Hành động thuộc phạm trù biểu cảm

Một phần của tài liệu TIỂU từ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN (Trang 46)

a. Cảm ơn

Là hành động người nói thực hiện khi người nghe có biểu hiện gì đó đối với người nói, mà theo người nói là tốt với mình, nên người nói bày tỏ lòng biết ơn đối với hành động đó; hoặc người nói đưa ra hành động cảm ơn với mục đích lịch sự, làm đẹp lòng người nghe.

Điều kiện để thực hiện hành động cảm ơn:

- Sự trải nghiệm của người nói: : Người nghe đã làm việc gì đó trong quá khứ đối với người nói mà người nói đánh giá cao.

- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung là bày tỏ thái độ biết ơn của mình và hiệu lực là làm người nghe cảm thấy hài lòng, người nói tỏ ra là người có văn hoá ứng xử.

- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe thấy đẹp lòng.

b. Xin lỗi

Hành động này được sử dụng nhằm thực hiện chức năng ứng xử , chính vì vậy nó được dùng độc lập hoặc dùng kèm hành động khác với chức năng đưa đẩy làm tăng tính lịch sự trong lời.

Các điều kiện để thực hiện hành động xin lỗi:

- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói đã có hành động hay biểu hiện gì đó trong hiện tại hay trong quá khứ đối với người nghe, theo suy nghĩ của người nói là không tốt đối với người nghe hoặc không hài lòng, không như ý của người nghe gây thiệt hại hoặc tổn thương tình cảm đối với người nghe.

- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung là bày tỏ thái độ biết ơn hoặc hối lỗi về biểu hiện nói của mình đối với người nghe, hiệu lực là mong muốn người nghe tha thứ.

- Thái độ và phản ứng của người nghe: Người nghe có thể chấp nhận hoặc không nhưng bị ràng buộc trong quan hệ với người nói.

Có 1 TTTT xuất hiện trong hành động xin lỗi là nhé

(176) Em mong ước được như vậy, xin hai anh đừng giận em nhé ! [3, trang124]

c. Khen ngợi

Hành động này được sử dụng khi người nói có nhận thức tốt đẹp về đối tượng. Các điều kiện để thực hiện hành động khen ngợi:

- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói vừa chứng kiến một biểu hiện gì đó của người nghe, mà theo đánh giá của người nói là khác thường, thiên về sự cảm phục.

- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung của lời khen ngợi, hiệu lực là nhằm thừa nhận một sự thật hoặc củng cố, xác lập mối quan hệ giữa người nói với người nghe.

- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe cảm thấy đẹp lòng.

Có 8 TTTT xuất hiện trong hành động khen ngợi là: rồi, sao, đó, vậy, mà, ha, chớ, nghen.

(177) Mới nghe cái tên của câu chuyện tôi đã thấy hào hứngrồi. [2, trang 11] (178) Cái nụ cười của anh mới hồn nhiên làmsao ! [2, trang 101]

(179) Trong lúc mọi người đang lo, có người hốt hoảng, có người định nhảy thì giọng của cô bình tĩnh như vậyđó: [5, trang 41]

(180) Chị giấu đâu mà giỏivậy. [2, trang 79] (181) Cháu của ngoại giỏi lắmmà. [5, trang 37]

(182) Nghe vậy tụi tôi ùa ra “ nứ sinh mà sát cá dữha”. [2, trang 37]

(183) Nó đâu có ngờ, chỉ có hai dây mà Tuấn vẫn đàn được và đàn hay nữachớ ! [3, trang 49]

(184) Tôi truyền máu mê cho “ em” bây giờ hai vợ chồng già khi có truyền hình bóng đá thế giới thì hai vợ chồng cùng ngồi trước ti vi, cũng cá độ, bả phán cũng giỏi lắm

nghen. [4, trang 95]

d. Tiếc

Hành động này được sử dụng khi một sự việc, một tình huống đã xảy ra không được như ý muốn, người nói chỉ phản ánh thái độ tiếc của mình trước sự việc đó.

