Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
856,4 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI DUY PHƯỚC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI DUY PHƯỚC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60.38.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN Bộ Tư pháp HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý và yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1.1.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật và các trường hợp được miễn trừ trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1.2. Khái niệm, bản chất pháp lý và yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 1.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 1.2.2. Hậu quả pháp lý của thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh và yêu cầu điều chỉnh pháp luật 1.2.3. Các căn cứ để xác định các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh bị kiểm soát và xử lý 1.3. Kinh nghiệm pháp luật của một số nước trong việc điều chỉnh các thỏa thuận về giá nhằm hạn chế cạnh tranh 1.3.1. Kinh nghiệm của pháp luật Hoa Kỳ 1.3.2. Kinh nghiệm của pháp luật các nước Châu Âu 1.3.3. Kinh nghiệm của pháp luật Nhật Bản Chương 2 : THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 2.1.1. Khái niệm và căn cứ xác định các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam 2.1.2. Các hình thức xử lý đối với thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật để điều chỉnh các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 1 7 7 7 16 19 19 23 25 29 29 33 37 42 42 42 44 49 2.2.1. Thực trạng các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam thời gian qua 2.2.2. Thực trạng xử lý các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 2.3. Một số nhận xét về thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 2.3.1. Về các quy định của pháp luật cạnh tranh 2.3.2. Về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật cạnh tranh Chương 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH 3.1. Những định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh hiệu quả các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 3.1.1. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá phải gắn liền với chính sách cạnh tranh phù hợp, hiệu quả 3.1.2. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với việc đảm bảo quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 3.1.3. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với việc đảm bảo sự công bằng lợi ích giữa Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp 3.1.4. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với cơ chế kiểm soát giá cả độc quyền 3.1.5. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với mối quan hệ với các quy định pháp luật khác 3.2. Kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 57 65 65 69 73 73 73 74 75 76 77 78 86 88 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vậy, pháp luật được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong tay Nhà nước nhằm quản lý và điều tiết vĩ mô các hoạt động của nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường, đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. Cùng với hệ thống pháp luật kinh tế được xây dựng và ngày càng hoàn thiện nhằm điều tiết hiệu quả các quan hệ kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường, pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam được ra đời đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và xã hội. Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh là một trong các hành vi được Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định và thực hiện kiểm soát trong những trường hợp có thể gây ra hậu quả làm giảm, cản trở hoặc sai lệch việc cạnh tranh trên thị trường, tiến tới xóa bỏ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng sự thống nhất cùng hành động, các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh, nhưng khi thực hiện các thỏa thuận ấn định giá, thì giữa họ không còn cơ chế cạnh tranh với nhau nữa. Tuy nhiên, không phải các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh đều gây hại cho cạnh tranh nói riêng và nền kinh tế nói chung, những thỏa thuận ấn định giá đôi khi cũng có lợi cho nền kinh tế khi các bên thực hiện chiến lược liên doanh, hợp tác phát triển, chiến lược xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các trường hợp này 2 cũng đã được pháp luật cạnh tranh dự liệu và cho phép được làm các thủ tục để miễn trừ trách nhiệm pháp lý. Trên thực tế, đã có nhiều hoạt động của các chủ thể kinh tế ở thị trường nước ta vi phạm các quy định của Luật Canh tranh nhưng chưa được xử lý một cách nghiêm khắc, triệt để, gây ra nhiều bất ổn trong hoạt động của nền kinh tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng xã hội. Cụ thể, hai vụ việc hạn chế cạnh tranh điển hình được nhắc đến nhiều nhất là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco) ngừng cung cấp xăng dầu cho Công ty Pacific Airlines (PA) với lý do Công ty Pacific Airlines không đồng ý với mức giá về cung ứng xăng dầu do Vinapco đề xuất. Ở vụ thứ hai, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã ký biên bản thỏa thuận ấn định phí trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới. Mới đây, sau khi Ngân hàng Techcombank nâng lãi suất huy động tiền gửi lên 17%/năm, các ngân hàng thương mại trong Hiệp hội Ngân hàng đã thỏa thuận nhau đưa ra mức lãi suất 14%/năm cũng là vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh. Có thể nói, hoạt động của các hiệp hội trong một số ngành (Bảo hiểm, Thép, Ngân hàng) thực tế đã có những