Một số kiến nghị về chế định quản trị công ty TNHH

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 79)

6. Bố cục của Luận văn

3.2.2.Một số kiến nghị về chế định quản trị công ty TNHH

Một là: về thành phần HĐTV.

LDN 2005 nên sửa đổi khoản 4 điều 13 lại theo hướng: những đối tượng không được phép quản lý công ty theo quy định tại khoản 2 điều 13 LDN 2005 thì cũng không được phép góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên. Bởi vì, như đã phân tích ở phần thực tiễn, những người góp vốn vào

80

loại hình công ty đương nhiên trở thành thành viên HĐTV, nghĩa là họ đương nhiên trở thành người quản lý công ty. Như thế sẽ trái với khoản 2 điều 13 LDN 2005, đồng thời gây khó khăn cho công ty trong việc ra các quyết định của HĐTV, nhất là khi những thành viên này chiếm đa số vốn góp trong công ty. Nếu thiết kế theo kiểu thành phần HĐTV không bao gồm những đối tượng quy định tại khoản 2 điều 13, thì cũng không có cơ sở để đảm bảo rằng những đối tượng này không có ảnh hưởng đến việc ra quyết định công ty. Bởi bản thân các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên thường là những người quen biết và tin cậy nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau. Đó là chưa nói đến việc họ có lợi ích từ chính công ty đó. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc sửa đổi khoản 4 điều 13 như phương án trên là hợp lý.

Hai là: về việc kế thừa tư cách thành viên của thành viên đã chết.

LDN 2005 không nên quy định cứng nhắc cho phép người thừa kế hoặc người được tặng cho phần vốn góp của thành viên đã chết được đương nhiên kế thừa tư cách thành viên, mà hãy để cho Điều lệ công ty quy định. Nếu Điều lệ không có quy định khác với nội dung quy định trên của LDN 2005 thì mới áp dụng quy định này. Luật chỉ nên bắt buộc trong trường hợp tất cả các thành viên công ty đều qua đời hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Với cách quy định này, các thành viên sáng lập có thể tự do thể hiện ý chí của mình về điều kiện kế thừa tư cách thành viên ngay khi thành lập, đồng thời vẫn đảm bảo hợp lý được quyền lợi của những người thừa kế và người được tặng cho, cũng như vẫn kích thích động lực kinh doanh của thành viên công ty. Bên cạnh đó, cách quy định này cũng giúp các chủ thể chủ động hơn trong việc xây dựng Điều lệ của mình. Đồng thời, LDN 2005 cũng cần bổ sung quy định buộc Chủ tịch HĐTV phải triệu tập cuộc họp HĐTV bất thường để xem xét việc thừa nhận hay không thừa nhận tư cách của người thừa kế hoặc người được tặng cho phần vốn góp của thành viên vừa chết, cũng như thời hạn để xem xét việc thừa nhận đó. Nếu Chủ tịch HĐTV là thành viên nắm hơn 75% vốn điều lệ qua đời thì các thành viên còn lại có nghĩa vụ phải triệu tập cuộc họp bất thường để giải quyết vấn đề trên. Có như vậy mới giải quyết được

81

những bế tắt trong thực tiễn đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế của thành viên công ty, cũng như trong việc quản lý công ty khi thành viên nắm đa số vốn điều lệ qua đời.

Ba là: về việc thành lập BKS trong công ty TNHH một thành viên

LDN 2005 nên điều chỉnh lại theo hướng cho phép Điều lệ công ty tự quy định việc thành lập hay không thành lập BKS của công ty TNHH một thành viên là tổ chức, chứ không bắt buộc như quy định tại điều 67 của Luật. Có như vậy, mới đảm bảo quyền tự chủ của công ty, đảm bảo cho cấu trúc quản trị phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Với vai trò là công cụ định hướng giúp chủ sở hữu giám sát hiệu quả hoạt động của công ty, LDN 2005 cũng cần quy định chặt chẽ cơ chế hoạt động của chủ thể giám sát. Cụ thể là LDN 2005 bổ sung thêm quy định về chế độ làm việc của các Kiểm soát viên (theo chế độ độc lập hay chế độ tập thể đa số, hay chế độ thủ trưởng).

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 79)