Các điều kiện thực hiện hành động tiếc:

- Sự trải nghiệm của người nói: Có sự việc nào đó người nói xem là có giá trị mà bản thân người nói hoặc người nghe không gặp, không đạt được nó.

- Nội dung người nói đưa ra và hiệu lực đối với người nghe: Người nói bày tỏ thái độ tiếc về một sự việc gì đó đã xảy ra không như ý, hoặc không đạt được điều gì đó như ý muốn. Hiệu lực tạo nên sự cảm thông.

- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe cảm thông, thấu hiểu hoặc tìm thấy sự cảm thông thấu hiểu.

Có 1 TTTT xuất hiện trong hành động tiếc là: Rồi

(185) Má bị rớt trong cuộc thirồi. [1, trang 23]

e. Dự định

Hành động này được thực hiện trước một sự việc, một tình huống, nhân vật thường có dự định trước để xúc tiến hành động tiếp theo. Dự định chỉ là khả năng còn thực hiện nội dung dự định lại phụ thuộc vào yếu tố khác.

Các điều kiện để thực hiện hành động dự định:

- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói có sự hiểu biết nhất định về đối tượng, sự việc, trên cơ sở đó sắp xếp sẳn kế hoạch để thực hiện trong tương lai.

- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung là dự định về một số kế hoạch, phương án trong ý nghĩ, hiệu lực là hướng thực hiện theo kế hoạch đó trong tương lai, hiện tại chưa xảy ra.

- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe có thể đồng tình hoặc không. Có 2 TTTT xuất hiện trong hành động dự định là: vậy, thôi

(186) Thằng Tòng sao thì em vậy. [1, trang 344]

(187) Tôi tò mò muốn biểu Sáu Linh định nói rồi lại thôi .[1, trang 208]

f. Đoán

Là sự xét đoán về một đối tượng, sự việc nào đó có liên quan đến người nghe. Các điều kiện để thực hiện hành động đóán:

- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói chưa có sự hiểu biết gì về đối tượng, sự việc mà chỉ dựa vào cảm tính bên ngoài.

- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung là đoán xét về đối tượng, hiệu lực là nói đúng về đối tượng hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó có liên quan đến đối tượng một cách chính xác.

- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe vui lòng chờ đón kết quả. Có 5 TTTT xuất hiện trong hành động đoán là: vậy, thôi, rồi, đó, nào

(188) Như là nảy giờ anh ta giả say vậy ? [4, trang 173]

(189) Tôivới ông rồi sẽ gặp nó, không lâu đâu, nay mai thôi. [1, trang 20] (190) Xoài của chị bữa nay hái chắc xong rồi. [1, trang 221]

(191) Trời mà biết được chuyện đó. [2, trang 24] (192) Ba má già lắm rồi, biết ngày nào. [5, trang 14] (193) Tìnhthế có thể không thay đổi anh ạ ! [4, trang 197]

g. Ước

Khi gặp một sự việc, một tình huống khó khăn, trở ngại, khó vượt qua người nói thường thể hiện hành động ước cho những điều kiện thuận tiện hơn để đạt được những dự định đó.

Các điều kiện thực hiện hành động ước:

- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói muốn đạt được điều gì đó nhưng trên thực tế không thể thực hiện chúng trong điều kiện hiện tại.

- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung và ước muốn có điều gì xảy ra trong tương lai và hiệu lực là người nghe cùng chia sẻ.

- Thái độ và phản ứng của người nghe: Người nghe có thể đồng tình hay phản đối. Có 1 TTTT xuất hiện trong hành động ước là: nhỉ,

(194) Mỗi chủ nhật em đi đón nó thì vui biết mấy anh nhỉ ? [2, trang150] h. Trách

Người nói thường sử dụng khi người nghe có biểu hiện gì đó trong quá khứ, theo người nói là không tốt, không hay đối với mình.

Các điều kiện thực hiện hành động trách là :

- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói không hài lòng về biểu hiện gì đó của người khác trong quá khứ.

- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nghe đưa ra nội dung là trách về biểu hiện cụ thể của người nghe, hoặc trách cùng người nghe về biểu hiện cụ thể của người nói ở ngôi thứ ba và hiệu lực là bị trách cảm thấy bị tổn thất tình cảm.

- Thái độ và ứng của người nghe: Người nghe có thể đồng tình hay phản đối. Có 8 TTTT xuất hiện trong hành động trách là: à, vậy, mà, hả ha, rồi, sao, đó

(195) Thư viết tầm bậy, tầm bạ, tụi trai gái viết thơ tình cụ cũng đi thư cho nó à ? [3, trang 137]

(196) Sao anh ác vậy ? [2, trang 36]

(197) Tôi đã nói là phải nhanh tríkia mà. [3, trang 143]

(198) Mày đi đâu từ sáng tới giờ hả ? [1, trang 323] (199) Vậy mà bả giấu tụi mình ha ! [1, trang 289]

(200) Anh thấy chưa, chỉ cần một chút sơ suất là sa vào tay nó rồi. [2, trang 11] (201) Thế đồng chí tưởng trung đoàn thủ đô của ta là trung đoàn ăn không ngồi rồi hay sao ? [1, trang 143]

(202) Bộ muốn chọc cho máy bay nó bắn chơi hay sao đó. [1, trang 225]

Sau khi khảo sát và phân tích các tiểu từ tình thái xuất hiện trong hành động biểu cảm, chúng tôi thu được kết quả qua bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4. Sự xuất hiện của TTTT trong các hành động biểu cảm

TT TTTT Cám ơn Xin lỗi Khen Tiếc Dự định Đoán Ước Trách

1 nhé + 2 rồi + + + + 3 sao + + 4 đó + + + 5 vậy + + + + 6 mà + + 7 ha + + 8 chớ + 9 nghen + 10 nào + 11 thôi + 12 nhỉ + 13 hả + 14 à +

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong nhóm biểu cảm thì hành động trách được Nguyễn Quang Sáng sử dụng nhiều nhất (47/135) chiếm tỉ lệ 34.8% thuộc các TTTT: à, vậy, mà, hả, ha, rồi, sao, đó. Còn hành động cảm ơn không xuất hiện trong nhóm biểu cảm chiếm tỉ lệ 0%. Hành động xin lỗi chiếm tỉ lệ 1.5% thuộc TTTT nhé. Sở dỉ nhóm hành động trách móc, khen xuất hiện nhiều là do trong những tác phẩm xuất hiện nhiều tình huống giao tiếp, mỗi tình huống nảy sinh nhiều vấn đề có thể là bất đồng quan điểm, ý kiến, hoặc ca ngợi biểu dương, tán thưởng…hoặc người nghe không hài lòng về đối tượng giao tiếp…Chăng hạn trong phát ngôn Sao anh ác vậy? [2,trang 36] người nói không hài lòng về hành động của người nghe.Người nói đã trách đối tượng giao tiếp của mình (người nghe đã hành động là dùng hai ngón tay bóp mạnh vào mang cá và đưa tay bóp vào họng cá lấy mồi ra ). Còn hành động cảm ơn, xin lỗi Nguyễn Quang Sáng ít sử dụng hoặc không sử dụng là vì hành động này mang sắc thái trang trọng , thể hiện sự khách sáo, xa lạ không phù hợp với tính cách của con người Nam Bộ.

Ta thấy số lượng TTTT thuộc phạm trù biểu cảm khá nhiều 14 TTTT nhé, rồi, sao, đó, vậy, mà, ha, chớ, nghen, nào, thôi, nhỉ, à, hả

TTTT rồi, vậy xuất hiện nhiều ở hành động khen, dự định, đoán, trách. TTTT

nghen, nhé, chớ, nào, thôi, nhỉ, hả, à, mỗi TTTT chỉ xuất hiện ở một hành động.

Một phần của tài liệu TIỂU từ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w