Thực trạng các quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 36)

6. Bố cục của Luận văn

2.1.Thực trạng các quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình công ty có cấu trúc quản trị phức tạp nhưng hoàn bị nhất trong số các mô hình tổ chức kinh doanh hiện nay trên thế giới. Loại hình công ty này thể hiện tính ưu việt như: (i) khả năng huy động vốn rất lớn, nhanh chóng và thuận tiện; (ii) khả năng chuyển nhượng vốn linh hoạt; (iii) tạo điều kiện cho một số lượng lớn nhà đầu tư thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà không cần phải có kiến thức kinh doanh, cũng không cần trực tiếp tham gia quản lý kinh doanh; (iv) rất thích hợp cho những doanh nghiệp có qui mô sản xuất kinh doanh lớn, đa ngành nghề. Hầu hết các lý thuyết về quản trị công ty hiện nay trên thế giới đều hướng về loại hình này. Các hội thảo quốc tế về quản trị công ty cũng đều xoay quanh nó. Do vậy, việc nghiên cứu chế định quản trị công ty cổ phần trở thành trọng tâm của đề tài này.

Như trên đã phân tích, các quy định của LDN hiện hành khá tiệm cận với các nguyên tắc quản trị công ty phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử - xã hội nhất định nên việc tổ chức quản lý công ty trong thực tiễn qua còn nhiều hạn chế. Các quy định còn chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng.

Theo LDN hiện hành, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần được thiết kế theo hai mô hình khác nhau tùy thuộc vào số lượng cổ đông của công ty. Đối với những công ty cổ phần có trên 11 cổ đông, cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ hoặc TGĐ (sau đây gọi chung là GĐ) và BKS. Với mô hình này, việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và giám sát giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công ty. Về lý thuyết, đây là mô hình quản lý phù hợp và hiệu quả đối với loại hình công ty cổ phần đại chúng. Do vậy, nó được xem là mô hình điển hình của công ty cổ phần.

Trái lại, đối với công ty cổ phần từ 11 cổ đông trở xuống Luật không bắt buộc phải có BKS. Theo đó, mô hình tổ chức chỉ bắt buộc có ĐHĐCĐ,

37

HĐQT và GĐ. Tất nhiên sẽ hoàn toàn hợp pháp nếu những công ty này thiết lập BKS trong bộ máy tổ chức quản lý của mình. Với cách quy định này, LDN 1999 đã tạo sự linh động cần thiết, chống lại sự cồng kềnh mang tính khiên cưỡng của bộ máy quản lý công ty, đảm bảo khả năng tự chủ kinh doanh của công ty.

Mô hình 1: Mô hình (phải) có Ban kiểm soát

Mô hình 2: Mô hình không có (không bắt buộc) Ban kiểm soát

Để làm rõ vấn đề mang tính chung nhất, chúng tôi tập trung nghiên cứu mô hình quản trị công ty với đầy đủ các cơ quan ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ và BKS.

38

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 36)