho quá trình phê duyệt không đáp ứng thời hạn yêu cầu của nhà tài trợ và mất cơ hội nhận được viện trợ.

Giải pháp cụ thể: - nâng cao chất lượng lập báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khả thi.

Trong quá trình lâp báo cáo cần bám sát quy hoạch Lưa chọn kĩ nhà tư vấn có trình độ

Cải tiến thủ tục, quy trình tiếp nhận ODA

3.2.1.4 Xác định rõ khả năng trả nợ trong tương lai.

hoặc không hoàn lại, hay cho vay trong thời kì dài nên vấn đề tạo dựng lòng tin đối với nhà tài trợ là vô cùng quan trọng. Do đó cần xác định chính xác khả năng trả nợ cả gốc và lãi trong tương lai để xây dựng kế hoạch trả nợ các khoản viện trợ, đặc biệt là các khoản tín dụng ưu đãi. Do đó ngay từ khi chuẩn bị dự án cần:

-xây dựng kế hoạch tích lũy vốn ngay khi dự án vào hoạt động.

Xác định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm trả nợ của từng dự án ở các đơn vị theo quan điểm ai sử dụng người đó trả. Qua đó các đơn vị sẽ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn của mình sao cho đảm bào khả năng trả nợ.

3.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.

Vốn ODA là một nguồn vốn quý phần thúc đẩy thị trường phát triển kinh tế xã hôi nói chung và đầu tư phát triển nói riêng. Nguồn vốn này không phải là khoản cho không mà là vốn vay, có vay sẽ phải có trả. Do đó bên cạnh thu hút được nhiều thì quan trọng là cần sử dụng hiệu quả. Để góp phần nâng cao hiệu quả chúng ta cần:

3.2.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý.

Hệ thống các văn bản liên quan đến quản lý và sử dụng ODA chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ là nguyên nhân làm cho hiệu quả của quá trình thu hút và sử dụng ODA chưa cao. Do đó việc chỉnh sửa văn bản pháp luật là quá trình thực sự cần thiết để công tác này mang lại hiệu quả cao. Quá trình này phải gồm cả hai nhiệm vụ đó là kiện toàn hành lang pháp lý và thống nhất, đồng bộ các văn bản quy định về nguồn vốn ODA.

Thống nhất giữa quy chế ODA và quy chế đầu tư xây dựng theo hướng phân cấp cho cơ quan chủ quản và địa phương. Sự chưa đồng bộ giữa 2 quy chế này về phân cấp thẩm định làm cho chủ đầu tư lúng túng khi lựa chọn hình thức áp dụng, làm ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả dự án. Vì vậy trước mắt cần xây dựng lộ trình cho thống nhất quy trình thẩm định, phê duyệt dự án.

Theo quy chế quản lý và sử dụng ODA, trong quá trình sử dụng ODA luôn phải đảm bảo lập các báo cáo cho nhà tài trợ, cơ quan nhà nước theo mẫu do nhà nước quy định. Cần cải thiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự án ODA , mẫu biểu cần ngắn gọn, tiêu chí rõ ràng, cụ thể cập nhật thông tin mới và cần thiết.

Nhà nước cần có chính sách ưu tiên nguồn vốn ODA cho vay lãi suất thấp hoặc không hoàn lại cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và trọng điểm.

3.2.2.2 Nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ quản lý.

Thiếu nguồn lực được trang bị kiến thức kiến thức đầy đủ về quản lý ODA. Do đó đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý chương trình, dự án của ngành, địa phương là hết sức quan trọng. Cần tổ chức các khóa đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý.

3.2.2.3 Đẩy nhanh tốc độ giải ngân.

Hiệu quả ODA được thể hiện qua chất lượng dự án và tình hình giải ngân ODA cần: đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng.

Phân cấp các khu vực định hướng rõ ràng

Hợp tác với nhà tài trợ trên phương diện chủ động của ta về quy trình thủ tục và tổ chức thực hiện dự án.

Giải pháp cụ thể: tất cả các dự án ODA đàm phán kí kết đều được nghiên cứu khả thi,được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả đẩu tư được tổ chức công khai, chặt chẽ.

3.2.2.4 Cải thiện hệ thống thanh tra, đổi mới cơ chế quản lý.

Kiện toàn hệ thống theo dõi, đánh giá dự án từ các bộ ngành địa phương tới các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ để thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin thực hiện chương trình. Đưa công nghệ thông tin vào công tác theo dõi qúa trình thực hiện, quản lý tiến độ dự án ngay từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động để kịp thời giải quyết vướng mắc.

KẾT LUẬN

ODA là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển, đến tổng cung tổng cầu, đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước. Thực tế hiện nay là huy động ODA còn rất thấp mà hiệu quả sử dụng vốn thì chưa cao. Do đó, để đạt được mục tiêu của Đảng đã đề ra nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của thu hút và sử dụng vốn ODA và cần có các biện pháp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và công tác này chỉ thực sự được thực hiện tốt khi có ý thức đồng lòng, quyết tâm, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, vì một mục tiêu chung, đó là làm cho đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh, tươi đẹp hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ths. Lương Hương Giang đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w