Hội đồng thành viên

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 60)

6. Bố cục của Luận văn

2.2.1.Hội đồng thành viên

Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Theo nội dung của khoản 2 điều 47 LDN 2005 thì HĐTV trong công ty TNHH hai thành viên trở lên có vai trò giống như vai trò ĐHĐCĐ và HĐQT của công ty cổ phần. Với vai trò quan trọng này, LDN 2005 quy định tương đối đầy đủ về thẩm quyền, nghĩa vụ và cơ chế hoạt động của cơ quan này. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc không tồn tại những hạn chế nhất định trong các qui định này, mà cụ thể là ở các vấn đề sau:

Thứ nhất, về thành phần HĐTV. Theo khoản 1 điều 47 LDN 2005,

HĐTV gồm tất cả các thành viên của công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Do đó về cơ bản, không có sự tách bạch giữa người sở hữu và người quản lý, người sở hữu (thành viên công ty) cũng chính là người quản lý. Những người góp vốn vào công ty cũng đều trở thành người quản lý công ty. Tuy nhiên khi thực thi quyền này của chủ thể góp vốn, trên

61

thực tế đã gặp phải những vướng mắc từ chính quy định của Luật. Cụ thể là có những đối tượng thỏa mãn điều 13 LDN 2005, được góp vốn vào công ty nhưng lại vi phạm về đối tượng cấm quản lý công ty. Do đó, vô hình trung sự bất nhất của điều 13 đã vô hiệu hóa tư cách thành viên của những người tham gia góp vốn nhưng không tham gia thành lập công ty ở giai đoạn đầu này. Điều này gây khó khăn cho HĐTV khi thiếu vắng thành viên nắm đa số vốn này trong việc biểu quyết những vấn đề quản lý kinh doanh.

Thứ hai, liên quan đến việc thừa nhận tư cách thành viên của người thừa kế, người nhận tặng cho, điều 45 LDN 2005 cho phép người thừa kế theo di

chúc hoặc theo pháp luật của thành viên là cá nhân đã chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết đương nhiên kế thừa tư cách thành viên của công ty. Trong trường hợp người này bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ. Ngoài ra, LDN 2005 cho phép người được tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp trong phạm vi huyết thống ba đời của thành viên công ty được đương nhiên thừa hưởng tư cách thành viên của công ty, tức đương nhiên trở thành thành viên của HĐTV. Điều này thoáng qua tưởng chừng rất thông thoáng và mang lại những lợi ích thiết thực cho thành viên công ty và cả nền kinh tế. Vì, nó kích thích thành viên công ty nổ lực kinh doanh để sau này để lại công ty cho người thừa kế và người được mình tặng cho, cũng như giải quyết được những bế tắt trong thực tiễn qua, hạn chế hiện tượng khi công ty trên đà phát triển thì những thành viên còn lại không cho họ kế thừa tư cách thành viên. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự thông thoáng “quá mức” này trong chừng mực nhất định đi ngược lại bản chất vốn có của công ty TNHH hai thành viên trở lên, và ít nhiều mang tính áp đặt lên ý chí tự do kinh doanh, tự do lựa chọn đối tác liên kết kinh doanh của các thành viên sáng lập công ty. Bởi, chúng ta biết rằng, công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình công ty “lưỡng tính”, không chỉ mang bản chất đối vốn mà ít nhiều chúng cũng chứa đựng yếu tố đối nhân. Việc hình thành công ty không chỉ dựa trên yếu tố vốn mà còn dựa trên các quan hệ tin cậy nhau của các thành viên sáng

62

lập. Do đó, việc thừa nhận tư cách thành viên đương nhiên của công ty của những chủ thể thụ hưởng phần vốn góp từ thành viên công ty trong mọi trường hợp như quy định trên là đi ngược lại với quyền tự do kinh doanh.

Thứ ba, về thể thức tổ chức cuộc họp HĐTV, so với LDN 1999 thì LDN

2005 đã quy định một cách tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, LDN 2005 chưa có quy định việc bắt buộc các thành viên còn lại phải triệu tập cuộc họp bất thường để giải quyết vấn đề thừa kế phần vốn góp, cũng như công nhận hay không công nhận tư cách thành viên của người thừa kế phần vốn góp đó, nếu Chủ tịch HĐTV nắm hơn 75% vốn điều lệ qua đời.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 60)