a. Hứa[
Khi muốn thực hiện một điều gì tốt đẹp với người nghe, người nói thường dùng hành động hứa để tạo lập niềm tin đối với người nghe.
Các điều kiện để thực hiện hành động hứa:
- Sự trải nghiệm của người nói: Người nói dựa vào những hiểu biết của mình về người nghe, nên đưa ra lời hứa. Người nói thực hiện điều gì mà tốt đối với người nghe. - Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung của lời là hứa, hiệu lực là người nghe hiểu, tin đó là thái độ chân thành của người nói.
- Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe thấy đẹp lòng. Có 5 TTTT xuất hiện trong hành động hứa là: ạ, vậy, đi, chớ, thôi.
(214) Tôi cũng vậy anh ạ ! [2, trang 131] (215) Chắc chắn là như vậy. [1, trang 377] (216) Thôi cũng được đi. [2, trang 184]
(217) Chết sống gì cũng tìm cho được chớ anh. [1, trang 38] (218) Và sẽ chờ nhau thôi. [2, trang 172]
b. Thoả thuận
Hành động này được dùng khi hai nhân vật quen biết nhau, đã có quá trình trao đổi và đi đến thống nhất với nhau về một việc nào đó để kết thúc cuộc thoại.
Điều kiện để thực hiện hành động thoả thuận
- Sự trải nghiệm của người nói: Hai nhân vật đã có quá trình trao đổi
- Nội dung và hiệu lực đối với người nghe: Người nói đưa ra nội dung của lời là thoả thuận với người nghe về một vấn đề nào đó
- Thái độ và phản ứng của người nghe: Người nghe thấy đẹp lòng hoặc không. Có 4 TTTT xuất hiện trong hành động thoả thuận là: vậy, thôi, nghe, rồi
(219) Tôi thì tôi cứ làm dukích, mày bắn tao, tao bắn mày vậy. [1, trang 158] (220) Cháu cũng vậy, chừng nào chết mới thôi. [1, trang 290]
(221) Nhưng bây giờ còn sớm để tối nghe em. [4, trang 51]
(222) Bắt đầu từ hôm nay chú về chiến trường là được rồi. [2, trang 291]
Sau khi khảo sát và phân tích các TTTT xuất hiện trong hành động cam kết ,chúng tôi thu được kết qua bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6. Sự xuất hiện của TTTT trong hành động cam kết
TT TTTT Hứa Thoả thuận
1 ạ +
3 đi +
4 chớ +
5 thôi + +
6 nghe +
7 rồi +
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong nhóm cam kết có hai hành động hứa và thoả thuận. Nhưng hành động hứa được sử dụng nhiều hơn (19/25) chiếm tỉ lệ 76% thuộc các TTTT: ạ, vậy, đi, chớ, thôi. Sở dĩ nhóm hành động hứa chiếm tỉ lệ nhiều là do xuât phát từ mối quan hệ giữa các nhân vât trong tác phẩm. Để tạo niền tin vớí đối tượng giao tiếp, các nhân vât thường đưa ra hành đông hứa để làm vừa lòng đối tượng giao tiếp. Đây cũng là văn hoá giao tiếp của người Việt Nam ta. Chăng hạn phat ngôn Và sẽ
chờ nhau thôi, hai nhân vật Tùng - Hạnh trong tác phẩm Câu chuyện bên trận địa pháo
hứa với nhau cho dù cuộc kháng chiến chống Mỹ có kéo dài thì họ vẫn chờ nhau. Còn lại là nhóm thoả thuận. Trong các TTTT thuộc nhóm cam kết chúng tôi nhận thấy TTTT vậy, chớ xuất hiện nhiều với ý nhấn mạnh lời hứa sẽ được thực hiện.
Trong nhóm cam kết có tất cả 7 TTTT gồm: ạ, vậy, đi, chớ, thôi, nghe, rồi. TTTT
vậy, thôi xuất hiện ở cả hai hành động hứa và thoả thuận. Các TTTT còn lại thì mỗi tiểu từ thực hiện một hành động .
3.3. Tiểu kết chương 3
Ở chương này chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số khía cạnh đáng chú ý của TTTT khi nó hành chức và thu được kết quả sau:
Mô tả và phân loại các nhóm TTTT theo HĐNT chúng tôi nhận thấy các TTTT trong tiếng toàn dân và trong phương ngữ Nam Bộ đều được Nguyễn Quang Sáng sử dụng. Chúng xuất hiện thường xuyên ở 5 phạm trù: trình bày, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố. Trong đó có 23 HĐNT tiêu biểu thuộc 5 phạm trù này đều xuất hiện tiếng địa phương Nam Bộ. Đây là một trong những nét rất riêng để làm nên phong cách của Nguyễn Quang Sáng. Đó là viết về con người Nam Bộ thật thà, bộc trực, mộc mạc và giản dị.
