1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật

92 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM NGỌC THÁI CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM NGỌC THÁI CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nguyên Khánh Hà nội – 2012 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị công ty là vấn đề thiết yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Sự thành bại của một công ty luôn lệ thuộc vào cách thức tổ chức và quản lý nội bộ công ty. Đây cũng chính là vấn đề một mặt thể hiện sự phát huy dân chủ trong quản lý, mặt khác là để đảm bảo công bằng về lợi ích giữa các nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo sự vận hành nhịp nhàng và khả năng phản ứng linh hoạt của công ty trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Quản trị tốt được coi là tiêu chuẩn quan trọng của các doanh nghiệp ở các nước thực hiện kinh tế thị trường đã lâu cũng như tại các nước đang chuyển đổi nền kinh tế. Theo nghiên cứu của hãng tư vấn McKinsey tiến hành với hơn 200 nhà đầu tư ở 31 nước thì có tới 3/4 số nhà đầu tư sẵn sàng chi phí thêm để có được bộ máy điều hành chất lượng hiệu quả [46]. Với ý nghĩa quan trọng đó, quản trị đã được rất nhiều quốc gia quan tâm không chỉ có Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay của nước ta, khuôn khổ pháp lý cho việc nâng cao hoạt động quản trị công ty về cơ bản đã được đề cập trong Luật doanh nghiệp 2005, Luật chứng khoán 2006, Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết và đặc biệt được ghi nhận tại Quyết định 12/2007/QĐ-BTC, ngày 13/07/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán/Trung tâm giao dịch Chứng khoán; tuy nhiên thực tế việc triển khai hoạt động quản trị công ty hiện nay chưa thực sự hiệu quả như sự lạm dụng quyền lực của các cổ đông lớn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ; Ban giám đốc nắm giữ quyền lực quá lớn và thiếu sự kiểm soát; những giao dịch liên kết giữa cổ đông chi phối với công ty mang tính chất tư lợi diễn ra khá phổ biến, nghĩa vụ của người quản trị công ty không được xem xét một cách đúng mức, các tranh chấp nội bộ công ty diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp… 4 Thực trạng yếu kém trong Quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong những nguyên nhân chính là khung pháp lý chưa đủ cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư và ngăn ngừa các xung đột lợi ích một cách có hiệu quả. Sau 7 năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp năm 2005 (LDN 2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã và đang tiếp tục bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong các quy định về quản trị nội bộ của công ty và thực sự chưa giải quyết đầy đủ những vấn đề phát sinh trong thực tiễn của đời sống kinh doanh. Hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam “vươn mình” ra sân chơi quốc tế - nơi mà những yêu cầu về Quản trị công ty dường như là một yêu cầu bắt buộc. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản trị công ty đang là một yêu cầu cấp thiết Từ tất cả những lý do trên, đề tài “Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hiện nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về pháp luật tổ chức kinh doanh, trong đó có đề cập đến vấn đề quản trị công ty. Cụ thể một số công trình tiêu biểu như: (1) Báo cáo tổng hợp nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với tư tưởng xây dựng Luật Doanh nghiệp Thống nhất và Luật Đầu tư chung của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (PMRC) & Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), năm 2005; (2) Báo cáo tổng hợp dự án Luật Doanh nghiệp Thống nhất của Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp Thống nhất, Phòng Công nghiệp và 5 Thương Mại Việt Nam (VCCI) & UNDP theo dự án VIE/01/025, năm 2005; (3) Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa của Ngô Viễn Phú - Luận án tiến sỹ Luật học, năm 2004; (4) Tổng kết các phân tích, đánh giá và bình luận về Dự án Luật Doanh nghiệp Thống nhất và Dự án Luật Đầu tư Chung của Văn phòng Quốc Hội, IFC & MPDF, năm 2005; (5) Chuyên Khảo Luật kinh tế