hành vi làm hạn chế cạnh tranh. Ngành Ngân hàng đã có dấu hiệu vi phạm khi ấn định trần lãi suất tiền gửi. Ngành Thép công khai thỏa thuận ấn định giá bán thép. Thời gian qua, có dấu hiệu thỏa thuận ấn định giá bán mặt hàng sữa bột nhãn hiệu nước ngoài nhập khẩu. Tuy nhiên, ngoài Hiệp hội Ngân hàng đã xin rút thỏa thuận nói trên, vụ việc của Hiệp hội Thép đã không bị xử lý. Với mong muốn thực hiện nghiên cứu để làm rõ bản chất, cũng như các hình thức biểu hiện của những thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh dưới cả hai góc độ tích cực và tiêu cực, cũng như thực trạng áp dụng các quy định về vấn đề này của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, đồng thời, dựa trên cơ sở tham khảo một số quy định của pháp luật cạnh tranh các nước tiên 3 tiến, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành, góp phần vừa bảo vệ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo vệ các lợi ích công cộng, nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm Luận văn tốt nghiệp Cao học Luật. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo để nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường phát triển, đã có một số công trình nghiên cứu bước đầu về pháp luật cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vấn đề độc quyền và kiểm soát độc quyền, như: “Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền” của tác giả Đặng Vũ Huân đăng tải trên Thông tin Khoa học pháp lý, tháng 11 năm 1996 của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Như Phát – ThS. Bùi Nguyên Khánh, Nxb. Công an nhân dân năm 2001; “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” sách tham khảo do PGS.TS. Nguyễn Như Phát và PGS.TS. Trần Đình Hảo làm chủ biên, Nxb. Công an nhân dân năm 2001; “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) năm 2002; “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” sách tham khảo của TS. Đặng Vũ Huân, Nxb. Chính trị Quốc gia năm 2004 Ngoài ra, còn có một số bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh hiện nay” của GS.TS. Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 năm 2000; “Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh” của PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Tạp chí Nhà 4 nước và Pháp luật số 9 năm 2000; “Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam: Nhu cầu, khả năng và một vài kiến nghị” của TS. Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 năm 2000 Sau khi Luật Cạnh tranh năm 2004 được ban hành, một số công trình nghiên cứu đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu và luận giải các quy định của pháp luật cạnh tranh như: “Tìm hiểu về Luật Cạnh tranh” của tác giả Trần Minh Sơn, Nxb. Tư pháp năm 2005; “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh” của TS. Lê Hoàng Oanh, Nxb. Chính trị Quốc gia năm 2005; “Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh” của PGS.TS. Nguyễn Như Phát và ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb. Tư pháp năm 2006; “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” của các tác giả TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb. Tư pháp năm 2006; “Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hoà Pháp của Nxb. Chính trị Quốc gia năm 2007; “Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Cương, năm 2006; “Hành vi hạn chế cạnh tranh – Một số vụ việc điển hình của Châu Âu” - tài liệu tham khảo thuộc Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MULTRAP) và Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp thực hiện năm 2009; “Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển” của tác giả Bùi Nguyễn Anh Tuấn, năm 2010; “Điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” - Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhung, năm 2011 Nhìn chung, các công trình khoa học này đều đã tiếp cận nghiên cứu pháp luật cạnh tranh ở những phạm vi, mức độ và các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 5 trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng như cơ sở pháp lý của việc xác định và điều chỉnh những thỏa thuận ấn định giá làm hạn chế cạnh tranh, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật cạnh tranh để xử lý các trường hợp này trong thời gian qua ở Việt Nam. Cùng với việc tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước thực hiện điều chỉnh các thỏa thuận này, Luận văn đưa ra các nhận xét, đánh giá và kiến nghị để có thể hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh nhằm điều chỉnh vấn đề này một cách hiệu quả hơn. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn gồm: Thứ nhất: Nghiên cứu các vấn đề lý luận của pháp luật cạnh tranh về thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh. Thứ hai: Phân tích các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay điều chỉnh các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng. Thứ ba: Xuất phát từ nghiên cứu các vấn đề lý luận, từ thực tiễn quá trình áp dụng pháp luật cạnh tranh Việt Nam và tham khảo pháp luật cạnh tranh một số nước tiên tiến, Luận văn đưa ra nhận xét và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh của Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Pháp luật về cạnh tranh nói chung có phạm vi rất rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tế. Bởi vậy, trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp cao học, với đề tài đã lựa chọn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về bản chất, nội hàm của các thỏa thận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh, những hậu quả pháp lý và quá trình điều chỉnh pháp 6 luật đối với các thỏa thuận này theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời, có thực hiện nghiên cứu so sánh pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với loại thoả thuận này ở Việt Nam 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn cũng sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp, đánh giá, thống kê, v.v để thực hiện những nội dung nghiên cứu đã đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn Kết quả nghiên cứu và các đề xuất, kiến nghị của luận văn có ý nghĩa góp phần hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh và nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng có thể sử dụng làm tư liệu nghiên cứu, giảng dạy về chuyên ngành Luật Cạnh tranh. