Trong nhóm hành động này được thực hiện khi người nói có những hiểu biết hơn người nghe trong một lĩnh vực hữu quan.
Các điều kiện để thực hiện hành động dặn dò là:
- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói ở vào thế chủ động, có thái độ quan tâm đến người nghe và đưa ra sự dặn dò để người nghe thực hiện hành động nào đó được xem là cần thiết hơn cả.
- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung của lời là căn dặn, đưa người nghe vào tình huống thực hiện hành động căn dặn đó.
- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe cảm thấy sẵn sàng tiếp nhận.
Có 8 TTTT xuất hiện trong hành động dặn dò này là: chớ, nghe, nghen, nhé, nhá, với, rồi, chưa.
(112) Đến nơi là phải cơm nước ngay để khi nó đổ quân còn sức mà đánh, mà chạy chứ !
[1, trang 42]
(113) Ông cứ ở trong hầm đi, chừng nào tôi kêu thì chạy ranghen. [1, trang 74] (114) Nè nhớ đừng chào hỏi ai đó nghehôn. [1, trang 197]
(115) Anh nhớ giữ nắm tranh này cho anh ấynhé! [3, trang 86] (116) Anh chú ý xemnhá! [2, trang 32]
(117) Chú theo dõi đường đi của nó cho tôi, viết thư về báo cho tôivới. [1, trang 15]
(118) Thôi hai anh ở đây, nếu nghe nổ là em vướng lựu đạn gài đó, nhưng em không sao đâu em học tập chị Hồng Gấmrồi. [1, trang 71]
(119) Có đi thì đi cho nhanh, không được nói với ai, anh em lại phân bì nghechưa? [2, trang 108].
b. Cầu khiến
Hành động này thường được sử dụng khi người nói muốn người nghe thực hiện một điều gì sau khi nói.
Điều kiện để thực hiện hành động cầu khiến:
- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói cần thực hiện một điều gì đó mà thường không thể hay không muốn tự mình.
- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung của lời là cầu hoặc khiến, mong muốn người nghe thực hiện nó, hiệu lực là người nghe hiểu và thực hiện hoặc không thực hiện.
- Thái độ phản ứng của người nghe: Người nghe bị ràng buộc trách nhiệm.
Có 7 TTTT xuất hiện trong hành động cầu khiến này là: ạ, vậy, đi, nhé, rồi, nào, chớ. (120) Xong trận càn rồi hãy gáy conạ ! [4, trang 67]
(121) Đừng làmvậy. [3, trang 43] (122) Thôi chị chín vềđi. [1, trang 86] (123) Anh tìm ảnh đichớ. [1, trang 48]
(124) Anh nhớ nói là đừng gặp tôinhé ! [3, trang 107]
(125) Tàu làm ơn bớt máy, ghe lúa của tôi sắp chìmrồi. [1, trang 10] (126) Kể lại tỉ mỉ cho tôi nghenào ! [1, trang 228]
c. Mời mọc
Nhóm hành động này có thể xếp vào một tiểu nhóm trong hành động điều khiển như hành động điều khiển đích thực hướng đến mong muốn người nghe thực hiện một hành động gì đó, có thể bao chứa cả tính lịch sự lẫn không lịch sự chứ không bao hàm tính bất lịch sự.
Các điều kiện để thực hiện hành động mời mọc là:
- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói ở vào thế chủ động, có khả năng quyết định về một sự việc gì đó.
- Nội dung và hiệu lực của hành động nói đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung của người nói là mời mọc, đưa người nghe vào tình huống thực hiện hành động yêu cầu đó. - Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe cảm thấy vui lòng.
Có 2 TTTT xuất hiện trong hành động mới là: đi, chớ
(127) Anh ănđi. [1, trang 110]
(128) Mấy chú ăn đichớ ! [1, trang 184] d. Mệnh lệnh
Nhóm hành động thường hướng đến sự bắt buộc người nghe phải thực hiện Các điều kiện để thực hiện hành động này là:
- Sự trải nghiệm của người nói: Người nghe và người nói ở trong mối quan hệ nào đó mà người nói có khả năng thực hiện.
- Nội dung người nói đưa ra và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung của lời là mong muốn người nghe thực hiện một hành động cụ thể, ngay lập tức sau khi nói, hiệu lực là người nghe phải thực hiện.
- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe có thể tự nguyện hoặc không tự nguyện…
Có 4 TTTT xuất hiện trong hành động mệnh lệnh là: thôi, đi, chớ, rồi
(129) Đốt luôn cái nhàthôi. [3, trang 124] (130) Chạy, chạy mau lênđi. [1, trang 29]
(131) Hồi hôm tôi với ảnh rì rầm làm anh mất ngủ phải để cho anh ngủchớ ! [1, trang 110] (132) Được rồi thì bơi đi, bơi nhanh về, tới giờrồi [1, trang359]
e. Rủ rê
Mục đích của người nói là muốn người nghe đồng tình hưởng ứng để cùng thực hiện một hành động nào đó.
- Sự trải nghiệm của người nói: Người nghe và người nói ở trong mối quan hệ nào đó mà người nói có khả năng thực hiện.
- Nội dung người nói đưa ra và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung của lời là mong muốn ở người nghe cùng thực hiện một hành động cụ thể, hiệu lực là người nghe có thể thực hiện hoặc không thực hiện.
- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe có thể hưởng ứng, bằng lòng hoặc không bằng lòng.
Có 2 TTTT có thể xuất hiện được trong hành động rủ rê là: nghen, nhé
(133) Hai anh cứ nghĩ ở đây lấy sức, tối nay em sẽ đưa hai anh đi nghen anh Năm.
[1, trang 53]
(134) Hai anh theo em nhé ! [1, trang 62]
f. Cầu mong
Nhóm hành động này thường hướng đến sự mong muốn người nghe thực hiện sự việc có lợi cho người nói.
Các điều kiện để thực hiện hành động cầu mong là:
- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói và người nghe ở trong mối quan hệ nào đó mà người nghe có khả năng thực hiện việc có lợi cho người nói.
- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung là mong muốn ở người nghe thực hiện một hành động cụ thể hay đạt được một điều gì sau khi nói, hiệu lực là người nghe thực hiện hoặc không thực hiện nhưng cảm thấy đẹp lòng.
- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe có thể tự nguyện hoặc không tự nguyện.
Có 3 TTTT có thể xuất hiện được trong hành động cầu mong là: vậy, đi, chớ
[3, trang 91]
(136) Là tác giả kịch bản anh cho cái anh xã đội trưởng mà diễn viên là tôi chết đi.
[4, trang 197]
(137) Không giận chị thì em phải cười lên chứ! [2, trang 52]
g. Khuyên
Khi muốn một điều gì tốt đẹp đối với người nghe, người nói thường dùng hành động khuyên để thể hiện thái độ quan tâm đối với người nghe.
Các điều kiện thực hiện hành động khuyên:
- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói dựa vào những hiểu biết của mình về người nghe, đưa ra lời khuyên người nghe nên thực hiện điều gì là tốt nhất.
- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung của lời khuyên, mong muốn người nghe thực hiện nó, hiệu lực là tác động vào ý chí của người nghe nhằm mục đích để người nghe hiểu ra đó là thái độ chân thành của người nói.
- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe thấy đẹp lòng.
Có 8 TTTT có thể xuất hiện được trong hành động khuyên là: nghe, đi, thôi, chớ, chứ, đó, rồi, nào
(138) Phải tìm cho được trạm giao liên nghe ông. [1, trang 35] (139) Em rửa mặt, rửa tayđi. [2, trang137]
(140) Thím Út có gì mà sốt ruột, tới giờ là ông đại uý vềthôi. [1, trang 171] (141) Thì phải bơn bớt một chút đichứ. [3, trang 46]
(142) Con lớn rồi cô dì nói phải nghechứ. [4, trang 99]
(143) Ráng lên chút nữa, về đây mà không bám được giao liên là chết như chơi đó.[1, trang 38]
(144) Nhớ không được cặp bồ với bất cứ tay chạy bànnào. [5, trang 14]
h. Hỏi
Hành động hỏi là hành động được người nói đưa ra hướng đến người nghe một sự hồi đáp nhằm giải trình, làm rõ một điều gì đó.
Khi gặp một sự việc, một tình huống có vấn đề khó khăn hay không hiểu, hau muốn điều tra, người nói thường đưa ra hành động hỏi.
Các điều kiện để thực hiện hành động hỏi là:
- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói chưa hiểu, chưa rõ, chưa xác định một điều gì đó.
- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung là mong muốn có sự hồi đáp nhằm làm sáng tỏ sự nghi vấn đó và hiệu lực là người nghe trả lời bằng ngôn ngữ. - Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe có thể trả lời đúng hoặc sai. Có 9 TTTT xuất hiện trong hành động hỏi là: à, vậy, hả, hở, chứ, chớ, sao, chăng, chưa. (145) Con nói vậy mà cha không ngheà ? [1, trang 291]
(146) Anh làm gìvậy ? [2, trang 36] (147) Ủa, ba đánh lộnhả ? [5, trang 22]
(148) Bây giờ ba làm gì ngoài Bắc hở má? [2, trang 39] (149) Anh đưa tôi ra thànhchớ ? [1, trang 209]
(150) Ừ nắng, nhưng mà nắng ra làm saochứ ? [1, trang 294] (151) Tối rồi bộ chưa tắm rữa gìsao ? [2, trang 12]
(152) Hoá ra tôi mê mà không biết, có lẽ vì không biết nên mê chăng ? [4, trang113] (153) Anh đã buồn ngủ chưa ? [2, trang 173]
Sau khi khảo sát và phân tích các TTTT xuất hiện trong hành động điều khiển, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Sự xuất hiện các TTTT và các hành động điều khiển
TT TTTT Dặn Cầu khiến Mời mọc Mệnh lệnh Rủ rê Cầu mong Khuyên Hỏi
1 chớ + + + + + + + 2 nghe + + 3 nghen + + 4 nhé + + + 5 nhá + 6 với + 7 rồi + + + 8 chưa + 9 ạ + 10 vậy + + + 11 đi + + + + + 12 nào + + + 13 thôi + + 14 à + 15 chứ + + + 16 đó + 17 hả + 18 hở + 19 chứ + + + 20 sao + 21 chăng +
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong nhóm điều khiển thì hành động hỏi xuất hiện nhiều nhất (361/519 lần ) chiếm tỉ lệ 69.6% thuộc các tiểu từ tình thái: chớ, chưa, vậy, nào, à, chứ, hả, hở, chứ, sao, chăng. Và hành động rủ rê được Nguyễn Quang Sáng sử dụng ít nhất ( 3/ 519 lần ) chiếm tỉ lệ 0.6% thuộc các tiểu từ: nghen, nhé. Sở dĩ Nguyễn Quang Sáng sử dụng nhiều phát ngôn hỏi là vì trong tác phẩm các nhân vật thường gặp những sự việc, những tình huống có vấn đề khó khăn hay không hiểu, hay muốn điều tra, người nói thường đưa ra hành động hỏi và mong muốn ở người nghe có sự hồi đáp nhằm làm sáng tỏ sự nghi vấn đó. Chẳng hạn ở phát ngôn Bây giờ ba làm gì ở ngoài Bắc hở má ? [2, trang 39] thì người nói đã gặp một sự việc không hiểu là không biết người cha của mình đang làm gì ở ngoài Bắc và mong muốn ở người nghe một sự hồi đáp. Kết quả người hỏi đã nhận được sự hồi đáp từ phía người nghe. Nguyễn Quang Sáng thường xuyên sử dụng phát ngôn trong hành động rủ rê vì nó thường hướng tới mục đích của người nói là muốn người nghe đồng tình hưởng ứng để cùng thực hiện một hành động nào đó. Trong giới hạn 32 tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thì phát ngôn chứa hành động rủ rê ít được sử dụng.
Số lượng TTTT xuất hiện trong các hành động thuộc phạm trù điều khiển là rất nhiều, gồm 21 TTTT như: chớ, nghe, nghen, nhé, nhá, với , rồi, chưa, ạ, vậy, đi, nào, thôi, à, chứ, đó, hả, hở, chứ, sao, chăng. Các TTTT này không xuất hiện đều nhau ở hành động điều khiển, chẳng hạn TTTT chớ xuất hiện hầu hết ở các hành động điều khiển ( trừ hành động rủ rê ). TTTT đi
xuất hiện trong các hành động cầu khiến, mời mọc, mệnh lệnh, cầu mong, khuyên. Bên cạnh đó có một vài TTTT chỉ xuất hiện trong một hành động như hả, hở, sao, chăng chỉ xuất hiện trong hành động hỏi.