của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004; (6) Chuyên khảo “Công ty – vốn, quản lí và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005” của Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, năm 2008… Về cơ bản, các công trình này đã mang lại những giá trị khoa học rất to lớn. Tuy nhiên, chúng chỉ dừng lại ở những suy luận pháp lý trên cơ sở đối chiếu các quy phạm thực định của LDN 2005 về các quan hệ nội bộ công ty với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ những nền tảng lý luận về quản trị công ty, cũng như chưa dựa trên cơ sở thực chứng từ thực tiễn áp dụng chế định quản trị công ty trong thời gian vừa qua. Do đó, cũng chưa nghiên cứu đầy đủ hết những vấn đề của quản trị công ty. Ngoài ra, bản thân chúng cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định về quản trị công ty của LDN 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành và chưa có đánh giá về thực tiễn áp dụng, xu hướng và nhu cầu hoàn thiện các quy định này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản trị công ty, thực trạng pháp luật về quản trị công ty ở nước ta hiện nay để từ đó 6 hình thành các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty ở nước ta hiện nay. Để thực hiện mục tiêu trên, Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công ty và quản trị công ty ; - Nghiên cứu so sánh về các mô hình quản trị công ty trên thế giới; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị các loại hình công ty ở nước ta hiện nay; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quản trị các loại hình công ty (công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh) trên cơ sở những lý luận pháp lý nền tảng và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, không xem xét đến yếu tố khác biệt về chủ sở hữu công ty. Trong đó, chủ yếu tập trung vào trọng tâm là loại hình công ty cổ phần. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về hội nhập kinh tế, về tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nước phù hợp tình hình thực tế của Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kế thừa có chọn lọc, phương pháp phản ánh thực chứng, đồng thời so sánh đối chiếu các quy phạm thực định về quản trị công ty hiện nay với pháp luật có liên quan của các nước trên tinh thần tiếp thu kinh nghiệm của các nước có xét đến tình hình thực tiễn ở Việt Nam. 6. Bố cục của Luận văn Luận văn gồm có ba phần: lời nói đầu, 3 Chương và Kết luận. 7 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 1.1. Khái niệm quản trị công ty và nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ quản trị công ty 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty Từ giác độ nhận thức và lý luận, có thể thấy rằng hiện nay trên thế giới, không có một định nghĩa thống nhất nào về Quản trị công ty (Corporate governance) có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế. Những định nghĩa khác nhau về Quản trị công ty hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào các tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý. Về mặt ngôn ngữ, quản trị công ty có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, quản trị công ty thường quan tâm đến các vấn đề của cấu trúc quản lý của công ty chẳng hạn như mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; lợi ích hoặc các mục tiêu của các nhóm trong công ty. Theo nghĩa rộng, quản trị công ty thiết lập một tổ hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia vào công ty và các mục tiêu đầy đủ của quản trị công ty đó. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “quản trị công ty” được vay mượn từ chữ “corporate governance” [26, tr.355], [29, tr.1]. Thuật ngữ “corporate governance” xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1920, với mục đích làm rõ sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các công ty hiện đại, khi hình thức sở hữu hiện vật chuyển thành hình thức sở hữu cổ phần, còn các nhà quản trị chuyên nghiệp thay thế cho các kiểu quản trị gia đình [40, tr.2]. Ngày nay, thuật ngữ “corporate governance” được cả giới khoa học pháp lý lẫn giới khoa học kinh tế sử dụng phổ biến như một trào lưu khoa học mới trong nghiên cứu cải cách các mô hình tổ chức quản lý công ty. Nội hàm của chúng chủ yếu cũng chỉ xoay quanh các quan hệ về tổ chức quản lý công ty, dù chúng được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. 8 Theo Giáo sư Ira M. Millstein, Trường Quản lý Yale, Hoa Kỳ, quản trị công ty là việc công ty áp dụng những phương pháp mang tính nội bộ để quản lý hoạt động của công ty. Nó được thể hiện qua những mối liên hệ nội bộ về cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm giữa các chủ thể góp vốn, Hội đồng quản trị và các nhà quản lý [23, tr.7, 8, 18]. Quan điểm này khá tương đồng với định nghĩa về quản trị công ty trong Luật Công ty của Vương quốc Anh năm 1985. Cụ thể là Luật này đã xác định, quản trị công ty là một thiết chế pháp lý về mối quan hệ giữa cổ đông, các nhà quản lý và Kiểm soát viên [29, tr.1]. Raymond Mallon, chuyên viên cao cấp của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thì định nghĩa, quản trị công ty được hiểu là các quy trình mà qua đó Hội đồng quản trị giám sát Tổng giám đốc công ty và những nhà quản lý khác chịu trách nhiệm quản lý công ty hàng ngày, qua đó thành viên Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đối với các nhà đầu tư, chủ nợ doanh nghiệp và các bên có liên quan khác. Mục đích của quản trị công ty là bảo vệ lợi ích của các bên có liên quan chính trong công ty kinh doanh, mà trọng tâm tập trung vào bảo vệ lợi ích của người góp vốn vào công ty [22, tr.15]. Còn John và Senbet lại quan niệm rằng, quản trị công ty là cơ chế mà theo đó cổ đông của một công ty thực hiện quyền kiểm soát đối với các thành viên nội bộ nhằm bảo vệ lợi ích của chính họ [20, tr.111]. Ở mức độ khái quát, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) lại đưa ra định nghĩa, quản trị công ty là hệ thống mà thông qua đó công ty được chỉ đạo và kiểm soát. Cơ cấu quản trị công ty quy định việc phân bổ quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia khác nhau trong công ty như Hội đồng quản trị, các chức danh điều hành, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác; đồng thời đề ra các quy tắc và thủ tục ra quyết định đối với các công việc của công ty. Bằng cách này, nó tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, các phương tiện thực thi và giám sát thực thi các mục tiêu đó [43]. Cụ thể hóa định nghĩa này, OECD đưa ra một bộ các nguyên tắc mang tính khuyến nghị về quản trị công ty nhằm hướng đến đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, của người có quyền lợi liên quan khác, tăng tính minh bạch và 9 trách nhiệm của Hội đồng quản trị để thu hút các nguồn lực vào quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của các chủ thể pháp lý. Tiếp cận từ các quy phạm thực định, Ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa, quản trị công ty là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó tạo ra giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi nó vẫn tôn trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội. Theo đó, đặc điểm cơ bản nhất của quản trị công ty là: (i) tính minh bạch của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý, (ii) bảo đảm thực thi các quyền của tất cả các cổ đông, (iii) các thành viên của Hội đồng quản trị có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý, giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý, miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết [26, tr.363]. Tương tự cách tiếp cận của WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) xác định, quản trị công ty bao gồm một hệ thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa các cổ đông, các chức danh quản lý, các chủ nợ và những người có liên quan khác cũng như hệ thống các cơ chế đảm bảo thực hiện các quy định trên [26, tr.363]. Đối chiếu với thực tại pháp lý của một số nước phát triển trên thế giới, có thể thấy rằng, các quan điểm trên của WB, ADB và OECD gần như trở thành tiền đề lý luận chung cho hoạt động lập pháp của các nước. Chúng đã tác động sâu rộng và mạnh mẽ đến tư tưởng lập pháp của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước thành viên của OECD và các nước nhận sự