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về thoả thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh Chƣơng 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam Chƣơng 3: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh hiệu quả các thoả thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam [...]... hoặc gián tiếp Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh là một trong những hình thức hạn chế cạnh tranh điển hình Theo đó, các bên tham gia thỏa thuận có sự bày tỏ ý chí và mong muốn đạt được sự thỏa thuận về việc ấn định giá hàng hóa, dịch vụ với các chủ thể khác Thỏa thuận ấn định giá giữa các doanh nghiệp có thể chỉ là các thỏa thuận riêng lẻ, nhưng cũng có thể là một phần của các thỏa thuận. .. với một thỏa thuận hợp tác lớn và quan trọng hơn mà những thỏa thuận chính này lại có lợi cho nền kinh tế, những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ là bổ trợ nhằm đảm bảo cho các thỏa thuận hợp tác chính được thực thi thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó không bị coi là bất hợp pháp Đây chính là sự phân biệt giữa thỏa thuận cạnh tranh bổ trợ với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông thường Một thỏa thuận. ..Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT PHÁP LÝ VÀ YÊU CẦU ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1.1.1 Khái niệm, bản chất pháp lý của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Thị trường là nơi trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở sự ưng thuận giữa các bên tham... thoả thuận hạn chế cạnh tranh đã làm cản trở cạnh tranh trên thị trường Về hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường, hay nói cách khác, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ xóa bỏ cạnh tranh giữa các đối thủ, giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận bằng sự thống nhất hành động Các doanh nghiệp là đối thủ của nhau sẽ tạo ra những thỏa thuận. .. hoặc chăm sóc sức khỏe Bởi vậy, yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh được xuất phát từ các căn cứ sau đây: Thứ nhất, nhu cầu điều chỉnh pháp luật được xuất phát từ chính hậu quả pháp lý mà các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh đã gây ra Xét cho cùng, các thỏa thuận ấn định giá đều nhằm mục đích triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường, vô... hoặc giới hạn sản xuất hay số lượng hàng hóa mua bán Các thỏa thuận quyết định giá hay các điều kiện mua bán khác bị pháp luật ngăn cấm trong trường hợp này có thể bao gồm những thỏa thuận liên quan đến khía cạnh cầu, như trong trường hợp cartel nhằm mục đích tăng cường sức mua Hai là, mục đích của sự thoả thuận ấn định giá là nhằm hạn chế cạnh tranh 25 Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh có... hoá, hạ giá thành để thu hút khách hàng, từ đó, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn các sản phẩm đích thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ 1.2.3 Các căn cứ để xác định các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh bị kiểm soát và xử lý Căn cứ để xác định một thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh để kiểm soát và xử lý bao gồm: Một là, các doanh nghiệp đã có sự thỏa thuận ấn định giá hàng... bất hợp pháp của một thỏa thuận hoặc một quy chế không thể chỉ được quyết định một cách giản đơn là xem xét thỏa thuận hay quy chế ấy có cản trở cạnh tranh hay không bởi vì mọi thỏa thuận liên quan đến thương mại đều có tác dụng cản trở cạnh tranh Tiêu chí đích thực đánh giá tính chất pháp lý của thỏa thuận là liệu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ấy chỉ điều tiết và thúc đẩy cạnh tranh hay nó thực sự... xác định rõ bản chất pháp lý, một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần được xem xét qua các yếu tố sau: Thứ nhất, về chủ thể, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là những đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường Thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh được diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. .. thành viên trong thỏa thuận ấn định giá sẽ giám sát được lẫn nhau [20, tr 70] Những thỏa thuận ấn định giá có thể biểu hiện dưới những hình thức sau: - Thỏa thuận tăng giá; - Thỏa thuận về một công thức chuẩn dùng để tính giá; - Thỏa thuận về việc duy trì một tỷ lệ cố định về giá cả của những sản phẩm cạnh tranh giống nhau nhưng không đồng nhất; - Thỏa thuận để loại trừ việc chiết khấu giá hoặc thiết . ĐỐI VỚI CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 2.1.1. Khái. các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 1.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh 1.2.2. Hậu quả pháp lý của thỏa thuận ấn định giá nhằm. căn cứ xác định các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam 2.1.2. Các hình thức xử lý đối với thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo