Hành động thuộc phạm trù trình bày

Một phần của tài liệu TIỂU từ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN (Trang 44)

a. Kể

Kể là hành động dùng ngôn ngữ để kể chi tiết về đối tượng, sự vật, nhân vật giúp người nghe hiểu biết rõ về chúng. Khác với hành động miêu tả, hành động trần thuật, hành động kể kể lại quan tâm đến yếu tố thời gian có liên quan đến tiến trình diễn biến của sự vật, hiện tượng, con người.

Có 8 TTTT xuất hiện trong hành động kể là: ạ, vậy, thôi, đi, mà, kia, rồi, đó.

(154) Đạn cứ từng tràng bay rít qua đầu tôi, đạn bay đến nổi gáy tôi mát lạnh anh ! [2, trang 118]

(155) Đồng chí bệnh nhân của tôi mới kể có hai chuyện thì đồng chí bị sốt, đồng chí nói là hàng trăm câu chuyện vậy. [1, trang 11]

(156) Ở đây năm nào nước cũng nổi, không còn chỗ ở, nó phải chạy lên cao thôi.[2, trang 20]

(157) Các cô rộ lên rồi chạy túađi. [1, trang 389]

(158) Nó bắn mấy cái nhà ngoài đồng ấymà. [1, trang 111]

(159) Đó hồi cháu đi cháu còn ở truồng nhồng nhổng như mấy thằng nhỏ đó vậy, bây giờ thì thì tóc của cháu hoa râm như thằng Bakia. [4, trang 206]

(160) Nói vậy tôi vẫn tìm một chỗ nằm có thể duỗi chân khốn nỗi các chòi giao liên lại quá nhỏ và người chủ của nó choáng hết chỗrồi. [1, trang 40]

(161) Lúc đầu làm công, sau làm chủ như tiệm Thu Yến ở chợđó. [1, trang 200]

b. Thông báo

Thông báo là hành động dùng ngôn ngữ thuật lại một quyết định về một điều gì đó sẽ xảy ra trong trong tương lai nào đó đã xảy ra hoặc người nói được tiếp nhận từ người khác mà người nói cho rằng sẽ gây hiệu lực đối với người nghe, vì người nghe chưa biết.

Có 8 TTTT xuất hiện trong hành động thông báo là: ạ, vậy, thôi, mà, chớ, kia, rồi, đó.

(162) Đêm nào cũng nói chuyện ăn anhạ ! [2, trang 199]

ra đồng làvậy. [1, trang 72]

(164) Về việc chuyển hàng tôi kể với anh như vậythôi. [2, trang68] (165) Nó có vô tuyến liên lạc với nhaumà. [1, trang 145]

(166) Mạnh chớ. [1, trang 60]

(167) Họ đào hầm ở sau vườnkia. [1, trang 30] (168) Đường bị lộrồi. [1, trang 24]

(169) Mấycái củi gốc tôi để ngoài sân là củi tôi để dành cho tụi nóđó. [1, trang 164]

c. Giải trình

Giải trình là hành động người nói trình bày về sự việc nào đó nhằm làm cho người nghe nắm bắt sự việc đầy đủ. Hành động này thường được thực hiện khi có hành động trao lời yêu cầu trước đó, hoặc sự việc xảy ra trước đó mà người nghe chưa nắm bắt được nên người nói đã giải trình thêm làm cho người nghe nắm bắt đầy đủ hơn.

Điều kiện để thực hiện hành động giải trình là:

- Sự trải nghiệm của người nói: Có một sự việc nào đó mà người nói chứng kiến hoặc nghe, kể, hoặc liên quan trực tiếp tới người nói.

- Nội dung của người nói đưa ra và hiệu lực của người nghe: Người nói trình bày sự việc nào đó, nhằm làm cho người nghe nắm bắt đầy đủ.

- Thái độ và phản ứng của người nghe: Người nghe hiểu rõ về sự việc. Có 6 TTTT xuất hiện trong hành động giải trình là: à, vậy, thôi, mà, chớ, sao

(170) Tới tuổi quân dịch, không đi để tụi nó bắt lính cầm súng bắn lại bà conà ? [2, trang 179]

(171) Đồng bào lại đặt cho nó cái tên “ ngựa” là vì nó chạy như ngựa vậy. [1, trang 147] (172) Bốc hốt gì đâu, tôi chỉ mới nắmtaythôi. [1, trang 269]

(173) Tôi bị thương là vì bóng đámà. [2, trang 115]

(174) Mình là người ngoài cuộc, mình nghĩ vậy còn chỉ chỉ là người trong cuộc chỉ nghĩ khác

chớ ! [1, trang 64] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(175) Tôi bị đòn mà tôi chưa kịp hiểu vìsao. [2, trang 45]

Sau khi khảo sát và phân tích các TTTT xuất hiện trong hành động trình bày, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.3 sau:

Bảng 3.Sự xuất hiện của TTTT trong các hoạt động trình bày

TT TTTT Kể Thông báo giải trình

1 ạ + + 2 vậy + + + 3 thôi + + + 4 đi + 5 mà + + + 6 kia + + 7 rồi + + 8 đó + +

9 chớ + +

10 à +

11 sao +

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong nhóm hành động trình bày thì hành động thông báo và hành động kể chiếm tỉ lệ tương đương nhau. Trong đó hành động thông báo chiếm 43.4%, hành động kể chiếm 41.1%. Điều này dể hiểu là do đặc trưng của sáng tác văn học mà đặc biệt là văn xuôi. Trong văn xuôi yếu tố kể đóng vai trò rất quan trọng, người kể sẽ kể chi tiết về đối tượng, sự vật, nhân vật nhằm giúp người nghe hiểu biết rõ về chúng. Chẳng hạn ở phát ngôn Đạn cứ từng tràng bay rít qua đầu tôi, đạn bay đến nổi gáy tôi mát lạnh anh ạ ! [2, trang 118 ]. Trong phát ngôn này người kể muốn người nghe hiểu rõ về tính chất ác liệt của chiến tranh, những nổi nguy hiểm mà nhân vật kể chuyện đã trải qua đồng thời người nghe hiểu được sự anh dũng của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Còn hành động giải trình được Nguyễn Quang Sáng sử dụng ít, điều này tuỳ thuộc vào ngữ cảnh, tính chất trong hội thoại giữa các nhân vật hay trong lời kể của nhà văn.

Số lượng TTTT xuất hiện trong các hành động thuộc nhóm trình bày là 11 TTTT gồm có:

ạ, vậy, thôi, đi, mà, kia, rồi, đó, chớ, à, sao.

TTTT vậy, thôi, xuất hiện ở cả ba hành động kể, thông báo, giải trình, TTTT đi, sao, à

chỉ xuất hiện ở hành động kể hoặc giải trình. Đa số các TTTT còn lại xuất hiện ở cả hai hành động kể, thông báo.

Một phần của tài liệu TIỂU từ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN (Trang 44)