hỗ trợ về kỹ thuật lập pháp của WB. Điển hình là Luật Quản trị Công ty của Vương quốc Bỉ năm 2004 (The Belgian Code on Corporate Governance 2004) xác định ngay trong lời nói đầu của mình rằng, quản trị công ty là một tập hợp các quy tắc và cách xử sự mà theo đó công ty được quản lý và kiểm soát. Theo đó, nội dung của 10 luật này không gì khác hơn là điều chỉnh pháp luật về các vấn đề mà OECD, WB, ADB đã nêu. Ở Việt Nam, thuật ngữ “quản trị công ty” còn tương đối mới mẻ, chưa được sử dụng như một thuật ngữ pháp lý chính thức và thống nhất về nội dung. Khi nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm vì đồng nhất thuật ngữ “quản trị” với thuật ngữ “quản lý” nên cho rằng “quản trị công ty” bao gồm “quản trị nhà nước” đối với công ty (quan hệ quản lý nhà nước theo chiều dọc mang tính áp đặt, mệnh lệnh) và quản trị quan hệ nội bộ công ty (quản lý nội bộ công ty). Tuy nhiên cách sử dụng này không mang tính phổ biến. Trên thực tế, từ “quản trị” không được dùng như một thuật ngữ phổ dụng trong quan hệ hành chính giữa nhà nước và doanh nghiệp, mà chủ yếu dùng từ “quản lý”, hay chính xác hơn là cụm từ “quản lý nhà nước” để chỉ mối quan hệ này. Trái lại, thuật ngữ “quản trị” trở nên phổ dụng hơn khi xem xét mối quan hệ nội bộ công ty. Với cách dùng này thì “quản trị” được hiểu như là một hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung [18, tr.11]. Theo luật gia Nguyễn Ngọc Bích, quản trị công ty (lèo lái công ty- corporate governance) là một tập hợp các cơ chế liên quan đến việc điều hành và kiểm soát công ty. Nó đề ra cách phân chia quyền hạn và nghĩa vụ giữa cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và những người có lợi ích liên quan khác như người lao động, nhà cung cấp [9, tr.225]. Cách tiếp cận này tương đồng với quan điểm của OECD. Trong khi đó, Tiến sĩ Luật học Ngô Viễn Phú chỉ cho rằng, ở giác độ pháp lý, quản trị công ty là phương cách tổ chức các cơ quan quyền lực của công ty và mối quan hệ chế ước quyền lực giữa các cơ quan đó [29, tr.1]. Quan điểm này thể hiện sự phân chia quyền lực trong công ty giống như quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, do quá nhấn mạnh tính phân chia quyền lực giữa các cơ quan, định nghĩa trên đã bỏ quên trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước chủ [...]... rằng việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ quản trị công ty là cần thiết và không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia 1.2 Chế độ pháp lý về quản trị công ty và những đòi hỏi mang tính nguyên tắc khi xây dựng quy chế pháp lý về quản trị công ty 1.2.1 Chế độ pháp lý về quản trị công ty Về mặt lý luận, Luật công ty (Luật doanh nghiệp) là loại pháp luật mang tính tổ chức... đề lý luận cơ bản về chế độ pháp lý quản trị công ty Tác giả nhìn nhận công ty dưới giác độ của một tổ chức cần được quản lý thống nhất, cố gắng đưa ra khái niệm pháp lý về quản trị công ty, xem xét nhu cầu và tìm kiếm những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và hoàn chế định quản trị công ty trong khuôn khổ của một luật cơ bản về quản trị - Luật công ty (Luật doanh nghiệp), xác định những nền tảng pháp. .. Luật Doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, [10], [11] Do vậy, có thể nói trong giới hạn của Luật công ty (Luật doanh nghiệp), chế độ pháp lý về quản trị công ty là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ tổ chức quản lý nội bộ của công ty Đây chính là những quan hệ cơ bản của quản trị công ty, là lý do làm cho Luật công ty trở thành luật cơ bản về quản trị công ty [42, tr.3, 4] và... hệ pháp luật (quan hệ quản trị công ty) thì đó chính là quan hệ pháp luật về tổ chức quản lý công ty Khi đó, ở khía cạnh khác của khoa học pháp lý, quản trị công ty còn được hiểu như là loại chế định pháp lý, đó là chế định tổ chức quản lý công ty (còn được gọi là chế định quản trị công ty) Điều này đúng với các định nghĩa nêu trên của học giả nước ngoài Do vậy, có thể nói, bản chất của quản trị công. .. cho pháp luật công ty của các quốc gia xích lại gần nhau, xuất hiện ngày càng nhiều điểm tương đồng hơn trong chế định quản trị công ty 1.4 Mô hình quản trị