Mỗi TTTT có thể nằm trong nhóm để biểu thị hành động này nhưng cũng có khi hỏi để khẳng định, để chuyển tải hành động lời nói khác một cách tế nhị… Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng các TTTT với mục đích này khá nhiều.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Bằng vốn tri thức của các nhà nghiên cứu đi trước, chương 1 của luận văn đã trình bày một số vấn đề thuộc cơ sở lý luận liên quan đến vai trò của TTTT trong việc thực hiện HĐNT và vấn đề phương ngữ. Đây là những vấn đề rất cần thiết để làm cơ sở lý thuyết cho việc tìm hiểu Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
2. Chương 2 của luận văn đã xác định có 33 TTTT đứng ở cuối phát ngôn xuất hiện trong 32 tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng bao gồm 16 TTTT của tiếng Việt toàn dân 17 TTTT của phương ngữ Nam Bộ, trong đó có 10 TTTT trong phương ngữ Nam Bộ, 7 TTTT là biến âm ( 6 biến thể ngữ âm từ toàn dân, 1 phát âm của TTTT Nam Bộ). Số lượng TTTT mà tác giả Nguyễn Quang Sáng sử dụng trong 32 tác phẩm phần lớn chúng xuất hiện ở dạng đơn, ở dạng phối kết khá ít. Qua việc khảo sát việc sử dụng TTTT cuối phát ngôn trong 32 tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chúng tôi nhận thấy ông rất hay sử dụngTTTT cuối phát ngôn. Điều này tạo nên nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau, thể hiện rõ nét hơn tình cảm của người nói. Với việc sử dụng TTTT cuối phát ngôn kết hợp với nét riêng trong phong cách, Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định vị trí riêng của mình trong Văn học Việt Nam nói chung và Văn học Nam Bộ nói riêng. 3. Xem xét tiểu từ tình thái cụ thể trong sự hành chức, chương 3 của luận văn rút ra một số đặc điểm chính của lớp TTTT: Chúng có khả năng xuất hiện ở 5 phạm trù. Trong 23 HĐNT cụ thể, các TTTT có thể xuất hiện ở nhiều hành động lời nói khác nhau. Kết quả này cho thấy các TTTT mà Nguyễn Quang Sáng thường sử dụng trong các tác phẩm của mình là những từ có phạm vi hành chức rộng.
4. Qua việc khảo sát TTTT cuối phát ngôn trong 32 tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng , luận văn đã lập 12 bảng biểu thống kê dựa trên những tiêu chí khác nhau. Các bảng biểu đã làm minh chứng cho các kết luận chính của luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
2. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt ( Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hàn Nội.
3. Đỗ Hữu Châu< Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động, Ngôn ngữ, 3/1982 và 1/1983.
4. Đỗ Hữu châu (2007), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học sư phạm.
5. Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê (1963), khảo luận về Ngữ Pháp Việt nam, Huế.
6. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp (2003), Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học, ngôn ngữ, số 6, trang 17 – 16, số 7, trang 48 – 64.
7. Đinh Văn Đức - Nguyễn Văn Khôi (1986), Một vài nhận xét về sự biến đổi tiểu từ từ thái trong tiếng Việt (Qua cứ liệu một số văn bản từ thế kỷ XV đến nay), Hội Nghị lần thứ VI các nước xã hội chủ nghĩa và ngôn ngữ phương Đông, Hà Nội. 8. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt ( sơ khảo ngữ pháp chức năng), quyển 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Phạm Mạnh Hùng (1985), Tiểu từ tình thái trong tiếng Việt hiện đại và vấn đề ranh giới từ, Ngôn ngữ, số 4, trang 47 – 63.
10. Lưu Văn lăng (1988), Về nguyên tắc phân định từ loại tiếng Việt, “ Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn (1986), Ngôn ngữ học khuynh hướng – Lĩnh vực – Khái niệm, tập II, Nxb Khoa học Hà Nội.
13. Nam Cao toàn tập, Nxb Văn học 1999.
14. Hoàng Phê (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
15. Ngô Đình Phương (2008), Hợp phần nghĩa liên nhân của câu trong ngữ pháp chức năng hệ thống ( Trên ngữ liệu Anh và Việt ), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Phạm Hùng Việt (1996), Một số đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt, Luận án PTS Ngữ văn, Viện ngôn ngữ học Hà Nội.
18. Ngữ pháp tiếng Việt (1983), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 19. Viện ngôn ngữ (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đã Nẵng.
20. Nguyễn Như Ý ( chủ biên, 1966) Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ , Nxb Giáo dục.
NGUỒN TƯ LIỆU TRÍCH DẪN
1. Nguyễn Quang Sáng, Mùa gió chướng ( tiểu thuyết ) NXB Hội nhà văn. 2. Nguyễn Quang Sáng, Người bạn lính ( tập truyện ngắn) NXB Hội nhà Văn. 3. Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà ( tập truyện ngắn ) NXB Hội nhà Văn. 4. Nguyễn Quang Sáng, Tôi thích làm vua, ( tập truyện ngắn ) NXB Hội nhà Văn. 5. Nguyễn Quang Sáng, Nhóm Văn chương hồn Việt ( Văn thơ chọn lọc ) NXB