Thực trạng quy định pháp luật về quản trị công ty TNHH hai thành viên trở lên

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 59)

6. Bố cục của Luận văn

2.2.Thực trạng quy định pháp luật về quản trị công ty TNHH hai thành viên trở lên

viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay ở nước ta [37]. Bởi nó vừa chứa đựng các yếu tố của loại hình công ty đối vốn, vừa thích hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của người Việt Nam, đặc điểm dựa trên mối quan hệ tin tưởng giữa các thành viên công ty và sự đồng nhất giữa người sở hữu với người quản lý. Do đó, chế định quản trị công ty đối với loại hình này không đòi hỏi quá khắt khe và phức tạp như loại hình công ty cổ phần. Nói như Giáo sư Cally Jordan, Đại học Florida, Hoa Kỳ, thì việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị công ty của

60

OECD sẽ không phù hợp với loại hình công ty này [35, tr.44, 45], nhất là vấn đề yêu cầu minh bạch thông tin ra bên ngoài công ty.

So với Luật Công ty trước đây, LDN 2005 đã khá hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của loại hình công ty TNHH. Chẳng hạn như, mở rộng thẩm quyền của HĐTV, bổ sung thêm các quyền: quyết định chia, tách, hợp nhất công ty; quyết định những giao dịch giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; quyết định tăng giảm vốn điều lệ; quyết định tiếp nhận thành viên mới; xem xét chấp thuận một số hợp đồng ký kết giữa thành viên với công ty…

Theo LDN 2005, cơ cấu tổ chức quản lý công ty được thiết kế theo hai mô hình khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng thành viên công ty. Đối với những công ty TNHH có dưới 11 thành viên Luật chỉ yêu cầu phải có HĐTV và GĐ. Đối với công ty có trên 11 thành viên thì ngoài HĐTV và GĐ, công ty còn phải có thêm BKS.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 59)