Hành động thuộc phạm trù tuyên bố

Một phần của tài liệu TIỂU từ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN (Trang 50)

a. Bác bỏ

Hành động này được thể hiện với điều kiện

- Ở lời trao, người nói đưa ra một hành động miêu tả, nhận xét, kết luận, nghi vấn điều gì có liên quan đến người nghe.

- Ở lời đáp, người nghe tỏ thái độ không đồng tình, phản đối hoặc mức độ không phản đối ngầm ẩn (được thể hiện qua câu đáp của người nghe ).

Các TTTT ơi, nghe, sao xuất hiện trong trường hợp đưa ra hành động bác bỏ bằng cách phủ định nội dung của nội dung của hành động trao lời.

Có 6 TTTT xuất hiện trong hành động bác bỏ như: à, ạ, thôi, mà, chớ, đó.

(203) Chèo ló đầu cho nó bắn nát óc à ? [3, trang 87] (204) Không phải anh ạ ! [2, trang 124]

(205) Nếu chờ anh em nối lại được đường dây rồi mới chiếnđấu thì trận địa của ta sẽ tan ra tro thôi .[2, trang 162]

(206) Không phải đâu, sao trên trời đó mà. [5, trang 46]

(207) Ông là người đi đây đi đó nhiều, ông hiểu hơn tôi chớ .[1, trang 19] (208) Lúc mới lên chị đâu có vậy. [2, trang 46]

(209) Bọn xâm lược Mỹ và tay sai sẽ không cấm được điều đó. [5, trang 55]

b. Từ chối

Hành động từ chối cũng gần giống hành động bác bỏ, là hành động được xác lập khi có lời trao. Nhưng khác nhau ở chỗ, hành động từ chối là hoạt động được tạo lập bởi điều kiện:

- Phải có người nói đưa ra lời trao, nhưng lời trao đó không thuộc nhóm hành động miêu tả, tường thuật hay nghi vấn mà thuộc nhóm hành động đề nghị, cầu khiến, rủ nhờ và không phải bao giờ người nghe cũng có thể thực hiện đề nghị của người nói mà

người nghe phải dự đoán trước kết quả sẽ xảy ra trong tương lai, cũng như khả năng thực hiện của chính mình.

- Người nghe sử dụng hành động đáp lại nhưng bản chất là không thực hiện hành động theo đề nghị nào đó về sự từ chối phần nào làm giảm mối quan hệ hợp tác, thân thiện giữa người nói và người nghe. Chính vì vậy người nghe thường dùng chiến lược nói vòng, nói tránh, hoặc thực hiện một cách miến cưỡng sau khi đã cân nhắc hậu quả nào sẽ xảy ra nếu từ chối.

Có 4 TTTT xuất hiện trong hành động từ chối là: thôi, đi, mà, rồi

(210) Nhưng thôi. [1, trang 116] (211) Thôi đi. [1, trang 94] (212) Nhưng mà. [3, trang 232]

(213) Thôi, tay đã lỡ nhúng chàm rồi. [1, trang 325]

Sau khi khảo sát và phân tích các TTTT xuất hiện trong hành động tuyên bố,chúng tôi thu được kết quả qua bang 3.5 như sau:

Bảng 3.5. Sự xuất hiện của TTTT trong hành động tuyên bố

TT TTTT Bác bỏ Từ chối 1 à + 2 ạ + 3 thôi + + 4 mà + + 5 chớ + 6 vậy + 7 đó + 8 đi 9 rồi +

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong nhóm hành động tuyên bố có hai hành động từ chối và bác bỏ. Hành động bác bỏ được Nguyễn Quang Sáng sử dụng nhiều hơn chiếm tỉ lệ 65.9% thuộc các TTTT à, ạ, thôi, mà, chớ, vậy, đó. Còn lại là hành động từ chối. Trong các tác phẩm được khảo sát chúng tôi nhận thấy trong những tình huống cụ thể để bảo vệ suy nghĩ, nhận định của mình các nhân vật thường bác bỏ ý kiến, nhận định của người khác vì vậy hành động bác bỏ được sử dụng nhiều.Chẳng hạn trong phát ngôn Không phải đâu sao trên trời đó mà [5,trang 41] ,người nghe đã bác bỏ nhận đinh của người nói(người nói nhận định ở trên trời có phản lực) .Người nghe đã tỏ

thái độ không đồng tình.Còn để thể hiện sự lịch sự, tế nhị trong giao tiếp thì các nhân vật thường dùng các TTTT thuộc nhóm hành động từ chối.

Trong nhóm tuyên bố chúng tôi nhận thấy TTTT thôi, mà xuất hiện nhiều nhất. Có 9 TTTT xuất hiện trong các hành động thuộc phạm trù tuyên bố gồm: à, ạ, , thôi, mà, chớ, vậy, đó, đi, rồi. TTTT thôi, mà xuất hiện ở cả 2 hành động bác bỏ, từ chối. Các TTTT xuất hiện hầu hết ở hành động bác bỏ ( trừ TTTT đó, rồi )

Một phần của tài liệu TIỂU từ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w