công ty của một số quốc gia trên thế giới và các khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD) về quy chế pháp lí của quản trị công ty 1.4.1 Mô hình quản trị công ty của Mỹ Ở Hoa Kỳ, quy chế pháp lí về quản trị công ty được... Thực tại pháp lý của các nước trên thế giới cũng cho thấy, Luật công ty bao gồm chủ yếu các quy định về tổ chức các loại hình công ty [8, tr.40] Do vậy Luật công ty được hiểu như là Luật về tổ chức công ty hay là Luật về quản trị công ty Ở giác độ quản trị công ty, Giáo sư Chiristoph Van Der Elst, Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ, cho rằng Luật công ty chủ yếu quy định những vấn 15 đề nội bộ công ty (internal... luật có liên quan khác Ở phạm vi hẹp hơn, quản trị công ty được hiểu như là chế định về quản lý nội bộ công ty Chúng điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể quản lý, giám sát trong công ty với nhau và với chủ sở hữu công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền, giảm thiểu những rủi ro không cần thiết cho công ty và chủ sở hữu công ty 1.1.2 Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ quản trị công ty. .. của công ty, bao gồm tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động, sở hữu và quản trị công ty 33  Thứ sáu, đảm bảo tính hiệu quả và trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước công ty Các quy định quản trị công ty cần được xem là hướng dẫn về chiến lược của công ty, đảm bảo sự giám sát quản lý có hiệu quả của Hội đồng quản trị cũng như trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước công ty và các cổ đông 34 KẾT LUẬN... lý cho việc hình thành một chế định quản trị công ty hiện đại Trong quá trình đó, tác giả đã tiếp cận nhiều quan điểm, kinh nghiệm pháp lý của các nước khác nhau để có một cái nhìn toàn diện, đồng thời nhận xét, đúc kết về những vấn đề đó để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định quản trị công ty hiện đại phù hợp với thực tiễn Việt Nam 35 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ... 35 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần Công ty cổ phần là loại hình công ty có cấu trúc quản trị phức tạp nhưng hoàn bị nhất trong số các mô hình tổ chức kinh doanh hiện nay trên thế giới Loại hình công ty này thể hiện tính ưu việt như: (i) khả năng huy động vốn rất lớn, nhanh chóng và thuận tiện; (ii) . nguyên tắc khi xây dựng quy chế pháp lý về quản trị công ty 1.2.1. Chế độ pháp lý về quản trị công ty Về mặt lý luận, Luật công ty (Luật doanh nghiệp) là loại pháp luật mang tính tổ chức [8,. giá thực trạng pháp luật về quản trị các loại hình công ty ở nước ta hiện nay; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty ở nước ta hiện nay. 4. Đối. trạng pháp luật về quản trị công ty ở nước ta hiện nay để từ đó 6 hình thành các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty ở nước ta hiện nay. Để thực hiện mục

Ngày đăng: 09/07/2015, 20:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Nicolas Audier (2005), Biên bản ghi nhớ về dự thảo Luật Doanh nghiệp hợp nhất, Dự án Star Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên bản ghi nhớ về dự thảo Luật Doanh nghiệp hợp nhất
Tác giả: Nicolas Audier
Năm: 2005
10. TS. Đồng Ngọc Ba (2004), Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại Học Luật Hà Nội, Hà Nội. (Tài liệu lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: TS. Đồng Ngọc Ba
Năm: 2004
11. Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp: Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, NXB Trẻ, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp: Vốn và quản lý trong công ty cổ phần
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2004
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư & Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Luật công ty một số nước trên thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật công ty một số nước trên thế giới
13. TS. Gabriele Buder & Stienhoff (1998), Luật công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước Đức, Áo, Hunggaria và Pháp trong so sánh luật, Trung tâm Thông tin Khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước Đức, Áo, Hunggaria và Pháp trong so sánh luật
Tác giả: TS. Gabriele Buder & Stienhoff
Năm: 1998
15. Stijn Claessens (2004), Tầm quan trọng của quản trị công ty đối với ngân hàng, Hội nghị bàn tròn Châu Á về quản trị doanh nghiệp, Lý do tại sao quản trị doanh nghiệp được quan tâm tại Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tầm quan trọng của quản trị công ty đối với ngân hàng
Tác giả: Stijn Claessens
Năm: 2004
16. ThS. Ngô Huy Cương (2003), “Công ty: Từ bản chất đến các loại hình”, Chuyên san Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, (1), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty: Từ bản chất đến các loại hình”, "Chuyên san Kinh tế - Luật
Tác giả: ThS. Ngô Huy Cương
Năm: 2003
17. ThS. Ngô Huy Cương & Phạm Vũ thăng Long (2001), “Công ty: Bản chất, các lọai hình và việc xây dựng hệ thống các văn bản có liên quan”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty: Bản chất, các lọai hình và việc xây dựng hệ thống các văn bản có liên quan”, "Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: ThS. Ngô Huy Cương & Phạm Vũ thăng Long
Năm: 2001
18. GTZ, CIEM, Quản trị Công ty Cổ phần ở Việt Nam – Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Công ty Cổ phần ở Việt Nam – Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề
19. Henry Hansmann & Reinier Kraakman (2005), Luật công ty là gì, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, bài giảng lớp đào tạo cao cấp luật tháng 1/2005, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật công ty là gì
Tác giả: Henry Hansmann & Reinier Kraakman
Năm: 2005
20. Nguyễn Thanh Hội & Nguyễn Thăng (2001), Quản trị học, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị học
Tác giả: Nguyễn Thanh Hội & Nguyễn Thăng
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2001
21. TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Một số so sánh về Công ty cổ phần theo Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học số 25 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số so sánh về Công ty cổ phần theo Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam
22. Farrukh Iqbal & Jong II You (2002), Dân chủ, kinh tế thị trường và phát triển, NXB Thế giới, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ, kinh tế thị trường và phát triển
Tác giả: Farrukh Iqbal & Jong II You
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2002
23. Renier Kraakman (2002), Các thể chế pháp lý và phát triển kinh tế, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể chế pháp lý và phát triển kinh tế
Tác giả: Renier Kraakman
Năm: 2002
24. Raymond Mallon & CIEM (2004), Cải cách các quy định về kinh doanh: Cẩm nang dành cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, dự án nâng cao nâng lực cạnh tranh - VNCI, (1), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách các quy định về kinh doanh: Cẩm nang dành cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam
Tác giả: Raymond Mallon & CIEM
Năm: 2004
26. Ngân hàng Thế giới (2005), Hoạt động kinh doanh năm 2005 - Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động kinh doanh năm 2005 - Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng Thế giới
Năm: 2005
27. Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (1999), Đông Á: Con đường dẫn đến sự phục hồi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Á: Con đường dẫn đến sự phục hồi
Tác giả: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1999
28. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên Khảo Luật kinh tế, NXB Đai học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên Khảo Luật kinh tế
Tác giả: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: NXB Đai học quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
29. Nguyễn Trường Sơn, Vấn đề Quản trị công ty trong các Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 05 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề Quản trị công ty trong các Doanh nghiệp Việt Nam
46. Mot-so-kinh-nghiem-va-thong-le-quoc-te-ve-to-chuc-va-hoat-dong-cua-Hoi-dong-quan-tri-va-Quan-tri-doanh-nghiep.htmlhttp://nhaquanly.vn/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w