✓ Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong đó có Bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 2010, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; trong đó, bổ sung quy định về bán bảo hiểm qua biên giới và thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam; bổ sung nghiệp vụ bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị của bảo hiểm nhân thọ; bổ sung quy định về Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm. Bộ Tài chính đã ban hành một loạt các văn bản khác điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm như Thông tư 151/2012 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; Thông tư 232/2012 hướng dẫn chế độ kế toán DN bảo hiểm phi nhân thọ; Thông tư 115/2013 hướng dẫn về bảo hiểm hưu trí tự nguyện và quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện; Nhờ vậy, thị trường bảo hiểm đã có những bước tiến lớn, cung cấp đa dạng hơn sản phẩm phòng ngừa rủi ro cho khách hàng.
✓ Thành lập các các cơ quan kiểm tra giám sát và hiệp hội bảo hiểm để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra. Việc mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm hay hạ phí bảo hiểm xuống dưới mức an toàn ở một số doanh nghiệp bảo hiểm đã dẫn tới tình trạng chậm trễ, dây dưa bồi thường hoặc không có khả năng thanh toán tiền bồi thường cho khách hàng.
✓ Gắn kết doanh nghiệp và các trường học để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc.
✓ Trục lợi bảo hiểm ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp, trong khi pháp luật lại chưa có chế tài xử lý đối với hành vi trục lợi này. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện
được hành vi trục lợi thì chỉ có thể từ chối bồi thường. Để hạn chế tình trạng này, đảm bảo an toàn hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, các cơ quan quản lý cần phải có hình thức xử lý nghiêm minh mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa.