Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
86,3 KB
Nội dung
Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 MỞ ĐẦU Lý do nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng bước phát triển, nhiều lĩnh vực kinh tế được đẩy mạnh, đời sống nhân dân cũng ngày càng được nâng cao. Trong quá trình phát triển đó, bảo hiểm ngày càng chứng minh được vai trò tích cực của mình đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh nói riêng cũng như với cuộc sống nói chung. Đồng thời, bảo hiểm cũng đã trở thành một ngành kinh doanh giàu tiềm năng phát triển, thu hút nhiều lao động. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, cũng là lúc ngành bảo hiểm thương mại nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy, rất cần thiết phải có những đổi mới toàn diện, tạo nên bước phát triển đột phá trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Xuất phát từ thực tế trên cho thấy Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam là rất cần thiết, nhằm nhận định đúng tình hình và có những giải pháp xây dựng và quản lý phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu ✓ Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm phi nhân thọ ✓ Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. ✓ Đề xuất những phương án, giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ pg.1 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam pg.2 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ Cho đến nay, chưa có một khái niệm riêng nào cho bảo hiểm phi nhân thọ (PNT). Song có thể hiểu khái niệm về bảo hiểm PNT chính là khái niệm bảo hiểm thương mại, bởi lẽ nguyên tắc hoạt động, đối tượng và lĩnh vực hoạt động của bảo hiểm thương mại cũng chính là những nguyên tắc, đối tượng và lĩnh vực hoạt động của bảo hiểm PNT. Bảo hiểm thương mại hay hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng. Bảo hiểm thương mại hoạt động trên hai lĩnh vực: phi nhân thọ và nhân thọ. Có thể thấy rõ mối quan hệ giữa bảo hiểm thương mại và bảo hiểm PNT qua sơ đồ sau: pg.3 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 1.1.2. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ Nếu căn cứ theo đối tượng, bảo hiểm PNT có ba loại: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người PNT ➢ Bảo hiểm tài sản : là loại bảo hiểm có đối tượng là tài sản (có thể là hữu hình hoặc vô hình). Những tài sản hữu hình tồn tại dưới hình thể vật chất (nhà cửa, phương tiện vận chuyển, đường xá, cầu cống bến cảng, cây trồng vật nuôi …) và tài sản vô hình là phát minh, sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa … Hiện nay, ở Việt Nam có những nghiệp vụ bảo hiểm tài sản cơ bản sau: ✓ Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa. ✓ Bảo hiểm thân tàu (tàu biển, tàu hoạt động nội thủy, sông hồ, thuyền đánh cá) ✓ Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới ✓ Bảo hiểm thân máy bay ✓ Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng; Bảo hiểm lắp đặt ✓ Bảo hiểm tài sản trong vận chuyển dầu, thăm dò khai thác dầu khí ✓ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ✓ Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) ✓ Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh pg.4 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 ✓ Một số nghiệp vụ khác: bảo hiểm tiền trong két, nhà tư nhân, trộm cắp, tín dụng … Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm tài sản: Người được bảo hiểm có thể là chủ sở hữu, hoặc người được giao quyền chiếm hữu sử dụng, người thừa kế. Bảo hiểm tài sản có thể nhận bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản, không bảo hiểm lớn hơn giá trị tài sản đó. Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường không thể lớn hơn thiệt hại của tài sản đó trong một sự cố bảo hiểm. ➢ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) : TNDS là một loại trách nhiệm pháp lý, nó phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Nhìn chung, TNDS là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Một số nghiệp vụ bảo hiểm TNDS cơ bản: ✓ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe ✓ Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe. ✓ Bảo hiểm TNDS của chủ tàu biển ✓ Bảo hiểm TNDS của chủ hãng hàng không ✓ Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm ✓ Bảo hiểm TNDS của chủ thầu đối với người thứ ba trong xây lắp Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm TNDS: Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm TNDS mang tính trừu tượng – khi thiết lập hợp đồng thì đối tượng bảo hiểm chưa xuất hiện. Nó chỉ biểu hiện cụ thể khi có sự cố xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Phương thức bồi thường có thể là có giới hạn (được ấn định trong hợp đồng), hoặc không giới hạn (không ấn định trước mà bồi thường theo phát sinh trách nhiệm). ➢ Bảo hiểm con người phi nhân thọ : là loại bảo hiểm có mục đích thanh toán những khoản trợ cấp hoặc số tiền ấn định cho người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản pg.5 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 thân người được bảo hiểm hiểm. Những rủi ro trong bảo hiểm con người PNT là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tử vong. Một số loại hình bảo hiểm con người ở Việt Nam hiện nay: ✓ Bảo hiểm tai nạn con người ✓ Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật ✓ Bảo hiểm sinh mạng cá nhân ✓ Bảo hiểm toàn diện học sinh ✓ Bảo hiểm tai nạn hành khách ✓ Bảo hiểm tai nạn thuyền viên ✓ Bảo hiểm khách du lịch, … Đặc trưng của bảo hiểm con người PNT: Đối tượng của bảo hiểm con người PNT là tính mạng, sức khỏe – đây là một phạm trù không thể xác định được giá trị. Số tiền bảo hiểm được ấn định trước trên hợp đồng bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm, các khoản tiền bảo hiểm được thanh toán mang tính chất khoán chứ không phải là bồi thường thiệt hại. Nếu căn cứ theo hình thức tham gia, bảo hiểm nhân thọ có hai loại: bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Phần lớn các sản phẩm bảo hiểm PNT là bảo hiểm tự nguyện. Việc tham gia bảo hiểm hay không phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng được hay không cũng tùy thuộc vào khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của doanh nghiệp đó. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm các sản phẩm bảo hiểm mà pháp luật quy định các tổ chức cá nhân phải tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm phải phục vụ theo một số điều khoản, mức phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, ở Việt Nam có một số loại bảo hiểm bắt buộc như: bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp pg.6 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 đối với hoạt động tư vấn pháp luật, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, một số loại bảo hiểm cháy nổ. 1.1.3. Đặc điểm bảo hiểm phi nhân thọ Có thể kể ra một số đặc điểm của bảo hiểm PNT như: ✓ Quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm PNT là quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp bảo hiểm. ✓ Bảo hiểm PNT chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro có thể xảy ra và gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe, … mà không có tính chất tiết kiệm như bảo hiểm nhân thọ. Điều đó có nghĩa chỉ khi các rủi ro được bảo hiểm gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì mới được bồi thường. Khi hết thời hạn bảo hiểm mà không có rủi ro xảy ra thì người được bảo hiểm hết quyền lợi và đương nhiên sẽ không được trả lại số phí bảo hiểm đã đóng. ✓ Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm PNT thường là 01 năm hoặc ngắn hơn (ngoại trừ một số hợp đồng trong bảo hiểm xây dựng lắp đặt có thời hạn theo thời gian xây dựng công trình). Thậm chí có những hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực vài tháng (ví dụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu), vài ngày (bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm du lịch), hoặc chỉ vài giờ (bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm di lịch). ✓ Bảo nhiểm con người PNT áp dụng kỹ thuật phân chia trong quản lý quỹ tài chính bảo hiểm. 1.2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 1.2.1. Đặc điểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ✓ Thị trường bảo hiểm PNT ra đời muộn hơn so với các thị trường khác, bởi lẽ nhu cầu bảo hiểm chỉ phát sinh khi có một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Khi kinh tế - xã hội phát triển đến một mức độ nhất định, thu nhập và đời sống được cải thiện, môi trường pháp lý đã ổn định, các loại thị trường khác như thị trường hàng hóa tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động, … đã hình thành, thì mới phát sinh nhu cầu bảo hiểm, và từ đó hình thành nên thị trường. ✓ Thị trường bảo hiểm PNT có phạm vi hoạt động rất rộng lớn và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi vì đối tượng của bảo hiểm PNT rất đa dạng, phong phú. pg.7 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 ✓ Thị trường bảo hiểm PNT là một thị trường mang tính đặc thù, đây là một loại dịch vụ đặc biệt, đó là dịch vụ “an toàn”, vì thế ngoài ý nghĩa kinh tế, nó còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn. 1.2.2. Cơ chế hoạt động của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 1.2.2.1. Các chủ thể tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Thị trường bảo hiểm PNT bao gồm các chủ thể sau: ✓ Người mua (khách hàng): là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu mua bảo hiểm cho tài sản, tính mạng, sức khỏe hay TNDS trước pháp luật. ✓ Người bán: là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm PNT. ✓ Các tổ chức trung gian: là cầu nối giữa người mua và người bán. Có thể là công ty môi giới bảo hiểm, hoặc đại lý bảo hiểm PNT. Họ được các doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phân phối cá c sản phẩm bảo hiểm và một số hoạt động khác. 1.2.2.2. Cung cầuvà giá cả của thị trường bảo hiểm PNT ● Cung cầu: Cầu của thị trường bảo hiểm PNT là tổng lượng các nhu cầu về sản phẩm bảo hiểm PNT đã và sẽ được chấp nhận mua bởi một số khách hàng xác định. Cung của thị trường bảo hiểm PNT là tổng lượng các hợp đồng bảo hiểm PNT mà các doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng ra thị trường để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng. Chỉ khi cung và cầu sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhau thì hợp đồng bảo hiểm mới có thể được ký kết. Trong thị trường bảo hiểm PNT cung cầu luôn luôn biến động. Cung bảo hiểm PNT hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng. Trong khi nhu cầu về bảo hiểm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ dân trí, thói quen mua bảo hiểm, … ● Giá cả Trong thị trường bảo hiểm PNT, giá cả (phí bảo hiểm) phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo thời gian. pg.8 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Trước hết, giá cả phụ thuộc vào quy luật cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào mức phí chuẩn để bù đắp cho chi trả bồi thường và chi phí liên quan khác. Mức phí chuẩn này được tính toán theo quy luật số lớn nên nó phụ thuộc vào lượng khách hàng tiềm năng và xác suất rủi ro trong từng thời kỳ. Giá bảo hiểm có thể thay đổi theo thời gian vì xác suất rủi ro và mức độ thiệt hại có thể thay đổi theo thời gian. Mặt khác, trình độ, phương thức quản lý, hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ở mỗi thời kỳ khác nhau cũng có thể ảnh hưởng tới giá bảo hiểm. 1.2.2.3. Cơ chế điều tiết thị trường Sự tác động giữa cung và cầu trong thị trường tạo nên giá cả cân bằng (gọi là mức phí cơ bản). Tương quan cung cầu điều chỉnh giá cả thị trường. Sự biến đổi tương quan giữa khả năng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và nhu cầu mua bảo hiểm dẫn đến sự lên xuống của giá cả (hay phí bảo hiểm). Ngoài ra, phí bảo hiểm còn bị ảnh hưởng bởi các chính sách của Nhà nước như: chính sách đầu tư, tỷ giá, lãi suất, chính sách thuế, … Thị trường bảo hiểm PNT cũng chịu sự chi phối bởi quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm PNT là cạnh tranh giữa các chủ thể với nhau (các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức môi giới, đại lý bảo hiểm) nhằm chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần. Do sản phẩm bảo hiểm là dễ bắt chước và không được bảo hộ bản quyền, nên trong cạnh tranh, ngoài việc tuyên truyền quảng bá, đầu tư công nghệ, … thì còn một hình thức nữa là giảm giá (phí bảo hiểm), mở rộng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Cùng với cạnh tranh là sự liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Sự liên kết dẫn đến việc đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm được suôn sẻ và là điều kiện để giảm phí bảo hiểm. Trong một môi trường cạnh tranh càng gay gắt, các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ càng phải liên kết nhau lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu phát triển, thúc đẩy thị trường. pg.9 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Quy luật “số đông bù số ít” là quy luật đặc thù của thị trường bảo hiểm PNT. Quy luật này mang tính tương trợ, cùng nhau san sẻ rủi ro của những người tham gia bảo hiểm. Bởi lẽ, bảo hiểm PNT là một hệ thống qua đó một số người đồng ý góp vào một quỹ chung (với số phí tương đối nhỏ), được dùng để chia sẻ các chi phí tổn thất (có thể rất lớn) của số ít người gặp rủi ro. Đây cũng chính là biểu hiện của quy luật “phân tán rủi ro”. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ✓ Môi trường pháp lý: hệ thống chính sách, pháp luật tạo ra môi trường, điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Nó đảm bảo cho các doanh nghiệp bảo hiểm được cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng ✓ Môi trường kinh tế - xã hội: Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu cần được bảo vệ càng trở nên quan trọng. Bên cạnh đó, văn hóa cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng ✓ Số lượng, loại hình các doanh nghiệp bảo hiểm: các kênh phân phối sản phẩm, sự đa dạng phong phú của các sản phẩm bảo hiểm PNT quyết định quy mô thị trường. Mặt khác, sự đa dạng phong phú của các sản phẩm PNT mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng khách hàng, có như vậy thì thị trường bảo hiểm PNT mới phát triển được. ✓ Năng lực và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm: Quy mô vốn, trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn, phạm vi, phương thức hoạt động, các chính sách khách hàng, chiến lược kinh doanh, … của các doanh nghiệp bảo hiểm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thị trường bảo hiểm PNT. ✓ Trình độ dân trí, sự hiểu biết về bảo hiểm PNT và thói quen mua bảo hiểm là một nhân tố xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường bảo hiểm PNT. ✓ Sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế là một nhân tố tích cực ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm PNT. Mở cửa, hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trên thế giới; đồng thời cũng pg.10 [...].. .Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm PNT trong nước Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra thách thức, cạnh tranh cho sự phát triển thị trường bảo hiểm PNT trong nước pg.11 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Chương 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM. .. về bảo hiểm tài sản Tuy nhiên, bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vẫn tăng trưởng rất ấn tượng Hình 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ pg.22 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 2.2.2.2 Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm đóng góp trong GDP Hình 2.4:Tỷ trọng doanh thu phí BH PNT VN đóng góp vào GDP từ 1994 đến 2013 pg.23 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân. .. nhiệm vụ, trách nhiệm của nhân viên trong công ty hoặc gây nhũng nhiễu, phi n phức cho khách hàng pg.31 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 KẾT LUẬN Trong những năm qua thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tổng thể, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triển chưa vững chắc,... hiểm nhân thọ về sau pg.12 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Ở miền Nam, vào những năm 1970, đã có một công ty bảo hiểm nhân thọ ra đời có tên là công ty bảo hiểm nhân thọ Hưng Việt Công ty bảo hiểm này triển khai được một số sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm nhân thọ trọn đời, bảo hiểm tử kỳ thời hạn 5 năm, 10 năm, 20 năm Nhưng công ty mới ở giai đoạn đầu triển khai... hiểm chưa đóng góp được nhiều trong việc phát triển và mở rộng các kênh phân phối sản phẩm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ pg.28 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 3.1 Về phía các cơ quan quản lý ✓ Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong đó có Bảo. .. hội Bảo hiểm Việt Nam, chính sự ra đời của các công ty bảo hiểm mới này đã giúp cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cạnh tranh lành mạnh hơn Đặc biệt từ năm 2010, tình hình cạnh tranh có xu thế hạ nhiệt hơn, đã có 50% số lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lãi về hoạt động kinh doanh bảo hiểm pg.16 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Nhiều doanh nghiệp bảo. .. Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) 2005 14 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA (AAA) 2005 15 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ AIG (Việt Nam) 2005 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1.800 755 709 336 1.700 300 300 504 389 500 450 170 660 844 480 pg.19 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 16 Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam) (QBE) 2005 17 Công ty cổ phần bảo hiểm. .. thành và phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với thế giới Hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam đã có ít nhiều từ thời kỳ Pháp thuộc và ở miền Nam chế độ cũ 2.1.1 Giai đoạn 1964-1974 Từ năm 1965 đến 1975: Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, Nhà nước Việt Nam non trẻ cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các tổ... giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ trên GDP của Việt Nam là 2% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapo, Malaysia ( khoảng từ 15-17% chỉ riêng đối với bảo hiểm phi nhân thọ) • Thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác: Tiềm năng của thị trường còn rất... nghiệp bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm còn hạn chế • Năng lực của các doanh nghiệp bảo hiểm Năng lực tài chính: Trừ Bảo Minh có số vốn hơn 1100 tỷ đồng, Bảo Việt với 900 tỷ, một doanh nghiệp có số vốn 200 tỷ thì còn lại các DNBH khác mới chỉ có số vốn đủ theo quy đinh của pháp luật, số vốn thực có toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện pg.27 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ . thọ ở Việt Nam pg.2 Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1.1. Bảo hiểm phi. giá thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam | Nhóm 1 Chương 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 2.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam Bảo hiểm